Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.4 KB, 118 trang )
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH
THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN
QUỐC VÀO VIỆT NAM
3.1. Bối cảnh mới và ảnh hưởng của nó đến thu hút vốn đầu tư trực
nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam
3.1.1. Bối cảnh quốc tế
3.1.1.1. Tình hình chính trị- xã hội
Nước ta bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang
thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường, cụ thể là:
Tình hình sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, khủng hoảng
kinh tế thế giới năm 2008-2009, năm 2011 chứng kiến nền kinh tế toàn cầu
chật vật đạt mức tăng trưởng thấp hơn dự kiến, lạm phát và thất nghiệp cao
nhưng mang tính địa phương, thị trường tài chính ảm đạm, nợ công lan rộng
và đặc biệt trầm trọng ở khu vực đồng euro, giá hàng hoá nhiên liệu gia tăng...
Tuy nhiên Nền kinh tế thế giới được kỳ vọng sẽ thoát khỏi khủng hoảng, tăng
trưởng của một số nền kinh tế lớn của thế giới sẽ tốt hơn trong năm 2012 và
các năm tiếp theo.
Chính trị toàn cầu thay đổi đáng kể với biến động chính trị chưa hề
được dự báo như bất ổn ở Bắc Phi - Trung Đông, với các chính sách hạt nhân
đầy bất chắc ở Triều Tiên hay Iran, với căng thẳng gia tăng và không dễ giải
quyết ở biển Đông... Trong rất nhiều biến động này, người ta nhìn thấy vai trò
can dự của các cường quốc cũng như cuộc tranh giành quyền lực giữa 2 siêu
cường quốc là Mỹ và Trung Quốc. Bàn cờ chính trị toàn cầu đang chuyển
động phức tạp và rất khó đoán định trong năm 2012 khi mà dàn lãnh đạo quốc
gia ở Mỹ, Nga và Trung Quốc thay đổi sau các cuộc bầu cử hoặc chuyển giao
quyền lực. Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương vẫn tiềm ẩn nhâ tố gây mất ổn
định, nhất là tranh giành ảnh hưởng, chủ quyền biển, đảo, tài nguyên.
85
Các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bước vào thời
kỳ hợp tác theo Hiến chương ASEAN và xây dựng 3 trụ cột : Chính trị- an
ninh, kinh tế, văn hóa- xã hội, hợp tác với các đối tác và ASEAN đang ngày
càng khẳng định vai trò trung tâm trong một cấu trúc khu vực.
3.1.1.2. Xu hướng dòng FDI trên thế giới
Dòng vốn FDI toàn cầu theo đánh giá và dự báo của UNCTAD sẽ tăng
trưởng trở lại trong năm 2012 và 2013. Theo báo cáo Đầu tư 2011 của
UNCTAD, dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) toàn cầu (Global inflow) năm
2011 tăng 5% so với năm 2010 và đạt mức 1,24 tỷ USD, cùng với mức tăng
trưởng công nghiệp và thương mại toàn cầu đã trở lại mức trước khủng
hoảng, tuy dòng vốn FDI toàn cầu năm 2010 đạt mức thấp hơn 15% mức
trước khủng hoảng, và thấp hơn 37% so với mức cao nhất đạt được vào năm
1997 là 1,97 tỷ USD trong giai đoạn 2005 – 2010. Báo cáo đầu tư năm 2011
của UNCTAD cũng cho thấy dòng vốn FDI toàn cầu sẽ đạt mức 1,4 – 1,6 tỷ
USD, là mức trước khủng hoảng vào năm 2011 và dự báo FDI toàn cầu sẽ đạt
mức 1,7 tỷ USD vào năm 2012 và mức 1,9 tỷ USD vào năm 2013 – tương
đương với mức cao nhất đã đạt được trong năm 2007.
Các dự báo về dòng vốn FDI toàn cầu nêu trên cho thấy kết quả thu hút
FDI vào Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 đã thể hiện một phần xu hướng tăng
giảm của đầu tư toàn cầu, cả mức vốn đăng ký và vốn thực hiện đều đạt điểm
cao nhất trong cả giai đoạn 2005 – 2010 vào năm 2008 (73 tỷ USD vốn đăng
ký và 11,9 tỷ USD vốn thực hiện), sau đó giảm dần đến năm 2010. Với mức
dự báo FDI toàn cầu sẽ tăng trưởng trong các năm tới, tuy còn phụ thuộc vào
khả năng cạnh tranh trong thu hút FDI của mỗi quốc gia.
