Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989 KB, 145 trang )
CHƯơng 3: Một số giải pháp để sử dụng nguồn nhân lực
trong doanh nghiệp lữ hành được cổ phần hóa trên
địa bàn trong thời kỳ hội nhập WTO
3.1. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của ngành du lịch Hà Nội
đến năm 2015
3.1.1 Mục tiêu phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 2005-2015
Mục tiêu tổng quát của du lịch nước ta nói chung và của Hà Nội nói
riêng là:
- Phát triển du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế
về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu
cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ
phát triển của khu vực.
- Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng
điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước.
Du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Hà Nội nói riêng phải góp phần
nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, đáp ứng sự phát triển về số
lượng và chất lượng của nhu cầu nghỉ ngơi du lịch đối với thủ đô của một
nước về căn bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, phấn đấu để
du lịch chiếm một vị trí quan trọng trong ngành dịch vụ thành phố.
Du lịch góp phần phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo và giữ
gìn các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống, cảnh quan, môi
trường v.v...
Để thực hiện các mục tiêu chiến lược nêu trên, du lịch Hà Nội cần:
- Tăng dần tỷ trọng đóng góp của của ngành du lịch Hà Nội vào tổng
thu nhập nội địa của thành phố. Bước vào thế kỷ 21 du lịch trở thành một
90
ngành kinh tế quan trọng của Hà Nội, tương xứng với tiềm năng và vị trí của
một trung tâm du lịch vào loại lớn của cả nước.
- Góp phần nâng cao vị trí của đất nước, của Hà Nội trên trường quốc
tế. Giới thiệu với thế giới về truyền thống văn hoá, đất nước và con người Việt
nam.
- Lưu giữ những giá trị vốn có của nền văn hoá Việt Nam, nâng cao và
làm lan toả không ngừng để giao lưu rộng rãi với các nền văn hoá trên thế
giới.
- Tạo điều kiện cho các ngành văn hoá, dịch vụ phát triển, thu hút thêm
lao động, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.
- Góp phần kiến tạo môi trường sinh thái, môi trường sống trong lành,
phục hồi sức khoẻ nhân dân.
- Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch.
- Xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng cho Hà Nội.
- Xây dựng các loại hình du lịch chuyên đề như: Nghiên cứu các di tích
lịch sử kiến trúc qua các thời đại; tham quan phố cổ, làng nghề, làng cổ; nghỉ
dưỡng kết hợp với các hoạt động thể thao...
- Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, các cơ sở vui
chơi giải trí, tạo dựng các sản phẩm du lịch mới.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ du lịch. Chú trọng đội ngũ lao
động hoạt động trong các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn, quản lý
du lịch ở cả 4 cấp: sơ cấp, trung cấp, đại học và sau đại học.
3.1.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực Việt Nam và Hà Nội đến năm 2015
Theo dự thảo "Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch tới 2015
và tầm nhìn đến 2020": Phấn đấu đến 2015, nguồn nhân lực du lịch có ít nhất
91
500.000 lao động trực tiếp và 1,3 - 1,5 triệu lao động gián tiếp, đạt các chỉ tiêu
sau:
- 70 - 80% đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch ở TƯ và địa
phương được đào tạo chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu công việc.
- 60 - 70% đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước ở doanh nghiệp và giám
sát được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về du lịch.
- 60% lao động phục vụ du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ
chuyên môn du lịch, ngoại ngữ, tin học.
-
80% cơ sở đào tạo du lịch đào tạo chương đáp ứng yêu cầu thực tiễn
với 80 - 90% giáo viên được đào tạo và chuẩn hóa; cơ sở vật chất, thiết bị
giảng dạy được trang bị, nâng cấp đồng bộ đảm bảo cơ sở đào tạo hiện đại.
