Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 144 trang )
-Hànộimới điện tử (HNMO; địa chỉ: www.hanoimoi.com.vn), ra đời từ
năm 2004, hiện là một trong những Website có lượng bạn đọc truy cập khá lớn
và ngày càng tăng.
Với địa bàn thủ đô mở rộng, dân số gần 6 triệu người, lượng phát hành
của báo Hà nội mới thuộc hàng khá cao (riêng tờ Hànộimới hàng ngày đã đạt
tỷ lệ 120 người/ bản). Những năm gần đây, báo Hànộimới đã bám sát các sự
kiện thời sự, phản ánh hơi thở cuộc sống thủ đô; tham gia cắt nghĩa, phản biện
có hiệu quả nhiều chủ trương của thành phố. Đặc biệt báo đã tham gia phát
hiện đấu tranh tích cực với những sai trái, lệch lạc diễn ra trên địa bàn thành
phố, mang lại sự tin cậy, yêu mến của công chúng. Ngoài ra, báo còn tham gia
làm tốt công tác xã hội nhân đạo với các cuộc vận động “Lửa ấm về các miền
quê”; “Cứu lấy những trái tim non”; xây dựng được “Quỹ trái tim nhân ái” mỗi
năm hàng trăm tỷ đồng giúp đỡ các địa chỉ khó khăn. Nhờ vậy, đã dần gây
dựng được thương hiệu Hànộimới trong lòng bạn đọc.
*Báo Nông nghiệp Việt Nam
Báo Nông nghiệp Việt Nam (NNVN) là cơ quan ngôn luận của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, là diễn đàn xã hội vì sự nghiệp phát triển và
nâng cao dân trí trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, diêm
nghiệp và phát triển nông thôn. Báo hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập.
Báo NNVN ra đời năm 1985, khổ 41x19 cm, phát hành các ngày từ thứ
hai đến thứ sáu trong tuần với số lượng phát hành hơn 6 vạn bản/kỳ. Đối
tượng phục vụ của báo là nông dân nông thôn làm nông nghiệp, thu nhập thấp,
thường xuyên bị thiên tai bão lụt, hạn hán và dịch bệnh nên việc tiếp cận thông
tin báo chí rất hạn chế. Địa bàn phản ánh của báo chủ yếu là nông thôn, vùng
xa xôi, khó khăn, không thuận lợi nhiều mặt. Trong khi đó, báo hoạt động tự
35
chủ về tài chính, số cán bộ phóng viên ít (80 cán bộ, phóng viên, chủ yếu là
hợp đồng). Báo có chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và 5 văn phòng đại diện
tại miền Trung Tây Nguyên; Đồng bằng sông Cửu Long; Bắc Trung bộ; Thái
Nguyên và Yên Bái. Trong những năm qua,vượt lên những khó khăn chung
của ngành cũng như của báo chí cả nước, báo NNVN đã có nhiều đổi mới, giữ
vững trận địa tư tưởng, là người bạn tin cậy của bạn đọc cả nước, trong đó,
phần lớn là nông dân và cư dân nông thôn.
*Báo Nông thôn Ngày nay
Báo Nông thôn Ngày nay (NTNN) là cơ quan trung ương của Hội Nông
dân Việt Nam, ra số đầu tiên ngày 7-5-1984, ra 3 tháng/số; sau đó phát hành 5
số/tuần. Từ 1-7-2010 ra hàng ngày (từ thứ hai tới thứ bảy). Báo khổ vừa
(41x19 cm), phát hành gần 6 vạn/kỳ. Lượng phát hành lớn nhất là ở khu vực
“3 Tây”: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ (chủ yếu là do Chính phủ mua
báo cho một số đối tượng bạn đọc khu vực này).
