1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 112 trang )


Tuy vậy, hiểu một cách chung nhất thì dịch vụ là: những hoạt động lao

động mang tính xã hội cao, tạo ra các sản phẩm hàng hoá không tồn tại

dưới hình thái vật thể nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất và đời sống của

con người một cách kịp thời, thuận lợi và hiệu quả hơn [29, tr.12].

Mặc dù vậy, có thể hiểu dịch vụ bằng cách xem xét các đặc điểm nổi

bật và khác biệt của dịch vụ so với hàng hoá. Có ba đặc điểm nổi bật sau:

Thứ nhất, dịch vụ mang tính vô hình. Tính vô hình của dịch vụ thể hiện

ở chỗ sản phẩm dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật chất bằng những vật

phẩm cụ thể, không nhìn thấy được và do đó không thể xác định chất lượng

dịch vụ trực tiếp bằng những chỉ tiêu kỹ thuật được lượng hóa.

Thứ hai, quá trình sản xuất (cung ứng) dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ xảy

ra đồng thời. Trong nền kinh tế hàng hóa, sản xuất hàng hóa tách khỏi lưu

thông và tiêu dùng. Do đó hàng hóa có thể được lưu kho để dự trữ, có thể vận

chuyển đi nơi khác theo nhu cầu của thị trường. Khác với hàng hóa, quá trình

cung ứng dịch vụ gắn liền với tiêu dùng dịch vụ. Thí dụ với dịch vụ tư vấn

đầu tư, khi chuyên gia về đầu tư tư vấn khách hàng cũng là lúc khách hàng

tiếp nhận và tiêu dùng xong dịch vụ tư vấn do người chuyên gia này cung

ứng.

Thứ ba, không thể lưu trữ được dịch vụ. Sự khác biệt này là do sản xuất

và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời nên không thể sản xuất dịch vụ hàng

loạt và lưu giữ trong kho sau đó mới tiêu dùng.

Như vậy, dịch vụ là một lĩnh vực mở, thay đổi và phát triển tuỳ thuộc

vào sự phát triển sâu rộng của phân công lao động xã hội, của tiến bộ khoa

học công nghệ và của kinh tế thị trường hiện đại. Dịch vụ là phương tiện hữu

hiệu để thực hiện mục tiêu “vì con người”, tạo khả năng cho con người phát

triển toàn diện.

Hai là, khái niệm Phòng cháy chữa cháy: Để hiểu được khái niệm về

Phòng cháy chữa cháy (PCCC) trước hết phải hiểu thế nào là cháy. Theo luật



8



PCCC: Cháy là: “trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát đựơc có thể gây

thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi truờng” [26, tr.8].

Do đó, việc nghiên cứu tìm ra bản chất, quy luật của quá trình phát

sinh, phát triển đám cháy đối với mỗi chất, mỗi quá trình trong công nghệ sản

xuất, trong mọi hoạt động bình thường của xã hội…là để tìm ra các giải pháp

phòng ngừa có hiệu quả, đó chính là hoạt động phòng cháy. Khoa học về

phòng cháy và chữa cháy chỉ ra rằng: Phòng cháy là tổng hợp các biện pháp,

giải pháp về tổ chức, kỹ thuật nhằm loại trừ hoặc hạn chế các điều kiện và

nguyên nhân gây cháy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu người, cứu tài

sản, chống cháy lan khi xảy ra cháy và cho việc dập tắt đám cháy [10, tr.7].

Tuy nhiên, sự cháy phát sinh và phát triển thành đám cháy là một quá

trình hết sức phức tạp do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong

đó có những nguyên nhân do sơ xuất bất cẩn hoặc ngoài sự kiểm soát của con

người đã và sẽ tiếp tục tồn tại, gây nên những vụ cháy có thể gây tổn hại lớn

về người và tài sản. Vì vậy, việc phòng cháy phải đi đôi với chữa cháy, hoạt

động chữa cháy tồn tại như một tất yếu trong các mặt hoạt động chung của xã

hội. Theo khoa học về phòng cháy và chữa cháy thì chữa cháy là tổng hợp các

biện pháp về tổ chức, kỹ thuật và chiến thuật để cứu người, cứu tài sản, chống

cháy lan và dập tắt đám cháy.

