1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH VÀ VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH CỔ PHẦN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989 KB, 145 trang )


Việt Nam tiếp tục được thế giới đánh giá là một đất nước ổn định, hòa bình,

một điểm đến an toàn thân thiện cho các nhà đầu tư và du khách quốc tế.

Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của ngành du lịch Việt Nam

thời kỳ 2000 - 2007

Stt



Năm



Khách quốc tế

(lượt khách)



Khách nội địa

(lượt khách)



Thu nhập du lịch

(Tỷ VNĐ)



1



2000



2.140.000



11.200.000



17.400



2



2001



2.330.800



11.650.000



20.500



3



2002



2.628.200



13.000.000



23.500



4



2003



2.429.600



13.500.000



25.000



5



2004



2.927.876



14.500.000



26.500



6



2005



3.467.757



15.000.000



30.500



7



2006



3.583.486



17.503.000



51.000



8



2007



4.171.564



19.200.000



56.000



Nguồn : Báo cáo tổng kết hàng năm của TCDL Việt Nam



Qua bảng 2.1 chúng ta thấy thu nhập từ hoạt động du lịch cũng như

lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đều có sự tăng trưởng rõ rệt. Đặc biệt

Sự kiện nổi bật của du lịch Việt Nam trong năm 2007 là lần đâu tiên lượng

khách quốc tế vượt qua ngưỡng 4 triệu lượt khách. Đây là dấu mốc quan trọng

đánh dấu sự phát triển của du lịch Việt Nam, tạo tiền đề cho việc hoàn thành

mục tiêu chiến lược của ngành là đón 6-6.5 triệu lượt khách quốc tế vào năm

2010, từng bước đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất

nước. Theo số liệu của tổng cục thống kê, trong năm 2007 du lịch Việt Nam

đón được 4.171.564 lượt khách quốc tế, tăng 16% so với năm 2006, khách nội

địa đạt 19.2 lượt khách tăng 9.7 % so với năm 2006, thu nhập xã hội về du

lịch đạt 56 nghìn tỷ đồng, tăng 9.8 % so với năm 2006. Khách du lịch Trung

Quốc vẫn dẫn đầu về số lượng trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam, với

558.719 lượt khách trong năm 2007, tiếp theo đó là số lượng khách du lịch

37



đến từ Hàn Quốc (475.535 lượt khách), Mỹ (412.301 lượt khách). Nhật Bản

411.557 lượt khách. Khách du lịch đến từ Châu Âu, đứng đầu là Pháp với

182.501 lượt khách trong năm 2007, tiếp theo là Anh (105.918 lượt khách ),

còn lại là các nước ASEAN và các nước khác.

Để phục vụ lượng khách du lịch quốc tế và nội địa nêu trên, năm 2007

có thêm 100 công ty lữ hành quốc tế mới được cấp phép, nâng tổng số doanh

nghiệp lữ hành quốc tế được cấp phép lên 605 doanh nghiệp, trong đó có 87

doanh nghiệp nhà nước, 157 công ty cổ phần, 12 công ty liên doanh với nước

ngoài, 345 công ty TNHH, 4 doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra còn hơn 10000

doanh nghiệp lữ hành nội địa hoạt động trên khắp các địa bàn cả nước cùng

với đội ngũ trên 5000 hướng dẫn viên được cấp thẻ hành nghề. Hệ thống cơ sở

lưu trú du lịch cũng có sự tăng trưởng mạnh. Hiện cả nước đã có gần 9.000 cơ

sở lưu trú du lịch với tổng số 180.051 buồng, trong đó có 4283 khách sạn

được xếp hạng từ đạt tiêu chuẩn đến 5 sao (chiếm 49.94% trong tổng số cơ sở

lưu trú du lịch) với 109.198 buồng, chiếm 35.97 % tổng số buồng). Công suất

sử dụng dịch vụ buồng bình quân trong năm tăng lên địa bàn cả nước đối với

tất cả các loại hình cơ sở lưu trú du lịch đạt 51%, trong khi công suất sử dụng

buồng ở các khách sạn cao cấp tại một số các thành phố lớn và trọng điểm du

lịch như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đạt trên 80%. Điều này đã tạo nên hiện

tượng cháy phòng đối với các khách sạn cao cấp tại các địa phương nói trên.

