1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.18 KB, 98 trang )


thực tiễn là một vấn đề hết sức khó khăn. Dưới các góc độ tiếp cận khác nhau,

các tác giả đưa ra những định nghĩa khác nhau về du lịch. Chẳng hạn như:

Năm 1811 lần đầu tiên ở Anh có định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là

sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của (các) cuộc hành trình

với mục đích giải trí”.

Định nghĩa về du lịch trong Từ điển bách khoa quốc tế về du lịch - Le

Ditionnaire international du tourisme - do Viện Hàn lâm khoa học quốc tế về du

lịch xuất bản: “Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm

thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp để liên kết nhằm thoả mãn

các nhu cầu của khách du lịch… Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là

người khởi hành với mục đích đã được chọn trước và một bên là những công cụ

làm thoả mãn các nhu cầu của họ.”

Như vậy, có các định nghĩa khác nhau về du lịch. Ở Việt Nam, trên cơ sở

những khái niệm khác nhau của các nước và từ điều kiện thực tiễn của đất nước

thì tựu chung lại thống nhất ở khái niệm du lịch được nêu tại điều 10 trong Pháp

lệnh Du lịch Việt Nam: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nới cư trú

thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng

trong một khoảng thời gian nhất định”.

Khoa Du lịch và khách sạn của Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội

đã đưa ra định nghĩa du lịch với tư cách là một ngành kinh tế trên cơ sở tổng hợp

những lý luận và thực tiễn hoạt động du lịch trên thế giới và ở Việt Nam trong

những thập niên gần đây: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt

động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của

những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lạ,i lưu trú, ăn uống,

tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt

động đó phải đem lại lợi ích kinh tế - chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm

du lịch và bản thân doanh nghiệp”.

9



Như vậy, nên tách thuật ngữ du lịch thành hai phần để định nghĩa nó. Thứ

nhất, du lịch là sự di chuyển, là lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh

rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ,

nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc

tiêu thụ một số giá trị tư nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ do các cơ sở chuyên

nghiệp cung ứng. Thứ hai, du lịch là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm

thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm

thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục

đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh.

1.3.2. Những điều kiện để phát triển du lịch

Có thể thấy mọi quốc gia trên thế giới và bất kỳ một khu vực nào, muốn

phát triển được nền du lịch của mình đều phải dựa trên cơ sở của những điều

kiện nhất định. Những điều kiện này có quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau

tạo thành môi trường nền tảng cho du lịch phát triển.

1.3.2.1. Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội:

Môi trường chính trị hoà bình, ổn định sẽ đảm bảo cho việc mở rộng các

mối quan hệ kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá… giữa các quốc gia. Bầu

không khí hoà bình trên thế giới ngày càng được cải thiện, các quốc gia đã

chuyển từ xu thế đối đầu sang đối thoại. Điều này làm cho du lịch tăng trưởng

một cách mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Du khách chỉ muốn đến những đất nước hoặc những vùng du lịch có môi

trường chính trị bình ổn như không có nạn phân biệt chủng tộc, tôn giáo; không

có bạo động; không có nạn khủng bố… Ở những nơi này du khách cảm thấy an

toàn, yên tâm gặp gỡ dân bản xứ, giao thiệp và làm quen với phong tục tập quán

địa phương. Do đó, du lịch phát triển được là nhờ điều kiện chính trị hoà bình,

ổn định và ngược lại, điều kiện này càng được củng cố khi mở rộng và phát triển

quan hệ trao đổi du lịch giữa các quốc gia và dân tộc.

10



Ngoài ra, thiên tai cũng có những tác động không tốt đến sự phát triển của

du lịch. Nó làm giảm nhu cầu đi du lịch của dân cư và cũng làm cho khả năng

cung ứng của dịch vụ du lịch bị hạn chế. Sự phát sinh và lây lan của các loại

dịch bệnh là những nguy cơ đe doạ sức khoẻ và tính mạng của du khách cũng

gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của du lịch. Vì một mặt , du khách

sẽ không đến những vùng dịch bệnh, mặt khác chính quyền địa phương và các

đơn vị kinh doanh du lịch cũng không dám mạo hiểm đưa khách du lịch đến khu

vực ổ dịch.

