1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 112 trang )


2.1.1.1. Tình hình phát triển chung của các cơ sở có vốn đầu tư trực

tiếp của nước ngoài ở Việt Nam.

Cùng với quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, các dự án đầu tư

nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng. Tính từ giai đoạn năm 1988 - 2008

cả nước đã có 8.753 dự án (xem phụ lục 1a) của 81 nước và vùng lãnh thổ,

với tổng số vốn đầu tư là 87.591 tỷ USD và tổng vốn thực hiện được là

29,230 tỷ USD (xem phụ lục 1b). Trong tổng số 8.753 dự án đầu tư vào Việt

Nam thì Hàn Quốc là quốc gia có nhiều dự án nhất (1.873 dự án), đứng thứ

hai là Đài Loan có 1810 dự án, thứ ba là Nhật Bản có 943 dự án, tiếp theo là

Trung Quốc có 561 dự án, Singgapo có 551 dự án, Hồng Kông có 459 dự án,

Hoa Kỳ có 381 dự án… các dự án trên đầu tư vào 64 tỉnh, thành phố trên cả

nước, trong đó chủ yếu đầu tư vào các tỉnh, thành phố lớn, phát triển các khu

công nghiệp như: Thành phố Hồ Chí Minh (2400 dự án); Bình Dương (1590

dự án); Hà Nội (1022 dự án); Đồng Nai (917 dự án), Long An, Vũng tàu…

(xem phụ lục 2). Chỉ tính riêng trong quý một năm 2008, các doanh nghiệp

đầu tư trục tiếp nước ngoài đã thực hiện được 1,68 tỷ USD, tăng 24% so với

vốn thực hiện được của cùng kỳ năm trước. Doanh thu ước tính đạt 7600 triệu

USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước; trong đó giá trị xuất khẩu đạt 5397

triệu USD, tăng 20%, nhập khẩu đạt 6.100 triệu USD, tăng 39%, nộp ngân

sách 355 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số lao động

làm việc trong khu vực có vốn đầu tư của nước ngoài tính đến nay là khoảng

1,2 triệu lao động.

2.1.1.2. Về hình thức đầu tư

Trong tổng số 8.753 dự án của nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt

Nam thì có 6.799 dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 77%), với tổng

số vốn đầu tư là 54,027 tỷ USD, chiếm 61%; các cơ sở liên doanh là 1.649 dự

án (chiếm 18%) với tổng số vốn đầu tư là 24,901 tỷ USD, chiếm 28%; còn lại



33



305 dự án (chiếm 5%) là đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh,

công ty cổ phần… với tổng số vốn là 8,666 tỷ USD, chiếm 9%.

Bảng 2.2. Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài theo hình thức đầu tƣ 1988 - 2008



(chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

Hình thức đầu tƣ



Số dự án



Tổng vốn



Vốn pháp định



Vốn đầu tƣ

thực hiện



đầu tƣ

100% vốn nước ngoài



6799



54,027,332,700



22,063,212,760



11,324,296,112



Liên doanh



1649



24,901,316,936



9,321,596,262



11,144,796,904



Hợp đồng hợp tác KD



226



4,578,597,287



4,127,650,407



5,661,119,003



HĐ BOT, BT, BTO



8



1,710,925,000



456,185,000



727,030,774



Công ty cổ phần



70



2,278,799,822



616,379,442



326,746,513



Công ty Mẹ - Con



1



98,008,000



82,958,000



14,448,000



8,753



87,594,979,745



36,667,981,871



29,234,437,306



Tổng số



Nguồn: Bộ Công an (2009), Báo cáo của Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy



2.1.1.3. Về loại hình đầu tư

Cũng trong tổng số 8.753 dự án của nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt

Nam (2008). Có 6.790 dự án đầu tư về lĩnh vực sản xuất (chiếm 77%), với

tổng số vốn đầu tư là 56,056 tỷ USD, chiếm 64%, trong đó công nghiệp nhẹ

là 2.587 dự án, chiếm 38,1%; công nghiệp nặng là 2.448 dự án, chiếm 36%;

nông - lâm nghiệp chiếm 11,9%; xây dựng chiếm 6,83 %... còn lại là công

nghiệp thực phẩm là 4,63%, thuỷ sản 1,9%, công nghiệp dầu khí 0,58%.