Cụ thể, theo Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đến
năm 2015, tổng cục du lịch đã dự báo về nguồn nhân lực du lịch cả nước như
sau:
92
Bảng 3.1: Số liệu dự báo về nguồn nhân lực du lịch
TT
1
Dự báo theo năm
Chỉ tiêu
Năm 2010
333.396
503.202
966
Tổng số lao động du lịch
Năm 2015
2.804
Phân theo trình độ đào tạo
2
Trình độ trên đại học
3
Trình độ đại học, cao đẳng
45.818
71.570
4
Trình độ trung cấp
49.276
75.716
5
Trình độ sơ cấp
69.710
103.862
167.626
250.250
2.658
3.110
22.670
33.156
Lao động nghiệp vụ
308.086
466.936
1. Lễ tân
25.776
36.114
2. Phục vụ buồng
37.710
65.318
3. Phục vụ bàn,bar
56.400
82.432
4. Nhân viên nấu ăn
24.746
41.768
12.666
28.450
6. Nhân viên lữ hành đại lý du lịch
17.636
28.674
7. Nhân viên khác
133.134
184.180
6
Trình độ dưới sơ cấp (qua đào tạo tại chỗ
hoặc huấn huyện nghiệp vụ ngắn hạn
Phân theo lao động
7
8
9
Đội ngũ quản lý của cơ quan quản lý NN
về du lịch
Lao động quản lý tại các DN (cấp
trưởng, phó phòng trở lên)
5. Hướng dẫn viên
Đã được cấp thẻ
Chưa được cấp thẻ
Phân theo ngành nghề kinh doanh
10
Khách sạn, nhà hàng
168.323
240.070
11
Lữ hành, vận chuyển du lịch
45.896
63.762
12
Dịch vụ khác
118.276
199.370
Nguồn: Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch VN đến năm 2015,Tổng cục DL
93
Bảng 3.2 : Số liệu dự báo về nguồn nhân lực du lịch
TT
1
Chỉ tiêu
Tổng số lao động du lịch
Trong đó số lao động nghiệp vụ(yêu
cầu qua đào tạo nghề DL)
Dự báo theo năm (người)
% tăng TB
Năm 2010
Năm 2015
2010-2015
333.396
503.202
10.2 %
206.706
309.469
9.9 %
2
Phân theo khu vực
2.1
Hà Nội và phụ cận
67.799
92.841
7.4 %
2.2
Đông Bắc
12.402
20.225
12.4 %
2.3
Tây Bắc
5.788
9.284
12.1 %
2.4
Bắc Trung Bộ
17.983
29.400
12.7 %
2.5
Nam Trung Bộ
15.090
27.852
16.9 %
2.6
Tây Nguyên
7.235
13.524
17.4 %
2.7
TP Hồ Chí Minh và phụ cận
70.280
92.841
6.4 %
2.8
Đồng bằng Sông Cửu Long
10.335
20.115
18.9 %
Nguồn: Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch VN đến năm 2015,Tổng cục DL
- Cũng theo dự thảo, đến năm 2020 nguồn nhân lực du lịch của VN
phải đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Tổng số vốn cho Chương trình phát triển
nguồn nhân lực du lịch tới 2015 là 2.400 tỉ đồng.
Mục tiêu chung của phát triển nguồn nhân lực du lịch là xây dung được
đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, phẩm chất
vững vàng, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành trong quá
trình hội nhập WTO. Trong giai đoạn tới, nguồn nhân lực của ngành du lịch
Hà Nội cần hướng tới các mục tiêu cụ thể sau28:
- Nâng cao hiểu biết của đội ngũ cán bộ nhân viên về ngành nghề của
mình, từ đó tạo cho họ có ý thức trách nhiệm với nghề và sự nhiệt tình, say mê
công việc.
28
Sở Du lịch Hà Nội,Theo báo cáo tổng hợp bổ sung, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà
Nội (Giai đoạn 2002-2010),Hà Nội
94
- Nâng cao trình độ ngoại ngữ và sử dụng máy tính cho đội ngũ lao
động ngành du lịch. Trong xu thế hội nhập, đây là những công cụ không thể
thiếu cho ngành du lịch phát triển.
- Đội ngũ lao động phải được đào tạo theo đúng ngành nghề, bố trí
đúng công việc. Đặc biệt, đội ngũ thực hành nghề trực tiếp phục vụ khách cần
được đào tạo cơ bản về thái độ cũng như phong cách phục vụ, kỹ thuật phục
vụ nhằm tạo ra chất lượng phục vụ tốt, tạo sự hài lòng cho khách.
- Trong xu thế tình hình thế giới có nhiều biến động, đội ngũ lao động
của ngành cần được giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật,
của nhà nước và nắm vững chiến lược phát triển du lịch.
- Song song với việc đào tạo đội ngũ lao động trong ngành, cần chú
trọng giáo dục du lịch toàn dân. Một môi trường du lịch lành mạnh, dân cư
hiếu khách tạo ra sự thuận lợi trong việc thu hút khách du lịch.
Như vậy để đáp ứng nhu cầu lao động có chất lượng của du lịch Hà
Nội, cần quan tâm đầu tư và có chính sách phù hợp cho việc đào tạo nguồn
nhân lực. Ngành du lịch Hà Nội nên phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo
để đề xuất một quy hoạch tạo nguồn vừa đảm bảo số lượng, vừa đảm bảo chất
lượng cho du lịch Hà Nội nói riêng, khu vực nói chung.