Là một trong số ít báo phản ánh sâu về NN-NT nên NTNN có nhiều ưu
thế khi phát hành về nông thôn với đặc điểm nổi bật, những thành công của
mảng đề tài viết về nông thôn, nông dân, được đông đảo bạn đọc mến mộ, tin
cậy, nhất là các Chuyên mục: Nông thôn mới; trang 360º Nhà nông; các
chuyên đề về Dạy nghề cho lao động nông thôn.
Hiện báo có 130 lao động, trong đó, chỉ có hơn 10 cán bộ biên chế, còn
lại cơ bản là lao động hợp đồng. 80% lao động có trình độ đại học, 20% số
phóng viên có trình độ đại học chuyên ngành báo chí. Báo vừa trải quá trình
cải tổ lại bộ máy từ hệ thống toà soạn đơn tuyến (Toà soạn- các trang do BTV
phụ trách tổ chức nội dung, lên trang) sang mô hình mới là Toà soạn và các
Ban nội dung. Báo có 6 văn phòng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh; Cần
Thơ; Tây Nguyên; Miền Trung; Hải Phòng; Tây Bắc.
36
2.1.2.Những nét giống và khác nhau giữa 3 tờ báo
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống báo chí truyền thông Việt
Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với xu thế hội
nhập, các báo Hànộimới, Nông nghiệp Việt Nam và Nông thôn Ngày nay đều
có bước phát triển mới theo hướng báo chí hiện đại, mở rộng lượng phát hành
cũng như diện phát hành, đáp ứng yêu cầu bạn bạn đọc.
Nét tương đồng giữa 3 tờ báo là đều phát hành hàng ngày với số lượng
lượng lớn. Cả hình thức, nội dung 3 tờ báo đều cải tiến theo hướng báo chí
hiện đại, dung lượng chữ mỗi tác phẩm giảm thiểu, gia tăng kênh ngôn ngữ phi
văn tự. Điểm chung giữa 3 báo là đều thực hiện nhiệm vụ truyên truyền đưa
nghị quyết Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống và đều có
đối tượng bạn đọc rộng rãi. Báo hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính
nhưng luôn giữ đúng định hướng tuyên tuyền, được cơ quan chủ quản và các
cơ quan quản lý báo chí đánh giá là luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ vai trò được
giao, không có vướng mắc sai phạm trong chuyên môn nghiệp vụ.
Nét khác giữa 3 báo là, báo Hànộimới là báo Đảng địa phương, đối tượng
bạn đọc chính là các tầng lớp công dân thủ đô, trong đó có nông dân và cư dân
nông thôn. Còn báo Nông nghiệp Việt Nam và báo Nông thôn Ngày nay thuộc
hệ thống báo ngành và tổ chức đoàn thể, đối tượng bạn đọc đích là nông dân
và hội viên nông dân trong cả nước. Đây là yếu tố cơ bản chi phối, tạo nên
những khác biệt về nội dung cũng như phương pháp tổ chức tác phẩm tuyên
truyền của mỗi báo.
2.1.3.Những vấn đề liên quan đến “Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn”
trên 3 báo trước khi có NQTƯ 7 (từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2008) của Đảng
Nhóm vấn đề về đất đai- vấn đề “nóng”, được phản ánh đậm trên 3 báo
Hà nội mới, Nông nghiệp Việt Nam và Nông thôn Ngày nay, được tiếp cận ở
37
rất nhiều góc độ khác nhau với “trục” trung tâm là sự chuyển dịch ruộng đất
nông nghiệp sang mục đích công nghiệp, dịch vụ, đô thị và các hoạt động kinh
tế khác gắn với vấn đề an ninh lương thực; vấn đề đô thị hóa nông thôn và xây
dựng nông thôn mới; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn với
sự biến đổi cơ cấu lao động xã hội, đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn; xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng trong tiến trình CNH,
HĐH đất nước.
