Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989 KB, 145 trang )
chuyên đi với mục đích du lịch. Cách tiếp cận lữ hành như vậy cho phép
nghiên cứu hoạt động lữ hành ở một phạm vi rộng hơn.
- Theo nghĩa hẹp: Để phân biệt hoạt động kinh doanh lữ hành trọn gói
với các hoạt động kinh doanh du lịch khác như các cơ sở lưu trú khách sạn,
resort, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí, ..người ta giới hạn hoạt động lữ hành chỉ
bao gồm những hoạt động tổ chức các chương trình du lịch trọn gói. Điểm
xuất phát của cách tiếp cận này là người ta cho rằng hoạt động kinh doanh lữ
hành chủ yếu là các hoạt động kinh doanh các chương trình du lịch trọn gói.
Tiêu biểu cho cách tiếp cận này là định nghĩa sau đây của Tổng cục du lịch
Việt Nam (TCDL quy chế quản lý ngày 29/4/1995) :
Kinh doanh lữ hành (Tour operators business) là việc thực hiện các
hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói
hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp
qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình
và hướng dẫn du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được phép tổ
chức mạng lưới đại lý lữ hành.1
Theo luật du lịch thì Lữ hành được hiểu là Việc xây dựng, bán và tổ chức
thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch 2
1.1.1.2.Những hoạt động chính của lữ hành
Khi nghiên cứu bản chất của hoạt động lữ hành, các nhà nghiên cứu đã
đi đến một thống nhất là hoạt động lữ hành gồm hai nhóm chính:
- Hoạt động tổ chức sản xuất.
- Hoạt động môi giới trung gian.
Để phân biệt hai nhóm hoạt động chính: tổ chức sản xuất và môi giới
trung gian, giáo sư F.Guter đã đưa ra phương pháp mang tính chất tiêu chuẩn
dưới đây:
1
PGS TS Nguyễn Văn Đính Ths. Phạm Hồng Chương. giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành. NXB Thống
Kê, HN, 2000, trang 15
2
Luật Du lịch, Nhà xuất bản Quốc Gia, Hà Nội,2006, trang 10
6
- Nếu trong quá trình tiếp xúc với khách hàng để tổ chức hoạt động giao
dịch, tổ chức một chuyến đi du lịch cho khách, doanh nghiệp chịu trách nhiệm
bằng uy tín của chính doanh nghiệp, chịu mọi rủi ro về tài chính, pháp luật
cũng như trách nhiệm toàn diện với du khách. Trong trường hợp này hoạt
động của doanh nghiệp có nội dung tổ chức sản xuất
- Trường hợp hãng lữ hành bán chương trình du lịch cho du khách dưới
danh nghĩa mỗi hãng lữ hành khách nghĩa là đóng vai trò cầu nối giữa du khách
và hãng sản xuất dịch vụ. Bản thân doanh nghiệp không chịu trách nhiệm về sản
phẩm bán cho khách. Hoạt động này có nội dung môi giới trung gian.
a. Hoạt động tổ chức sản xuất
Hoạt động tổ chức sản xuất là hình thức thể hiện trực tiếp chức năng sản
xuất của một hãng lữ hành. Hoạt động tổ chức sản xuất được thể hiện thông qua
việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện các chuyến đi du lịch cho từng cá nhân hoặc
tập thể với chương trình tổng hợp theo giá trọn gói (TOUR du lịch trọn gói)
Chương trình du lịch trọn gói là một hành trình du lịch khép kín, trong
đó có quy định ngày bắt đầu, ngày kết thúc, nơi bắt đầu và địa điểm kết thúc
của chương trình. Quy định cụ thể chất lượng dịch vụ kèm theo chương trình.
Quy định địa điểm, thời gian lưu trú, độ dài kỹ thuật của các trạm lưu trú.