3.1.3. Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển nguồn nhân
lực du lịch tại các công ty cổ phần hóa khi Việt Nam gia nhập WTO
Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo ra
nhiều cơ hội cho 83 triệu người dân và 54 triệu lao động trong đó 70% lao
động trẻ bước vào một thị trường rộng lớn ở đó tất cả vì con người và cũng
đòi hỏi từ con người. Một thế giới phẳng mà các doanh nghiệp- chính phủ
và cộng đồng đều phải hợp tác vì sự ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Du lịch
là hoạt động phục vụ nhu cầu thứ hai29 của con người, nó vừa phục vụ con
người nhưng vừa tạo ra những điều kiện (việc làm, thu nhập, động cơ du lịch)
29
Theo C.Mac- nhu cầu thứ nhất của con người là ăn, mặc, ở và an toàn. Nhu cầu thứ hai là giao tiếp xã hội.
Nhu cầu du lịch của con người được coi là nhu cầu thứ hai và nhu cầu này chỉ xuất hiện khi nhu cầu thứ nhất
của con người được đảm bảo và họ có bốn điều kiện là có thời gian nhàn rỗi, có tiền, có động cơ đi du lịch và
có sức khoẻ.
95
cho con người trở thành khách hàng của mình. Chính vì vậy, nhiều nước đã
coi phát triển du lịch là quốc sách. Nghị quyết của Đảng đã khẳng định đưa
du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn và đây cũng là quốc sách của
Việt Nam trong quá trình hội nhập.
3.1.3.1. Cơ hội
Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo cơ
hội mới cho các doanh nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam vì Việt Nam có
nguồn lao động giá rẻ dồi dào, nền kinh tế đang phát triển nhanh và ổn định.
Đây chính là cơ hội kinh doanh mới cho các thương nhân và chủ đầu tư. Đây
cũng chính là điều kiện thuận lợi để các công ty cổ phần hóa có thể sử dụng
nguồn nhân lực trẻ, dồi dào tại thị trường lao động Hà Nội.
Những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự hỗ
trợ của các ban, ngành liên quan và nỗ lực tự thân của toàn ngành, du lịch Việt
Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đang từng bước hội nhập vào quá
trình phát triển của du lịch thế giới. Vị thế du lịch Việt Nam ngày càng được
khẳng định và nâng cao. Dự báo trong khoảng thời gian từ 3-5 năm tới, các
doanh nghiệp lữ hành nói chung và công ty cổ phần hóa nói riêng sẽ có một số
cơ hội sau :
+ Với chính sách đổi mới của nhà nước, nền kinh tế của đất nước tiếp
tục tăng trưởng ở mức độ cao30, nhu cầu du lịch của nhân dân trong nước sẽ
tăng nhanh .Theo kết quả nghiên cứu, khi GDP tính trên đầu người đạt tới
800-1.000 USD thì dân cư thường nảy sinh động cơ đi du lịch trong nước, khi
đạt tới 4.000-10.000 USD sẽ nảy sinh động cơ đi du lịch nước ngoài, khi vượt
quá 10.000 USD sẽ nảy sinh động cơ đi du lịch vượt châu lục31. Thực tế đã
chứng minh, trong những năm qua số lượng khách du lịch nội địa không
ngừng tăng 17 triệu lượt người/năm và số lượng người Việt Nam đi du lịch
nước ngoài đã đạt khoảng 1 triệu lượt người/năm. Đây là một thị trường lớn
của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam. Trong cam kết với WTO, nhà nước
30
31
Mục tiêu tăng trưởng GDP trong những năm tới từ 8,0-8,5%/năm.
Kinh tế du lịch và du lịch học- NXB Trẻ, 2001.
96
chưa cam kết lĩnh vực này cho các hãng lữ hành nước ngoài tiếp cận. Đây là
điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp sử dụng nguồn lao động trong nước
với chi phí thấp.
+ Khi Việt Nam tham gia vào WTO, các doanh nghiệp lữ hành có một
thị trường du lịch rộng lớn với 90% dân số toàn cầu và với 149 nước trên thế
giới. Các nhà nghiên cứu khoa học về du lịch đã có kết luận ở đâu có con
người là ở đó có nhu cầu về du lịch32, Hình ảnh của Việt Nam trên thế giới đã
được nhà nước và các ngành, các cấp quảng bá, cam kết của nhà nước trong
WTO đã tạo cho các doanh nghiệp lữ hành thực hiện phương thức 1, 2 và 3
trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Do đó, các nguồn lực cần thiết trong đó có
nguồn lực con người được chú trọng đầu tư và khai thác một cách có hiệu quả
nhất để tương xứng với tầm quan trọng của ngành kinh tế mũi nhọn.