Đó là thông tin trên báo HNM cảnh báo việc đô thị hóa quá nhanh sẽ làm
giảm diện tích đất trồng lúa và sản xuất lương thực; chỉ ra thực trạng quy
hoạch, chuyển đổi đất trồng lúa sang các mục đích khác ở khu vực đồng bằng
sông Hồng, trong đó có Hà Nội còn nhiều bất cập, cảnh báo hệ lụy của vấn đề
này là mất an ninh lương thực và những xáo trộn của kinh tế xã hội trong khu
vực. Vấn đề đất đai trên báo NNVN được phản ánh khá toàn diện và sâu sắc
theo cả bề rộng và chiều sâu vấn đề, loạt bài báo “An ninh lương thực”,
“Công đang phá ruộng”, “Những vùng nông nghiệp hàng hóa đang bị
biến dạng”, “Ruộng đất mất an toàn, nguy cơ khủng hoảng xã hội”... đã
chỉ ra rất rõ những bài học về chuyển dịch đất đai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong tiến trình CNH,HĐH đất nước.
Bên cạnh đất đai, nhiều vấn đề “nóng” về chính sách hỗ trợ nông dân phát
triển sản xuất nghiệp, nghành nghề như vốn, nước sạch nông thôn, khắc phục ô
nhiễm môi trường...cũng được các báo đăng tải khá nhiều.
Qua hàng loạt tác phẩm, báo NTNN đã gián tiếp thực hiện việc tổng kết
thực tế 20 năm thực hiện Nghị quyết số 10 ngày 5.4.1988 của Bộ Chính trị về
“Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” (gọi tắt là “Khoán 10”; NQ 10), đồng
thời phản ánh đậm nét tư tưởng, ước vọng của nông dân cả nước như những
tín hiệu đón đợi một chính sách mới. “ Sau 20 năm đơm hoa kết trái tạo nên
38
những mùa màng bội thu, NQ 10 gần như đã “đụng trần” trong vai trò kích
thích lao động sáng tạo của nông dân. Hiện nay trong lĩnh vực “Tam nông”
đang ngốn ngang nhiều vấn đề và đòi hỏi có chính sách mới táo bạo, toàn diện
hơn để nông nghiệp phát triển bền vững”.
Có thể thấy, qua những vấn đề được phản ánh trên báo đã xuất hiện
những tín hiệu đón chờ NQTƯ 7 (Khóa X). Như vậy, trong khoảng thời gian từ
đầu năm đến tháng 7, tháng 8 năm 2008 (thời gian giới hạn nghiên cứu của đề
tài trước khi NQTƯ 7 ra đời), trên 3 báo Hà nội mới, Nông nghiệp Việt Nam
và Nông thôn Ngày nay, các tác phẩm mang nội dung về nông nghiệp, nông
dân và nông thôn được đăng tải thường xuyên, liên tục. Nội dung phản ánh đã
tiếp cận những vấn đề cốt lõi, bức xúc của sản xuất nông nghiệp và đời sống
nông thôn; nói lên tiếng nói phản biện thông qua mổ xẻ những vưỡng mắc của
hệ thống cơ chế chính sách, những yếu kém trong việc thực hiện nó và đòi hỏi
khách quan phải giải quyết những vấn đề đó vì sự phát triển bền vững trong
tiến trình CNH, HĐH đất nước.
2.2. Nội dung chuyển tải
2.2.1.Tổ chức tác phẩm mang nội dung “Nông nghiệp, nông dân, nông
thôn” trên báo in
NQTƯ 7 đã chỉ ra 8 nhiệm vụ cơ bản và giải pháp thực hiện và những
nhiệm vụ cấp bách giai đoạn 2008 đến năm 2010. Nghiên cứu của luận văn
trên 3 báo cho thấy các tác phẩm được đăng tải trong kỳ đều phản ánh được
những vấn đề cơ bản thể hiện được tinh thần chỉ đạo của nghị quyết. Các góc
độ tiếp cận và phản ánh của các tác phẩm báo chí rất đa dạng, phong phú,
nhưng có thể quy vào 3 nhóm vấn đề nóng bỏng của sản xuất và đời sống xã
hội gồm:
39
-Đất đai và những tồn tại liên quan tới vấn đề thu hồi đất nông nghiệp,
đào tạo nhân lực, giải quyết việc làm ở nông thôn.