1.1.2.2. Điều kiện kinh tế:

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát

triển của du lịch là điều kiện phát triển kinh tế nói chung. Vì sự phát triển của du

lịch lệ thuộc vào hiệu quả của các ngành kinh tế khác. Trong các ngành kinh tế,

sự phát triển của ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm có ý

nghĩa quan trọng đối với du lịch. Do ngành du lịch tiêu thụ một khối lượng lớn

lương thực, thực phẩm. Một số ngành công nghiệp nhẹ (công nghiệp thuỷ tinh,

công nghiệp sành sứ, đồ gốm, dệt may…) cũng giữ vai trò trọng yếu trong việc

cung cấp vật tư cho du lịch.Tính cao cấp và tính thứ yếu của tiêu dùng du lịch

đòi hỏi hàng hoá và dịch vụ du lịch phải có chất lượng cao. Vì vậy, những địa

phương có nền kinh tế phát triển, với nhiều ngành kinh tế có khả năng tạo ta các

sản phẩm cao cấp sẽ là nơi có điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch. Cũng ở

chính những địa phương này, du lịch sẽ mang lại lợi ích thực sự cho cộng đồng

dân cư.

1.2.2.3. Chính sách phát triển du lịch:

Chính sách phát triển của Nhà nước trung ương và chính quyền sở tại sẽ

giữ vai trò quyết định đến hoạt động du lịch của một quốc gia hoặc của một địa

phương. Một đất nước, một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng,



11



mức sống của người dân không thấp nhưng chính quyền không hỗ trợ cho hoạt

động du lịch thì các hoạt động này cũng khó có thể phát triển được.

1.2.2.4. Nhu cầu du lịch

Khi trình độ kinh tế, xã hội và dân trí ngày càng phát triển thì nhu cầu của

con người không chỉ dừng ở mức ăn mặc, giải trí thông thường mà còn hướng

đến những nhu cầu cao hơn về thưởng thức cái đẹp, năng cao hiểu biết xã hội…

Du lịch chính là hoạt động giúp con người thoả mãn những nhu cầu đó. Vậy nhu

cầu du lịch là gì? Theo các chuyên gia tâm lý học thì nhu cầu là cái tất yếu, tự

nhiên, nó là thuộc tính tâm lý của con người, là sự đòi hỏi tất yếu của con người

để tồn tại và phát triển. Nếu được thoả mãn sẽ gây ra những xúc cảm dương tính

và ngược lại sẽ gây cảm giác ấm ức, khó chịu (xúc cảm âm tính).

Nhu cầu du lịch xét một cách tổng thể chính là một loại nhu cầu đặc biệt,

thứ cấp và tổng hợp của con người. Tính đặc biệt là do nó khác với những nhu

cầu hàng ngày của con người, khi tham gia du lịch du khách sẽ chi tiêu phóng

khoáng hơn, đòi hỏi chất lượng phục vụ tốt hơn. Tính thứ cấp vì con người chỉ

có thể đi du lịch khi đã thoả mãn những nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Tính tổng

hợp là vì trong mỗi chuyến du lịch du khách có nhiều nhu cầu khác nhau và để

thoả mãn những nhu cầu đó phải có sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều lĩnh

vực.

Thực tế cho thấy, ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu đại chúng và

các yếu tố tự thân chính làm gia tăng nhu cầu du lịch là thời gian nhàn rỗi, thu

nhập và trình độ giải trí.

Thời gian nhàn rỗi là điều kiện để con người thực hiện các chuyến đi du

lịch. Thông thường thời gian của dân cư được chia thành hai phần: thời gian

trong giờ làm việc và thời gian ngoài giờ làm việc. Xu hướng chung trong nền

kinh tế hiện đại ngày nay là giảm bớt thời gian làm việc và tăng tương ứng thời

gian nhàn rỗi. Nhiều nước đã chuyển sang chế độ một tuần làm việc 5 ngày,

12



hoặc rút ngắn thời gian làm việc vào các ngày nghỉ lễ mà vẫn được trả lương.

