1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Lý luận chính trị >

CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG BIỆN CHỨNG CỦA ARIXTỐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.81 KB, 97 trang )


ông trong suốt quãng đời còn lại.

Năm 343 Tr CN, Arixtốt được vua Maxêđoan là Philip Đệ nhị mời tới

thành phố Pella để dạy học cho cậu bé 13 tuổi là Alêchxanđrơ, người mà sau

này đã chinh phục toàn bộ lãnh thổ Hy Lạp và các quốc gia vùng Ba Tư, dựng

lên một chính thể quân chủ vô cùng rộng lớn. Sau 3 năm được giáo dục dưới

bàn tay của Arixtốt, Alêchxanđrơ đã từ giã những đam mê thuở niên thiếu để

theo cha cai trị muôn dân. Ông vua này đã kính trọng Arixtốt như chính phụ

vương của mình, Alêchxanđrơ nói: “Tôi kính trọng Arixtốt ngang với cha tôi,

nếu tôi chịu ơn cha tôi bởi cuộc đời thì tôi chịu ơn Arixtốt bởi ông là người đã

đem lại giá trị cho cuộc đời đó” [trích theo 12; 16]. Năm 339 Tr CN, Arixtốt

trở về thành phố nơi ông sinh ra – Stagir, nơi đã bị Philíp Đệ nhị tàn phá năm

349 Tr CN trong cuộc chiến tranh với Athen. Sau này để đền ơn Arixtốt đã có

công dạy dỗ con trai mình, Philíp Đệ nhị đã cho xây dựng lại Stagir.

Sau khi Philíp Đệ nhị qua đời năm 335 Tr CN, Alêchxanđrơ lên ngôi,

Arixtốt tới Athen lần hai. Tại đây, Arixtốt đã mở trường triết học riêng của

mình có tên là Lykêi. Theo tương truyền, các môn sinh ở trường này thường

có thói quen vừa đi bộ vừa tranh luận những vấn đề triết lý nên họ còn ®­îc

gọi là “những du triết gia” hay những người Tiêu dao, có lẽ đây là lý do

trường có tên gọi thứ hai là trường Tiêu dao. Arixtốt dạy ở trường Lykêi được

12 năm. Trong thời gian này, Arixtốt không những đã sáng tác mà còn giảng

dạy và ph©n loại nhiều khoa học như về triết học, sử học, y học… nhất là

khoa học tự nhiên và sinh vật học.

Thời gian Arixtốt trở lại Athen lần hai cũng là thời kì Alêchxanđrơ

Maxêđoan tiến hành các cuộc hành quân chinh phạt các vùng lãnh thổ trong

khu vực. Năm 338 Tr CN, Alêchxanđrơ bắt đầu chinh phục toàn bộ lãnh thổ

của Hy Lạp, tiếp đó chinh phục các nước Xiri, Ai Cập… Năm 331 Tr CN, cả

một vùng rộng lớn của đế quốc Ba Tư đã bị chiếm đóng và cuối cùng là cuộc



10



hành quân tới Ấn Độ. Trong thời gian này, quan hệ thầy trò giữa Arixtốt với

Alêchxanđrơ dần phai nhạt. Trong khi Alêchxanđrơ khuyến khích việc hòa

đồng giữa những người Maxêđoan mới đến với những người Hy Lạp bản địa

thì Arixtốt lại cố thuyết phục ông ta về sự khác biệt mang tính nguyên tắc

giữa người Hy Lạp với những người ở vùng khác.

