Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 144 trang )
chính trị xã hội khác. Sự huy động cao độ tài nguyên từ nông nghiệp, sử dụng
lãng phí tài nguyên và sự phát triển nóng sẽ dẫn tới ô nhiễm môi trường, tài
nguyên bị vắt kiệt, nông dân bị bần cũng hóa, mâu thuẫn quyền lợi sẽ gây bất
ổn xã hội, tác động trực tiếp tới chính sách nông nghiệp, nông dân và nông
thôn.
Nước ta lựa chọn con đường CNH, HĐH ngay trong nông nghiệp, nông
thôn, tích cực tạo dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, từng bước áp
dụng công nghệ cao; hình thành một nông thôn phát triển toàn diện, văn minh;
xây dựng cuộc sống hạnh phúc và nâng cao năng lực sản xuất của nông dân.
Nhờ có chính sách tích cực này đã tạo được niềm tin, kích thích tính tích cực
sáng tạo của người lao động nên nền kinh tế nông nghiệp nước ta đã bước vào
thời kỳ phát triển mới, từ tự cấp, tự túc chuyển sang sản xuất hàng hóa.và đạt
được những thành tựu to lớn. Từ một nước thiếu gạo triền miên đã vươn lên
đứng xếp thứ ba về xuất khẩu gạo, nằm trong 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn
nhất. Cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế, việc xóa đói, giảm nghèo đã đạt
được những thành tựu khả quan, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao.
Có thể nói, chính sách đổi mới toàn diện đất nước đã làm cho xã hội nước
ta phát triển ổn định và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Chính hiện thực
sống động đó đã làm biến đổi tâm lý của người nông dân theo chiều hướng
tích cực. ở đây, niềm tin vào chế độ, tính tích cực lao động, ý thức về trách
nhiệm công dân ngày càng tăng rõ rệt trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong giai đoạn mới, tiến trình CNH, HĐH cũng có nhiều cơ hội mới do
KH-CN phát triển nhanh; cùng với thị trường vốn, lao động, tiêu thụ nông sản
phát triển mạnh sẽ tạo ra nguồn lực lớn cho sự phát triển. Xã hội phát triển, cởi
mở và dân chủ, trình độ dân trí tăng cao là yếu tố thuận lợi phát huy nguồn lực
con người. Tuy nhiên, CNH, HĐH cộng với đô thị hóa với tốc độ nhanh sẽ tạo
79
ra nhiều việc làm, mở ra thị trường, cung cấp nhiều dịch vụ, nhưng cũng tiêu
tốn nhiều tài nguyên đất đai, nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường sống nhanh
hơn. Nếu chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn không hợp
lý thì khoảng cách về thu nhập và điều kiện sống giữa nông thôn và đô thị,
giữa công nhân và nông dân tiếp tục doãng ra, mâu thuẫn xã hội sẽ gay gắt
thêm do tạo ra sự khác biệt ngày càng lớn giữa các lực lượng xã hội về thu
nhập, điều kiện sống, khả năng tiếp cận và sử dụng tài nguyên sẵn có cũng như
lợi thế đầu tư. Vì vậy, đầu tư thỏa đáng cho nông nghiệp, tạo điều kiện để khu
vực nông nghiệp được hưởng lợi cao, tương xứng từ tài nguyên đất đai, lao
động của nông nghiệp chuyển cho các lĩnh vực kinh tế khác là giải pháp an
sinh xã hội, tạo dựng công bằng xã hội, thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát
triển đúng hướng, bền vững. Đó cũng chính là mục tiêu của CNH, HĐH nông
nghiệp nông thôn.
3.1.2.Tác động của quá trình gia nhập WTO
Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Đại hội đồng WTO đã thông qua Nghị định
thư về việc Việt Nam gia nhập WTO. Tiếp đó ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt
Nam trở thành thành viên đầy đủ thứ 150 của WTO. Các nhà nghiên cứu đã
khẳng định “Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và việc giá nhập WTO chỉ
tạo ra thời cơ chứ không mang lại lợi ích một cách tự nhiên” [12, tr. 305]. Do
vậy, phải chủ động tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực
hiện các cam kết trong WTO bằng việc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao
khả năng thích ứng với bên ngoài (cạnh tranh) mới có thể biến thời cơ thành
sức mạnh, lợi ích và tránh bị thôn tính để phát triển.