Quá trình toàn cầu hoá là một trong yếu tố tác động không nhỏ đến
động thái của dòng FDI toàn thế giới hiện nay. Ngoài ra có rất nhiều yếu tố
cũng ảnh hưởng đến sự luân chuyển của các dòng vốn đầu tư quốc tế theo
nhiều chiều khác nhau. Có thể kể đến yếu tố cơ bản là: Sự phục hồi nền kinh
tế toàn cầu diễn ra nửa đầu của năm 2010, những cuộc khủng hỏang nợ công
86
vào quý II năm 2010 đã đe doạ trực tiếp đến sự ổn định của thị trường tài
chính toàn cầu. Những biến động trong thị trường tài chính, tiền tệ, hàng hoá
vẫn tiếp tục gia tăng tạo ra những thách thức cho quá trình phục hồi và tăng
trưởng của nền kinh tế thế giới . Những diễn biến của nền kinh tế và tài chính
toàn cầu sẽ tạo ra những xu thế cho sự di chuyển của dòng đầu tư quốc tế
trong năm 2010.
Trong năm 2010 không có nhiều chuyển biến, sự dịch chuyển nguồn
vốn này chủ yếu diễn ra ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, theo dự
tính của IMF thì dòng vốn vào các nước đang phát triển đạt 589,5 t ỷ USD,
tăng 30% so với năm 2009, và tiếp tục tăng vào năm 2011, 2012(theo nguồn
tin Intitute of Inte rnational Finance) cũng ước tính dòng vốn vào nền kinh tế
mới nổi đạt 825 tỷ USD năm 2010, tăng từ 581 tỷ USD năm 2009. Hơn nữa
các nước đang phát triển tiếp tục tiếp tục mở rộng thị trường đầu tư của mình
khi dòng FDI tiếp tục tăng ước tính 210 tỷ USD năm 2010, tăng so với 153 tỷ
U SD năm 2009.Một mặt các dòng vốn vào giúp đáp ứng cầu nội địa, tuy
nhiên sự ồ ạt của dòng vốn quy mô toàn cầu đổ vào thị các thị trường tài
chính nhỏ sẽ làm tăng lên những quan ngại rỏi ro lạm phát, bong bóng giá tài
sản, bất ổn khu vực tài chính lên giá đồng nội tệ
Bảng 3.1: Dòng Vốn Quốc tế vào các nước đang phát triển
giai đoạn 2005- 2012
Đơn vị: Tỷ USD
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
vốn
tư 573.3
732.1
1224
752.4
454
589.5 670.2
770.8
Vốn cổ phần
349.9
469
633.8
536.5
445.9
479.5 564.2
652.8
Dòng FDI
281.1
363.2
528.4
593.6
358.3
438
501
575
Dòng cổ phiếu
68.8
105.8
135.4
-57.1
87.5
59.5
63.2
77.8
Dòng
nhân
Nguồn: Global economic prospect 2010,IMF
87
Nguyên nhân dòng FDI đổ vào nước đang phát triển do phục hồi tốt
hơn các nước phát triển, đây sức hút lớn với các nhà đầu tư và triển vọng sang
sủa của đầu tư trực tiếp.Theo kết quả khảo sát của WIPs thì sức hút FDI của
các nền kinh tế đang phát triển chủ yếu là khu vực Châu Á và Mỹ La Tinh,
Trung Quốc đứng vị trí thứ hai , Ấn Độ đứng thứ 6 , Brazil, Mỹ và Nga cũng
lọt vào tốp 5 các nước nhận nhiều FDI nhất. Ngựơc lại sức hút FDI của các
nước phát triển dường như giảm xuống, chỉ với các nước trong tốp 15 nước ,
Anh và Australia bị tụt hạng.