Như vậy, ta thấy Phòng cháy và chữa cháy tuy là hai khái niệm có nội

dung khác nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên một thể

thống nhất trong hoạt động PCCC, từ đó có thể khái quát thành khái niệm

chung về phòng cháy và chữa cháy như sau: Phòng cháy và chữa cháy là tổng

hợp các biện pháp, giải pháp về tổ chức, chiến thuật và kỹ thuật nhằm loại

trừ hoặc hạn chế nguyên nhân, điều kiện gây cháy; tạo điều kiện thuận lợi

cho việc chủ động cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan và chữa cháy kịp

thời, có hiệu quả khi có cháy xảy ra [10, tr.8].



9



Từ việc nghiên cứu hai khái niệm trên chúng ta có thể rút ra kết luận về

dịch vụ PCCC như sau:

Là những hoạt động lao động mang tính xã hội cao, tạo ra các sản

phẩm hàng hoá không tồn tại dưới hình thái vật thể bao gồm các biện pháp,

giải pháp về tổ chức, chiến thuật và kỹ thuật nhằm loại trừ hoặc hạn chế

nguyên nhân, điều kiện gây cháy; tạo điều kiện thuận lợi cho việc chủ động

cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan và chữa cháy kịp thời, có hiệu quả

nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất và đời sống của con người một cách kịp

thời, thuận lợi và hiệu quả.

1.1.1.2. Khái niệm hàng hoá công cộng.

Trong nền kinh tế thị trường, người ta thường chia các loại hàng hoá

thành hai nhóm là hàng hoá cá nhân và hàng hoá tập thể hay hàng hoá công

cộng. Hàng hoá cá nhân là loại hàng hoá mà nếu một người đã sử dụng và tiêu

dùng nó thì người khác không thể tiêu dùng nó được nữa. Người này nếu

muốn tiêu dùng hàng hoá cá nhân thuộc quyền sở hữu của người kia thì phải

mua, thuê, mượn.

Khác với hàng hoá cá nhân, hàng hoá công cộng mang những đặc trưng

khác biệt và có rất nhiều quan niệm khác nhau về hàng hoá công cộng:

- Từ điển kinh tế học hiện đại (1999) do D.Pearce cho rằng: hàng hoá

công cộng là hàng hoá hoặc dịch vụ mà nếu đã sản xuất và cung ứng cho một

người nào đó thì đối với những người khác cũng được cung cấp như vậy mà

không phải chịu bất cứ chi phí nào thêm.

- P. Samuelson định nghĩa: Hàng hoá công cộng là những hàng hoá mà

lợi ích của nó có thể phân chia trong toàn bộ cộng đồng mà không phân biệt

một cá nhân nào đó mong muốn mua hàng hoá đó hay không.

- D.Begg cho rằng: Hàng hoá công cộng là một loại hàng hoá mà ngay

cả khi một người đã dùng thì người khác vẫn có thể dùng được [8].



10



Như vậy, chúng ta thấy rằng có nhiều quan niệm khác nhau về hàng

hoá công cộng, nhưng theo tôi quan niệm của D.Begg là hợp lý hơn cả. Với

định nghĩa này ta thấy được sự khác biệt rất lớn giữa hàng hoá cá nhân và

hàng hoá công cộng. Nếu hàng hoá cá nhân được sản xuất, phân phối, tiêu

dùng chịu sự chi phối hoàn toàn bởi các quy luật kinh tế của thị trường thì

hàng hoá công cộng không hoàn toàn theo cơ chế thị trường, nghĩa là không

hoàn toàn lấy lợi nhuận đơn thuần là mục tiêu và do tính xã hội của hàng hoá

nên nó được nhà nước quản lý.

1.1.1.3. Các đặc trưng cơ bản của hàng hoá dịch vụ phòng cháy chữa cháy



Hàng hoá dịch vụ PCCC là hàng hoá công cộng nên ngoài các đặc

trưng có tính đặc thù ra thì nó vẫn mang các đặc trưng cơ bản của hàng hoá

công cộng.

* Đặc trưng chung của hàng hoá công cộng.

Hàng hoá công cộng được đề cập lần đầu tiên trong một bài báo của

Paul Samuelson viết năm 1945. Trong bài báo này Samuelson cho rằng hàng

hoá công cộng có hai thuộc tính cơ bản là tính tiêu dùng không đối đầu (non rivalry) và tính tiêu dùng không loại trừ (non - excludability).