Đối với nông nghiệp, kinh tế nông thôn và đời sống nông dân, chịu ảnh
hưởng lớn và rõ nhất khi gia nhập WTO là phải thực hiện cam kết loại bỏ trợ
cấp xuất khẩu nông sản. Việt Nam cam kết bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị
80
cấm theo quy định của WTO. Nông nghiệp không được trực tiếp nhận trợ cấp
cho sản xuất và xuất khẩu, trong khi phải ngay lập tức đối diện với những yêu
cầu khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động, môi trường và quản lý theo cam
kết của WTO. Vì thế, nền kinh tế Việt Nam nói chung, nông sản hàng hóa xuất
khẩu nói riêng phải chịu nhiều bất lợi khi các đối tác dùng sức ép kiện chống
bán phá giá, gây khó khăn cho ta trong khi họ lợi thế hơn nhiều. Việt Nam chỉ
có thể khai thác các yếu tố thuận lợi của riêng mình như thời tiết, khí hậu, điều
kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông sản hàng hóa; nhân công rẻ...
Vấn đề đặt ra hiện nay là chúng ta cần nỗ lực phấn đấu để được công
nhận là nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ trước thời gian quy định càng
sớm càng tốt để đảm bảo những lợi ích thương mại quốc gia. Muốn đạt được
mục tiêu đó, cần phải tiến hành đồng bộ hàng loạt các hoạt động hoạch định,
bổ sung, hoàn thiện luật pháp, chính sách theo theo quan điểm thị trường.
Trong đó đáng chú ý là những vấn đề còn mới mẻ với Việt Nam như “Luật
pháp, cơ chế xác định giá, kiểm soát của chính phủ trong phân bổ các nguồn
lực, xác định giá và quyết định về sản lượng, các quy định về tiền tệ; vai trò
của tự do đàm phán giữa người lao động với giới chủ trong việc xác định mức
lương; các quy định về phá sản doanh nghiệp...”[12, tr. 312].
Tất nhiên, gia nhập WTO cũng mở ra cơ hội lớn cho các ngành hàng
nông sản Việt Nam vốn có nhiều lợi thế nói trên xâm nhập và cạnh tranh trên
thị trường quốc tế. Các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
(như gạo, cà phê, cao su, chè, hạt điều, hồ tiêu, thủy hải sản...) sẽ tiếp tục phát
huy được thế mạnh, mang lại nguồn lợi lớn cho đất nước. Đây là yếu tố tác
động mạnh tới việc quy hoạch, điều chỉnh chính sách phát triển nông nghiệp,
nông thôn.
81
Ngoài xuất khẩu nông sản, trong tương lai, nước ta còn phát huy điều
kiện, lợi thế về giá nhân công rẻ và chỉ số phát triển con người cao để cải thiện
hệ thống giáo dục, khai thác và phát triển mạnh tiềm lực con người để có thể
xuất khẩu dịch vụ. Điều này khá mới mẻ nhưng hoàn toàn khả thi nếu biết khơi
nguồn trí tuệ và đầu tư đúng hướng. Vì hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập
WTO mở ra cơ hội mới về thu hút đầu tư, tiếp thu công nghệ, kỹ năng quản lý,
tạo điều kiện cạnh tranh để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, trong
đó có kinh tế nông nghiệp.
3.1.3. Tác động của quá trình đô thị hóa, phân tầng xã hội, dân số, môi
trường tới chính sách “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”
CNH, HĐH kéo theo vấn đề đô thị hóa (ĐTH) nhanh, phân tầng xã hội,
biến đổi dân số lao động và ô nhiễm môi trường đã và đang có nhiều tác động
mạnh lên mọi mặt của đời sống xã hội nói chung và nông nghiệp, nông dân,
nông thôn nói riêng, đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết. Quá trình đô
thị hoá ở nước ta đưa đến sự đổi thay, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều
hướng tăng cường tỷ trọng và vai trò của công nghiệp, dịch vụ, đồng thời giảm
dần tỷ trọng nông nghiệp. Phù hợp với quá trình đó là sự thay đổi trong cơ cấu
lao động xã hội theo hướng thay thế lao động thủ công, cơ bắp bằng lao động
kỹ thuật cao.