-Vấn đề cơ chế, chính sách và việc thực hiện nó đối với nông nghiệp,
nông dân và nông thôn; xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và
những vấn đề bức xúc ở nông thôn
-Các hướng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp dịch vụ và
ngành nghề nông thôn, , phòng chống thiên tai, dịch bệnh; công tác nghiên
cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật.
Nhóm nội dung về đất đai:
Đây là nhóm nội dung xuất hiện với tần suất rất cao trên 3 báo nghiên
cứu. Đất đai - yếu tố trung tâm, đột phá của nông nghiệp với rất nhiều vấn đề
liên quan, lợi ích cũng như hệ lụy từ đất đai được phân tích , lý giải , làm rõ và
góp phần giải đáp những câu hỏi đặt ra từ thực tiễn mà trong đó vấn đề tích tụ
ruộng đất, hạn điền, quyền lợi của nông dân như thế nào luôn là câu hỏi nóng
bỏng từ thực tiễn.
Báo HNM số ra ngày 2.12.2008 đăng bài: “Tích tụ ruộng đất-hướng đi
tất yếu của “Tam nông” phản ánh ý kiến của các nhà hoạch định chính sách
khẳng định tích tụ ruộng đất là cơ sở, yếu tố tiền đề và điều kiện cần cho phát
triển nông nghiệp hiện đại. Cần phải tạo dựng thị trường đất nông thôn để tích
tụ, nông dân có quyền thỏa thuận, quyết định trong chuyển nhượng, cho thuê
đất, góp vốn vào “doanh nghiệp nông thôn”. Do đó, phải ưu tiên cho việc hoàn
thiện chính sách đất đai. Số ra ngày 17.9.2009 có bài: “Chuyển đổi cơ cấu
nông nghiệp ở Thanh Oai, vấn đề “Nóng”: Hạn điền” phản ánh vướng mắc
chung trong việc phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn là việc tích tụ
ruộng đất mà khó nhất là đối với nông nghiệp là không có hạn điền. Trong khi
phát triển công nghiệp, dịch vụ thì có thể thuê đất tới 50 năm. Vì vậy các nhà
40
đầu tư không an tâm đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác,
việc phát triển chăn nuôi quy mô lớn phải đưa chuồng trại ra xa khu dân cư,
kéo theo yêu cầu đầu tư lớn về cơ sở vật chất hạ tầng, đòi hỏi phải có chính
sách khuyến khích về vốn, đất đai mới kích thích được đầu tư vào lĩnh vực
này. Thủ đô mở rộng đã “ôm” trọn Xứ Đoài là đất “trăm nghề”, lại thêm diện
tích đất nông nghiệp thu hồi những năm vừa qua rất lớn nên mảng đề tài về
dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên báo Hà nội mới
luôn đi sâu phản ánh những khó khăn thực tế cũng như kinh nghiệm trong
công tác này của các địa phương.
Ngay sau khi NQTƯ 7 ra đời, cuối tháng 8, đầu tháng 9 năm 2008, báo
NTNN đã khởi đăng liên tục 2 loạt bài: “Tích tụ ruộng đất, xu hướng của
sản xuất hàng hóa” và “Tích tụ ruộng đất, khơi dòng mô hình bạc tỷ”. Từ
việc khảo sát thực trạng sử dụng đất đai ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL), loạt bài đã khẳng định tích tụ ruộng đất là yếu tố tiên quyết để tạo
nên nền sản xuất nông sản hàng hóa quy mô lớn; tình trạng phân hóa sở hữu,
sử dụng ruộng đất và người nông dân nhường quyền sử dụng đất cho người có
năng lực hơn mình khai thác quản lý, tổ chức sản xuất với quy mô lớn. Nhờ
vậy, ở khu vực ĐBSCL đã có những nông dân mua gom, quản lý hàng vài
trăm ha đất để sản xuất nông sản hàng hóa. Với phương thức này sẽ mở ra các
hướng liên kết, góp vốn, góp đất để tạo nên vùng chuyên canh quy mô lớn và
người nông dân có thể làm thuê cho chính người thuê đất của mình mà cả hai
bên cùng có lợi.