Các chương trình du lịch trọn gói thường được thiết kế theo một chương
trình định sẵn và được giới thiệu với khách hàng, không nhằm đáp dứng
những yêu cầu và đòi hỏi riêng lẻ của từng người sử dụng. Trước yêu cầu đặt
hàng, doanh nghiệp mới thiết kế những chương trình đặc biệt nhằm đạt được
mục tiêu thu hút tối đa lượng khách tiềm năng .
Khi du lịch được thực hiện một cách có tổ chức dưới dạng chương trình
du lịch trọn gói thì yêu cầu khách quan phải hình thành một loại dịch vụ tổng
hợp. Hãng lữ hành đặt trước các loại dịch vụ với yêu cầu về thời gian cung
ứng, số lượng và chất lượng cho chương trình du lịch đã được thiết kế, trong
đó các dịch vụ đơn lẻ được tổ chức với chất lượng cao hơn, có sự điều tiết
7
phân phối dưới góc độ người tổ chức du lịch. Chúng được kết hợp với tổ chức
khoa học và không được phép sai sót.
Kết quả quá trình sản xuất của hãng lữ hành thường không tạo ra sản
phẩm dưới dạng vật chất, nhưng quá trình sản xuất vẫn sử dụng công cụ lao
động, đối tượng lao động và lao động sống như một quá trình sản xuất vật
chất. Sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành chủ yếu là các loại dịch vụ mà
doanh nghiệp cung ứng cho du khách.
b. Hoạt động môi giới trung gian
Nhu cầu khách quan và điều kiện bắt buộc phải tồn tại hoạt dộng môi
giới trung gian của hoạt động lữ hành được hình thành bởi các yếu tố sau
- Sự cách trở về mặt địa lý dẫn đến sự cách trỏ về mặt không gian giữa
cung và cầu du lịch với du khách.Thông thường khách du lịch tiềm năng có
nhu cầu đi du lịch được hiểu biết về một địa điểm mới lạ, thăm thú một công
trình văn hóa, kiến trúc hoặc một quần thể du lịch hấp dẫn nhưng họ mới chỉ
hiểu biết rất ít thông qua quảng cáo, những điểm du lịch thường cách xa nơi ở
thường xuyên của họ.
- Dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong khối sản phẩm lữ hành cung ứng cho
du khách. Chúng ta không thể trưng bày hoặc cho khách hàng được lựa chọn
như lựa chọn các sản phẩm vật chất khác. Do vậy du khách thiếu các loại
thông tin cần thiết.
Thông tin đầy đủ và bổ ích chỉ có thể được đáp ứng thông qua việc trao
đổi trực tiếp tại các văn phòng du lịch, dịch vụ cung ứng thông tin tư vấn cho
du khách hoàn toàn miễn phí.
- Có nhiều nhà sản xuất không có điều kiện cung ứng sản phẩm một
cách trực tiếp tới khách hàng hoặc họ cảm thấy yên tâm hơn khi ủy nhiệm
quyền tiêu thụ sản phẩm của mình cho các doanh nghiệp lữ hành thường
xuyên cung cấp thông tin và tư vấn cho du khách.
- Du khách phần lớn có điều kiện thanh toán cho chi phí của chuyến đi
nhưng quỹ thời gian nhàn rỗi có hạn lại thiếu hiểu biết về những thủ tục cần
8
thiết để chuẩn bị cho một chuyến đi du lịch. Du khách có thể yên tâm dựa vào
một tổ chức chuyên ngành giúp họ làm dịch vụ lo toàn bộ các thủ tục cần thiết
đáp ứng mọi yêu cầu và đòi hỏi.
Bản chất của hoạt động môi giới trung gian của doanh nghiệp lữ hành là
gì? Đó là các hoạt động đóng vai trò cầu nối giữa du khách và các doanh
nghiệp cung ứng các dịch vụ du lịch nhằm đạt mục đích giúp cho khách dễ
dàng thỏa mãn nhu cầu du lịch. Nội dung môi giới bao gồm các hoạt động
như: tư vấn, thông tin, giúp du khách thực hiện một số thủ tục cần thiết cho
chuyến đi mà họ không có điều kiện tự làm được, cung ứng các dịch vụ cho
du khách với tư cách được ủy quyền của doanh nghiệp du lịch khác hoặc hãng
lữ hành đối tác.