Tiêu dùng không đối đầu: có nghĩa là những người tiêu dùng không bị

đặt vào tình huống đối đầu nhau khi cùng sử dụng một hàng hoá. Tiêu dùng

của người này không làm giảm tiêu dùng hàng hoá công của người kia.

Tiêu dùng không loại trừ: có nghĩa là tiêu dùng của người này không

ngăn cản tiêu dùng của người khác. Những người đang tiêu dùng không thể

cấm những người chưa tiêu dùng, dùng hàng hoá như mình. Trong ví dụ công

viên, những người ở trong công viên không thể cấm người khác đang đi vào

công viên với lý do rằng công viên này đang thuộc quyền sử dụng của những

người đến trước. Hay như việc nhà nước thực hiện các chương trình chăm sóc

sức khoẻ quốc gia (tiêm phòng chống bại liệt) mọi người dân đều được hưởng

dịch vụ trên.



11



Như vậy, chúng ta thấy rằng bản chất kinh tế của hàng hoá công cộng

là chi phí sản xuất vô cùng lớn (để phục vụ nhiều người) nhưng khi sản xuất

xong, chi phí để chấp nhận thêm một người sử dụng mới là 0.Vì vậy, đối với

hàng hoá dịch vụ việc sản xuất và cung ứng thường thuộc về nhà nước.

* Đặc trưng mang tính đặc thù của hàng hoá dịch vụ phòng cháy chữa cháy



Trên cơ sở nghiên cứu và kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây,

ta có thể rút ra các đặc trưng đặc thù của hàng hoá dịch vụ PCCC với tư cách

là hàng hoá công cộng như sau:

Thứ nhất, Dịch vụ PCCC là dịch vụ công ích mang tính xã hội cao, gắn

với an toàn và an ninh cuộc sống của mọi người, mọi doanh nghiệp, mọi cơ

quan.

Như chúng ta biết, việc sử dụng dịch vụ PCCC đem lại nhiều lợi ích

cho người sử dụng. Mỗi một người dân khi sử dụng dịch vụ PCCC không

những được hưởng những lợi ích nhất định (hay đúng hơn là tránh được thiệt

hại) mà còn là chủ thể tham gia vào dịch vụ này. Chỉ cần một sơ suất của

người dân trong việc dùng lửa, dùng điện, một sự sơ suất của công nhân trong

việc sắp xếp, vận chuyển hàng hoá, nhất là những hàng hoá dễ cháy, nổ hoặc

là một sự thiếu thận trọng trong thiết kế xây dựng, như tính toán không đúng

giới hạn chịu lửa, chịu nhiệt của cấu điện, dùng vật liệu dễ cháy ở vách, trần

nhà…là có thể gây hoả hoạn làm thiệt hại tài sản và sinh mệnh của nhân dân.

Nếu mọi người dân có ý thức cảnh giác phát hiện và báo kịp thời các vụ

hoả hoạn cho lực lượng PCCC thì sẽ làm tốt được dịch vụ PCCC, hạn chế,

ngăn ngừa được thiệt hại và tổn thất không nhỏ do cháy, nổ gây ra.

Như vậy, dịch vụ PCCC mang tính xã hội cao, bởi vậy việc tổ chức và

thực hiện dịch vụ này phải dựa trên cơ sở huy động các nguồn lực của nhân

dân, mỗi người dân đều có thể trở thành chủ thể tham gia công tác PCCC, mọi

đơn vị kinh tế, mọi cơ quan phải chủ động chuẩn bị các phương tiện PCCC.

Dịch vụ PCCC thực hiện trên nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng làm.



12



Thứ hai, Phát triển dịch vụ phòng cháy chữa cháy rất cần vai trò quản

lý của nhà nước.

Như phân tích ở phần trước, Dịch vụ PCCC là hàng hoá công cộng có

chi phí cận biên thấp hơn thu nhập cận biên rất nhỏ và có thể loại trừ nhưng

không muốn loại trừ. Vì vậy, hàng hoá này không chỉ dựa vào sự điều tiết của

thị trường mà vai trò của nhà nước phải giữ vị trí chủ đạo nhằm huy động

nguồn lực của toàn dân trong việc cung ứng. Muốn phát huy vai trò chủ đạo

của nhà nước trong quản lý và phát triển dịch vụ PCCC thì trước hết nhà nước

phải hoàn thiện luật pháp về PCCC, giám sát và kiểm tra nghiêm ngặt việc

tuân thủ các quy phạm pháp luật ấy; quy định rõ ràng trách nhiệm và quyền

hạn của mọi cấp mọi ngành, mọi công dân trong việc PCCC, xử lý nghiêm

mọi hành vi phạm pháp. Thực tế cho thấy: phòng cháy hơn chữa cháy, vì vậy

công tác giám sát, kiểm tra, phát hiện sớm những sai phạm trong lĩnh vực này

có tầm quan trọng đặc biệt so với các lĩnh vực khác.