Thực tế, thời gian nhàn rỗi được con người sử dụng vào các mục đích khác nhau

như sử dụng thời gian nhàn rỗi tích cực (học tập, nghiên cứu để nâng cao trình

độ của bản thân, hoặc tham gia các hoạt động phát triển thể lực, vui chơi, giải

trí…) và sử dụng thời gian nhàn rỗi tiêu cực (đánh bạc, nhậu nhẹt, để thời gian

trôi qua vô ích…). Trên cơ sở đó, du lịch sẽ đưa ra những chiến lược quảng bá

nhằm hướng người dân sử dụng thời gian nhàn rỗi vào mục đích nâng cao hiểu

biết, sức khoẻ thông qua con đường du lịch. Các cơ sở du lịch sẽ là những địa

chỉ có ích cho việc sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách hợp lý góp phần xây

dựng một xã hội ổn định, công bằng và văn minh.

Thu nhập hay khả năng tài chính của dân cư cũng là yếu tố làm gia tăng

nhu cầu du lịch. Với mức sống cao thì họ mới có khả năng thanh toán cho các

nhu cầu về du lịch. Vì khi đi du lịch du khách thường có xu hướng tiêu nhiều

tiền cho các loại hàng hoá và dịch vụ. Thu nhập của nhân dân là điều kiện quan

trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia đi du lịch. Con người khi

muốn đi du lịch không chỉ cần có thời gian nhàn rỗi mà còn phải có đủ tiền mới

có thể thực hiện được mong muốn đó. Thu nhập của dân cư tăng thì nhu cầu du

lịch cũng tăng theo, trong khi đó thu nhập của dân cư lại phụ thuộc vào sự phát

triển của nền kinh tế và thu nhập quốc dân của đất nước.

Trình độ văn hoá: sự tăng trưởng của du lịch còn phụ thuộc vào trình độ

văn hoá. Trình độ văn hoá của cộng đồng được nâng cao thì nhu cầu đi du lịch

của nhân dân ở đó tăng lên rõ rệt. Số người đi du lịch nhiều, lòng ham hiểu biết

và hưởng thụ của dân cư tăng lên và từ đó hình thành thói quen đi du lịch. Nếu

trình độ văn hoá của nhân dân ở khu vực phát triển du lịch cao thì cung cách

phục vụ du khách sẽ văn minh, tiến bộ hơn. Còn trình độ văn hoá của du khách

cũng được thể hiện thông qua cách cư xử của du khách với nơi du lịch. Nếu du

khách và dân địa phương có hiểu biết cao sẽ làm cho hoạt động du lịch tăng

13



thêm giá trị, ngược lại chính những hành vi thiếu văn hoá của họ có thể là nhân

tố cản trở du lịch phát triển.

Trên đây là những nhân tố làm nảy sinh nhu cầu du lịch. Để du lịch có thể

phát triển ổn định thì bất kỳ một quốc gia nào cũng phải quan tâm đến các nhân

tố này.

1.2.2.5. Tiềm năng du lịch

Không phải vùng nào cứ muốn là có thể phát triển được du lịch, mà việc tổ

chức các hoạt động du lịch lại phải xuất phát từ các điều kiện đặc trưng riêng.

Hay nói cách khác đó chính là các tiềm năng du lịch của từng vùng lãnh thổ.

Những tiềm năng du lịch này bao gồm:

Một là điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên. Bất kỳ một

vùng lãnh thổ nào cho dù có điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội rất phát triển mà

không có tài nguyên du lịch thì khó có thể phát triển được du lịch.

Điều kiện tự nhiên bao gồm các bộ phận hợp thành chủ yếu sau:

Vị trí địa lý (khoảng cách từ nơi du lịch đến các nguồn khách). Nếu nơi

nhận khách cách xa nơi gửi khách sẽ làm cho khách hàng phải trả thêm chi phí

đi lại, thời gian du lịch bị rút ngắn và làm cho sức khoẻ bị tổn hại vì đường đi

kéo dài. Ngày nay, với sự phát triển của ngành Giao thông vận tải (nhất là lĩnh

vực Hàng không) đã khắc phục đáng kể những khó khăn về khoảng cách đối với

du khách và nơi tiếp nhận khách.

Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên cảnh quan du lịch.

Địa hình càng đa dạng, độc đáo càng có sức hấp dẫn đối với du khách. Trong đó

kiểu địa hình karst (núi và hang động), địa hình bờ nước là những tài nguyên du

lịch rất quý giá.

Những khu du lịch có khí hậu ôn hoà cũng thường được du khách lựa

chọn. Vì những nơi có quá nhiều gió, không khí quá lạnh hoặc quá nóng, mưa

quá nhiều… sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch và sức khoẻ của du

14



khách. Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau như

hoạt động du lịch tắm biển thích hợp với nhiệt độ từ 20 oC - 25oC, hoạt động du

lịch leo núi thích hợp với khí hậu ít mưa… Do đó, để du lịch hoạt động có hiệu

quả thì các đơn vị kinh doanh cần phải căn cứ vào đặc điểm khí hậu của vùng để

phát triển loại hình du lịch tương ứng.

Nước là một yếu tố không thể thiếu được để phát triển du lịch. Ngày nay

nguồn nước không chỉ có tác dụng tạo ra một bầu không khí trong lành mà ở

một số nơi nước còn có tác dụng chữa bệnh (nước khoáng, nước nóng…). Đây

chính là điều kiện để không ít nơi mở rộng loại hình du lịch chữa bệnh.

Hệ động thực vật cũng là một trong những nhân tố góp phần thu hút khách

du lịch. Có những loài động thực vật là đối tượng cho săn bắn, du lịch, cũng có

những loại phục vụ cho nghiên cứu. Rất nhiều người muốn được nhìn thấy tận

mắt cảnh sinh sống của các loài động vật hoang dã. Hình thức du lịch về với

thiên nhiên đang trở thành xu thế phổ biến.

Hai là bên cạnh tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn cũng có một

vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch. Tài nguyên nhân văn là những

giá trị lịch sử, văn hoá, các thành tựu về kinh tế, chính trị có ý nghĩa đặc trưng

cho từng vùng. Tất cả các quốc gia đều có giá trị lịch sử, nhưng mỗi nước lại có

nét hấp dẫn khác nhau. Thông thường các giá trị lịch sử lôi cuốn các khách du

lịch nội địa muốn tìm hiểu về lịch sử dân tộc mình, nhưng cũng có những giá trị

lịch sử của một số dân tộc lại gây tò mò cho các du khách nước ngoài (Trung

Quốc, ấn Độ, Ai Cập…). Tương tự như giá trị lịch sử, giá trị văn hoá thu hút

khách du lịch với mục đích nghiên cứu, tham quan. Vì giá trị văn hoá thường

gắn liền với hoạt động văn hoá (triển lãm nghệ thuật, hội trợ, festival,…) hoặc

các phong tục tập quán cổ truyền. Đây chính là những tiềm năng đầu tiên giúp

cho du lịch của các quốc gia đi lên.



15



Ba là các điều kiện về sẵn sàng đón tiếp du khách. Nó bao gồm các điều

kiện về tổ chức (năng lực tổ chức, quản lý của bộ máy lãnh đạo địa phương và

trung ương, các thể chế quản lý, các tổ chức kinh doanh du lịch…), các điều

kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch như khách sạn, nhà hàng, công viên, hệ

thống giao thông,… Hiệu quả khai thác sử dụng các tài nguyên du lịch có tốt

hay không thì phần lớn là những điều kiện vật chất - kỹ thuật này quyết định.

Ngoài ra, các điều kiện về kinh tế cũng có ảnh hưởng đến sự sẵn sàng phục vụ

du khách. Vì nếu như kinh tế của địa phương đó phát triển thì sẽ cung ứng hàng

hoá tiêu dùng và dịch vụ tốt cả về số lượng và chất lượng, tạo ra nguồn vốn dồi

dào để đầu tư cho du lịch. Bởi đây là ngành kinh tế liên tục đổi mới.