Đô thị là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Các
thành phố thị xã là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử
dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng cơ sở hiện
đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài. Đây cũng là yếu tố gây
biến động mạnh về lao động, làm thay đổi cơ cấu dân cư, lao động, dẫn đến gia
tăng dân số đô thị là tăng cơ học hay di dân từ nông thôn vào đô thị. Các
nghiên cứu cho thấy có nhiều dạng di dân như nông thôn - nông thôn, thành thị
82
- thành thị, nông thôn - thành thị và thành thị - nông thôn, người di dân tự do
thường có mong muốn và xu hướng chuyển theo hướng nông thôn - thành thị
để tìm kiếm cơ hội công ăn việc làm, đặc biệt họ bị hấp dẫn bởi một số thành
phố và khu công nghiệp lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,
Đà Nẵng, Hạ Long...Hiện tượng di dân tới các đô thị đã gây ra nhiều vấn đề
phải giải quyết như nhà ở, dịch vụ, thông tin, giáo dục, chăm sóc y tế, cơ sở hạ
tầng, việc làm, ô nhiễm môi trường,... Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát
triển như hiện nay ở nước ta, vấn đề việc làm ở các vùng đô thị nổi lên khá gay
gắt. Hiện tượng thất nghiệp, thu nhập thấp tất yếu sẽ làm nảy sinh các hiện
tượng xã hội tiêu cực khác. Lao động nông nghiệp, nông thôn đông về số
lượng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng lao động xã hội, đa số ở lứa tuổi trẻ
nên càng tạo ra sức ép việc làm lớn. Thị trường lao động nông thôn chưa được
chú trọng, khả năng tiếp cận việc làm mới của người lao động hạn chế và
không bình đẳng thậm chí thị trường lao động nông nghiệp, nông thôn chưa
được chú trọng phát triển đúng mức. Khả năng thâm nhập thị trường lao động
của lao động nông thôn hạn chế, làm tăng khoảng cách chênh lệch phát triển
giữa các vùng, gây ra bất bình đẳng trong tiếp cận cơ hội tạo thu nhập làm nảy
sinh những tiêu cực, hệ lụy như đói nghèo, phân tầng xã hội về thu nhập và
mức sống, phân hóa giàu nghèo; tranh chấp, khiếu nại đất đai...
Từ những năm cuối của thế kỷ trước, mức sống của đại đa số dân cư nước
ta đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, sự chênh lệch về mức sống cũng ngày càng
tăng, tạo nên một sự phân tầng xã hội (PTXH) rõ nét hơn giữa và trong các
nhóm xã hội. Chênh lệch về thu nhập, chi tiêu giữa nhóm dân cư giàu và nhóm
dân cư nghèo ngày càng tăng cao; người có học vấn càng cao, càng có nhiều
khả năng thuộc vào nhóm có mức sống cao. Phân tầng mức sống cũng gắn liền
với sự khác biệt theo khu vực và vùng kinh tế - xã hội. Hiện tỷ lệ hộ nghèo
nông thôn hơn 30% (Nguồn: Tổng cục thống kê 2010), như vậy đa phần lao
83
động và cư dân nông nghiệp nông thôn có mức sống thấp hơn khu vực khác.
Phân tầng mức sống liên quan rõ rệt theo các khu vực kinh tế. Phần lớn người
làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước có mức sống thuộc nhóm cao hơn.
Ngược lại, mức sống thấp hơn thường gắn với những người làm việc trong khu
vực ngoài nhà nước, khu vực phi chính quy, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh
doanh nhỏ. PTXH còn biểu hiện trong lĩnh vực phúc lợi xã hội. Trợ cấp phúc
lợi xã hội là công cụ mà nhà nước dùng để giảm bớt những chênh lệch quá lớn,
bảo đảm công bằng xã hội. Trong việc phân phối phúc lợi xã hội, chiếm tỷ
trọng cao nhất là chi cho bảo hiểm xã hội, bao gồm chi hưu trí và mất sức lao
động (82,4%), tiếp theo là chi cho bảo trợ xã hội (16,0%), chi cho xoá đói
giảm nghèo (1,1%). Tỷ lệ này cho thấy, hiện nay chủ yếu là nhóm có mức
sống “trung bình” và “trên trung bình” được hưởng phúc lợi cao hơn các nhóm
khác chứ không phải nông dân có thu nhập thấp.