Thứ ba, Dịch vụ phòng cháy chữa cháy chịu ảnh hưởng rất lớn của thời

tiết, khí hậu và thuộc tính lý, hoá của hàng hoá nhất là những hàng hoá dễ

cháy, dễ nổ.

Cũng như các ngành dịch vụ khác, ngành dịch vụ PCCC chịu ảnh

hưởng lớn của thời tiết, khí hậu và các thuộc tính lý, hoá… Những năm có khí

hậu khô, hanh, hạn hán thường dễ gây cháy rừng. Những doanh nghiệp sử

dụng thiết bị tiêu thụ nhiều điện, nhiệt, sấy, chất nổ, xăng dầu…phải soạn

thảo qui chế PCCC chặt chẽ, chuẩn bị phương án PCCC chu đáo, giáo dục ý

thức PCCC cao cho mọi cán bộ, công nhân; phương tiện thông tin về cháy

nhanh nhạy, phải tăng cường kiểm tra chuyên đề.

Đối với những cơ sở trọng điểm này phải có sự phối hợp giữa cơ quan

quản lý nhà nước về PCCC với các đơn vị hữu quan, như Tổng công ty điện

lực, tổng công ty xăng dầu, tổng công ty dầu khí, tổng công ty hoá chất…



13



Thứ tư, Dịch vụ phòng cháy chữa cháy có mối quan hệ khăng khít với

quốc phòng, an ninh nói chung, bởi vậy cần phải lồng ghép dịch vụ PCCC với

các chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, hệ thống quốc phòng toàn

dân.

Trong các nguyên nhân gây cháy nổ có không ít trường hợp do âm mưu

phá hoại, gây rối trật tự, như các thế lực phản động trong nước hoặc ngoài

nước thâm nhập vào để phá kho xăng, nhà máy điện; hoặc kẻ phạm pháp gây

cháy để phi tang tài liệu, chứng cớ nhằm che dấu tội ác… Trong những

trường hợp này không thể tách riêng dịch vụ PCCC mà phải gắn nó với các cơ

quan hữu quan trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh mới thực hiện tốt dịch vụ

này được.

Thứ năm, Hoạt động dịch vụ PCCC có thể phân thành tám nhóm với

các đặc điểm mang tính chất đặc thù.

Ở nước ta hiện nay có rất nhiều loại hình dịch vụ hoạt động thông qua

các nghề có liện quan đến công tác đảm bảo an toàn PCCC. Mỗi loại hình có

một đặc thù riêng và do vậy công tác quản lý đối với mỗi loại hình dịch vụ

này cũng khác nhau. Dựa trên những nhóm nghề hoạt động có cùng tính chất,

đặc điểm cùng những yêu cầu cơ bản trong công tác quản lý nhà nước có thể

phân loại hoạt động dịch vụ PCCC thành tám nhóm sau:

+ Xuất nhập khẩu phương tiện PCCC: Là hoạt động mua bán, tạm nhập

tái xuất, tạm xuất tái nhập hoặc chuyển khẩu của thương nhân Việt Nam với

thương nhân nước ngoài qua biên giới, qua lãnh thổ hoặc khu chế xuất bằng

con đường chính ngạch, tiểu ngạch các loại phương tiện PCCC.

+ Làm mới phương tiện PCCC: Hoạt động này bao gồm sản xuất mới,

gia công, cải hoán, sửa chữa, san nạp, bảo dưỡng, bảo trì, các loại phương

tiện, hệ thống PCCC. Dịch vụ này còn mang tính tự phát, chưa có sự quản lý

của cơ qua nhà nước, nhiều dịch vụ không có chuyên môn, nghiệp vụ PCCC

mà chủ yếu làm kinh tế là chính.



14



+ Kinh doanh phương tiện PCCC: Theo Điều 3 - Luật doanh nghiệp thì

kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá

trinh đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị

trường nhằm mục đích sinh lợi.

