Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.4 KB, 118 trang )
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM
2.1. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu hút FDI của Hàn Quốc
2.1.1. Chính sách thu hút FDI của Việt Nam
Ngay từ Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ VI, năm 1986. Đảng ta đề cao vai trò của kinh tế đối ngoại nói chung và
đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Tiếp theo các Đại hội Đảng lần thứ VII
(6/1991), Đại hội VIII (6/1996), Đại hội IX (4/2001) và Đại hội X (4/2006)
đều đã khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của Đại hội VI và tiếp tục khẳng
định vai trò rất quan trọng của FDI trong sự nghiệp phát triển kinh tế.
Đảng ta đã chỉ rõ: “Mở rộng, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ
kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, bình đẳng,
cùng có lợi, thu hút các nguồn lực bên ngoài để phát huy mạnh mẽ các lợi thế
và nguồn lực bên trong. Cần thấy rằng quan hệ kinh tế với bên ngoài phải trên
nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, do đó, chỉ có thể mở rộng và đem lại
hiệu quả tốt khi dựa trên cơ sở và hướng vào khai thác tối đa mọi nguồn lực
và lợi thế bên trong. Ý chí tự lực tự cường không mâu thuẫn và ngược lại là
điều kiện cơ bản để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài” [12, tr.370].
Từ 01/7/2006, khi Luật Đầu tư chung có hiệu lực, hàng loạt chính sách
và biện pháp khuyến khích và bảo hộ đầu tư phù hợp với thông lệ quốc tế đã
được áp dụng, tiêu biểu là:
Thứ nhất, so với Luật Đầu tư nước ngoài trước đây, theo quy định tại
Luật Đầu tư chung, quyền tự do đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư được
mở rộng, cụ thể là nhà đầu tư tự quyết định lĩnh vực đầu tư, hình thức và quy
34
mô đầu tư; trực tiếp xuất nhập khẩu hoặc ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa
liên quan đến hoạt động đầu tư; chủ động tiếp cận và sử dụng nguồn lực đầu
tư v.v.
Thứ hai, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS) được
áp dụng; qua đó, xóa bỏ toàn bộ các rào cản đầu tư trước đây như các quy
định về ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước, về tỷ lệ nội địa
hóa, tỷ lệ xuất khẩu, nhập khẩu, tỷ lệ nghiên cứu và phát triển…
Thứ ba, Chính phủ đã ban hành Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày
22/9/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Đầu tư, trong đó có Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, Danh
mục địa bàn ưu đãi đầu tư, Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng
cho nhà đầu tư nước ngoài và Danh mục lĩnh vực cấm đầu tư. Cụ thể:
* Lĩnh vực ưu đãi đầu tư, Chính phủ Việt Nam có chính sách ưu tiên
đối với các hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực như:
- Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ
cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo.
- Nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thủy sản; làm muối; sản xuất giống
nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới.
- Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái;
nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao. Sử dụng nhiều lao động.
- Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, các dự án quan trọng, có quy
mô lớn. Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao và văn
hoá dân tộc. Phát triển ngành, nghề truyền thống.
- Những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác cần khuyến khích.
* Địa bàn ưu đãi đầu tư, Chính phủ Việt Nam có chính sách ưu tiên đối
với các hoạt động đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn,
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, chính sách
35
ưu đãi đầu tư cũng được áp dụng cho các doanh nghiệp đầu tư tại các KCN,
KCX, KCNC và KKT.
* Chính sách ưu đãi đầu tư bao gồm
Thứ nhất, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Tùy thuộc lĩnh vực và địa
bàn đầu tư, có 3 mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong 15
năm; 15% trong 12 năm và 20% trong 10 năm. Mức ưu đãi thuế thu nhập
doanh nghiệp tối đa dành cho các dự án đầu tư đặc biệt khuyến khích và các
dự án thuộc KCN, KCX, KCNC, KKT là miễn 4 năm và giảm 50% thuế phải
nộp trong 9 năm tiếp theo.
Thứ hai, miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, vật tư, phương tiện
vận tải chuyên dụng... nhập khẩu để tạo tài sản cố định; vật tư trong nước
chưa sản xuất được v.v.. Các ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng sẽ
được ghi rõ vào Giấy chứng nhận đầu tư. Cơ quan nhà nước thực hiện ưu đãi
đầu tư căn cứ vào thực tế đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư quy định
trong Giấy chứng nhận đầu tư để áp dụng ưu đãi đầu tư.
Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam áp dụng hỗ trợ đầu tư về chuyển giao
công nghệ, đào tạo, phát triển dịch vụ, thị thực nhập cảnh, xuất cảnh và phát
triển hệ thống kết cấu hạ tầng cho KCN, KCX, KCNC và KKT.
Về lĩnh vực hạn chế hoặc cấm đầu tư, Phụ lục III và IV của Nghị định
số 108/CP của Chính phủ chỉ rõ danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện (thí
dụ: phát thanh, truyền hình, sản xuất thuốc lá, kinh doanh bất động sản...) và
danh mục lĩnh vực cấm đầu tư (bao gồm các dự án gây phương hại đến quốc
phòng, an ninh quốc gia; tổn hại sức khỏe nhân dân, phá hủy môi trường...).
Điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với quy định
của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Thứ ba, Luật Đầu tư chung là bước tiến mạnh mẽ trong việc cải cách
thủ tục hành chính theo hướng áp dụng phổ biến chế độ đăng ký đầu tư, đơn
36
giản hóa nội dung thẩm tra, rút ngắn thời gian cấp phép và mở rộng việc phân
cấp đầu tư cho các địa phương.
Bên cạnh lĩnh vực, địa bàn, chính sách ưu đãi đầu tư, Chính phủ còn rất
chú trọng đến các chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn
nhân lực, hoạt động xúc tiến đầu tư …
Với việc gia nhập WTO, Việt Nam cam kết thực hiện ngay các hiệp
định về quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), biện pháp đầu tư liên quan đến thương
mại (TRIMS)... Đồng thời, xóa bỏ các trợ cấp nhà nước không phù hợp thông
lệ WTO và có những cam kết quan trọng về mở cửa thị trường một số lĩnh
vực dịch vụ như viễn thông, phân phối, tài chính cũng như cắt giảm hàng rào
thuế quan, mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư nước ngoài.
2.1.2. Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc
Quan hệ hợp tác kinh tế
Hàn Quốc đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam trên
các lĩnh vực thương mại, đầu tư…Trong 20 năm qua ( 1992- 2007), Hàn
Quốc luôn đứng trong danh sách nhón 5 nước có quan hệ kinh tế quy mô lớn
nhất với Việt Nam .Hai nước đã thành lập Ủy ban liên chính phủ về Hợp tác
kinh tế và khoa học kỹ thuật Việt Nam- Hàn Quốc để thúc đẩy hợp tác kinh tế
song phương. Các doanh nghiệp Hàn Quốc có quan hệ hợp tác đầu tư ở Việt
Nam từ năm 1988. Đến năm 1992 khi mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước
được thiết lập thì vốn đầu tư của các doanh nghiệp đã tăng 2,66 lần so với 4
năm trước gộp lại ( 140.600.000USD). Năm 1993, Hàn Quốc đã đứng thứ 3
với 30 dự án và 508.500.000 USD tổng vốn đầu tư, tăng gấp 4 lần so với năm
1992, tính đến thang 5 năm 2007, Hàn Quốc là nước đứng thức 2 trong tổng
số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 1.365 dự án đầu tư
còn hiệu lực với tổng số vốn dăng ký trên 8,54 tỷ USD.
37
Về lĩnh vực trao đổi thương mại
Trước khi quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước được thiết lập
vào năm 1992, quan hệ thương mại giữa hai nước còn ở mức rất thấp. Kim
ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc năm 1983 mới đạt 22,5
triệu USD, năm 1984 đạt 32,17 triệu USD và tăng dần đến năm 1990 đạt 149
triệu USD. Sau khi có quan hệ ngoại giao chính thức, quan hệ giữa hai nước
ngày càng được củng cố và hợp tác kinh tế ngày càng được mở rộng. Hai
nước đã ký nhiều hiệp định cấp chính phủ trong hầu hết các lĩnh vực quan
trọng (trong đó có lĩnh vực thương mại) như:
- Hiệp định hợp tác kinh tế và Khoa học kỹ thuật (2/1993).
- Hiệp định thương mại (5/1993).
- Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư (5/1993).
- Hiệp định hàng không (5/1993).
- Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (5/1994).
- Hiệp định hợp tác văn hóa (9/1994).
- Hiệp định hợp tác hải quan (3/1995).
- Hiệp định hợp tác vận tải biển (4/1995).
- Hiệp định hợp tác khoa học công nghệ (4/1995).