Như vậy, đối với các quốc gia có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng sẽ

là những thuận lợi rất lớn để cho hoạt động du lịch phát triển. Những điều kiện ở

trên tuy có mối quan hệ tương tác với nhau, nhưng mỗi điều kiện lại có những

ảnh hưởng độc lập nhất định đến sự phát triển của du lịch. Do đó, nếu thiếu một

trong những điều kiện này sẽ làm cho hoạt động du lịch trì trệ, phát triển thiếu

cân đối, giảm sút hoặc hoàn toàn ngừng hẳn. Tất cả các điều kiện này được đảm

bảo sẽ giúp cho du lịch phát triển một cách mạnh mẽ và bền vững.

1.3.3. Vai trò của phát triển du lịch đối với đời sống kinh tế - xã hội

Du lịch có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội của

mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Nó là một trong những điều kiện góp phần phát

triển kinh tế, giảm đói nghèo, lạc hậu, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc

sống cho dân cư.

- Du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất là kinh tế nông thôn. Vì

hầu hết các địa bàn có hoạt động du lịch phát triển đều nằm ở các vùng nông

thôn của nước ta. ở nông thôn dân cư chủ yếu sống bằng nghê nông (trồng lúa,

hoa màu, chăn nuôi…), mà phần lớn là sản xuất quy mô nhỏ, lao động thủ công,

thu nhập thấp, thời gian nhàn rỗi nhiều, nên tình trạng thiếu việc làm, thừa lao

16



động ở khu vực này là rất lớn. Do đó, nếu phát triển được du lịch thì sẽ thu hút

một lượng lao động lớn chuyển sang làm việc tại các nhà hàng, khách sạn …

Hơn nữa du lịch phát triển còn giúp cho các làng nghề truyền thống phục hồi và

phát triển bước đầu tạo ra sự thay đổi về tỷ trọng giữa các ngành nghề nông

thôn, thu hút lao động từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất tiểu thủ công

nghiệp, thúc đẩy hoạt động thương mại.

- Góp phần xoá đói giảm nghèo. Đây là một trong những vấn đề khó khắc

phục nhất đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Vì muốn xoá đói

giảm nghèo triệt để không thể chỉ tiến hành dựa vào sự đồng cảm, mối quan

tâm, chia sẻ của cộng đồng (kêu gọi đóng góp lập quỹ xoá đói nghèo) mà yếu tố

quyết định là phải tạo ra nguồn nội lực để mỗi gia đình, cá nhân có thể tự lao

động, sản xuất nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống của chính mình và

đảm bảo không tái nghèo. Du lịch phát triển sẽ tạo ra cho dân cư nhiều việc làm,

do họ có thể tham gia vào các dịch vụ phục vụ hoạt động du lịch (bán hàng lưu

niệm, hướng dẫn du khách, cho thuê nhà nghỉ…). Tuy nhiên, để thực sự xoá đói

giảm nghèo thì cũng cần phải có các chính sách hỗ trợ của Nhà nước như cho hộ

nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi, đào tạo nghề…

- Du lịch có vai trò quan trọng trong việc tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất

nước. Do khách du lịch quốc tế là đối tượng có khả năng chi trả cao cho các dịch

vụ của du lịch như ăn uống, lưu trú, mua hàng lưu niệm, giao thông vận tải,…

- Hoạt động du lịch tác động mạnh đến dòng chảy của tiền tệ. Một số

lượng tiền lớn sẽ di chuyển từ nơi có thu nhập cao (đô thị, các trung tâm công

nghiệp) đến những vùng có thu nhập thấp hơn (nông thôn, miền núi). Cho nên,

du lịch có vai trò tích cực trong việc cân bằng lại sự chênh lệch về thu nhập giữa

các vùng. Quá trình di chuyển tiền tệ thông qua tiêu dùng du lịch đến các vùng

kém phát triển phần nào rút ngắn khoảng cách và cải thiện tình trạng bất bình

đẳng về mức sống ở những vùng khó khăn hơn.