- Cùng với sự đổi mới cơ chế, chính sách của nhà nứơc để thực hiên
cam kết với WTO, các ngành có liên quan lữ hành như: tài chính, ngân hàng,
bảo hiểm, giao thông vận tải, văn hoá..v.v sẽ có những đổi mới, tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành phát triển không chỉ về quy mô, phạm
vi và lĩnh vực hoạt động mà còn cả về chất lượng phục vụ nhằm nâng cao
thương hiệu của du lịch Việt Nam.
- Trong thời gian tới sẽ có rất nhiều hãng lữ hành nổi tiếng trên thế giới
vào thăm dò thị trường và thực hiện liên doanh, liên kết đầu tư nhằm khai thác
những tiềm năng và lợi thế của du lịch Việt Nam. Đây là một cơ hội lớn để
các doanh nghiệp lữ hành liên doanh, liên kết,học hỏi kinh nghiệm và thâm
nhập thị trường lữ hành quốc tế. Điều này đã được nhà nước cam kết trong
WTO là các hãng nước ngoài chỉ được liên doanh với các doanh nghiệp Việt
Nam nhưng không hạn chế số vốn, chưa cam kết phương thức 3 và phương
thức 4. Đây là cơ hội tốt để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động và sử dụng
hiệu quả nguồn nhân lực của các doanh nghiệp lữ hành cổ phần hóa.
3.1.3.2. Thách thức.
32
Kinh tế và tổ chức du lịch- tiếng Anh,NXB Luân đôn, 2000.
97
- Phần lớn 33các doanh nghiệp ( kể cả quốc tế và nội địa) đều nhỏ về
quy mô, hạn hẹp về nguồn vốn, công nghệ mạng về thị trường và quản lý hạn
chế, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp lữ hành , chủ yếu là dịch vụ
nhỏ, lẻ34, vì vậy khi hội nhập sẽ rất khó khăn không chỉ về chiếm lĩnh thị
trường mà cả về liên doanh liên kết với các hãng lữ hành nước ngoài. Điều này
là một thách thức lớn do chất lượng đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp
cổ phần hóa còn chưa theo kịp yêu cầu phát triển của ngành trong bối cảnh
kinh tế mới.
- Các yếu tố để cho hoạt động lữ hành phát triển còn rất hạn chế. Đó là
cơ chế, chính sách chưa thông thoáng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém đặc
biệt là các cửa khẩu cổng vào, cổng ra cho khách, các yếu tố xây dựng các
loại hình du lịch và chương trình du lịch như : xem gì, chơi gì, mua gì..v.v còn
rất nghèo nàn. Đây chính là tính thiếu đồng bộ trong quản lý và phát triển dẫn
đến chưa phát huy được khả năng, năng lực của đội ngũ lao động trong lĩnh
vực lữ hành.
- Sự liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong việc
chiếm lĩnh thị trường thu hút khách, sự hợp tác với các doanh nghiệp có liên
quan đến sản phẩm như : Vận chuyển hành khách (hàng không, đường sắt,
đường biển), khách sạn, nhà hàng, các siêu thị, các làng nghề, các điểm tham
quan...v.v chưa được chặt chẽ, do đó sản phẩm đơn điệu, chất lượng thấp
nhưng giá thành cao không có sức cạnh tranh. Điều đó ảnh hưởng tới quan hệ
cung cầu lao động trên thị trường du lịch, làm hạn chế phát triển nguồn nhân
lực du lịch.
- Đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên phần lớn không có lý luận về
nghiệp vụ35, kỹ năng nghề chủ yếu thu nhận từ thực tế, ngoại ngữ yếu, công
nghệ thông tin chuyên nghề hạn chế. Nếu có người nào đó có kỹ năng nghề
33
Ngoại trừ một số Công ty lớn như : Saigontourist, Vietnamtourism, Benthanhtourist, Peace Tour..v.v và
một số công ty liên doanh như : OSC-SMI Travel, Excotismo,..v.v.
34
Đó là các dịch vụ làm thị thực nhập cảnh (dịch vụ visa), dịch vụ bán vé máy bay, dịch vụ điều hành..v.v.Vì
thế nhiều doanh nghiệp cho hãng lữ hành nước ngoài núp bóng hoặc cho thuê pháp nhân.
35
Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo về du lịch, nhưng chưa có khoa nào đào tạo về nghiệp vụ lữ hành trừ
trường Cao đẳng du lịch Hà nội.