1.1.1.3. Vai trò của hoạt động kinh doanh lữ hành
Khi nghiên cứu các tài liệu của các nước về các tên của các doanh
nghiệp gọi Travel Agency(Tiếng Anh), Agence de Voyages (tiếng Pháp),
Reiseburo(tiếng Đức), Agenzie di Viaggi..v.v, dịch ra tiếng Việt Nam rất khó.
Nhưng các doanh nghiệp này cùng có chung một bản chất hoạt động là bộ
phận gắn liến giữa khách du lịch và các cơ sở cung ứng dịch vụ liên quan đến
hoạt động du lịch như: dịch vụ vận chuyển( hàng không,đường bộ, đường sắt,
đường sông và đường biển), các dịch vụ lưu trú( khách sạn, nhà khách, nhà
nghỉ, khu du lịchResorts, biệt thự, nhà dân cho thuêv.v), các dịch vụ ăn,
uống( nhà hàng, bar..v.v), các điểm tham quan, các nơi bán hàng hoá, các dịch
vụ giải trí, thể thao, chữa bệnhv.v. Các doanh nghiệp này sử dụng những
dịch vụ riêng rẽ của các doanh nghiệp dịch vụ khác để sản xuất ra sản
phẩm của mình đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Các doanh
nghiệp thuộc loại này ở Việt Nam được gọi là doanh nghiệp lữ hành.
Hoạt động lữ hành giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh
doanh du lịch của một vùng nói riêng cũng như trong việc phát triển du lịch
của quốc gia nói chung. Cũng như đặc điểm chung của hoạt động kinh doanh
lữ hành đóng vai trò là một nhân tố trung gian liên kết giữa cung và cầu du
9
lịch, tạo ra những sản phẩm thống nhất đáp ứng những nhu cầu tổng hợp của
khách du lịch.
Hoạt động lữ hành có vai trò quan trọng, tác động đến nhiều lĩnh vực
khác nhau trong hoạt động du lịch. Hoạt động lữ hành có vai trò kích thích
mối quan hệ, tạo lập các loại hình du lịch mới Hoạt động lữ hành có tác
động cho du lịch phát triển cả về chiều rộng lẫn bề sâu, vừa mở rộng quy mô
hoạt động hoạt động vừa tác động cho du lịch phát triển với chất lượng cao
hơn. Có thể xem xét vai trò của hoạt động lữ hành đối với sự nghiệp phát triển
của du lịch trên những lĩnh vực sau:
a. Vai trò kinh tế
Ngày nay du lịch đã được xã hội hóa, phát triển ở mức độ cao và trở
thành tiêu chuẩn của cuộc sống, một nhu cầu của nhiều tầng lớp khác nhau
trong xã hội. Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.
Vai trò kinh tế mà hoạt động lữ hành đóng góp phải được nghiên cứu và
xem xét trong mối quan hệ về cơ cấu thị trường. Hoạt động lữ hành dẫn đến sự
phân phố lại quỹ tiêu dùng cá nhân giữa các vùng trong nước, giữa các quốc
gia, góp phần làm tăng GDP cho các vùng và quốc gia.
Một yêu cầu khách quan giữa cung và cầu du lịch đòi hỏi mối quan hệ
trung gian: hoạt động lữ hành. Trong trường hợp như vậy, hoạt động của một
hãng lữ hành giữ vai trò là cầu nối trong mối quan hệ cung cầu du lịch.