Do tính chất đặc thù riêng, hoạt động kinh doanh phương tiện PCCC là

hoạt động mua bán, cung ứng của thương nhân với người tiêu dùng trong

phạm vi lãnh thổ Việt Nam các phương tiện PCCC.

+ Thiết kế hệ thống PCCC: Theo Từ điển tiếng Việt - thiết kế là thiết

lập các tài liệu kĩ thuật toàn bộ gồm có bản tính toán, bản vẽ…để có thể theo

đó mà xây dựng công trình, sản xuất thiết bị, sản phẩm…

Theo quy định tại Điều 16 - Luật PCCC, tất cả các công trình đều phải

thiết kế hệ thống PCCC và phải được cơ quan quản lý nhà nước về PCCC phê

duyệt. Hiện nay, hoạt động thiết kế PCCC có thể chia thành hai loại chính đó

là thiết kế PCCC trong quy hoạch và thiết kế PCCC trong xây dựng công

trình.

+ Lắp đặt hệ thống PCCC: Hoạt động lắp đặt hệ thống PCCC là hoạt

động thi công thực hiện các giải pháp phòng cháy chữa cháy theo các tài liệu

thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt (lắp đặt hệ thống báo, chữa

cháy tự động hoặc bán tự động, hệ thống đèn chỉ dẫn thoát nạn, hệ thống

chiếu sáng sự cố…).

+ Tư vấn phòng cháy chữa cháy: Theo Từ điển Tiếng Việt, tư vấn là

phát biểu ý kiến về những vấn đề được hỏi đến nhưng không có quyền quyết

định. Trong thực tế PCCC, hoạt động tư vấn PCCC bao gồm tư vấn trong việc

lựa chọn loại phương tiện PCCC, chọn đơn vị thiết kế, thi công hệ thống

PCCC, tư vấn pháp luật PCCC… Theo quy định pháp luật, chỉ có trung tâm

nghiên cứu khoa học kỹ thuật và ứng dụng trong PCCC của Cục cảnh sát

PCCC và của trường Đại học PCCC có đủ thẩm quyền hoạt động trong lĩnh

vực này.



15



+ Bảo hiểm cháy: Là sự phối hợp giữa công ty bảo hiểm với các cơ

quan và đơn vị hữu quan trong việc phòng cháy, huy động một phần thu từ

bảo hiểm cháy để làm kinh phí thực hiện dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;

đến bù thiệt hại do cháy giúp các cá nhân và đơn vị mua bảo hiểm có điều

kiện khắc phục hậu quả của hoả hoạn, khôi phục kinh doanh và cuộc sống,

đảm bảo anh ninh xã hội.

+ Huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy chữa

cháy. Theo chức năng, nhiệm vụ, theo quy định của pháp luật hiện nay chỉ có

trung tâm của Cục cảnh sát PCCC và trường Đại học PCCC có đầy đủ chức

năng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chuyên

môn, nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy nhằm trang bị kiến thức chuyên môn,

nghiệp vụ PCCC cho các đối tượng có nhu cầu.

Từ sự phân tích các đặc điểm đặc thù của dịch vụ PCCC rút ra mấy

nhận xét sau đây:

+ Dịch vụ PCCC là hàng hoá công cộng gắn với đặc trưng có thể loại

trừ nhưng không muốn loại trừ.

+ Ngành dịch vụ PCCC là ngành dịch vụ có thu, thực hiện theo quan

niệm dịch vụ PCCC là HHCC và phương châm Nhà nước và nhân dân cùng

làm, nên đòi hỏi phải tổ chức lại bộ máy ngành PCCC có tính chất của ngành

dịch vụ mà sản phẩm của nó là HHCC, phải có một cơ chế thu chi tài chính

mới phù hợp

Như vậy, dịch vụ PCCC vừa mang tính chất dịch vụ và hàng hoá công

cộng nói chung vừa có tính chất riêng của một loại dịch vụ công ích có tính

xã hội hoá cao, liên quan đến mọi người, mọi doanh nghiệp, mọi ngành, bảo

đảm an toàn cho sự phát triển kinh tế - xã hội

1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy

PCCC là một lĩnh vực hoạt động có liên quan trực tiếp đến trật tự an

toàn xã hội cho nên rất cần có sự quản lý, điều chỉnh và tác động của nhà



16



nước. Nhận thức được tầm quan trọng đó, năm 1961 Nhà nước ta đã ban hành

Pháp lệnh quy định việc quản lý nhà nước về PCCC. Luật PCCC đã được

Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua một lần nữa xác định trách nhiệm

của các cơ quan nhà nước trong quản lý nhà nước về PCCC. Là một bộ phận

trong quản lý nhà nước về an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, quản lý

nhà nước về PCCC là: sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực

pháp luật của nhà nước đối với các hoạt động trong lĩnh vực phòng cháy và

chữa cháy của các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, nhằm

hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra góp

phần bảo vệ tính mạng, bảo vệ tài sản của nhà nước, của tổ chức, cá nhân,

bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tư an toàn xã hội [10, tr.10].

