Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 109 trang )
phối cho công bằng, hợp lý. Trong Bài nói tại hội nghị rút kinh nghiệm công tác
quản lý hợp tác xã nông nghiệp toàn miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở:
“Sản xuất được nhiều, đồng thời phải chú ý phân phối cho công bằng.
Muốn phân phối cho công bằng, cán bộ phải chí công, vô tư, thậm chí có khi cán
bộ vì lợi ích chung mà phải chịu thiệt một phần nào. Chớ nên cái gì tốt thì dành
cho mình, xấu để cho người khác” [36, tr.537].
Tư tưởng phân phối phải công bằng được Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan
tâm và luôn nhắc nhở cán bộ đảng viên, những người có chức, có quyền phải
chăm lo thực hiện. Người viết:
“Hết sức chăm lo đời sống nhân dân. Phải ra sức phát triển sản xuất và
thực hành tiết kiệm, lại phải phân phối cho công bằng hợp lý, từng bước cải thiện
việc ăn, mặc, ở, học, phục vụ sức khoẻ và giải trí của nhân dân. Đặc biệt chú
trọng các vùng bị chiến tranh tàn phá, các cháu mồ côi, các cụ già yếu và gia
đình các liệt sĩ, thương binh, bộ đội, thanh niên xung phong” [38, tr.482]
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nêu rõ nguyên tắc phân phối trong thời kỳ qúa
độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là: “phân phối phải theo mức lao động. Lao
động nhiều thì được phân phối nhiều, lao động ít thì được phân phối ít. Lao động
khó thì được phân phối nhiều, lao động dễ thì được phân phối ít. Không nên có
tình trạng người giỏi, người kém, việc khó, việc dễ cũng công đIểm như nhau.
Đó là chủ nghĩa bình quân. Phải tránh chủ nghĩa bình quân” [37, tr.197].
Từ khi đất nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đến nay,
đảng ta luôn nhận thức rằng, phân phối thu nhập là một nội dung quan trọng
trong chính sách kinh tế - xã hội của đất nước, liên quan trực tiếp đến cuộc sống
của hàng chục triệu con người, đến động lực phát triển kinh tế, đến ổn định chính
trị - xã hội và nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước.
38
Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, trong suốt những năm trước đổi mới,
trong một thời gian dài chúng ta thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan
liêu bao cấp cùng với việc thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai
hình thức quốc doanh và tập thể; chúng ta đã thực hiện chế độ tiền lương ở khu
vực Nhà nước và chế độ phân phối sản phẩm trong lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp; học phí, viện phí trong lĩnh vực giáo dục, y tế.
Về thực chất, đây là thời kỳ thực hiện chế độ bình quân và trong nền kinh
tế kém hiệu quả, chậm phát triển đó là sự chia đều cái nghèo cho tất cả mọi
người và chính sự chia đều trong phân phối này đã không tạo ra sự kích thích với
những người có nhiều đóng góp tích cực mà ngược lại còn tạo ra tâm lý trông
chờ, ỷ lại, thụ động với những đối tượng khác.
Vậy là chính sự phân phối bình quân của cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp tưởng như là rất bình đẳng thì thực chất lại chứa đựng trong nó sự bất bình
đẳng.
Trong nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay tuy còn nhiều khiếm khuyết nhưng
thực tiễn cho thấy nó có khả năng khắc phục nhiều hạn chế của hình thức phân
phối bình quân chủ nghĩa trước đây. Sở dĩ như vậy là vì:
Một là:Việc phân phối của cải xã hội dựa trên nhiều tiêu chí mà trước hết
là căn cứ vào lao động và hiệu quả kinh tế.
Văn kiện Đại hội IX của Đảng ghi rõ: “cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả
kinh tế” [14, tr.88]
Vậy, với những phương thức phân phối như vậy, vừa đảm bảo sự công
bằng cho người lao động. vừa đảm bảo cho nền kinh tế có sự phát triển bền
vững. Nếu trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, người lao động thờ ơ,
39
không quan tâm tới hiệu quả đầu ra của sản phẩm thì trong cơ chế thị trường lại
yêu cầu ngược lại. Kết quả lao động và hiệu quả kinh tế của sản phẩm sẽ có tác
động một cách trực tiếp tới lợi ích của người lao động. Quan hệ này buộc người
lao động phải làm việc một cách trách nhiệm hơn, hiệu quả hơn. Do đó, kinh tế
thị trường tạo môi trường khách quan thực hiện phân phối theo kết quả lao động
và hiệu quả kinh tế một cách công bằng.
