1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kỹ thuật >

Bảng 1: Chức năng chân MSP430G2553

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 44 trang )


2.1.2.b, Giải thích sơ lược các chân :

- Chân số 1 là chân cấp nguồn Vcc( ký hiệu trên chip là DVcc ) , ở đây nguồn cho

chip chỉ được cấp ở mức 3,3V , nếu cấp nguốn cao quá mức này thì chip có thể hoạt

động sai hay cháy chip .

-Chân 20 là chân nối cực âm (0V) , chân này thì không có gì đặc biệt.

-Chân reset : Chính là chân số 16 RST , nếu các bạn đã từng học về PIC thì sẽ thấy

chân reset có ký hiệu là MCLR , các bạn để ý thấy dấu gạch ngang trên có nghĩa là

chân này tích cực ở mức thấp . Mục đích của việc reset là nhằm cho chương trình

chạy lại từ đầu .

- Port I/O :

Port 1 : có 8 chân từ P1.0 đến P1.7 tương ứng với các chân từ 2-7 và 14 , 15.

Port 2 : cũng gồm có 8 chân P2.0 – P2.7 ứng với các chân 8 – 13 , 18,19.

Trong chế độ nhập (input) thì cả 2 port đều có 1 mạch điều khiển điện trở kéo dương

– gọi là PULL UP nhưng giá trị của điện trở này rất lớn khoảng 47K nên gọi là

WEAK PULL UP RESISTAN. Việc điều khiển PULL UP sẽ được tiến hành thông

qua lập trình tác động lên thanh ghi PxREN sẽ được đề cập ở chương sau .

Điều này cũng giống như việc thiết lập input ở port B của vi điều khiển PIC, ở port B

cũng có điện trở kéo lên , và người lập trình phải thao tác qua thanh ghi

OPTION_REG.

2.1.3, Mạch Nạp Cho MCU :

Msp430 là dòng value line , power low, và low – cost . Chính vì vậy mà TI đã cung

cấp cho người dùng 1 mạch nạp code + debug chỉ trên 1 mạch nhỏ gọn..

Đây chính là hình ảnh của Kit lanchpad :



10



11



Hình 2: Giới thiệu MSP430

-Kit có thể nạp được code cho dòng Msp430G : như msp430g2231, 2553, 2452,…

-Kit kết nối với máy tính thông qua cổng USB .

2.1.4, Trình Biên Dịch :

2.1.4.a, IAR (IAR Embedded Workbench ) :

Để tải chương trình , chúng ta có thể vào trang chủ : www.iar.com hoặc từ địa

chỉ của TI : www.ti.com , sau đó gõ từ IAR trên mục tìm kiếm ,để download

được thì các bạn phải tạo 1 tài khoản và đăng nhập để tải về .

2.1.4.b, CCS (Code composer studio )

2.1.5, Basic Clocks :.

Chế độ clock được cung cấp trong tất cả các dòng MCUs Msp430 của TI .Trong

chương này sẽ giúp các bạn hiểu rõ về hoạt động các xung clocks cơ bản của

msp430.



12



2.1.5.a, Giới thiệu về clock :

Với dòng msp430 này thì nó 3 loại xung cơ bản như sau :

- Internal Oscillators

- External Crystals

- External Oscillators

Internal/External Oscillators :

+ Internal :

Đây là nguồn dao động có sẵn bên trong chip , thông thường sử dụng các mạch

RC được tích hợp sẵn với các hệ mạch .

- Lợi ích của nguồn này đó là việc chúng ta có thể dễ dàng thay đổi được tần số

hoạt động mà không cần phải sử dụng các linh kiện ngoại – làm chiếm diện tích

board .

- Trên chip Msp430 đã có sẵn nguồn xung DCO (Digitally Controller Oscillator)

hỗ trợ tốc độ cao .

+ External :

Khác với những dòng vi điều khiển khác thì dòng Msp430 chỉ có thể hỗ trợ

thạch anh có tần số lên đến 32.768khz ,việc sử dụng thạch anh ngoại nhằm đáp

ứng nhu cầu về ứng dụng cần chạy thời gian thực và cần sự chính xác cao .

2.1.5.b, Mode trong xung nội :

Trong nguồn xung nội thì chúng ta có tối đa là 4 mode chế độ hoạt động , các mode

này lần lượt là :

LFXT1CLK : Low-frequency/high-frequency oscillator

Module dao động hỗ trợ tần số thấp / cao , có thể được dung cho ứng dụng với bộ theo

dõi tần số thấp thạch anh 32.768khz , hoặc từ các nguồn xung khác có tần số từ

400khz đến 16Mhz .

XT2CLK: Optional high-frequency oscillator .

Module lựa chọn làm việc ở tần số cao .

13



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

×