Ngoài ra còn 1,963 dự án, chiếm 36% tổng số vốn đầu tư là hướng vào kinh

doanh dịch vụ như: Bưu chính viễn thông, khách sạn - du lịch, tài chính ngân hàng, văn phòng - căn hộ… Có thể thấy rõ các loại hình đầu tư thông

qua con số thống kê cụ thể (xem ở phụ lục 3a).

2.1.1.4. Các quốc gia đầu tư

Hiện nay có 81 quốc gia tham gia đầu tư trực tiếp vào nước ta, trong số

81 quốc gia đó thì Hàn Quốc là nước đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất với

1.873 dự án, chiếm 21% và tổng số vốn là 14,439 tỷ USD, chiếm 16,5%. Tiếp



34



đến là Đài Loan có 1.801 dự án, chiếm 20% với tổng số vốn là 10,814 tỷ

USD, chiếm 12,3%; Nhật Bản có 943 dự án, chiếm 10% với tổng số vốn là

9,871 tỷ USD, chiếm 11,2%, Singgapo có 551 dự án, chiếm 6% với tổng số

vốn là 11,385 tỷ USD, chiếm 13%... (xem phụ lục 1a,1b). Như vậy, với

đường lối, chính sách kinh tế đúng đắn của Đảng và nhà nước ta trong thời

gian qua, nền kinh tế Việt nam đã có sự giao lưu, hợp tác kinh tế với nhiều

quốc gia trên thế giới. Bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam có nhiều khởi sắc,

đời sống của nhân dân được nâng cao.

2.1.1.5. Phân bố các dự án

Tổng số các dự án nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam được phân

bố ở tất cả 64 tỉnh, thành trong cả nước. Trong đó có 4 địa phương có số dự

án đầu tư của nước ngoài nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh có 2.400 dự

án, chiếm 27,4% với tổng số vốn là 17,624 tỷ USD, chiếm 20,1%; kế đến là

Bình Dương có 1590 dự án, chiếm 18,1% với tổng số vốn là 8,578 tỷ USD,

chiếm 9,8%; Hà Nội có 1022 dự án, chiếm 11,6% với tổng số vốn là 12,670

tỷ USD, chiếm 14,5%; Cuối cùng là tỉnh Đồng Nai có 917 dự án, chiếm

10,5% với tổng số vốn là 11,666 tỷ USD, chiếm 13,3%.

Trong 6.790 dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thì có 6.538 dự án nằm

trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế,

chiếm 96,2% tổng số dự án. Còn lại, 252 dự án nằm ở ngoài khu công nghiệp,

chiếm 3,8%. Như vậy, phần lớn các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chủ

yếu nằm trong các khu công nghiệp (KCN).

Tóm lại, với cái nhìn tổng quan về quá trình phát triển của các doanh

nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam những năm qua cho

thấy: Với việc phát triển nhanh các cơ sở đầu tư của nước ngoài vào Việt

Nam trong những năm qua đã đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển

kinh tế của từng địa phương và của cả nước. Bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều

vấn đề về công tác PCCC, khi mà kinh tế ngày càng phát triển, cơ sở vật chất



35



với số lượng ngày càng lớn thì nguy cơ cháy, nổ ngày càng cao. Trong khi các

điều kiện về an toàn PCCC và công tác quản lý của nhà nươc về PCCC còn

nhiều bất cập, nhiều dự án đầu tư nước ngoài có khối lượng lớn tài sản, vật tư

là chất dễ cháy như: bông, vải, sợi, da giầy, giấy,… chiếm gần 60% tổng số

dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất. Ngoài ra có các dự án có quy mô và yêu

cầu vốn lớn, công nghệ cao như dầu khí, sản xuất ô tô, xe máy, vật liệu xây

dựng… Đây là những ngành, những cơ sở có nguy cơ cháy, nổ rất cao. Do đó,

việc nghiên cứu thực trạng cháy, cũng như thực trạng quản lý nhà nước đối

với dịch vụ PCCC trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

là rất cần thiết để đảm bảo cho các doanh nghiệp này phát triển ổn định, đóng

góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai

đoạn hiện nay.