- Hiệp định Hợp tác giữa các cơ quan kiểm tra thủy sản (7/2000).
- Bản ghi nhớ về Hợp tác trong lĩnh vực xây dựng (7/2002).
- Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (5/2006).
- Hiệp định Tương trợ tư pháp về dân sự và thương mại (10/2009).
Quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc tăng nhanh trong gần 20
năm qua. Thời kỳ tăng trưởng nhanh bắt đầu năm 1991, kim ngạch xuất nhập
khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc tăng mạnh, đạt 239 triệu USD, tăng 60,4%
so với mức 149 triệu USD năm 1990. Năm 1991, Hàn Quốc chiếm tỷ trọng
38
5,4% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trong những năm
tiếp theo kim ngạch ngoại thương hai nước tiếp tục tăng với nhịp độ cao, và
đạt đến 1545 triệu USD vào năm 1995. So với năm 1991, kim ngạch thương
mại hai chiều năm 1995 tăng 5,5 lần. Hàn Quốc chiếm tỷ trọng 11,4% trong
tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam.
Năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực
tác động đến cả Việt Nam – Hàn Quốc, nên ngoại thương hai chiều sau khi
tăng mạnh nhất vào năm 1997 với 1843 triệu USD, đă giảm 10,4%, chỉ đạt
1652 triệu USD vào năm 1998, năm 1999 tăng được 6,5% và đạt 1759 triệu
USD, nhưng vẫn chưa bằng năm 1997.
Từ năm 2000 trở lại đây, ngoại thương hai chiều của Việt Nam và Hàn
Quốc tăng trở lại với tốc độ nhanh, vượt mốc 2 tỷ USD vào năm 2000, và đến
năm 2003 đạt 3,1 tỷ USD.
Năm 2008, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 8,85 tỷ USD, tăng
34,4% so với năm 2007, gấp đôi năm 2006 và gấp 10 lần so với năm 1992.
Năm 2009, dù bị ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái
kinh tế toàn cầu, kim ngạch hai chiều vẫn xấp xỉ 10 tỷ USD, trong đó xuất
khẩu của Việt Nam vào Hàn Quốc đă tăng 16% so với năm 2008. Hàn Quốc
trở thành bạn hàng lớn thứ 4 của Việt Nam.
Tháng 10 – 2010, tại Hàn Quốc đă diễn ra Lễ ra mắt “Ủy ban hợp tác
thương mại Hỗn hợp Hàn Quốc – Việt Nam”, trên cơ sở Bản ghi nhớ kư
tháng 10 năm 2009. Hai bên sẽ trao đổi thông tin về cơ hội thương mại, hợp
tác công nghiệp, đầu tư, trao đổi về thông tin pháp luật, chính sách thương
mại, thuế quan, ngân hàng, hỗ trợ và thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực trao
đổi thương mại, công nghiệp và kỹ thuật.
39
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hàn Quốc vào
Việt Nam năm 2007
Mặt hàng xuất khẩu
Trị giá (USD)
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng
841.529.338
Vải các loại
812.692.608
Xăng dầu các loại
761.808.812
Nguyên phụ liệu dệt,may,da giày
389.118.262
Chất dẻo các loại
348.118.268
Kim loại
329.855.080
Sắt thép các loại
289.819.840
Linh kiện ô tô
143.639.155
Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
135.869.959
Ô tô nguyên chiếc
115.089.790
Hóa chất
119.545.560
Nguồn: Tổng cục hải quan
Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc c ̣òn hạn
chế ở một số mặt hàng như: thủy sản, bít tất, giày dép, gỗ, cao su, dầu thô, cà
phê, nguyên phụ liệu dệt may, thiết bị âm thanh, hàng thủ công mỹ nghệ…
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Hàn Quốc chủ yếu là:
máy móc, thiết bị và phụ tùng ô tô, nguyên phụ liệu dệt may, chất dẻo nguyên
liệu, sắt thép, xăng dầu , linh kiện điện tử và thuốc tân dược.
Về hợp tác lao động
Hiện nay Việt Nam có gần 4 vạn lao động đang làm việc tại Hàn Quốc.