Tổng cục du lịch đã chính phủ dự thảo Nghị định về kinh doanh lữ

hành, hướng dẫn và vận chuyển khách du lịch, trong đó có những quy định rõ

ràng điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch, quyền và nghĩa vụ của tổ

chức và cá nhân kinh doanh vận chuyển du khách.

Tổng cục du lịch đã xác định công tác đào tạo nguồn nhân lực là một

công việc rất quan trọng. Trong 5 năm tới, ngành sẽ thu hút và đào tạo mới

khoảng 100.000 lao động du lịch và sẽ đào tạo lại một lượng lớn đội ngũ nhân

viên. Hiên nay cả nước có 50 cơ sở đào tạo nghề du lịch bao gồm cao đẳng,

trung cấp, học nghề, cùng 30 trường đại học có đào tạo về du lịch. Các trường

38



này đã một phần đáp ứng được nhu cầu đào tạo của ngành về số lượng cũng

như chất lượng.

Công tác quảng bá du lịch cũng là một khâu quan trọng trong phát triển

du lịch. Tổng cục đã xây dựng kế hoạch quảng bá cho du lịch Việt Nam trong

thời gian tới. Trong đó, ngành sẽ tích cực tham gia nhiều hội chợ quốc tế, phối

hợp với các hãng truyền hình, báo chí nước ngoài để giới thiệu hình ảnh du

lịch Việt Nam ra nước ngoài, trong đó đặc biệt chú ý tới những thị trường tiềm

năng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, khối ASEAN, Châu Âu, Bắc Mỹ.

Đồng thời, ngành sẽ thành lập một số văn phòng đại diện ở nước ngoài, tăng

cường công tác nghiên cứu thị trường, xác định các chiến lược, kế hoạch khai

thác thị trường mới. Hệ thống các doanh nghiệp lữ hành quốc tế và đội ngũ

hướng dẫn viên quốc tế đã được cấp thẻ. Hệ thống các doanh nghiệp lữ hành

quốc tế và đội ngũ hướng dẫn viên đã góp phần quan trọng trong việc tăng

cường nhanh lượng khách quốc tế đến Việt Nam, thúc đẩy du lịch cả nước

phát triển. Tuy nhiên, các hoạt động này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu,

nguồn nhân lực, hoạt động vận chuyển lữ hành còn thiếu và yếu.

Cùng với những hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp cũng tự tìm

cách để củng cố và phát triển thị trường, đặc biệt chú trọng đến thị trường

truyền thống, thị trường tiềm năng. Các công ty, khách sạn và các khu du lịch

cũng có kế hoạch đầu tư thêm cho cơ sở vật chất và nâng cao hơn nữa chất

lượng phục vụ, trong đó chú trọng đến việc mở rộng hệ thống nhà hàng ăn

uống với nhiều món ăn độc đáo, mang đậm hương vị của từng vùng, từng

miền quê Việt Nam

Mặc dù đã có những nỗ lực lớn lao trong việc đẩy nhanh tốc độ phát

triển và đạt được những thành tựu đáng kể, du lịch Việt Nam vẫn còn ở trong

giai đoạn đầu của sự phát triển. Theo đánh giá của Bussiness Monitor một tổ

chức quốc tế có uy tín về đánh giá, xếp hạng của các quốc gia về du lịch, năm

2007 du lịch Việt Nam được đánh giá xếp đồng hạng thứ 7 cùng với

Indonexia trong số 8 nước trong khu vực Châu á được khảo sát về trình độ

39



phát triển du lịch. Như vậy, du lịch Việt Nam còn cần tiếp tục phấn đấu nhiều

hơn nữa để có thể đứng vào hàng ngũ các quốc gia phát triển du lịch hàng đầu

trong khu vực như mục tiêu chiến lược đã đề ra.

Về phương diện đi lại, khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu bằng

đường hàng không chiếm 31.64%, đường bộ và tàu biển chiếm 68.36%. Thị

trường khách quốc tế lớn nhất đến Việt nam bằng máy bay thuộc về các nước

Châu Âu.

Về cơ cấu chi tiêu của du khách, theo số liệu thống kê của Tổng cục du

lịch bình quân khách du lịch đến Việt Nam ta thấy chi tiêu bình quân của

khách nội địa và khách quốc tế có xu hướng tăng nhưng vẫn còn ở mức rất

khiêm tốn, đạt 550.800 VND/ngày đối với khách nội địa và 83.5 USD đối với

khách quốc tế.