Doanh nghiệp du lịch xuất hiện trên thị trường như là người sản xuất
hay là người trung gian hãng lữ hành môi giới hay là hãng lữ hành tổng
hợp Vẫn tác động tích cực đến nhu cầu du lịch và tác động đến sự hoàn
thiện nhu cầu du lịch, gây tác động đến sự hình thành và hoàn thiện các chỉ
tiêu, chỉ số chất lượng của sản phẩm dịch vụ của các nhà sản xuất các loại
hàng hóa dịch vụ. Hoạt động lữ hành một mặt kích thích sự ra đời của những
loại dịch vụ mới, hoàn thiện nâng cao chất lượng các loại hàng hóa, dịch vụ
truyền thống đồng thời bảo vệ quyền lợi du khách. Hoạt động lữ hành cũng
giúp các ngành khác phát triển theo, trong đó bao gồm cả việc khuyến khích
10
phát triển cơ sở hạ tầng cho các điểm du lịch và nâng cao thêm thu nhập và
mức sống của người dân.
Dưới sự tác động của hoạt động lữ hành đã hình thành: hệ thống phân
loại của dịch vụ du lịch, tiêu chuẩn hóa chất lượng kỹ thuật cơ sở vật chất của
các doanh nghiệp cung ứng các loại dịch vụ cho khách, tổ chức chuyên môn
hóa các dịch vụ (hình thành hệ thống thanh tra chất lượng dịch vụ du lịch)
Có thể nói, hoạt động kinh doanh lữ hành tạo nên một lượng cầu lớn
kích thích sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của
ngành du lịch, đội ngũ lao động trong ngành. Do đó thúc đẩy sự phát triển của
cung du lịch. Đồng thời, với đặc điểm mang tính trung gian liên kết giữa cung
và cầu nên hoạt động kinh doanh lữ hành tạo ra một nguồn thu lớn cho các
doanh nghiệp du lịch và cho toàn ngành du lịch.
b. Vai trò xã hội
Hoạt động lữ hành thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi một cách
tích cực cho số đông người dân đã góp phần nâng cao mức sống về vật chất và
tinh thần cho nhân dân. Thông qua hoạt động lữ hành còn tạo điều kiện thuận
lợi cho sự gặp gỡ, giao lưu của mọi người từ khắp nơi, từ các quốc gia, các
châu lục trên thế giới tới Việt Nam. Điều đó làm tăng ý nghĩa vì mục đích hòa
bình, hữu nghị và tình đoàn kết, góp phần tích cực cho sự phát triển, giao lưu
giữa các dân tộc các quốc gia trên thế giới trên nhiều phương diện khác nhau.
Hoạt động lữ hành góp phần giải quyết một khối lượng lớn công ăn việc
làm cho người lao động, đồng thời tạo ra sự phát triển theo cấp số nhân về việc
làm gián tiếp cho các ngành có liên quan.
Thông qua hoạt động lữ hành tạo điều kiện thuận lợi cho du khách lựa
chọn quyết định đi du lịch, rút ngắn thời gian chuẩn bị và thực hiện chuyến đi
thông qua dịch vụ cung cấp và thông tin tư vấn của các công ty, các hãng lữ
hành. Đồng thời các hãng lữ hành đảm bảo cho khách du lịch ít chịu sự rủi ro
về kinh tế, thời tiết, giao thông. Tất cả những khó khăn của khách như thiếu
thời gian, thiếu thông tin, không am tường các thủ tục để tổ chức một chuyến
11
đi du lịch nhất là chuyến đi du lịch ra nước ngoài đã có các công ty, các hãng
lữ hành tư vấn, hoặc phục vụ. Doanh nghiệp lữ hành cung cấp những điều kiện
tối đa để du khách lựa chọn, chương trình du lịch thích hợp với quỹ thời gian
nhàn rỗi của du khách, phương tiện và dịch vụ ăn uống mà khách ưa thích,
loại hình cơ sở lưu trú phù hợp nhất với khách.
Do đời sống ngày được nâng cao, lượng khách du lịch ngày càng tăng,
sự kết hợp của lữ hành nội địa và quốc tế góp phần tích cực vào việc duy trì và
phát triển của các cơ sở kinh doanh du lịch, phân bố lượng khách vào các thời
điểm trong năm và do vậy đã tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp cũng như của cả ngành du lịch.