17



- Hoạt động du lịch góp phần kích thích cơ sở hạ tầng phát triển. Vì du lịch

là hoạt động liên ngành - liên vùng, cần phải có sự hỗ trợ lớn của các ngành

khác. Du lịch muốn phát triển được phải dựa trên cơ sở của một sâu chuỗi: giao

thông vận tải (sân bay, bến cảng, cầu phà…), nhà hàng, khách sạn, các cơ sở y

tế, bưu điện, hệ thống cấp - thoát nước… có chất lượng tốt, hiện đại. Do đó, du

lịch cũng có vai trò trong việc nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật quốc

gia.

- Du lịch thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các nguồn đầu tư

từ nước ngoài thông qua các dự án xây dựng các khu du lịch tổng hợp, các khu

du lịch trọng điểm.

- Du lịch cũng thu hút một bộ phận lớn dân cư tham gia vào các dịch vụ,

xây dựng, bán sản phẩm du lịch… nên có khả năng giảm tình trạng thất nghiệp ở

các địa phương. Ngoài ra, du lịch còn có vai trò trong việc hạn chế nguồn di dân

từ nông thôn ra thành thị để tìm kiếm những cơ hội việc làm và môi trường sống

tốt hơn.

- Khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống lâu đời thông qua

việc phát triển các loại hình du lịch văn hoá: du lịch làng nghề, các lễ hội, các di

tích lịch sử…

Có thể thấy, du lịch là một trong những ngành mang lại cho đời sống kinh

tế - xã hội của đất nhiều giá trị tích cực. Tác động của nó là rất sâu rộng.

1.2. PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG



1.2.1. Khái niệm phát triển du lịch bền vững

“Phát triển bền vững” là một khái niệm rất mới, nó phản ánh xu thế của

thời đại và định hướng tương lai của nhân loại. Các tổ chức nghiên cứu kinh tế,

môi trường khác nhau cũng đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về phát triển bền

vững. Năm 1987, Uỷ ban thế giới về Môi trường và Phát triển đã công bố báo

cáo: Tương lai chung của chúng ta. Báo cáo này đã đề cập và phân tích mối

18



quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển. Trong đó “môi trường là nơi

chúng ta đang sống; phát triển là những gì chúng ta làm để cố gắng cải thiện tất

cả mọi thứ ở bên trong nơi chúng ta sống, và do vậy hai vế này không thể tách

rời nhau”. Cũng trong báo cáo này “phát triển bền vững là sự phát triển nhằm

đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương đến khả năng của

những thế hệ tương lai”.

Do đó, phát triển bền vững là sự phát triển lành mạnh, trong đó sự phát

triển của cá nhân này không làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác, sự phát

triển của cá nhân không làm thiệt hại đến lợi ích chung của công đồng, sự phát

triển của cộng đồng người này không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng

người khác, sự phát triển của thế hệ hôm nay không xâm phạm đến lợi ích của

thế hệ mai sau và sự phát triển của thế hệ loài người không đe doạ sự sống còn

hoặc suy giảm nơi sinh sống của các loài khác trên hành tinh. Bởi vì, sự sống

của con người là dựa trên cơ sở duy trì được sản lượng, năng suất tự nhiên, khả

năng phục hồi và đa dạng của sinh quyển.

Như vậy, phát triển bền vững là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý,

hài hoà giữa ba mặt: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

Tiêu chí căn bản để đánh giá sự phát triển bền vững là tăng trưởng kinh tế ổn

định; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm

tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống. Quan

điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển bền vững được khẳng định tại

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng: “Phát triển nhanh, hiệu quả và

bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và

bảo vệ môi trường”. Quan điểm này được tiếp tục khẳng định và cụ thể hoá tại

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng: “Phát triển nhanh đi đôi với

nâng cao tính bền vững, hai mặt tác động lẫn nhau, được thể hiện ở cả tầm vĩ mô

và vi mô, ở cả tầm ngắn hạn và dài hạn. Tăng trưởng về số lượng phải đi đôi với

19



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

×