Theo kết quả chính thức của Tổng điều tra, tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009,
tổng số dân của Việt Nam là 85.846.997 người, bao gồm 42.413.143 nam
(chiếm 49,4%) và 43.433.854 nữ (chiếm 50,6%). Sau 10 năm dân số nước ta
tăng thêm 9,523 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 952 nghìn người, mỗi
năm tăng gần 1.200 nghìn người (với tỷ lệ tăng hàng năm là 1,7%/năm). Dân
cư khu vực thành thị là 25.436.896 người (29,6%) và 60.410.101 người
(70,4%) thuộc khu vực nông thôn. Trong thời kỳ 1999-2009, dân số thành thị
đã tăng lên với tỷ lệ tăng bình quân là 3,4%/năm, trong khi ở khu vực nông
thôn tỷ lệ tăng dân số chỉ có 0,4%/năm. Dân số khu vực thành thị tăng nhanh
chủ yếu là do di dân và quá trình đô thị hoá.
Do vậy, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn nói riêng và phát
triển kinh tế xã hội nước ta nói chung không lo thiếu nguồn lực lao động về
mặt số lượng. Đồng thời, chúng ta có thể khai thác, phát huy ưu thế này thông
qua xuất khẩu lao động. Điểm bất lợi của lao động nông nghiệp, nông thôn là
84
trình độ học vấn và chuyên môn thấp; thể lực của lao động nông thôn yếu, gây
khó khăn trong tiếp cận kiến thức sản xuất mới, tiếp cận nghề mới, chuyển đổi
nghề nghiệp; kỹ năng lao động thấp và tác phong sản xuất tiểu nông không phù
hợp với yêu cầu sản xuất công nghiệp.
Trong điều kiện cụ thể của nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta
hiện nay, sự gia tăng nguồn lao động dù là lợi thế cho phát triển, nhưng lại
đang là một thách thức lớn về việc làm. Cách đây 5 năm (2006), lao động nông
thôn nước ta có khoảng 34 triệu người, nhưng chỉ có khoảng 80% số đó có
việc làm. Hiện nay, theo kết quả tổng điều tra 2009, con số này đã tăng thêm
hơn 2 triệu nữa; tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm đang diễn ra nghiêm
trọng ở nông thôn trong cả nước. Theo dự báo của Liên Hợp Quốc và Tổng
cục Thống kê (2010), Việt Nam đang ở giai đoạn “Dân số vàng”, dân số trong
độ tuổi lao động tiếp tục tăng (độ tuổi 30-39 tăng bình quân 2%/năm). Trong
khi đó, khả năng tạo việc làm mới trong nông nghiệp đã gần đạt tới điểm bão
hòa, còn kinh tế nông thôn phát triển chậm, chưa tạo được nhiều việc làm khả
dĩ giải quyết được số lao động nông thôn dư thừa này. Có 4 giải pháp cơ bản
để có thể giải quyết tình trạng này là: Nâng cao trình độ của lao động một cách
tích cực và chủ động trong đào tạo nguồn nhân lực. Thực hiện tốt chương trình
đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và
dịch vụ (CN&DV) đi đôi với nâng cao năng suất và hiệu quả lao động nông
nghiệp. Đẩy mạnh phát triển CN&DV tạo nhu cầu lao động, thu hút lao động
ra khỏi nông nghiệp. Nên xóa bỏ chính sách về hạn điền, phát triển mạnh kinh
tế trang trại và kinh tế hộ. Tăng năng suất lao động trong nông nghiệp thông
qua áp dụng tiến bộ KHCN. Đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn. Khuyến
khích đưa doanh nghiệp về nông thôn. Phát triển làng nghề. Phát triển kinh tế
trang trại. Tăng cường các biện pháp chuyển đổi nghề đi kèm với quá trình thu
hồi, đền bù, giải tỏa nhà ở và đất canh tác để thực hiện xây dựng các khu kinh
85
tế. Phát triển thị trường lao động ở nông thôn, tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và dịch vụ giới thiệu việc làm, thúc đẩy xuất khẩu lao động.