Người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc cơ bản được đánh giá cao về sự cần
cù và khéo léo. Bên cạnh tình trạng lao động bỏ trốn khỏi hợp đồng và cư trú
bất hợp pháp tại Hàn Quốc vẫn tiếp tục diễn ra nghiêm trọng
Ngày 25 tháng 5 năm 2004, Việt Nam và Hàn Quốc ký thỏa thuận mới
về đưa lao động Việt Nam sang Hàn Quốc theo Luật cấp phép lao động (EPS)
40
của Hàn Quốc. Thỏa thuận này đã năng cao địa vị pháp lý và quyền lợi cho
người lao động Việt Nam.
Về hợp tác Du lịch
Trong vài năm gần đây, Hàn Quốc đã trở thành một thị trường cung cấp
khách du lịch trọng điểm của Việt Nam. Lượng khách khách Hàn Quốc vào
Việt Nam tăng trung bình 30%/ năm, với 13 lượt năm 2003, hơn 20 vạn năm
2004. Năm 2006, khoảng 3,62% tổng số người Hàn Quốc ra nước ngoài.
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2004, Việt nam đã đơn phương miễn visa cho
công dân Hàn Quốc nhập cảnh Việt Nam trong vòng 15 ngày với mục đích
du lịch.
Các quan hệ hợp tác khác
- Hợp tác văn hóa – giáo dục, hai nước ký Hiệp định Văn hóa tháng 8
năm 1994 cùng nhiều thỏa thuận hợp tác giao lưu thanh niên và giáo dục
khác, thường xuyên có các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật, triển lãm,
điện ảnh và công diễn. Hiện nay đang có khoảng 1.000 sinh viên Việt nam
đang theo học các chương trình, cử nhân, cao học tại Hàn Quốc theo nhiều
con đường khác nhau như tự túc, học bổng..
- Hợp tác ngoại giao nhân dân: Tháng 9 năm 1994 Việt Nam thành lập
Hội hữu nghị Việt Nam- Hàn Quốc . Năm 2001 Hàn Quốc thành lập Hội giao
lưu Hữu nghị Hàn Quốc- Việt Nam ( Nguồn: VietnamEMbassy in the
Republic of Korea- Quan hệ song phương)
Về viện trợ ODA
Năm 1994 Văn pḥòng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc
(KOICA) đă được thành lập và đặt trong đại sứ quán Hàn Quốc ở Việt Nam.
KOICA là cơ quan đại diện của Hàn Quốc phụ trách các vấn đề về viện trợ
không hoàn lại và hợp tác kỹ thuật cho các nước đang phát triển dưới dạng tài
trợ các dự án, nghiên cứu phát triển, cung cấp thiết bị, đào tạo, gửi chuyên gia
và tình nguyện viên đến các nước. Kể từ khi thiết lập KOICA ở Việt Nam,
ODA của Hàn Quốc cho Việt Nam đă tăng đáng kể từ 0,3 triệu USD năm
41
1992 lên 3,64 triệu USD năm 1997. Năm 1997 Việt Nam trở thành nước đứng
thứ hai trong số những nước nhận viện trợ không hoàn lại của Hàn Quốc.
Đã có hàng nghìn người Việt Nam tham gia các chương trình đào tạo
khác nhau ở Hàn Quốc. Phía Hàn Quốc đă cử các chuyên gia và tình nguyện
viên sang giúp Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Các hình thức viện trợ và hợp
tác giữa hai bên như:
- Viện trợ không hoàn lại: cung cấp trang thiết bị, dự án hợp tác…
- Hợp tác kỹ thuật:
- Mời tham gia các khóa đào tạo, nghiên cứu phát triển.
- Cử các chuyên gia, bác sĩ và hướng dẫn viên vơ thuật.
- Cử tình nguyện viên Hàn Quốc.
- Hỗ trợ các Tổ chức phi chính phủ và ủng hộ thiên tai.
Những lĩnh vực ưu tiên viện trợ chủ yếu cho Việt Nam:
- Phát triển nguồn nhân lực và những nhu cầu cơ bản của con người
như: Giáo dục, Đào tạo, Y tế…
- Hỗ trợ nhân đạo cho các vùng sâu vùng xa và người nghèo đói.
- Xây dựng thể chế cho các khu vực đang trong quá trình chuyển đổi
sang nền kinh tế thị trường.
- Phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Bảng 2.2: ODA của Hàn Quốc cho Việt Nam
Đơn vị: triệu USD
Năm
1991-
1995 -
2000 -
1994
1999
2003
3,613
19,046
17,899
Cam
2007
2008
2009
kết
2010
Cam kết
2008 -2011
Số
tiền
11,05 26,87 26,82 27,0
1000000
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
42
Những năm gần đây Việt Nam trở thành nước tiếp nhận Viện trợ phát
triển chính thức ODA lớn nhất của Hàn Quốc. Từ năm 1993 đến 2008, chính
phủ Hàn Quốc cung cấp viện trợ không hoàn lại trị giá 90 triệu USD và cam
kết cho vay ưu đăi 680 triệu USD. Năm 2008, viện trợ không hoàn lại của
Hàn Quốc cho Việt Nam đạt khoảng 26,87 triệu USD và hai nước đăng ký
cam kết 1 tỷ USD vay ưu đăi trong giai đoạn 2008 – 2011. Đây là một phần
trong chiến lược tăng cường hợp tác với Việt Nam của Hàn Quốc.
2.2. Tình hình thu hút FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam
2.2.1.Vốn và dự án đầu tư
2.2.1.1.Động thái vốn và dự án
Tính đến cuối tháng 9 năm 2012, cả nước có 3.111 dự án đầu tư nước
ngoài được cấp Giấy phép đầu tư hoạt động kinh doanh tại Việt Nam với tổng
số vốn đầu tư là hơn 24 tỷ USD.
So với năm đầu tiên mà các nhà đầu tư Hàn Quốc trực tiếp đầu tư vào
Việt Nam chỉ có 2 dự án đầu tư với 3,97 tỷ USD (bình quân 1,99 tỷ USD/1
dự án), cho đến năm 2008 đã có tới 294 dự án với số vốn đầu tư lên tới 2,01
tỷ USD. Như vậy, sau 20 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn
Quốc vào Việt Nam, xét cả về số dự án đầu tư và vốn đầu tư, đã có sự tăng
lên đáng kể.
* Giai đoạn 1988- 1990, giai đoạn khởi đầu
Trong 3 năm 1988-1990, do mới thực hiện Luật đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam nên kết quả thu hút vốn đầu tư ở mức khiêm tốn. Cụ thể,
chỉ có 4 dự án đầu tư với vốn đầu tư là 4,87 ttriệu USD. Điểm đáng chú ý là
trong năm 1989, không có dự án đầu tư nào từ phía Hàn Quốc vào Việt Nam.
Trong giai đoạn này, đầu tư nước ngoài chưa tác động đến tình hình kinh tế xã hội của đất nước.
* Giai đoạn 1991- 1996, giai đoạn bùng nổ đầu tư nước ngoài
43
Trong giai đoạn từ 1991 đến 1996, FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam
đã tăng lên cả về số lượng dự án đầu tư và vốn đầu tư so với giai đoạn
trước. Cũng trong giai đoạn này, số lượng dự án đầu tư và vốn đầu tư có xu
hướng tăng lên theo chuỗi thời gian. Với 201 dự án đầu tư và số vốn là
2,45 tỷ USD. Giai đoạn 1991 – 1996 được xem là giai đoạn “bùng nổ” đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam và được coi như làn sóng đầu tư nước ngoài
đầu tiên tại Việt Nam.
Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam đã bắt
đầu hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Hàn Quốc nói
riêng. Như vậy là do chi phí đầu tư thấp hơn so với một số nước trong khu
vực, lực lượng lao động dồi dào với giá nhân công rẻ, thị trường hoàn toàn
mới và đầy tiềm năng. Chính vì thế, đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh
chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế và đóng góp tích cực
vào thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Năm 1995 thu hút
được 667,9 triệu USD vốn FDI từ Hàn Quốc, tăng gấp 13,3 lần so với năm
1991 (50,2 triệu USD). Năm 1996 thu hút được 940, 2 triệu USD vốn đầu tư,
tăng 40,8% so với năm trước.
* Giai đoạn 1997- 2000, giai đoạn giảm sút do ảnh hưởng cuộc khủng
hoảng tài chính Châu Á
Do cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, đầu tư nước ngoài
của Hàn Quốc vào Việt Nam có sự giảm sút rõ rệt cả về số dự án đầu tư và về
vốn đầu tư. Trong 4 năm 1997-2000 có 120 dự án được cấp phép với tổng vốn
đầu tư hơn 800 triệu USD theo xu hướng chung số vốn đầu tư năm sau thấp
hơn năm trước (năm 1998 chỉ bằng 10,7% năm 1997, năm 2000 chỉ bằng 44%
năm 1999).
* Giai đoạn 2001 – 2010, giai đoạn phục hồi và tăng trưởng mạnh
44