Bảng 3.2: Phân Bổ Dòng FDI giữa các khu vực kinh tế
Châu Phi
Bắc
Tây
SubPhi
Á
saharan
Nam
Đông
và
ĐNÁ
C.Mỹ
Latinh
và
Caribe
Mỹ và
Canada
EU15
Các
Các
Nam
nước
EUnước
đông
phát
12 Châu Âu
Âu và
triển
khác
CIS
khác
Mức độ ưu tiêntrong
phân bổ ( 1= marginal, 1.8
1.6
2.4
3.6
3
3.2
3.4
2.5
2.1
2.3
2.4
2.3
2.5
2.7
2.6
2.5
2.3
2.4
2.2
2.3
2.4
5= extremely important)
Triển vọng về sự thay đổi
tài sản nước ngoài đến 2.2
2012 so sánh với 2009
Nhóm 5 quốc gia nhận FDI hàng đầu giai đoạn 2010 – 2012: trung Quốc- Ấn Độ- Brazil- Mỹ - Nga
Nhóm 5 quốc gia đầu tư FDI hàng đầu giai đoạn 2010 – 2012: Mỹ- Trung Quốc- Đức- Anh- Pháp.
Nguồn: World investment report 2010,UNTAC
3.1.1.3. Tình hình kinh tế Hàn Quốc
Hàn Quốc là một đất nước nghèo tài nguyên, trước thập niên 60 của thế
kỷ 20 vẫn là một đất nước chậm phát triển. Nhưng bắt đầu từ sau những năm
1960, kinh tế Hàn Quốc bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, đến giữa thập
niên 80 đã trở thành nước công nghiệp phát triển mới ( NIC) với một nền kinh
tế hỗn hợp : kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
Ngày nay, Hàn Quốc đã trở thành một đất nước giàu có, là nền kinh tế
đứng thứ 8 thế giới. Sau chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát
88
triển nhanh chóng từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một
trong những nước giàu nhất. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những
nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.
GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc nhảy vọt từ 100 USD năm 1963 lên
10,000 USD năm 1995 và 25,000 USD vào năm 2007. Tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân là 5% mỗi năm
Trong những năm 1970 đến 1980, kinh tế Hàn Quốc tập trung phát triển
ngành công nghiệp nặng và sản xuất ô tô và đã thu được những thành công
đáng kinh ngạc: Hiện Hàn Quốc có Posco là công ty sản xuất thép lớn thứ 3
trên thế giới và ngành sản xuất ô tô cũng phát triển nhanh chóng điển hình là
Hyundai Kia Automotive Group góp phần đưa Hàn Quốc trỏ thành cường
quốc đứng thứ 5 trên thế giới về ngành này.
Năm 1996, Hàn Quốc trở thành thành viên của OECD, một mốc quan
trọng trong lịch sử phát trỉên kinh tế của họ. Ngành dịch vụ phát trỉên nhanh,
chiếm khoảng 70% GDP. Bên cạnh đó, chất lượng cuộc sống của người dân
được nâng lên nhanh chóng thậm chí còn cao hơn các quốc gia phát triển khác
ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Hiện nay, thu nhập và tài sản của Hàn Quốc đang tăng một phần là do sự
đầu tư và xuất khẩu công nghệ cao sang các nước đang phát triển như Trung
Quốc, Việt Nam và Indonesia. Đặc biệt gần đây chính phủ Hàn Quốc đang
tăng cường xuất khẩu thiết bị bán dẫn và tăng cường thu hút đầu tư nước
ngoài vào các khu kinh tế tự do.Việc hình thành các khu kinh tế tự do
(KKTTD), không những thu hút vốn FDI mà còn tạo thuận lợi cho việc
chuyển giao công nghệ và chuyển giao các bí quyết sản xuất, nhằm làm tăng
năng lực cạnh tranh và phát triển các ngành sản xuất mới. Ngày 25/4/2008
Hàn Quốc vừa ra quyết định thành lập 3 khu kinh tế tự do (FEZs), một phần
trong nỗ lực nhằm thu hút thêm đầu tư nước ngoài và thức đẩy tăng trưởng
kinh tế của đất nước. Hiện nay Hàn Quốc đang là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt
89
Nam với 1655 dự án đang hoạt động cùng tổng vốn đăng ký xấp xỉ 12,7 tỉ
USD( năm 2007).