Những lợi ích mà công nghiệp hóa hiện đại hóa mang lại được thể hiện
rất rõ qua tình hình tăng trưởng kinh tế, giáo dục, xã hội trong nước. Tuy nhiên
công nghiệp hóa, Hiện đại hóa cũng làm ảnh hưởng rất mạnh đến môi trường
sống của con người. Ô nhiễm môi trường chính là tác hại rõ nhất của CNH,
HĐH mà trước hết là ô nhiễm không khí, nguồn nước. Các khu công nghiệp,
nhà máy, xí nghiệp, và phương tiện giao thông hàng năm đã thải vào không
khí hàng trăm loại khí thải làm ô nhiễm không khí. Qua thống kê ở một số
thành phố lớn, các khu đô thị hàng năm đã thải hàng triệu m3 khí thải vào
không khí, Chỉ tính riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm các phương tiện
vận tải trên địa bàn thành phố tiêu thụ khoảng 210.000 tấn xăng và 190.000 tấn
dầu Dizel. Như vậy đã thải vào không khí khoảng 1100 tấn bụi, 25 tấn chì,
4200 tấn CO2, 4500 tấn NO2, 116000 tấn CO, 1,2 triệu tấn CO2, 13200 tấn
Hydrocacbon và 156 tấn Aldehyt. Tính đến cuối năm 2009, tỉnh Bình Dương
có 27 khu công nghiệp. Tỷ lệ khu công nghiệp (KCN) hoàn chỉnh hạ tầng kỹ
thuật bảo vệ môi trường như hệ thống thoát nước mưa, nước thải và trạm xử lý
nước thải tập trung đạt khoảng 90%. Tuy nhiên, việc quản lý vận hành các
trạm xử lý nước thải tập trung ở nhiều KCN còn chưa tốt. Vẫn còn nhiều DN
chưa đấu nối trạm xử lý nước thải cục bộ với hệ thống xử lý nước thải tập
trung. Không chỉ vậy, hiện tỉnh Bình Dương còn 15 cụm sản xuất công nghiệp
và 40% cơ sở sản xuất ngoài cụm và KCN đang hoạt động nhưng không có hệ
thống thu gom hay xử lý chất thải nào. Tình trạng ô nhiễm không khí tại các
KCN đã vượt tiêu chuẩn cho phép 1,73 lần. (Nguồn: SGGP Online, 3/5/2010).
Chính vì thế, tại nhiều khu vực trong các đô thị có nồng độ các chất ô nhiễm
lên khá cao.
86
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số
gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước. Môi trường nước ở
nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước
thải, khí thải và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất
công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và
thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng.
Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở
Bắc Ninh, hà Nội mở rộng cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày
không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực. Tình
trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh. ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống
xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương).
Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các
bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác
thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan
trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông,
hồ ở các thành phố lớn là rất nặng. ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải
của thành phố lên tới 300.000 - 400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh
viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện;
36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải; lượng rác thải sinh hoại chưa được
thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh,
mương trong nội thành. (Nguồn: Báo cáo của UBND thành phố Hà Nội năm
2009). Trung bình mỗi năm Hà Nội phải tiếp nhận 80.000 tấn khói bụi, 9.000
tấn khí SO2, 1.9000 tấn khí NO2, 46.000 tấn khí CO2. Nồng độ các loại khí
trên sẽ vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 7 đến 9 lần trên một số nút giao thông
của thành phố Hà Nội như: nút giao thông Ngã Tư Sở, đường Lò Đúc, nút
Võng Thị.... Đó là kết luận sau hàng loạt những đợt quan trắc phối hợp giữa Sở
Khoa học Công nghệ thành phố Hà Nội và Viện Hoá học.