Hai là: Quyết định hiệu quả kinh tế của các quá trình sản xuất và kinh
doanh không chỉ có nguồn lực con người mà chịu sự quy định của hàng loạt
cácnguồn lực khác như vốn đầu tư, công cụ lao động tư liệu sản xuất…
Việc phân phối không chú ý đúng mức đến sự đóng góp này sẽ hạn chế
việc huy động nguồn vốn và các hình thức đầu tư khác từ dân chúng và như vậy
sẽ đánh mất cơ hội để phát triển sản xuất.
Hơn nữa, sự tham gia góp vốn, mua cổ phần của người lao động là một
hình thức thắt chặt hơn mối quan hệ người lao động với tư liệu sản xuất và sản
phẩm lao động của chính mình
Vì vậy, phân phối không chỉ chú ý đến sự đóng góp của lao động sống mà
còn chú ý đến mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh
là một nét mới của kinh tế thị trường. Đó cũng là hình thức thực hiện công bằng
xã hội từ góc nhìn đóng góp và hưởng thụ.
Ba là: Cùng với hai hình thức phân phối trên, kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa còn chú ý đến việc phân phối thông qua phúc lợi xã hội.
Thông qua nhiều hình thức phúc lợi như thực hiện chính sách người có công với
nước với dân, chính sách bảo trợ những người già cô đơn không nơi nương tựa,
chính sách trẻ em lang thang có hoàn cảnh khó khăn, chính sách bảo trợ phát
triển xã hội ở vùng sâu, vùng xa…
40
Vậy, nhờ vào các hình thức phân phối thu nhập ở nước ta được thực hiện
trong nền kinh tế thị trường đã thực sự kích thích người lao động và phần nào tạo
điều kiện để thực hiện công bằng xã hội trong toàn xã hội.
2.1.2. Kinh tế thị trường thực hiện nhiều hình thức sở hữu nên tạo cho
mọi người có nhiều điều kiện tham gia làm kinh tế
Có thời kỳ người ta nhận thức rằng việc nhanh chóng công hữu hoá tư liệu
sản xuất dưới hai hình thức quốc doanh và tập thể là tạo điều kiện để mọi người
đều có thể tham gia sản xuất xã hội một cách như nhau và hưởng phần của cải
ngang nhau. Do đó, tạo ra sự công bằng trong xã hội.
Tuy nhiên, sự vận động của nền kinh tế ấy đã không tạo cơ hội để mọi
người phát huy hết khả năng, điều kiện để nâng cao đời sống cho bản thân và xã
hội.
Bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà
nước ta chủ trương thực hiện đa dạng hoá cácloại hình sở hữu và đa dạng hoá
các thành phần kinh tế, không chỉ có kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể như
trước đây mà còn có các thành phần kinh tế khác như: kinh tế tư nhân (cá thể,
tiểu chủ và tư bản tư nhân), kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài cũng được tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ X đã khẳng định:
“Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm
năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Khu vực
kinh tế Nhà nước đang được tổ chức lại, đổi mới và chiếm 38,4% GDP vào năm
2005, chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào những lĩnh
vực chủ yếu của nền kinh tế. Kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động
có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, chiếm 45,7% GDP, đóng góp quan trọng cho
phát triển kinh tế - xã hội nhất là giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân
dân; trong đó, kinh tế hợp tác và hợp tác xã phát triển khá đa dạng (đóng góp
41
6,8% GDP). Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối
cao, chiếm 15,9% GDP, là cầu nối quan trọng với thế giới và chuyển giao công
nghệ, giao thương quốc tế” [15, tr.146].
Bên cạnh đó tăng trưởng kinh tế có những khởi sắc, đời sống nhân dân
được nâng lên rõ rệt. Các ngành nghề phát triển nhiều thêm, các hộ đăng ký sản
xuất kinh doanh tăng mạnh.
Cụ thể:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP)5 năm (2001-2005) tăng bình quân
7,51%/năm.