1.1.1.4. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh lữ hành
Hoạt động kinh doanh lữ hành tạo ra những sản phẩm là các dịch vụ tổn
tại chủ yếu dưới dạng vô hình. Đây là đặc điểm rất quan trọng, nó ảnh hưởng
tới hầu hết các công đoạn trong quá trình kinh doanh lữ hành vì sản phẩm lữ
hành bao gồm các chương trình du lịch, các dịch vụ trung gian, các dịch vụ bổ
sung, và các sản phẩm tổng hợp.
+ Quá trình hoạt động lữ hành để tạo ra sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào
nhân tố khách quan và chủ quan như các nhà cung cấp, tài nguyên du lịch, điều
kiện thời tiết khí hậu, tình hình an ninh chính trị, hệ thống cơ sở hạ tầng, các nhà
cung ứng dịch vụ lưu trú, vận chuyển.. do đó chất lượng sản phẩm lữ hành
thường khó xác định trước và không mang tính cố định Điều này gây nhiều khó
khăn cho các doanh nghiệp lữ hành trong việc duy trì và đảm bảo chất lượng.
+ Quá trình sản xuất tiêu dùng trong hoạt động kinh doanh lữ hành
trùng lặp về mặt không gian và thời gian. Điều này khiến cho viêc lập kế
hoạch, tính toán chi phí của công ty lữ hành gặp nhiều khó khăn
+ Hoạt động kinh doanh lữ hành thường được triển khai trên một phạm vi
địa lý rộng lớn. Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm của cầu du lịch. Do đó cầu
du lịch phân tán đồng thời các dòng di chuyển của khách du lịch lại hướng tới
nhiều điểm khác nhau nên doanh nghiệp lữ hành thường phải triển khai các
12
hoạt động của mình trên một phạm vi địa lý rộng. Điều này cũng gây khó khăn
cho các doanh nghiệp lữ hành và thường làm tăng chi phí trong việc phân phối
sản phẩm cũng như điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
+ Hoạt động kinh doanh lữ hành phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách
quan thuộc môi trường vĩ mô, ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Một sự
biến động nhỏ của môi trường vĩ mô như sự thay đổi của môi trường tự nhiên,
an ninh, chính trị, kinh tế cũng gây ra những thay đổi trong quan hệ cung
cầu du lịch.
+ Hoạt động kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ rõ rệt đối với từng
phân đoạn thị trường. Cầu du lịch phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời gian rỗi,
cách phân bố và sử dụng thời gian rỗi của dân cư cũng như điều kiện về thời
tiết, khí hậu Chính vì vậy, để khắc phục tính thời vụ, các doanh nghiệp lữ
hành buộc phải tiến hành đa dạng hóa sản phẩm, khai thác trên nhiều phân
đoạn thị trường đồng thời phải sử dụng các chính sách khác trong chính sách
Marketing hỗn hợp Mix một cách hợp lý, có hiệu quả.
1.1.1.5. Phân loại hoạt động kinh doanh lữ hành
Hoạt động kinh doanh lữ hành có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí
khác nhau, tuy nhiên trên thực tế người ta thường phân chia hoạt động lữ hành
theo hai tiêu chí sau :
- Theo dòng khách : Theo tiêu chí này, hoạt động kinh doanh lữ hành
được chia thành hai loại là hoạt động kinh doanh lữ hành nhận khách và hoạt
động kinh doanh lữ hành gửi khách
- Theo đối tượng khách : Đây là tiêu chí phân loại được sử dụng phổ
biến trong hoạt động kinh doanh lữ hành. Theo tiêu chí này hoạt động kinh
doanh lữ hành được chia thành hai loại là hoạt động kinh doanh lữ hành quốc
tế và hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa.
