1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kỹ thuật >

-Kit có thể nạp được code cho dòng Msp430G : như msp430g2231, 2553, 2452,… -Kit kết nối với máy tính thông qua cổng USB .

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 44 trang )


2.1.5.a, Giới thiệu về clock :

Với dòng msp430 này thì nó 3 loại xung cơ bản như sau :

- Internal Oscillators

- External Crystals

- External Oscillators

Internal/External Oscillators :

+ Internal :

Đây là nguồn dao động có sẵn bên trong chip , thông thường sử dụng các mạch

RC được tích hợp sẵn với các hệ mạch .

- Lợi ích của nguồn này đó là việc chúng ta có thể dễ dàng thay đổi được tần số

hoạt động mà không cần phải sử dụng các linh kiện ngoại – làm chiếm diện tích

board .

- Trên chip Msp430 đã có sẵn nguồn xung DCO (Digitally Controller Oscillator)

hỗ trợ tốc độ cao .

+ External :

Khác với những dòng vi điều khiển khác thì dòng Msp430 chỉ có thể hỗ trợ

thạch anh có tần số lên đến 32.768khz ,việc sử dụng thạch anh ngoại nhằm đáp

ứng nhu cầu về ứng dụng cần chạy thời gian thực và cần sự chính xác cao .

2.1.5.b, Mode trong xung nội :

Trong nguồn xung nội thì chúng ta có tối đa là 4 mode chế độ hoạt động , các mode

này lần lượt là :

LFXT1CLK : Low-frequency/high-frequency oscillator

Module dao động hỗ trợ tần số thấp / cao , có thể được dung cho ứng dụng với bộ theo

dõi tần số thấp thạch anh 32.768khz , hoặc từ các nguồn xung khác có tần số từ

400khz đến 16Mhz .

XT2CLK: Optional high-frequency oscillator .

Module lựa chọn làm việc ở tần số cao .

13



DCOCLK: Internal digitally controlled oscillator (DCO).

Bộ dao động số được tích hợp sẵn trong chip, khi làm việc nếu không có thiết lập gì

về nguồn xung thì msp430 sẽ hoạt động dưa trên bộ DCO này .

VLOCLK: Internal very low power, low frequency oscillator with 12-kHz typical

frequency

Module tích hợp , đây là mode hoạt động siêu tiết kiệm năng lượng .

Sơ đồ khối clocks :



Hình 3: Sơ đồ khối clock

2.1.6, Module ADC :

2.1.6.a, Giới thiệu Module ADC 10 bit :

Bộ chuyển đổi ADC10 (dựa trên các điện áp V+ và V- làm hệ quy chiếu) sẽ

chuyển từ tín hiệu analog thành tín hiệu digital với bộ phân giải 10 bit và lưu kết

quả vào thanh ghi ADC10MEM.

14



Nếu điện áp đọc vào lớn hơn V+ thì kết quả sẽ là 0x3ff và nếu bé hơn V- thì kếtquả sẽ

là 0.

Bộ điều khiển ADC được cài đặt bởi 2 thanh ghi là ADC10CTL0 và ADC10CTL1chỉ

có thể được chỉnh sửa khi bit ENC=0 và sau khi chỉnh sửa xong thì bạn cần setbit

ENC=1 để ADC làm việc.

2.1.6.b, Thanh ghi ADC10CTL0 :



Hình 4: Thanh ghi ADC10TL0

Nếu bạn chọn điện áp quy chiếu nội:

+ Chọn nguồn điện áp so sánh bằng cách set bit REFON (REFON mất 30us để

chuyển trạng thái).Khi REFON = 0 thì tức là bạn chọn nguồn nội AVCC =3.5V,khi

REFON =1 thì:

*Khi REF2_5V = 1,điện áp quy chiếu nội là 2.5V,ngược lại (bằng 0)

điện áp quy chiếu nội là 1.5V.

Nếu bạn chọn điện áp quy chiếu ngoại:

Khi đó bit REFOUT =1 thì chúng ta phải gắn điện áp quy chiếu ngoại vào 2 chân

Vref+ và chân Vref- của chip,lần lượt ở P1.3 và P1.4.

-ADC10ON : bật tắt bộ ADC10.

-ADC10IE : cho phép ngắt trong ADC10,cờ ngắt ADC10IFG sẽ được set mỗi khi

chuyển đổi xong,để dùng được ngắt này thì bit cho phép ngắt ADC và ngắt toàn

cục phải được set trước đó (GIE = 1),cờ ngắt sẽ được tự reset mỗi khi vào chương

trình ngắt.

-ENC (Enable conversion ) và ADC10SC (Start conversion) sẽ được set khi chúng

15



bắt đầu chuyển đổi.



Bit MSC : lựa chọn khởi động bằng tay sau mỗi lần chuyển đổi hoặc tự động

chuyển đổi liên tục ADC (Chỉ dùng trong mode 1,2,3 của ADC).

2.1.6.c, Thanh ghi ADC10CTL1 :



Hình 5: ADC10CTL1, ADC10 Control Register 1



16



17



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

×