Ngoài ra đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hàn Quốc đầu năm 2008 tăng
vọt ( tăng 69.8% trong quý I so với cùng kỳ năm ngoái) do có nhiều dự án đầu
tư quy mô lớn. Trong đó đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ đạt 94,9% lên 1.93 tỉ
USD với số vốn thực hiện đạt 24.4% lên 725 triệu USD. Các thương hiệu mới
đầu tư vào Hàn Quốc tăng 58% hàng năm lên 1.73 tỉ USD. FDI của Hàn Quốc
chủ yếu từ Mỹ, liên minh Châu Âu (EU) và Nhật Bản.
Tuy nhiên, nền kinh tế Hàn Quốc trong quý I năm 2008 chỉ đạt mức tăng
trưởng thấp nhất trong vòng 3 năm qua, do người dân giảm tiêu dùng và các
công ty hạn chế đầu tư (GDP của Hàn Quốc trong quý I chỉ tăng 0.7% so với
quý trước là 1.6%.)
Có thể thấy rằng những bước phát triển của Hàn Quốc hoàn toàn xứng
đáng với cái tên” Kỳ tích Sông Hàn”: Từ một đất nước nghèo đói, chậm phát
triển, lại nghèo t ài nguyên thiên nhiên, cộng với những hậu quả của cuộc
chiến tranh dân tộc để lại họ đã vươn lên trở thành một con Rồng của Châu Á
chỉ sau có hơn 20 năm phát triển.. Đây quả là thành công mà nhiều nước
mong đợi và luôn tìm được cho mình những bài học kinh nghiệm trong công
cuộc làm giàu cho đất nước mình.
3.1.2. Bối cảnh trong nước
- Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội sau 10 năm thực hiện chiến lược
phát triển kinh tế xã hội 2001- 2010. Việt Nam đã đạt được những thành tựu
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Nền kinh tế đất nước thoát khỏi
tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập
trung bình.
Nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiến lược 2001- 2010 đã được thực hiện,
đạt được bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất.
90
Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26% năm. Năm
2010, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1.168 USD. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện .
- Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại
đạt thành tựu quan trong trên nhiều mặt :
+ Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
+ Dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng.
+ Chính trị- xã hội ổn định ; quốc phòng, an ninh được giữ vững
+ Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu
quả, góp phần tạo được môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực
cho phát triển đất nước. Diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, thế và lực của
nước ta vững mạnh thêm nhiều, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được
nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
- Thực hiện đường lối của Đảng , chúng ta đẩy mạnh và từng bước
năng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế : mở cửa buôn bán biên giới với
Trung Quốc ; gia nhập ASEAN, tham gia hiệp định mậu dịch tự do ASEAN,
APEC, là sáng lập viên ASEM. Cùng với các nước ASEAN ký hiệp định
thành lập khu mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc, ASEAN- Hàn Quốc,
ASEAN- Australia và New Zealand. Ký hiệp định thương mại song phương
với Hoa Kỳ ( BTA), gia nhập WTO..đây là cơ hội để nước ta có những cơ hội
mở rộng thị trường hàng hóa và dịch vụ và không bị phâp biệt đối xử, có vị
thế bình đẳng như các nước thành viên. Đặc biệt hội nhập kinh tế quốc tế là
cơ hội để nước ta tận dụng xu hướng tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư
để nhận chuyển giao kỹ nghệ mới , tạo động lực và sức ép nâng cao chỉ số
cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam, tăng sức hấp dẫn đầu
tư nước ngoài, tăng thương mại- đầu tư do đó có việc làm, phúc lợi xã hội,
91
người tiêu dùng Việt Nam hưởng lợi, giải quyết tranh chấp thương mại theo
nguyên tắc công bằng của WTO...Đối với hoạt động FDI. Hội nhập đem đến
triển vộng lớn, hoạt động của Việt Nam sẽ có những động thái mới nhờ lòng
tin của các nhà đầu tư.