Bảng 2.2. Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch của cả nước:

Năm



Chi tiêu BQ/ lượt

khách quốc tế

đến VN (USD)



2005



902,7



74,6



945.700



439.500



2006



1283,3



76,4



1.771.800



506.200



2007



1295,9



83,5



2.002.600



550.800



chi tiêu BQ/ ngày Chi tiêu BQ/ lượt

khách quốc tế đến

khách nội địa

Việt Nam (USD)

(VND)



chi tiêu BQ/ngày

khách nội địa

(VND)



Nguồn: Báo cáo triển khai quy hoạch phát triển DL HN giai đoạn 2001-2010 của Sở Văn

hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội



Tổng Doanh thu xã hội từ khách du lịch của Việt Nam hàng năm đều

tăng. đặc biệt năm 2007 đạt 81.176 tỷ đồng, tăng 11.442 tỷ đồng (tương

đương với 14.9%). Và tổng doanh thu xã hội từ khách du lịch của Việt Nam

chiếm 4% GDP của cả nước ( Theo cách tính của Tổ chức Du lịch Thế giới

con số này là 9%)22. Số liệu cụ thể được minh họa trong bảng 2.3 về doanh thu

xã hội từ khách du lịch ở Việt Nam



22



Đó là cách tính sức mua tại mỗi thị trường, ví dụ sức mua 1USD tại Việt Nam bằng 4,4 USD tại Hoa Kỳ.



40



Bảng 2.3. Doanh thu xã hội từ khách du lịch ở Việt Nam từ 2002 -2007

Năm



Doanh thu xã hội từ

khách quốc tế đến VN

(USD)



Doanh thu xã hội từ

khách nội địa của

Việt Nam (VND)



Tổng doanh thu xã hội

từ khách du lịch của

Việt nam (tỷđ)

(1USD = 16000đ)



2002



2.372.425.285



5.195.439.375



37.964



2003



2.193.149.308



5.611.074.525



35.096



2004



2.642.993.665



5.818.892.100



42.293



2005



4.450.172.558



14.350.162.560



71.217



2006



4.357.160.627



19.854.577.440



69.734



2007



5.072.176.362



21.178.215.936



81.176



Nguồn: Tổng cục thống kê

Ngành du lịch đã huy động được nguồn vốn lớn để xây dựng cơ sở vật

chất kỹ thuật phục vụ du lịch, năm 2007 đã có 8.556 cơ sở lưu trú( trong đó có

56 khách sạn liên doanh, 10 khách sạn 100% vốn nước ngoài) và 170.551

buồng đã tăng gấp 24 lần so với năm 1990. Bình quân tăng trưởng số buồng

khách sạn hàng năm là 15,16%23.

Trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDi), đăng ký vào Việt

nam, lĩnh vực đầu tư xây dựng khách sạn, du lịch đạt 10,5 tỷ USD, tức chiếm

10%. Đó là chưa tính đến 12,5 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực xây dựng văn

phòng và căn hộ cao cấp và 4,4 tỷ USD đầu tư vào xây dựng khu đô thị mới,

liên quan gián tiếp đến hoạt động du lịch24.

2.1.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch của Hà Nội

Giai đoạn 2001-2007, ngành du lịch Việt Nam đã đóng góp tích cực vào

sự phát triển KT-XH của đất nước. Thị phần về khách du lịch quốc tế đến của

Việt Nam trong khu vực Đông Nam á đã tăng từ 6% lên 10,5% với tốc độ tăng

trưởng nhanh nhất khu vực; tốc độ tăng doanh thu du lịch đạt 15% (tăng gấp

23

24



Kết quả điều tra thống kê Cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn II năm 2005- Viện NCPTDL.

Báo Du lịch ( ngày 21/4/2008)



41



đôi tốc độ tăng GDP); đóng góp của ngành du lịch vào GDP ngày càng tăng.

Việt Nam được coi là một địa điểm du lịch an toàn của thế giới. Đóng góp vào

thành công chung đó, có vai trò quan trọng của du lịch Hà Nội- một trong hai

trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước- đầu mối phân phối khách du lịch đến

các tỉnh phía Bắc và cả nước.