87
Trình trạng ô nhiễm môi trường đất hiện nay còn do việc lạm dụng và sử
dụng không hợp lý các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp. Hằng năm,
chúng ta nhập khẩu tới 71.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Bình quân 1ha gieo
trồng sử dụng đến 1,15 -2,66kg thuốc bảo vệ thực vật. Sử dụng không hợp lý,
không tuân thủ theo đúng những quy định nghiêm ngặt về quy trình sử dụng
nên thuốc bảo vệ thực vật gây nhiều tác hại cho chính người sử dụng thuốc và
người tiêu dùng nông sản và thực phẩm có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường sống. Báo cáo tổng hợp của Tổng
cục Môi trường, Bộ Tài nguyên&Môi trường, mỗi năm hoạt động nông nghiệp
phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải nông nghiệp nguy hại, chủ yếu là thuốc
bảo vệ thực vật, trong đó không ít loại thuốc có độ độc cao đã bị cấm sử dụng.
Ngoài ra, cả nước còn khoảng 50 tấn thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu tại hàng
chục kho bãi; 37.000 tấn hóa chất dùng trong nông nghiệp bị tịch thu đang
được lưu giữ chờ xử lý. Cùng với thuốc bảo vệ thực vật dùng tràn lan thì bao
bì, đồ đựng thuốc bảo vệ thực vật đang de dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng
đồng và làm cho ô nhiễm môi trường thêm gay gắt. Phương thức chăn nuôi gia
súc, gia cầm ở các vùng nông thôn ở Việt Nam còn mang tính truyền thống,
thiếu khoa học. Hiện tại, nông thôn nước ta có số hộ chăn nuôi gia súc, gia
cầm rất phát triển, khoảng trên 90% tổng số hộ gia đình. Phương thức chăn
nuôi chủ yếu là thả rông, làm chuồng trại dưới nhà sàn, phân thải lâu ngày
không được xử lý mà xả thẳng vào nguồn nước. Ngoài ra, việc nuôi gia súc,
gia cầm ngay trong khu dân cư đã làm cho môi trường nông thôn ngày càng ô
nhiễm.
Mục tiêu của chúng ta là trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại,
muốn vậy, bằng những nỗ lực tối đa, chúng ta nhất định phải giải quyết một
cách khoa học nhất vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, cải thiện đời
sống nông dân. Đây cũng là vấn đề có ý nghĩa quyết định tới việc giữ vững
88
định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nước ta hiện nay. Cả lý luận và thực tiễn
đều chỉ ra rằng, ngăn chặn xu hướng phát triển thiếu tính bền vững của nông
nghiệp, ngăn chặn chiều hướng tụt hậu của nông thôn, tạo bước đột phá trong
xây dựng nông thôn mới, giải quyết đúng đắn vấn đề nông dân – trung tâm của
hệ thống chính sách kinh tế – xã hội đang là vấn đề đặt ra cấp bách.
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới nhận thức về nông nghiệp, nông dân và nông
thôn. Quá trình đổi mới của đất nước, trên cơ sở đổi mới tư duy lý luận, chính
sách của chúng ta được bắt đầu tư nông nghiệp, nông thôn và nông dân, và
chính lĩnh vực này đã mở đường cho các chính sách đổi mới. Nhưng thực tế
thời gian qua cho thấy, dường như nhận thức của chúng ta đối với vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn chưa theo kịp những đòi hỏi của thực tiễn. Những
chính sách với nông nghiệp, nông thôn và nông dân được hoạch định như, vốn
cho sản xuất – kinh doanh, việc làm, phát triển thị trường, xây dựng kết cấu hạ
tầng…, lại chưa phản ánh lộ trình phát triển của nền kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế của nền kinh tế cũng như những vấn đề mới đặt ra từ quá trình
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đã đến lúc, nhận thức của chúng ta
về nông nghiệp, nông thôn và nông dân cần phải đổi mới so với hiện nay.
Thực tiễn bức xúc trong khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn và cuộc
khủng hoảng lương thực trên thế giới nổ ra từ đầu năm 2006 cho thấy rõ nhu
cầu khách quan này.
Nội dung của đổi mới nhận thức về nông nghiệp, nông dân và nông thôn
hiện nay tập trung ở hai vấn đề chính:
- Nhận thức mới về mục tiêu phát triển nông nghiệp trong điều kiện sự
biến đổi về môi trường sống trên hành tinh đang diễn ra hết sức phức tạp, đe
doạ sự sống của hàng tỷ người, nhất là đối với các nước nghèo. Sự phát triển
của nông nghiệp trong điều kiện như vậy phải đáp được ứng mục tiêu và các
89