2.1.2. Cầu về dịch vụ phòng cháy chữa cháy trong các doanh nghiệp

có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối đổi mới và phát triển

kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước ta, các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt

Nam ngày càng tăng, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ các khu công

nghiệp, khu chế xuất công nghệ cao, các trung tâm thương mại, khu chung cư

cao tầng… sự phát triển về kinh tế, sự phức tạp và đa dạng của các loại hình

sản xuất, mức độ đầu tư kéo theo là sự gia tăng các vụ hoả hoạn về số lượng

và mức độ thiệt hại gây khó khăn không nhỏ trong công tác quản lý nhà nước

về PCCC. Đặc biệt đối với các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với

mức đầu tư cao, ngành nghề sản xuất đa dạng, tính chất nguy hiểm về cháy nổ trong sản xuất cao, thì nguy cơ cháy và thiệt hại do cháy gây ra rất lớn.

Cháy lớn không những gây thiệt hại rất nghiêm trọng về tài sản mà còn làm

ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam cũng như sự

phát triển của kinh tế - xã hội. Nguy cơ xảy ra cháy cao dẫn đến cầu về dịch

vụ PCCC đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp có vốn đầu tư



36



trực tiếp từ nước ngoài nói riêng ngày càng tăng và có xu hướng tỷ lệ thuận

với sự phát triển của nền kinh tế.

2.1.2.1. Nhu cầu về dịch vụ phòng cháy chữa cháy thông qua thực

trạng cháy - nổ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

trong 10 năm qua (1998 - 2008)

Tình hình cháy - nổ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài trong 10 năm qua là thực tế sinh động nhất phản ánh cầu về dịch vụ

PCCC của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tính đến

năm 2008 cả nước đã có 8.735 dự án của 81 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư

vào Việt Nam. Quá trình hội nhập phát triển kinh tế rất nhanh của nước ta

những năm qua đã đặt ra những vấn đề lớn đối với xã hội trong đó có các vấn

đề về PCCC vì khi các cơ sở xã hội càng phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật

ngày càng nhiều, tính chất nguy hiểm cháy, nổ ngày càng tăng, thì nguy cơ

cháy, nổ càng nghiêm trọng và thiệt hại ngày càng lớn, ảnh hưởng trực tiếp

đến sự phát triển chung của xã hội. Đặc biệt là tình hình cháy diễn ra ở các

doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo thống kê của Cục

Cảnh sát PCCC, tình hình cháy, nổ ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài diễn biến như sau:

Tình hình cháy và thiệt hại do cháy ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài.

So với tình hình cháy chung trên cả nước số vụ cháy tại các cơ sở có

vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra rất ít nhưng thiệt hại do cháy gây ra lại

rất lớn.

Trong 8 năm từ năm 2000 đến năm 2008 số vụ cháy xảy ra trong toàn quốc

(không kể cháy rừng) là 13.483 vụ trong đó cháy ở khu vực kinh tế nhà nước

là 1.551 vụ (chiếm 11,50%); cháy ở khu vực kinh tế tập thể là 257 vụ (chiếm

1,90%); cháy ở khu vực kinh tế tư nhân là 3743 vụ (chiếm 27,76%); cháy ở

khu vực nhà dân 7780 vụ (chiếm 57,70%); cháy trong các doanh nghiệp có



37



vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 155 vụ (chiếm 1,14%). Tuy cháy xảy ra

trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ chiếm hơn 1%

mỗi năm nhưng thiệt hại về tài sản do cháy gây ra thì chiếm đại đa số, thống

kê cho thấy năm 2008 chỉ có 24 (24/1734 = 1,384%) vụ cháy xảy ra ở các cơ

sở này nhưng thiệt hại là 365 (365/609,1 = 59,924%) tỉ đồng, trong đó có 8 vụ

cháy xảy ra ở các cơ sở 100% vốn đầu tư của Đài Loan xảy ra cháy gây thiệt

hại 345 tỉ đồng.