Tốc độ tăng GDP năm 2001 là 6,9%, năm 2002 là 7,08%, năm 2003 là
7,34%/năm, năm 2004 là 8,8%, năm 2005 là 8,43%, năm 2006 là 8,2%, năm
2007 là 8,5%, năm 2008 là 6,5-7% [25].
Chúng ta có thể tham khảo về tình hình tăng trưởng kinh tế ở nước ta với
biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 2.1.1. Tình hình tăng trƣởng kinh tế ở nƣớc ta từ năm 2003-2007
Nguồn: “Kinh tế tăng trưởng gắn với chất lượng người dân” (9/2008),
Tổng quan kinh tế Việt Nam, (3).
42
Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của cả nước không chỉ là sự tham gia
của kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể như trước đây mà là sự đóng góp của
nhiều thành phần kinh tế khác, nhiều chủ thể kinh tế khác nhau.
Kinh tế hợp tác trong những năm đầu đổi mới gặp rất nhiều khó khăn và
tan rã hàng loạt. Trong thời gian qua, các quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý giữa
Nhà nước và hợp tác xã, hợp tác xã với xã viên và giữa các xã viên với nhau đã
được đổi mới, Hợp tác xã chuyển sang hoạt động theo Luật Hợp tác xã.Nhờ đó
mà nhiều hợp tác xã đã bắt đầu hoạt động có hiệu quả. Một số hợp tác xã chuyển
sang hình thức công ty cổ phần. Năm 2005, kinh tế hợp tác xã đóng góp khoảng
7,6% tổng sản phẩm trong nước.
Khu vực kinh tế cá thể và các doanh nghiệp tư nhân trước khi có chủ
trương đổi mới bị xếp vào diện hạn chế và cải tạo. Trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa với việc thực hiện rộng rãi chế độ khoán trong các
hợp tác xã nông nghiệp, thủ công nghiệp và hợp tác xã mua bán, nhiều hộ gia
đình đã tách khỏi hợp tác, và kinh tế cá thể được phục hồi khá nhanh.
Loại hình doanh nghiệp tư nhân trước đổi mới hầu như không tồn tại,
trong nền kinh tế thị trường đã dần dần hình thành, đặc biệt là sau khi Luật
Doanh nghiệp được thi hành năm 2000.
Chỉ trong 4 năm (2000-2004) số doanh nghiệp được thành lập tăng gấp 3,5
lần và số vốn đăng ký tăng gấp 10 lần so với 9 năm trước đó.
Kinh tế cá thể và tư nhân đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế
- xã hội . Năm 2005, khu vực kinh tế cá thể, tư nhân và kinh tế hỗn hợp chiếm
39,4% GDP, sử dụng 88,2% số lao động có việc làm thường xuyên, và đóng góp
28% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội [26, tr.27].
Có thể thấy, sự đa dạng hoá sở hữu là điều kiện cơ bản giúp các chủ
thể trong nền kinh tế tham gia làm kinh tế và có điều kiện thể hiện tài năng,
43
sự sáng tạo của mình trong quá trình khôi phục quan hệ hàng hoá tiền tệ và
sự hoạt động của các quy luật kinh tế thị trường, trong đó có quy luật cạnh
tranh, từ đó thúc đẩy phân phối và sử dụng các nguồn lực khan hiếm của
nền kinh tế có hiệu quả hơn.
2.1.3. Kinh tế thị trường tạo điều kiện để phát triển giáo dục, giải quyết
việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho mọi người
Thứ nhất: kinh tế thị trường tạo điều kiện để phát triển giáo dục.
Việt Nam đã đạt chuẩn quốc gia về xoá nạn mù chữ và phổ cập giáo dục
tiểu học từ năm 2000. Tỷ lệ học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi tăng từ khoảng
90% trong những năm 1990 lên 97,5% trong năm 2003-2004. Tỷ lệ học sinh
trung học cơ sở đi học đúng độ tuổi năm học 2000-2001 đạt 80%, đến năm 20032004 tỷ lệ này đã đạt 83,7%.
Công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở đang được triển khái tích cực.
Đến cuối năm 2005 đã có 20/64 tỉnh thành đạt chuẩn phổ thông trung học
cơ sở [25, tr.82].