Qua 7 năm thực hiện các Chủ trương, chiến lược, qui hoạch, ngành du

lịch Hà Nội có bước phát triển cả về quy mô và chất lượng, theo đúng định

hướng: bền vững, hiệu quả; trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp tích

cực vào phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và đang có đà phát triển

mạnh hơn trong thời gian tới, góp phần đưa nước ta, trong đó có Hà Nội thành

một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực.

2.1.1.2.1. Lượng khách quốc tế và nội địa tới Hà Nội

Giai đoạn 1998-2007, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội từ hơn 160

quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt mức tăng trưởng bình quân 16,5%/năm. Thị

phần khách quốc tế của Hà Nội ngày càng lớn, từ chỗ chiếm 20% của cả nước

giai đoạn 1998-2000, đã tăng lên trên 30% giai đoạn 2001-2006. Năm 2006,

khách quốc tế tăng 3 lần, khách nội địa tăng 5,2 lần, doanh thu từ khách sạn

nhà hàng tăng gấp 5,17 lần so với năm 1998. Doanh thu xã hội và xuất khẩu

tại chỗ từ du lịch đã tăng lên tương ứng với sự tăng trưởng của lượng khách.

Năm 2007, Hà Nội đón 6.670.000 lượt khách du lịch, trong đó

1.300.000 lượt khách quốc tế (tăng 17,1%) và 5.400.000 lượt khách nội địa.

Mức chi tiêu trong chuyến đi của khách quốc tế cũng tăng khoảng 5-10%.

Kim ngạch xuất khẩu tại chỗ của ngành Du lịch Hà Nội năm 2007 tăng

khoảng 20%. Theo chiều hướng này, lượng khách có nhu cầu vào Hà Nội tăng

cao vào những năm tới. Vấn đề của ngành Du lịch Hà Nội cần làm là tổ chức

tốt cơ sở hạ tầng và khả năng đón khách.

Hà Nội giữ vững vị trí là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất cả

nước. Ngành du lịch Hà Nội đã triển khai các chương trình du lịch đa dạng,

42



phong phú trong phạm vi toàn quốc và vươn ra các vùng lãnh thổ cùng nhiều

quốc gia trên thế giới, đóng góp vào sự phát triển của các địa phương khác.

Thông qua hoạt động du lịch, hình ảnh Thủ đô ngàn năm văn hiến, Thủ

đô Anh hùng, Thành phố vì hoà bình đang trên đà phát triển, rất năng động đã

được quảng bá rộng rãi hơn trong khu vực và thế giới. Vị thế của du lịch Thủ

đô được đề cao, Hà Nội liên tục được bình chọn là Thành phố du lịch hấp dẫn,

điểm đến an toàn hàng đầu ở khu vực châu á.

Những kết quả đạt được là do có sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ, chính

quyền và nhân dân Thủ đô, đặc biệt là sự cố gắng của toàn thể Cán bộ công

nhân viên Ngành Du lịch Hà Nội đã tập trung cải thiện môi trường kinh tế - xã

hội, đầu tư hạ tầng kỹ thuật phát triển du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch mới,

nâng cấp trang thiết bị, xây mới cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, tuyên

truyền quảng bá, mở rộng hoạt động trong nước và quốc tế.

Ngành Du lịch Hà Nội đã tăng cường việc tuyên truyền và nâng cao

kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, các thỏa thuận song phương, đa phương

liên quan đến lĩnh vực du lịch cho các doanh nghiệp, cán bộ quản lý và người

lao động trong ngành Du lịch.

Đến nay, các doanh nghiệp đã nắm rõ những cam kết của ngành Du

lịch trong WTO để từ đó xây dựng kế hoạch của đơn vị trước bối cảnh hội

nhập, cạnh tranh quốc tế. Năm 2007, một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã

bắt đầu mở rộng phạm vi hoạt động, lập chi nhánh tại các quốc gia có thể khai

thác thị trường trực tiếp như Thái Lan, Trung quốc, Nga... Nhiều doanh nghiệp

lữ hành quốc tế đã triển khai bán hàng qua mạng để khai thác khách trực tiếp.

Vì vậy, hoạt động đón khách quốc tế vào Việt Nam đã có sự chủ động và hiệu

quả hơn.