- Căn cứ vào định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10
năm (2011-2020) và chỉ tiêu chủ yếu trong 5 năm tới là : Tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân 5 năm : 7.0 – 7.5% . Năm 2015, GDP bình quân đầu người
khoảng 2.000 USD ; cơ cấu GDP : nông nghiệp và xây dựng 41- 42%, dịch
vụ 41- 42%, tỉ lệ lao động qua đào tạo dật 55%, kim ngạch xuất khẩu tăng
bình quân 12% năm, giảm nhập siêu, phấn đấu đến năm 2020 cân bằng được
xuất nhập khẩu và từ mục tiêu kinh tế cần đạt được trong thời gian tới, căn cứ
vào tình hình thực hiện đầu tư nước ngoài trong thời gian qua, quan điểm thu
hút FDI của Việt Nam trong thời gian tới, bao gồm:
Nhà nước Việt Nam luôn xác định vốn FDI là một phần quan trọng
đóng góp vào nguồn vốn quốc gia và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là
một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Do vậy, Việt
Nam luôn khuyến khích thu hút FDI và tạo điều kiện cho khu vực vốn đầu tư
nước ngoài phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Nhà
nước Việt Nam chủ trương tạo chuyển biến cơ bản trong thu hút vốn FDI,
nhất là các công ty đa quốc gia. Mở rộng các lĩnh vực đầu tư và đa dạng hóa
các hình thức đầu tư nước ngoài phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Chính phủ Việt Nam khuyến khích kêu gọi FDI tập trung vào các
ngành mà Việt Nam chưa có năng lực phát triển mang tính cạnh tranh cao như
công nghệ cao, công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, cơ khí chế tạo, công
nghiệp phụ trợ, các ngành năng lượng, công nghiệp vật liệu xây dựng, công
nghệ sinh học, công nghệ nguồn từ các nước phát triển, chế biến nông - lâm –
thủy hải sản. Về ngành dịch vụ, đặc biệt khuyến khích thu hút đầu tư vào các
ngành kinh doanh bất động sản, du lịch, y tế, giáo dục – đào tạo … Bên cạnh
92
đó, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nên kinh tế cũng là những lĩnh vực mà Việt
Nam đặc biệt khuyến khích nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu phát
triển và tăng trưởng kinh tế khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO
và tham gia đầy đủ vào tiến trình tự do hóa toàn cầu.
Để có thể thực hiện tốc độ tăng trưởng theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới với nhu cầu một lượng vốn đầu tư lớn, Việt Nam thực
sự cần được sự đóng góp của các nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc gia tăng
nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam, trong đó có các nhà đầu tư Hàn Quốc.
3.2. Định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của
Hàn Quốc vào Việt Nam
Thấy được tầm quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cả
về lý luận và thực tiễn, đồng thời dựa vào các bài học kinh nghiệm của các
nước bạn trong việc giải quyết vấn đề này. Theo Nghị quyết số 13/NQ-CP của
Chính phủ năm 2009 về định hướng vốn đầu tư nước ngoài, thu hút vốn FDI
cần được thực hiện theo định hướng như sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức đối với chủ trương tăng cường thu hút và
quản lý vốn FDI đã được khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X là:
"Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3
tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội từ năm (2006 - 2011). Mở rộng
lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường giàu
tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn vốn FDI”.
Thứ hai, thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc vào các lĩnh vực quan
trọng như công nghệ cao; công nghiệp phụ trợ; phát triển cơ sở hạ tầng và phát
triển nguồn nhân lực; chế biến nông sản, phát triển các vùng khó khăn, nông
nghiệp và nông thôn; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm năng
lượng; các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao; các ngành có tỷ trọng xuất khẩu
93
lớn; các ngành có ý nghĩa về an sinh xã hội (khám chữa bệnh, công nghiệp dược
và vac-xin, sinh phẩm), bảo đảm môi trường và an ninh quốc gia.
Thứ ba, thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc gắn
với vấn đề an sinh xã hội nảy sinh. Qúa trình phát triển kinh tế đã tạo ra vô số vấn
đề nảy sinh về mặt xã hội như : thất nghiệp, bất bình đẳng trong thu nhập, ô nhiễm
môi trường…Việc giải quyết các vấn đề đó không đơn thuần là sử dụng các biện
pháp hành chính, mà cần huy động mọi biện pháp, mọi nguồn lực FDI , nếu làm
cho các doanh nghiệp đầu tư của Hàn quốc chung tay giải quyết phần nào những
vấn đề nói trên .