Khu vực nhà dân: 7780 vụ (57,70%).

Khu vực kinh tế tư nhân: 3743 vụ (27,76%).

Khu vực kinh tế tập thể: 257 vụ (1,90%).

Khu vực nhà nước: 1551 vụ (11,50%).

Khu vực liên doanh: 97 vụ (0,79%).

Khu vực 100% vốn nước ngoài: 55 vụ (0,41%).



Biểu đồ 1. Tỷ lệ cháy xảy ra ở các khu vực trên toàn quốc từ năm

1998 – 2008



- Về tài sản thiệt hại do cháy: Theo thống kê, trung bình cho thấy năm

sau cao hơn năm trước. Nếu như tính trung bình trong vòng 4 năm 2001 2004, thiệt hại tài sản mỗi vụ cháy là 0,19 tỷ đồng, thì trung bình trong vòng 4

năm sau 2005 - 2008 thiệt hại tài sản mỗi vụ cháy là 0,274 tỷ đồng, và tính

trung bình chung cả 8 năm 2001 - 2008 thì thiệt hại tài sản mỗi vụ cháy là

0,217 tỷ đồng. Tỉ lệ trung bình thiệt hại hàng năm luôn trong chiều hướng gia

tăng, năm sau cao hơn năm trước, trong đó trung bình thiệt hại một vụ cháy

năm 2008 ở mức cao nhất là 0,351 tỉ đồng. Mức độ thiệt hại do cháy gây nên

năm sau cao hơn năm trước là do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có

nguyên nhân là do xảy ra cháy ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tăng

lên và thiệt hại chủ yếu là ở các cơ ở có vốn đầu từ nước ngoài.



38



Trong 10 năm (1998 - 2008) tại các cơ sở có vốn đầu tư trực tiếp của

nước ngoài trong cả nước xảy ra 111 vụ cháy (chưa kể các vụ cháy nhỏ mà

lực lượng chữa cháy cơ sở dập tắt ngay từ ban đầu), gây thiệt hại khối lượng

tài sản tính thành tiền 551,083 tỷ đồng.

Nếu xét theo ngành nghề đầu tư (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ)

thì có đến 101 vụ cháy ở các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp chiếm

91% số vụ cháy và 10 vụ cháy ở các cơ sở thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ

chiếm khoảng 9% tổng số vụ cháy. Điều này cho thấy công tác giáo dục đào

tạo về an toàn PCCC, tư vấn, thẩm định, kiểm tra an toàn PCCC trong các cơ

sở sản xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp có nhu cầu rất cao.

Bảng 2.3. Bảng tỷ lệ các vụ cháy và thiệt hại tài sản trong các doanh

nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam phân theo

các tỉnh, thành phố 1998 -2008

Tình hình cháy

STT



Địa phƣơng



Thiệt hại



Số vụ



Tỷ lệ (%)



Tài sản

(tỷ đồng)



Tỷ lệ (%)



1

2



Đồng Nai

Bình Dương



28

27



25.23

24.32



194,644

64,955



35.32

11.79



3



TP Hồ Chí Minh



24



21.62



159,058



28.86



4



Hà Nội - Hà Tây



5



4.50



7,607



1.38



5



Khánh Hòa



5



4.50



5,578



1.01



6



Tây Ninh



5



4.50



5,071



0.92



7



Long An



2



1.80



102,000



18.51



8



Hưng Yên



2



1.80



2,028



0.37



9



Vũng Tàu

Các địa phương khác



2



1.80



3,042



0.55



11



9.91



7,100



1.29



111



100



551,083



100



10



Tổng



Nguồn: Bộ Công an (2009), Báo cáo của Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy



Như vậy, tại các cơ sở có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong cả nước

bình quân mỗi năm xảy ra 11 vụ cháy, gây thiệt hại tài sản tính thành tiền là

55,11 tỷ đồng. Nếu so sánh với số vụ cháy chung trong cả nước (1998 - 2008)



39



thì số vụ cháy tại các cơ sở này hàng năm tuy chỉ chiếm 0,48% (11/2304 vụ),

nhưng thiệt hại chiếm tới 19,33 % (55,11/285 tỷ đồng). Sở dĩ như vậy, vì số

vụ cháy lớn tại các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm

tới gần 50% tổng số vụ cháy lớn trong cả nước.