1.1.1.6. Những xu hướng cơ bản trong phát triển hoạt động kinh doanh
lữ hành trên thế giới hiện nay
13
- Do tiến bộ của cuộc cách mạng công nghệ bao gồm dịch vụ trên mạng
internet và việc bán vé các loại phương tiện vận chuyển ( đặc biệt là hàng
không) qua mạng đã làm cho các đại lý bán vé cũng như các đại lý lữ hành
nhỏ bị phá sản hoặc phải sát nhập vào các doanh nghiệp lữ hành lớn. Các
doanh nghiệp lữ hành lớn như: Thomas Cook, Pikfords Travel ..v.v(Anh), TUi,
NUR..v.v,(Đức), Club Mediterranee,Trastour,..v.v,(Pháp), American Express
Campany ( Mỹ), Japan Travel Bureau( Nhật Bản )..v.v, đã thâu tóm từ 50-75%
các chương trình du lịch quốc tế tại mỗi nước cũng như trong khu vực.
- Các doanh nghiệp lữ hành ngày nay không chỉ liên kết với các tập
đoàn khách sạn, tập đoàn hàng không, vận tải biển, vận tải ôtô, các tập đoàn
giải trí..v.v, mà họ còn đầu tư, liên doanh vào các tập đoàn này để chủ động
xây dựng các chương trình du lịch và chủ động bố trí khách trong mùa cao
điểm, giành sự độc quyền.
- Với sự xuất hiện của mạng phân phối toàn cầu, người tiêu dùng đã đặt
chỗ và mua dịch vụ trực tiếp từ nhà cung cấp dịch vụ như : khách sạn, vé vận
chuyển (máy bay, tàu biển, ôtô, nhà hàng, ngay cả hướng dẫn viên du
lịch..v.v, trên mạng mà không cần đến dịch vụ lữ hành. Bên cạnh đó, với việc
thoả thuận mở rộng bầu trời (open sky) giữa các quốc gia và thành lập các
hãng hàng không giá rẻ đã tạo ra sự cạnh tranh rất quyết liệt trong dịch vụ đại
lý lữ hành và điều hành tour (chương trình) du lịch.
1.1.2. Doanh nghiệp lữ hành được cổ phần hóa
Để có cái nhìn chính xác và toàn diện về doanh nghiệp lữ hành được cổ
phần hóa, chúng ta cần xuất phát từ khái niệm về doanh nghiệp lữ hành.
1.1.2.1. Doanh nghiệp lữ hành
1.1.2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp lữ hành
Đã có khá nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau về doanh nghiệp lữ
hành (công ty lữ hành) xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khách nhau. Mặt
khác bản thân hoạt động du lịch nói chung và lữ hành du lịch nói riêng có
14
nhiều biến đổi theo thời gian, ở mỗi giai đoạn phát triển, hoạt động lữ hành du
lịch luôn có những hình thức và nội dung mới.
Trong giai đoạn đầu, các công ty lữ hành chủ yếu tập trung vào các hoạt
động trung gian, làm đại lý bán sản phẩm của các nhà cung cấp như khách
sạn, hàng không, khi đó thì các công ty lữ hành (thực chất là các đại lý du
lịch) được định nghĩa như một pháp nhân kinh doanh chủ yếu dưới hình thức
là đại diện, đại ý của các nhà sản xuất, các nhà cung ứng như khách sạn, hãng
hàng không, tàu biển bán sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng với mục đích
thu tiền hoa hồng (commission). Trong quá trình phát triển đến nay, hình thức
các đại lý du lịch vẫn liên tục được mở rộng và tiến triển.