Như vậy, phòng cháy chữa cháy là một lĩnh vực cần có sự quản lý của

nhà nước với mục tiêu kiềm chế sự gia tăng các vụ cháy và thiệt hại do cháy

gây ra, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ đắc lực sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

Có nhiều cách tiếp cận vấn đề quản lý Nhà nước đối với dịch vụ PCCC,

dưới quan điểm kinh tế chính trị học, nghiên cứu này sẽ tiếp cận theo hướng

xem xét đối tượng quản lý Nhà nước về dịch vụ PCCC như là quản lý Nhà

nước về cung- cầu dịch vụ PCCC. Trên cơ sở tiếp cận như vậy, nghiên cứu

cũng sẽ xem xét thêm một số cơ sở lý luận về cung- cầu dịch vụ PCCC.

Khái niệm cung - cầu dịch vụ PCCC

Nhu cầu, trong kinh tế học thường được hiểu là mong muốn tiêu dùng

hay còn được gọi là sở thích tiêu dùng. Trong kinh tế học, nhu cầu nếu có khả

năng tài chính để đáp ứng thì sẽ được hiểu là cầu.

Cầu là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn

sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, với các điều

kiện khác là không thay đổi. Cầu khác nhu cầu vì nhu cầu là những mong

muốn và nguyện vọng của con người (thường là vô hạn). Sự khan hiếm làm



17



cho hầu hết các nhu cầu không được thỏa mãn. Cầu là nhu cầu có khả năng

thanh toán, tức là nhu cầu được đảm bảo bằng một số lượng tiền tệ để có thể

mua được số hàng hóa. Như vậy, cầu xoay quanh hai yếu tố: mong muốn sẵn

sàng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ và khả năng thanh toán.

Cầu được chia làm hai loại là cầu của cá nhân và cầu thị trường. Nếu

như cầu của cá nhân phản ánh cầu của từng người tiêu dùng đối với một loại

hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó thì cầu của thị trường là cái mà ta có thể quan

sát được vì nó là tổng tất cả các cầu cá nhân của hàng hóa và dịch vụ đó.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cầu như: thu nhập của người tiêu dùng,

giá cả của các loại hàng hóa liên quan, sở thích hay thị hiếu của người tiêu

dùng, các chính sách của Chính phủ…

- Nếu sản phẩm, dịch vụ mà người mua có nhu cầu là hàng hóa thiết

yếu hoặc hàng hóa xa xỉ hay hàng hóa cao cấp, thì khi thu nhập tăng, lượng

cầu sản phẩm, dịch vụ này cũng tăng.

- Nếu là sản phẩm, dịch vụ thứ cấp, thì khi thu nhập tăng, lượng cầu

mặt hàng lại giảm vì sở thích của khách hàng thay đổi.

Vì vậy, trong phạm vi đề tài này chúng ta tập trung nghiên cứu cầu thị

trường về dịch vụ PCCC tức là tổng tất cả cầu cá nhân của hàng hóa dịch vụ

PCCC và xem xét dịch vụ PCCC như là một hàng hóa thiết yếu.

Khác với cầu, cung là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà nhà cung cấp

có khả năng và sẵn sàng cung ứng ở các mức giá khác nhau trong một thời

gian nhất định với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Với dịch vụ

PCCC, đây là một hàng hóa cộng cộng nên nhà cung cấp chủ yếu ở đây là

Nhà nước, có những dịch vụ chỉ có thể là Nhà nước cung cấp như: tạo môi

trường pháp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng PCCC thanh tra, kiểm tra xử lý vi

phạm… nhưng cũng có những khâu dịch vụ có thể xã hội hóa: cung cấp thiết

bị PCCC, tư vấn, thiết kế an toàn PCCC…



18



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

×