+ Khách quốc tế:

Hà Nội là trung tâm đầu mối lớn phân phối khách du lịch quốc tế của cả

nước. Thị trường khách tương đối ổn định và có mức tăng trưởng cao về số

lượng và tỷ trọng so với cả nước. Lượng khách du lịch quốc tế vào Hà Nội và

43



ngày khách lưu trú tăng đều qua các năm gần đây( Bảng 2.4). Tuy nhiên năm

2003 số lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm 9% và Hà Nội giảm 7.6% do

ảnh hưởng của dịch Sars vào năm 2003. Ta cũng nhận thấy Số lượng khách

quốc tế biến động do ảnh hưởng của các nguyên nhân như bi dịch cúm gà,

dịch tả ngày càng phát triển,kéo dài trong các năm. Nạn khủng bố, xung đột

sắc tộc diễn ra ở nhiều nơi, thiên tai, lũ lụt, hạn hán kéo dài, kinh tế thế giới có

dấu hiệu đi xuống đã trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống kinh tế và tâm lý của

du khách. Đồng thời cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch không đủ đáp ứng, Hà

Nội rất thiếu các khách sạn có qui mô lớn, hạng cao sao, khu du lịch, các dịch

vụ vui chơi giải trí, các điểm du lịch đủ sức hấp dẫn kéo dài thời gian lưu lại

của du khách trong nước và quốc tế. Năm 2007 nhiều khách có nhu cầu đến

Hà Nội du lịch không đặt được phòng khách sạn phải chuyển hướng đi nơi

khác. Tuy nhiên so với cả nước tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế

trung bình của Hà Nội giai đoạn 2001 2007 vẫn cao hơn tôc độ tăng trưởng

chung của cả nước.

Bảng 2.4. Số lượng khách quốc tế đến VN và Hà Nội từ năm 2001-2007

Đơn vị tính : Người

Năm



700.000



%

HN/VN

30



% HN tng so

vi nm trc

39,9%



% VN tng so

vi nm trc

8,8%



2.628.200



931.000



35,4



33%



12,76%



2003



2.429.600



850.000



35,0



-9%



-7,6%



2004



2.927.876



950.000



32,45



11,8%



20,51%



2005



3.467.757



1.109.635



32



16,8



18,44%



2006



3.583.486



1.110.000



30,5



0,03



3,34%



2007



4.171.564



1.300.000



30,9



17,1%



16,41%



C nc



H Ni



2001



2.330.800



2002



Nguồn: Báo cáo triển khai quy hoạch phát triển DL HN giai đoạn 2001-2010 của Sở Văn

hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội



44



Biểu 2.1. Số lượng khách quốc tế đến VN và Hà Nội từ năm 2001-2007

4,500,000

4,000,000

3,500,000



Số lượt khách



3,000,000

2,500,000

2,000,000

1,500,000

1,000,000

500,000

0

2001



2002



2003



2004



2005



2006



2007



Năm

H Ni



C nưc



Khách quốc tế đến Hà Nội với mục đích du lịch thuần túy chiếm

81.7%, mục đích thương mại chiếm 11.4% và mục đích khác chiếm 6.98%

(theo số liệu thống kê năm 2006 của sở Văn hóa thể thao và du lịch Hà Nội).

Nếu xét dưới góc độ lượng khách thì khách TQ năm 2004 chiếm 1/3 số lượng

khách quốc tế đến Hà Nội song đại đa số khách Trung Quốc đến với mục đích

thuần túy du lịch (94.8%). Đối tượng này có khả năng thanh toán không cao,

đòi hỏi chất lượng ở mức độ vừa phải. Trong khi đó, tuy có tỷ trọng không lớn

lắm nhưng lượng khách đến Hà Nội với mục đích thương mại, tìm kiếm cơ hội

hợp tác của khách Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc đang tăng lên. Dưới góc độ

kinh tế loại khách này cũng phải được coi là thị trường mục tiêu vì họ có khả

năng thanh toán cao, thường gấp 2-3 lần khách du lịch thuần túy. Vì vậy thị

trường mục tiêu trong giai đoạn này của du lịch Hà Nội là Pháp, Trung Quốc,

Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ..