Tình hình cháy và thiệt hại do cháy ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài phân theo tiêu chí quốc gia đầu tư.

Bảng 2.4. Bảng tỷ lệ các vụ cháy và thiệt hại tài sản trong các doanh

nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam phân theo các

quốc gia đầu tƣ 1998 -2008

Thiệt hại



Tình hình cháy

STT



Các quốc gia đầu tƣ



Số vụ



Tỷ lệ (%)



Tài sản

(tỷ đồng)



Tỷ lệ (%)



1



Đài Loan



56



50.45



366,529



66.51



2



Hàn Quốc



11



9.91



67,755



12.29



3



Malaixia



9



8.11



82,720



15.01



4



Trung Quốc



9



8.11



7,146



1.30



5



Singapore



6



5.41



20,979



3.81



6



Nhật Bản



4



3.60



635



0.12



7



Thái Lan



3



2.70



2,800



0.51



8



Các quốc gia khác



13



11.71



2,555



0.46



111



100



551,119



100



Tổng



Nguồn: Bộ Công an (2009), Báo cáo của Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy



- Về số vụ cháy: Có 16/81 nước đầu tư vào Việt Nam đã để xảy ra 111

vụ cháy tại các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, trong tổng số các vụ cháy đó

thì cháy ở các cơ sở đầu tư của Đài Loan là cao nhất: 56/111 vụ cháy, chiếm

50,45% tổng số vụ cháy; kế đến là Hàn Quốc 11/111 vụ cháy, chiếm 9,91%;



40



thứ ba là Malaysia 9/111 vụ cháy, chiếm 8,11%; thứ tư là Trung Quốc với số

vụ cháy đã diễn ra chiếm 8,11% (xem bảng 2.4).

Biểu đồ 2. Số vụ cháy



Đài loan

Hàn quốc

Malaixia

Trung quốc

Singapore

Nhật

Thái

Một số nước khác



- Về thiệt hại do cháy gây ra: Trong tổng số thiệt hại về tài sản do 111

vụ cháy gây ra thì cháy tại các cơ sở có vốn đầu tư của Đài Loan gây thiệt hại

nhiều nhất 366,529/551,19 tỷ đồng, chiếm 66,506% tổng số thiệt hại; kế đến

là Malaysia 82,720/551,19 tỷ đồng, chiếm 15% tổng thiệt hại, thứ ba là Hàn

Quốc chiếm 12,294% tổng thiệt hại, thứ tư là Singapore, tiếp theo là các nước

Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản…

Biểu đồ 3. Thiệt hại tài sản



Đài loan

Hàn quốc

Malaixia

Trung quốc

Singapore

Nhật

Thái

Một số nước khác



Như vậy, chỉ tính 4 nước và vùng lãnh thổ Đài Loan, Hàn Quốc,

Malaysia, Singapore thì số vụ cháy đã chiếm 73,88% tổng số vụ cháy, còn

thiệt hại do cháy gây ra thì chiếm tới 97,61% tổng thiệt hại do cháy gây ra tại

các cơ sở của 16 nước trong tổng số 81 nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư

vào Việt Nam. Chỉ tính riêng số vụ cháy tại các cơ sở có vốn đầu tư của Đài



41



Loan vào Việt Nam thì đã bằng tổng số vụ cháy của 80 nước còn lại, còn tổng

thiệt hại do cháy gây ra thì gấp 2,5 lần so với thiệt hại ở các cơ sở của 80

nước cộng lại (Xem phụ lục 3b).

Trên 88% số vụ cháy và trên 95% thiệt hại ở các doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài thuộc các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư Châu Á.

Điều này cho thấy công tác giáo dục đào tạo về an toàn PCCC, tư vấn,

thẩm định, kiểm tra an toàn PCCC trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc

các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư Châu Á có nhu cầu rất cao.