Vào đầu tháng 8 năm 2008, khi NQ 15 của Quốc Hội về mở rộng địa giới
hành chính thủ đô, báo NNVN đã có nhiều bài viết về tính chất của nền nông
nghiệp thủ đô mở rộng. Đó cũng là nội dung chính của loạt bài “Tích tụ
ruộng đất vì cái gì? ” (khởi đăng từ 4.8.2008). Đầu tháng 3 năm 2009, báo
NNVN có loạt bài “Nông dân đang cần gì? ”phản ánh những vướng mắc cần
41
giải quyết về đất đai, sản xuất nông nghiệp và nông dân, sau nửa năm thực
hiện NQTƯ 7. Phần I là 11 bài viết phản ánh những khó khăn vưỡng mắc và
những đề xuất xung quanh việc tích tụ ruộng đất; phản ánh trăn trở của người
nông dân khi quy định hạn điền cho mỗi hộ sở hữu không quá 4ha đã cản trở
việc hình thành các mô hình sản xuất nông sản hàng hóa có quy mô lớn. Ở
đây, tiếng nói phản biện của báo chí đã phân tích những bất cập trong chính
sách đất đai, cần phải thay đổi, hoàn thiện mới phù hợp với chủ trương mới
trong kinh tế nông nghiệp. Muốn đất đai chuyển động và sinh lời thì đất phải
được chuyển thành vốn chứ không thể chỉ đơn thuần là tài sản. Đồng thời báo
đã thu thập và đằng kèm ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý và
những chuyên gia am hiểu về nông nghiệp, nông dân, cảnh báo khuynh hướng
duy ý chí, tích tụ đất bằng mọi giá. Nhà nước cần cần phải quản lý chặt quá
trình tích tụ và thực hiện tích tụ đất đai song hành với quá trình phát triển
nông thôn.
Vấn đề đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là vấn
đề xã hội hết sức bức xúc hiện nay và cũng là nội dung được báo chí thường
xuyên phản ánh. Phần II của loạt bài “Nông dân đang cần gì?” trên báo Nông
nghiệp Việt Nam cuối tháng 3 năm 2009 với nội dung “Đào tạo nghề-No
nghề, đói việc” đã phản ánh khá nhiều bất cập trong vấn đề này ở hầu hết các
địa phương trong cả nước. Đó là tình trạng dạy và học...lấy được, học nghề rồi
nhưng không có việc làm. Rất nhiều nguyên nhân được phản ánh nhưng tựu
chung lại là tình trạng dạy nghề tràn lan không tạo được thợ làm nghề khả dĩ,
hình thức chắp vá: “Dạy nuôi nhím, về nuôi gà”; hoặc quanh đi quẩn lại cũng
chỉ thêu ren, mây tre đan, chủ yếu cho phụ nữ và trẻ em, rất ít cơ hội có ciệc
làm và sống được bằng nghề: “ Học thêu ren nhưng làng không có nghề thêu
ren, người thêu ren cũng không đủ sống” (bài: “Học nghề cũng phải chạy sô”
–số ra ngày 19.3.2009).