+ Khách nội địa :

Do tình hình kinh tế chính trị xã hội ổn định, đời sống của nhân dân

được nâng cao, phương tiện giao thông thuận tiện và phát triển nên từ năm

45



2001 -2007 lượng khách du lịch nội địa nói chung và khách từ các địa phương

tới Hà Nội tăng lên rõ rệt do nhiều nguyên nhân như: vị thế của thủ đô, đi du

lịch dần trở thành nhu cấu quan trọng của người dân Việt Nam, mức sống và

thu nhập của người Việt Nam được nâng lên, có tích lũy và dành ngân sách

gia đình cho việc du lịch, hưởng thụ.

Bảng 2.5 : Số liệu khách du lịch nội địa đến Hà Nội và cả nước

Đơn vij tính : Người



2001



Cả nước

(lượt khách)

11.200.000



Hà Nội

(lượt khách)

2.300.000



%

HN/VN

20,5 %



% HN tăng so

với năm trước

15%



% VN tăng so

với năm trước

1,82%



2002



12.500.000



2.850.000



22,8 %



23,9%



11,61%



2003



13.500.000



3.030.000



22,45 %



6,32%



4%



2004



14.000.000



3.500.000



25 %



15,51%



7,7%



2005



16.000.000



4.230.365



26,4 %



20,87%



14,3%



2006



18.000.000



4.900.000



27,2 %



15,83%



12,5%



2007



19.200.000



5.400.000



28,1 %



10,2%



6,67%



Năm



Nguồn: Báo cáo triển khai quy hoạch phát triển DL HN giai đoạn 2001-2010 của Sở Văn

hóa- Thể thao - Du lịch Hà Nội



Biểu 2.2. Số liệu khách du lịch nội địa đến Hà Nội và cả nước

25,000,000



S lt khỏch



20,000,000



15,000,000



10,000,000



5,000,000



0

2001



2002



2003



2004



2005



Nm

Hà Nội



46



Cả nước



2006



2007



Khách du lịch nội địa đến Hà Nội phần lớn là khách tham quan, thăm

thân, lễ hội. Khách công vụ cũng chiếm tỷ lệ quan trọng vì loại khách này

ngoài công vụ còn kết hợp với tham quan du lịch.

2.1.1.2.2. Thời gian lưu lại bình quân và cơ cấu chi tiêu của khách du lịch

Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch quốc tế đến Hà Nội là 3.4

ngày25, do khách đến du lịch Việt Nam thường đi nhiều điểm du lịch hấp dẫn

ở các địa phương khác. Bên cạnh đó khách Trung Quốc đến Việt Nam tăng

mạnh nhưng thời gian lưu trú bình quân của đối tượng khách này thấp hơn

nhiều so với thị trường khách quốc tế khác. Mặt khác, do sản phẩm du lịch

còn nghèo, chương trình du lịch chưa phong phú, hấp dẫn, trong khi đó môi

thường bị ô nhiễm, giao thông thường tắc nghẽn ..cũng là lý do ảnh hưởng tới

sự lưu lại của khách.

Bảng 2.6 : Thời gian lưu lại bình quân và cơ cấu chi tiêu của

khách du lịch tới Hà nội

Năm



Thời gian lưu tại

HN/ lượt khách

quốc tế đến Hà

Nội (ngày)



chi tiêu BQ/ ngày

khách quốc tế đến

Hà nội (USD)



Số ngày khách

khách nội địa đi

DL theo tour trong

nước (ngày)



chi tiêu BQ/ngày

khách nội địa

đến Hà Nội

(VND)



2003



2,1



85,2



3,2



439.600



2004



2,9



90,2



4.1



515.000



2006



3,2



92,1



4,2



538.800



2007



3,4



95,4



5,1



501.400



Nguồn : Tổng cục Thống kê

Theo số liệu khảo sát năm 2007 của tổng cục thống kê thì cơ cấu chi

tiêu của du khách, theo số liệu của Tổng cục du lịch thì bình quân một ngày

khách du lịch đến Việt Nam chi tiêu khoảng 83,5 USD/ ngày, trong khi đó

khách đến Hà Nội có mức chi tiêu cao hơn, đạt 95,4USD/ngày với cơ cấu chi

tiêu như sau: Dịch vụ cơ bản 79,32% (trong đó lưu trú chiếm 50.17%, ăn uống



25



47



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

×