Ngoài ra, có một cách tiếp cận phổ biến hơn là căn cứ vào hoạt động tổ
chức các chương trình du lịch trọn gói của các công ty lữ hành. Khi đã phát
triển ở một mức độ cao hơn so với việc làm trung gian thuần túy, các công ty
lữ hành đã tự tạo ra các sản phẩm của mình bằng cách tập hợp các sản phẩm
riêng rẽ như dịch vụ khách sạn, vé máy bay, ôtô.tàu thủy và các chuyến
tham quan thành một sản phẩm (chương trình du lịch) hoàn chỉnh và bán cho
khách hàng du lịch với một mức giá gộp. Tại đây doanh nghiệp lữ hành không
chỉ dừng lại ở người bán mà trở thành người mua sản phẩm của các nhà cung
cấp du lịch. Trong cuốn Từ điển quản lý du lịch khách sạn và nhà hàng công
ty lữ hành đươc định nghĩa rất đơn giản: là các pháp nhân tổ chức và bán
các chương trình du lịch
Tại Việt Nam, theo thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định 09/CP của
Chính phủ về tổ chức và quản lý các doanh nghiệp du lịch TCDL- Số
715/TCDL ngày 9/7/1994) thì doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa Doanh
nghiệp lữ hành là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được thành
lập nhằm mục đích sinh lợi bằng việc giao dịch, ký kết các hợp đồng du lịch
và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch
Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, nhiều công ty lữ hành có phạm vi
hoạt động rộng lớn mang tính toàn cầu và trong hầu hết các lĩnh vực du lịch.
15
Các công ty lữ hành đồng thời sở hữu các tập đoàn khách sạn, các hãng hàng
không, tàu biển, ngân hàng, phục vụ chủ yếu khách du lịch của công ty lữ
hành và trở thành những tập đoàn kinh doanh du lịch có khả năng chi phối
mạnh mẽ thị trường du lịch quốc tế. ở giai đoạn này thì các công ty lữ hành
không chỉ là người bán (người phân phối), người mua sản phẩm của các nhà
cung cấp du lịch mà trở thành người sản xuất trực tiếp các sản phẩm du lịch.
Do vậy, dưới cách tiếp cận mới này thì doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa
là một loại hình doanh nghiệp du lịch đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh
vực tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho
khách du lịch.
1.1.2.1.2. Phân loại
Việc phân loại các doanh nghiệp lữ hành và các đại lý lữ hành ở mỗi nước
một khác theo các văn bản pháp luật của mỗi nước3. Có thể tổng hợp việc phân
định các loại doanh nghiệp lữ hành như sau:
- Căn cứ vào nơi ở của khách du lịch mà các doanh nghiệp lữ
hành phục vụ, có các loại doanh nghiệp lữ hành sau:
+ Doanh nghiệp lữ hành tổ chức thu hút khách đi du lịch và đón
tiếp, phục vụ khách du lịch đến tham quan4.
+ Doanh nghiệp tổ chức gửi khách đi du lịch, tổ chức các chương
trình du lịch cho nhân dân địa phương đi du lịch trong nước và nước ngoài.
+ Doanh nghiệp lữ hành thực hiện cả hai nhiệm vụ trên5
- Căn cứ vào tính chất hoạt động của doanh nghiệp lữ hành :
+ Touroperators- Doanh nghiệp lữ hành chỉ tổ chức các chương
trình du lịch với giá trọn gói( bao gồm cả nội địa và quốc tế)6
ở các nước phát triển du lịch, có Luật Lữ hành riêng( Travel Low) và Luật Hướng dẫn du lịch riêng, ngay ở
các nước như: ThaiLan, HôngKông, Nhật Bản đều có những Luật riêng này.
4
Theo tính toán của các chuyên gia du lịch về phát triển doanh nghiệp lữ hành, thì bình quân cứ 12.000 dân
nên có một hãng lữ hành. Nước áo người ta tính rằng cứ 3.800 dân có một hãng lữ hành
5
Luật Du Lịch của Việt Nam quy định tại điểm 2, điều 45 Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành bao gồm doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. Điểm 3, quy định: Doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế được kinh doanh lữ hành nội địa. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội
địa không được kinh doanh lữ hành quốc tế. Luật Du lịch, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2005, tr 38.
3
16