42
Mảng vấn đề đào tạo nghề và tạo việc làm trên báo NNVN cũng được
đăng tải thường xuyên với những trăn trở, khó khăn từ thực tế nhiều địa
phương mà lời giải cho bài toán này vẫn chưa thỏa đáng. Tiêu biểu có loạt
bài: “Dạy nghề cho dân 61 huyện nghèo-Gian nan để có cần câu” phản ánh
tình trạng công tác dạy nghề vẫn “Chưa có điểm xuất phát” (số ra ngày
12.3.2009) vì chính quyền địa phương cũng đang lúng túng vì “trắng tay”,
không có cơ sở dạy nghề, công tác điều hành Đề án của các cấp đều rất chung
chung, không rõ đối tượng học nghề. Ở những huyện có cơ sở dạy nghề thì hầu
hết đều trong tình trạng “Những Trung tâm thiếu đủ thứ” vì trường mượnthầy thuê- học chay-thiếu nhân lực (không có giáo viên dạy nghề). Số ra ngày
16.3.2009 với bài: “Lời giải từ xã hội hóa” đã hé mở hướng giải quyết khả dĩ
là “cần phải bắt tay với doanh nghiệp để lo đầu ra và mời các nghệ nhân ở các
vùng nghề tham gia làm thầy dạy nghề cho nông dân.
Nhóm vấn đề về cơ chế, chính sách nông nghiệp, nông dân và nông thôn; xoá
đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và những vấn đề bức xúc ở nông thôn
Đây là nhóm vấn đề rất rộng, bao gồm rất nhiều nội dung được phản ánh
trên hầu hết các số báo, một mặt làm rõ nội hàm của các cơ chế, chính sách,
đồng thời quan trọng hơn là chỉ ra những khó khăn, thuận lợi cũng như
những bất cập cần giải quyết. Trên báo HNM, vấn đề này còn đề cập nhiều
vướng mắc sau khi sáp nhập, mở rộng địa giới hành chính thủ đô. Số báo ra
ngày 23.10.2008 có bài: “Giải bài toán “Tam nông” ở Mê Linh, bắt đầu từ
những bức xúc” đã nêu: “ Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh thì từ
trước đến nay có thói quen cho nông dân một ít tiền, 1 ít phân bón...để họ tham
gia mô hình này, mô hình kia. Việc hỗ trợ “không đủ liều” như thế dẫn tới
nhiều mô hình phá sản, nông dân không những không được hưởng lợi từ sự hỗ
trợ của Nhà nước mà còn mang nợ vào thân. Do vậy việc hỗ trợ cho nông dân
cần thay đổi trong nhận thức, cách làm”. Bài báo chỉ ra để thực hiện tốt NQTƯ
43
7 về “Tam nông” ở đây cần tập trung giải quyết những bức xúc về công trình
thủy lợi (mương tiêu); đường giao thông; khắc phục ô nhiễm môi trường; phát
triển nông nghiệp sạch; giải quyết việc làm bằng phát triển nghề... Bài “Hỗ trợ
nông dân, cơ chế, chính sách phải đồng bộ thiết thực” nêu tình trạng sau
khi sáp nhập, nông dân chiếm tới 60% dân số thủ đô” (số ra ngày 30.10.2008)
nhưng chính sách hỗ trợ còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Đối với việc khuyến
khích phát triển sản xuất vụ đông- vụ thứ ba trong năm, rất quan trọng đối với
kinh tế nông nghiệp, Hà Nội không có chính sách hỗ trợ (trước đây tỉnh Hà
Tây có hỗ trợ). Việc khuyến khích phát triển chăn nuôi đại gia súc có chính
sách hỗ trợ 2 triệu đồng/con bò sinh sản nhưng lại quy định phải mua bò giống
ở nơi khác về mặc dù giống bò tại chỗ rất sẵn và rất tốt. Qua đó, bài báo nêu
một thông điệp: Chính sách cho nông dân cần thiết thực, thấu đáo. Bài:
“Triển khai các chính sách hỗ trợ nông dân chậm và lúng túng” (số ra
ngày 9.4.2009) phản ánh từ năm 2000 đến 2009, Hà Nội ban hành 37 văn bản,