Số học sinh trung học chuyên nghiệp tăng 15,1% năm và dạy nghề dài hạn
tăng 12%/năm, sinh viên đại học và cao đẳng tăng 8,4%/năm [15, tr.153].
Bên cạnh đó, các trường sư phạm từ trung ương đến địa phương tiếp tục
được củng cố và phát triển. Chất lượng dạy nghề có chuyển biến tích cực. Bước
đầu đã thành mạng lưới dạy nghề cho lao động nông thôn, thanh niên dân tộc
thiểu số, người tàn tật, gắn dạy nghề với tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo.
Đảng ta luôn coi giáo dục đào tạo là “quốc sách hàng đầu”. Do vậy, trong
những năm qua, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục tăng lên đáng kể. Năm 2005, chi
cho giáo dục và đào tạo chiếm khoảng 18% tổng chi ngân sách Nhà nước, ngoài
ra còn huy động được nhiều nguồn vốn khác để phát triển giáo dục thông qua
44
phát hành công trái giáo dục, đóng góp của dân cư, của doanh nghiệp, vốn từ
nước ngoài.
Thứ hai: Kinh tế thị trường tạo điều kiện để giải quyết việc làm.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 khẳng định: “Giải quyết
việc làm là yếu tố quyết định để phát huy yếu tố con người, ổn định và phát triển
kinh tế,làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức
xúc của nhân dân” [14, tr.210].
Với một quốc gia có dân số đông, nền kinh tế kém phát triển, giải quyết
việc làm là một vấn đề hết sức căng thẳng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế hiện nay. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
vấn đề giải quyết việc làm được Đảng và Nhà nước ta xác định là nhiệm quan
trọng hàng đầu trong chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong suốt
quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế.
Đại hội VI của Đảng đánh dấu sự đổi mới toàn diện đời sống kinh tế - xã
hội của đất nước. Về vấn đề giải quyết việc làm, Đại hội nhấn mạnh: Bảo đảm
việc làm cho người lao động, trước hết là ở thành thị và cho thanh niện, là nhiệm
vụ kinh tế - xã hội hàng đầu trong những năm tới. Nhà nước cố gắng tạo thêm
việc làm và có chính sách để người lao động tự tạo ra việc làm bằng cách khuyến
khích phát triển kinh tế gia đình, khai thác mọi tiềm năng của các thành phàn
kinh tế khác, kể cả thành phần kinh tế tư bản tư nhân” [10, tr.87].
Như chúng ta đã biết Việt Nam là nước có dân số trẻ, có nguồn lao động
dồi dào, có hàng triệu người chưa có việc làm, hàng năm lại có hơn 1 triệu người
bước vào tuổi lao động.
Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường dẫn đến sự thay đổi cơ bản trong
quan hệ lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Việc tổ chức, sắp
45
xếp lại sản xuất trong các xí nghiệp dẫn đến hàng chục vạn lao động dôi dư, làm
cho sức ép về lao động - việc làm ngày càng trở nên gay gắt.
Tuy nhiên, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, vấn đề việc làm
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã có nhiều thành tựu
đáng kể. Điều này được thể hiện qua quy mô và cơ cấu việc làm trong giai đoạn
1986-2005 ở bảng dưới đây:
Bảng 2.1.1. Quy mô và cơ cấu việc làm giai đoạn 1986-2005
Năm
Nông nghiệp
Công Nghiệp- Xây dựng
Dịch vụ
Toàn nền kinh tế
Số lƣợng (triệu ngƣời)
1986
18.097
3.632
3.410
25.139
1990
21.895
4.210
4.190
30.085
1991
22.483
4.214
4.278
30.975
1995
23.071
3.754
5.845
33.033
1996
23.431
3.698
6.849
33.978
2000
23.099
4.744
8.792
36.250
2004
24.51
7.365
10.455
42.329
Cơ cấu (%)
1986
71.2
14.3
14.5
100
1990
72.7
14.0
13.3
100
1991
72.5
13.6
13.9
100
1995
69.8
11.4
18.8
100
1996
68.9
10.8
20.2
100
2000
62.6
13.2
24.2
100
2004
57.9
17.4
24.7
100
2005
56,0
17,0
25,0
100
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2006), Niên giám thống kê 2005, Nxb. Thống
kê, Hà Nội.