Tuy vậy, trong giai đoạn mới đẩy nhanh thu hút vốn đầu tư trực tiếp của
nước ngoài nói chung và Hàn Quốc nói riêng phải có quan điểm mới:
+ Không nhất tiết thu hút FDI bằng mọi giá, mà phải lựa chọn đúng đắn,
kiên quyết từ chối các dự án đầu tư của Hàn Quốc mà có công nghệ thấp và ô
nhiễm môi trường.
+ Thu hút vốn đầu tư của Hàn Quốc vào phát triển công nghiệp phải coi
trọng chất lượng và hiệu quả hơn số lượng.
+ Bảo đảm hài hòa giữa thu hút và triển khai vốn,coi trọng vốn thực hiện
hơn là vốn đăng ký.
3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam.
3.3.1. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc
Trong khuôn khổ dịp kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc, tại
cuộc tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Hàn Quốc - Việt Nam ông Choi Yong Joo
vào chiều 12/11/2012, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND thành
phố Hà Nội khẳng định: quan hệ hợp tác kinh tế giữa Hàn Quốc-Việt Nam nói
chung và Hàn Quốc-Hà Nội nói riêng ngày càng tốt đẹp.
Thành quả đó có công rất lớn của Hội hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc.
Hội đã làm cầu nối để chính phủ và doanh nghiệp hai bên hiểu biết và hợp tác
94
lẫn nhau. Thời gian tới, Hà Nội mong muốn Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ, đặc
biệt là chia sẻ kinh nghiệm chống ùn tắc giao thông; phát triển công nghệ, xây
dựng chính quyền quyền điện tử trong điều hành công việc...
Đến nay, Hàn Quốc là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với 636
dự án, chiếm gần 31% tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội và
đứng thứ hai về tổng vốn đầu tư, với trên 3,5 tỷ USD. Các lĩnh vực đầu tư chủ
yếu là: xây dựng với 239 dự án, chiếm 37% số dự án của Hàn Quốc. Các lĩnh
vực chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất như: bất động sản, khách sạn, khu đô thị, văn
phòng cho thuê với số vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, chiếm gần 86% số dự án.
Hà Nội (Việt Nam) và Seoul (Hàn Quốc) là hai thành phố thiết lập quan
hệ hữu nghị và hợp tác từ năm 1996 và đã có nhiều thỏa thuận, văn bản ghi
nhớ, hợp tác thúc đẩy kinh tế hai bên phát triển mạnh trong thời gian qua như:
Lập quy hoạch cơ bản phát triển khu vực hai bên sông Hồng đoạn 40km chạy
qua Hà Nội do chính quyền Seoul tài trợ 4,3 triệu USD; Hà Nội tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào các dự án trọng điểm và phục vụ
nhu cầu phát triển của thành phố như tập đoàn Keangnam, Chamvit, Possco...;
tạo điều kiện cho sinh viên Hà Nội tham dự các khóa học tại Hàn Quốc...
Phát biểu khai mạc hội thảo, Giáo sư Heungchong Kim - Giám đốc
KIEP, nhấn mạnh:Việt Nam và Hàn quốc đã có mối quan hệ từ lâu đời và
trong lịch sử quan hệ, 2 quốc gia chúng ta đã cùng trải qua những thăng trầm,
biến động.
Mối quan hệ đó đã được kết nối trở lại khi cả 2 Chính phủ, 2 Dân tộc
cùng hướng về tương lai và cả tất cả chúng ta đều có chung mục đích đóng
góp vào sự ổn định của khu vực và toàn cầu.
Hội thảo sẽ đưa ra những ý kiến sát sườn vào bộ khung chính sách
thương mại, dịch vụ và đầu tư, với hy vọng, những gì đã được thực hiện trong
20 năm quan hệ hợp tác, sẽ được hoàn chỉnh-hoàn thiện hơn, đưa quan hệ hợp
tác Việt Nam – Hàn quốc đạt đến một tầm cao mới. Điều đó cũng có ý nghĩa
95