Hà Tây (cũ) ban hành 11 văn bản, Trung ương có 33 văn bản liên quan đến
“Tam nông”, gần đây nhất là Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội cụ thể hóa
NQTƯ 7 nhưng nhiều chính sách quy định trong các văn bản đi vào cuộc sống
rất khó khăn, chưa có sự phối hợp thực sự giữa các ngành , các cấp. “Ngoài
những vấn đề nêu trên, đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn nhiều cơ
chế, chính sách chậm hoặc khó triển khai như: Hỗ trợ người dân sau thu hồi
đất nông nghiệp, dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn, khắc phục
tình trạng ô nhiễm môi trường, thu gom rác thải ở các làng nghề...cũng chưa
được quan tâm đúng mức”. Và “Sự phối hợp giữa các sở, ngành với quận,
huyện trong triển khai các cơ chế chính sách còn chưa đồng bộ, chưa tương
xứng với sự quan trọng của vấn đề”. Tiêu biểu cho tình trạng này là bài “Quỹ
hỗ trợ các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp: Tiền tồn quỹ, nông dân khó tiếp
cận” (số ra ngày 6.8.2009) nêu: từ tháng 12 năm 2008, thành phố Hà Nội
thành lập “Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm
44
dành cho những hộ dân bị thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất nông
nghiệp” với số vốn ban đầu là 50 tỷ đồng, sau 7 tháng vẫn không giải quyết
được cho trường hợp nào. Lý do được đưa ra là: Phải là các trường hợp bị thu
hồi đất từ sau 1.7.2008 mới được hưởng; phải có đầy đủ giấy tờ xác minh việc
thu hồi (điều này rất khó vì quá trình thu hồi đất, nông dân ít khi quan tâm lưu
giữ các giấy tờ liên quan); mức hỗ trợ thấp nên người dân không mấy mặn mà
để làm thủ tục giấy tờ xin hỗ trợ...Từ đó cho thấy, ngoài tính đồng bộ , thiết
thực, chính sách hỗ trợ nông dân cần phải thích hợp và được vẫn dụng linh
hoạt, dễ thực hiện. Nhiều số báo trong tháng 2 năm 2009 đã nêu vấn đề: Đào
tạo nghề cho nông dân chính là gỡ “nút thắt” an sinh xã hội và thủ đô cần đổi
mới tăng cường đầu tư cơ sở dạy nghề và tạo thêm việc làm cho nông dân
bằng việc “giải cứu” các làng nghề thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế.
Trên báo NNVN và NTNN thường xuyên phát hiện và đề cập tới việc
thực hiện các chính sách về hỗ trợ nông dân, ngư dân, diêm dân phát triển
kinh tế, xuất khẩu nông sản với nhiều kết quả tích cực. Bên cạnh đó không ít
tác phẩm chỉ ra những vướng mắc bất cập của chính sách, phương thức chỉ
đạo triển khai chính sách chậm muộn, tắc trách gây hậu quả xấu. Bài:
“Xuất khẩu gạo- Mỗi năm thiệt bao nhiêu triệu USD ?” (NNVN, số ra
ngày 28.4.29009) chỉ ra tình trạng người nông dân trồng lúa, sản phẩm bán ra
đương nhiên là lúa, nhưng doanh nghiệp xuất khẩu lại chỉ mua gạo! Do vậy,
nông dân buộc phải bán sản phẩm của mình cho thương lái- thiệt thòi về giá
cả, bấp bênh về đầu ra. Quy trình chế biến gạo xuất khẩu bị thực hiện ngược
nên phẩm cấp thấp: xát gạo trước, đến khi bán mới sấy. Và “Tính ra, xuất khẩu
5 triệu tấn gạo, thiệt 200 triệu USD”. Lý luận về sự cần thiết cũng như các
động thái, cách thức thực hiện kích cầu nông nghiệp, loạt bài: “Nông dân khó
“với” vốn kích cầu” trên báo NNVN cuối tháng 6.2009 phản ánh tình trang
45