46
Nhìn vào bảng trên ta thấy, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng
lao động cho sản xuất công nghiệp, xây dựng từ 16% năm 2000 lên 20-21% năm
2005, lao động các ngành dịch vụ từ 21% lên 22-23%, giảm lao động nông lâm,
ngư nghiệp cả về số tuyệt đối và tỷ trọng từ 63% xuống còn 56-57%
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị có xu hướng giảm. Năm 2000 là 6,42%, giảm
xuống còn 6,13% năm 2001; 6,1% năm 2002 và 5,87% năm 2003; 5,5% năm
2004; 5,3% năm 2005.
Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn có tăng, song còn chậm.
Năm 2000 là 73,4% tăng lên 74,4% (năm 2001), 75,5% (năm 2002) và đạt 80%
năm 2005 [25, tr.79].
Ngoài ra, chính sách sử dụng Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm trong giai đoạn
2001-2005 cũng rất phù hợp với nhu cầu giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm với lãi xuất ưu đãi đã có tác dụng như “bà
đỡ” hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, tạo được nhiều chỗ làm việc
mới cho lao động, khôi phục lại và phát triển được nhiều ngành nghề truyền
thống, tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn.
Ước tính cả giai đoạn 2001-2005, Quỹ cho vay hỗ trợ việc làm đã cho trên
1 triệu lượt người vay vốn, thu gần 1,2 triệu lao động. Doanh số cho vay gần
3.000 tỷ đồng.
Việc đầu tư cho một chỗ làm việc qua dự án giải quyết việc làm thường
thấp hơn từ 5 đến 10 lần so với đầu tư tạo việc làm ở các loại hình kinh tế khác.
Theo đánh giá của một số chuyên gia, đầu tư cho một chỗ làm việc công nghiệp
cần khoảng 20-25 triệu đồng, thậm chí có loại hình công nghiệp có sử dụng công
nghệ cao mức đầu tư từ 50-150 triệu đồng, trong khi đó mức đầu tư cao nhất qua
47
các dự án việc làm là 10 triệu đồng cho một chỗ làm việc, mức đầu tư bình quân
là 4,7 triệu đồng cho 1 chỗ làm việc khu vực thành thị, ở nông thôn là từ 1 triệu
đến 1,2 triệu đồng.
Đại hội X của Đảng, đánh dấu giai đoạn đẩy mạnh toàn diện công cuộc
đổi mới. Về giải quyết việc làm, Đại hội xác định: “Ưu tiên giành vốn đầu tư của
Nhà nước và huy động vốn của toàn xã hội để giảI quyết việc làm, giảm tỷ lệ
thất nghiệp. Khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, phát triển nhanh các
loại hình doanh nghiệp để thu hút nhiều lao động. Chú trọng đào tạo nghề, tạo
việc làm cho nông dân, nhất là nơi đất nông nghiệp bị chuyển đổi do đô thị hoá
và công nghiệp hoá… Tiếp tục thực hiện chương trình xuất khẩu lao động, tăng
tỷ lệ lao động xuất khẩu đã qua đào tạo” [15, tr.215-216].
Sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết đại hội X của Đảng, giải quyết việc
làm đã đạt được những thành tựu đáng kể. Năm 2006 đã tạo việc làm cho 1,65
triệu lao động, năm 2007 là 1,68 triệu. Năm 2006 tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị
giảm xuống còn 4,82%, thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đạt 81,7%.
Thứ ba: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho mọi người.
Trong giai đoạn 2001 -2005, thu nhập và đời sống các tầng lớp dân cư tiếp
tục được cải thiện theo hướng tăng nhanh và ổn định hơn các thời kỳ trước.
Trong đó thu nhập của nhiều vùng nghèo, vùng sâu, vùng đồng bào các dân tộc
thiểu số, vùng căn cứ cách mạng đã có nhiều tiến bộ rõ nét do tác động tích cực
của Chương trình 135 đã đi vào cuộc sống. Theo Tổng cục thống kê, thu nhập
bình quân đầu người năm 2004 theo giá thực tế đạt 484,4 nghìn đồng/tháng, tăng
64,2% so với năm 1999.
48