Tính theo địa bàn các tỉnh, thành phố - và vùng miền.

- Về số vụ cháy: Trong 111 vụ cháy tại các cơ sở có vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài thì tỉnh Đồng Nai có số vụ cháy và thiệt hại chiếm tỷ lệ cao

nhất là 28/111vụ cháy, chiếm 25,23% tổng số vụ cháy, kế đến là tỉnh Bình

Dương số vụ cháy là 27/111, chiếm 24,32%, thành phố Hồ Chí Minh, số vụ

cháy là 24/111, chiếm 21,62%, tỉnh Long An có số vụ cháy là 2/111, chiếm

1,8%.

- Về thiệt hại do cháy gây ra: Trong tổng số thiệt hại về tài sản do 111

vụ cháy gây ra thì thiệt hại về tài sản tại các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài

tại tỉnh Đồng Nai là cao nhất với 194,644/551,19 tỷ đồng, chiếm 35,32% tổng

thiệt hại do cháy gây ra, tiếp theo là thành phố Hồ Chí Minh 159,058/551,19

tỷ đồng, chiếm 28,86%, thứ ba là tỉnh Long An thiệt hại 102/551,19, thứ tư là

tỉnh Bình Dương thiệt hại là 64,955/551,19 tỷ đồng (xem phụ lục 2).

Như vậy, chỉ tính 4 địa phương Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh,

Bình Dương, Long An thì số vụ cháy xảy ra tại các doanh nghiệp có vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài đã chiếm 72,97% tổng số vụ cháy, còn thiệt hại do

cháy gây ra tại đây chiếm 94,47% tổng thiệt hại do cháy gây ra tại các doanh

nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.



42



Các vụ cháy xảy ra tại các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu xảy

ra tại các tỉnh phía Nam, 99 vụ, chiếm 89,19% tổng số vụ cháy, phía Bắc, 12

vụ, chiếm 10,81% tổng số vụ cháy.

Điều này cho thấy công tác giáo dục đào tạo về an toàn PCCC, tư vấn,

thẩm định, kiểm tra an toàn PCCC trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc

ở các tỉnh phía Nam có nhu cầu rất cao.

Theo kết cấu xây dựng hạng mục công trình của cơ sở cháy:

Trong tổng số 111 vụ cháy thì chủ yếu là cháy ở các nhà xưởng, nhà

kho có kết cấu xây dựng khung nhà bằng thép, mái lợp tôn, 96 vụ, chiếm 86%

tổng số vụ cháy tại các cơ sở có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khi cháy sau

khoảng 10 -15 phút thì các cột và các kết cấu chịu lực khác bằng thép mất khả

năng chịu lực, dẫn đến sụp đổ công trình, mái tôn úp trùm lên toàn bộ diện

tích cháy làm cho lực lượng chữa cháy khó chữa hoặc không thể chữa được.

Tóm lại, qua thực trạng tình hình cháy - nổ và thiệt hại do cháy nổ được

phản ánh ở trên cho thấy nhu cầu về dịch vụ PCCC trong các doanh nghiệp có

vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam rất cao. Nhu cầu về dịch vụ

PCCC của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thể hiện

qua các con số thống kê như sau:

- Xét theo ngành nghề đầu tư ngành công nghiệp (công nghiệp nhẹ,

công nghiệp nặng, công nghiệp thực phẩm, xây dựng, công nghiệp dầu khí…)

là ngành có nhu cầu dịch vụ PCCC cao nhất (có đến 91% số vụ cháy trong 10

năm qua là ở các cơ sở thuộc lĩnh vực công nghiệp).

- Xét theo tiêu chí phân bố các doanh nghiệp ở các địa phương và vùng

miền có thể thấy các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh là

các tỉnh, thành phố có nhu cầu dịch vụ PCCC cao nhất, chỉ tính riêng 3 địa

phương này thì số vụ cháy xảy ra tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài đã chiếm 71,17% tổng số vụ cháy, còn thiệt hại do cháy gây ra tại



43



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

×