98
nghiệp và có ngoại ngữ thì hoặc là họ sẽ thành lập doanh nghiệp riêng hoặc sẽ
đi làm thuế cho các công ty nước ngoài trong lĩnh vực này.36
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân
lực của các doanh nghiệp lữ hành cổ phần hóa trên địa bàn Hà Nội trong
quá trình hội nhập WTO
3.2.1. Nâng cao năng lực quản trị nhân lực của doanh nghiệp
Nhân lực là một nguồn lực hết sức căn bản đối với hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp du lịch nói chung và các doanh nghiệp lữ hành
nói riêng. Do ảnh hưởng của một số nhà quản trị doanh nghiệp du lịch nhà
nước chưa thực sự quan tâm sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực này.
Trong điều kiện hiện nay, công tác quản trị kinh doanh nói chung, quản trị
nguồn nhân lực của doanh nghiệp lữ hành cổ phần hóa nói riêng có vai trò rất
quan trọng đối vợi sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp cổ phần hóa
trên địa bàn Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO hiện nay cần được nâng cao
trên một số khía cạnh chủ yếu sau:
3.2.1.1. Đặt nhân tố con người ở vị trí trung tâm
Trong công tác quản lý điều hành doanh nghiệp du lịch, yếu tố con
người- đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp cần đặt ở vị trí trung tâm trong sự
tương tác với khách hàng, nhà quản trị, với các đối thủ cạnh tranh, cũng như
đối với các yếu tố môi trường kinh doanh. Do ảnh hưởng của cơ chế bao cấp
trước đây, người lao động trong các doanh nghiệp du lịch nhà nước thường
không ý thức được và cũng không được tạo điều kiện để phát huy một cách tốt
nhất vai trò của mình trong các quan hệ tương tác trên khiến năng suất, chất
lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do ảnh hưởng của cơ chế bao cấp
trước đây, người lao động trong các doanh nghiệp du lịch nhà nước không ý
thức được và cũng không được tạo điều kiện để phát huy một cách tốt nhất vai
36
Ngày nay người ta thường nói đến cuộc cách mạng 3 T ( Transport- Telecommucation Tourism) đó là
giao thông vận tải- viễn thông và du lịch, vì vậy, chỉ cần một máy tính xách tay được nối mạng, một máy điện
thoại di động có thể làm dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch.
99
trò của mình trong các quan hệ tương tác trên khiến năng suất, chất lượng,
hiệu quả hoạt động kinh doanh của đội ngũ lao động không cao
Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh hiện nay, các nhân viên trong các
công ty cổ phần hóa cần được tạo mọi điều kiện tốt nhất để hoàn thành công
việc của mình trong mục tiêu hướng tới việc thỏa mãn các nhu cầu chính đáng
của khách du lịch. Hội đồng quản trị cần tạo mọi cơ hội giúp đỡ nhân viên
phát triển năng lực cá nhân, tham gia tích cực vào các chương trình thăng tiến,
đề bạt.
Công ty cần phải không ngừng cung cấp các thông tin, tài liệu và tạo cơ
hội để nhân viên có cái nhìn đầy đủ, toàn diện về tất cả quá trình và hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời giúp họ ý thức được vai trò và vị trí
hiện tại của mình trong doanh nghiệp. Mỗi lao động đều là chủ nhân của
doanh nghiệp.
Hội đồng quản trị cần phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân viên
được tham gia một cách tích cực vào các chương trình phát triển của doanh
nghiệp.
3.2.1.2. Hoàn thiện công tác tuyển dụng
Các công ty cổ phần hóa tiền thân trước đây là các doanh nghiệp nhà
nước nên thường tiếp nhận lao động theo sự phân công, điều động của các cơ
quan chủ quản. Những năm gần đây, sau khi cổ phần hóa thì thị trường lao
động trở thành nguồn cung cấp nhân lực chủ yếu cho các doanh nghiệp du lịch
lữ hành. Vì vậy, công tác tuyển dụng trở nên có một vai trò đặc biệt quan
trọng trong công tác quản lý nguồn nhân lực của các công ty cổ phần. Đây là
cơ sở giúp công ty cải thiện thực trạng phát triển nhân lực của các doanh
nghiệp du lịch cổ phần hóa trong thời kỳ dài hạn. Để hoàn thiện công tác này,
các công ty cổ phần hóa cần phải triển khai thực hiện các vấn đề cụ thể sau
đây:
- Mỗi công ty phải dựa trên cơ sở các quy chế, chính sách về tuyển
dụng lao động, quy định về tiêu chuẩn nhân viên của công ty, quy định của
100