Năm 323 Tr CN, cái chết đột ngột của Alêchxanđrơ trên đường viễn chinh

đã gây ra sự đảo lộn trong xã hội, làm cho số phận những người theo ông cũng bị

thay đổi. Những người Athen từ địa vị phụ thuộc đã nổi dậy đấu tranh vũ trang

chống lại những người Maxêđoan. Và Arixtốt cũng cùng chung số phận với

những người Maxêđoan bị dân chúng Athen săn đuổi. Những người Athen vẫn

cho rằng Arixtốt là người ủng hộ triều đình Maxêđoan. Để chống lại Arixtốt, tòa

án Athen đã không lấy lý do chính trị mà lấy lý do tôn giáo như đã từng làm để

chống lại Xôcrát trước đây. Tòa án Athen buộc Arixtốt vào tội bất sùng tín vì lí

do ông đã ca tụng cái chết của Germi – một bạo chúa cai trị vùng Tiểu Á và đã

viết một bài thơ kính tặng bạn mình. Để tránh những biến cố chính trị sắp giáng

xuống, Arixtốt đã lặng lẽ chuyển giao quyền quản lý trường Lykêi cho người

phụ tá là Teophrast và bí mật rời khỏi Athen. Arixtốt chuyển về quê hương

người mẹ quá cố của mình ở Haikinđa trên đảo Evbeia. Hai tháng sau đó, vào

năm 322 Tr CN, ông trút hơi thở cuối cùng ở đây. Người ta cho rằng Arixtốt là

người đầu tiên xây dựng nền móng khoa học cho Hy Lạp cũng như cho cả thế

giới. Nền triết học rực rỡ của Hy Lạp đã tắt cùng với cái chết của nhà triết học vĩ

đại này.

1.1.2. Sự nghiệp sáng tác của Arixtốt

Arixtốt – bộ óc bách khoa thư, ông đã để lại cho nhân loại một di sản

khoa học đồ sộ lên tới vài trăm cuốn. Tuy nhiên, cho tới nay hầu hết các tác

phẩm của ông bị thất lạc và số còn lại không nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là

do sự hủy hoại của thời gian và sự tiêu hủy của con người qua các thời kỳ lịch

sử. Trong số các tác phẩm còn giữ lại được tới ngày nay, có tác phẩm là



11



nguyên bản của Arixtốt, có những tác phẩm có thể được các học trò của ông

thuộc nhiều thế hệ bổ sung, hoàn chỉnh, diễn giải qua mỗi lần biên tập và xuất

bản. Thậm chí còn có những tác phẩm do người đời sau đặt tên hoặc gán cho

«ng khi nó được xuất bản. Song về cơ bản, chúng ta có thể phân chia sự phát

triển tư tưởng triết học của Arixtốt thành ba giai đoạn như sau:

1) Giai đoạn ở Hàn lâm viện của Platôn

Trong thời gian này, khoảng năm 367 – 347 Tr CN, lối suy tư của

Arixtốt còn chịu ảnh hưởng rất rõ tư tưởng của Platôn. Khi viết “Những hội

thoại”, Arixtốt đã mô phỏng theo tư tưởng triết học của Platôn. Chẳng hạn,

trong hội thoại Eudemos, Arixtốt đã rao giảng về sự tồn tại của linh hồn trước

khi con người được sinh ra, về sự bất tử của linh hồn… Ngoài ta, nó còn được

trình bày trong các tác phẩm như “Chính nghĩa”, “Chính trị”, “Các nhà ngụy

biện”, “Yến tiệc”, “Bàn về cái thiện”, “Bàn về các ý niệm”, “Bàn về sự cầu

nguyện”. Chỉ vào cuối thời kì này, Arixtốt mới có những quan điểm khác biệt

đầu tiên với người thầy của mình. Tuy nhiên, những tác phẩm ở thời kì này còn

lại đến ngày nay rất ít.

2) Giai đoạn giao thời

Giai đoạn này gồm các tác phẩm được Arixtốt viết ở Assos, Lesbos và

trong triều đình Maxêđoan. Trong số đó phải kể đến hội thoại “Bàn về triết

học”. Ở giai đoạn này đã manh nha những ấn phẩm giáo khoa của Arixtốt, mà

theo đánh giá của W.Jeager, được coi là siêu hình học đầu tiên, đạo đức học

đầu tiên, chính trị học và vật lý học đầu tiên.

3) Giai đoạn Arixtốt sống ở Lykêi

Đây là giai đoạn Arixtốt sáng tác rất nhiều tác phẩm trên nhiều lĩnh

vực. Qua đó, Arixtốt đã trình bày những quan điểm chín muồi của mình.

Những ấn phẩm thời kì này còn lưu truyền tương đối nguyên vẹn tới ngày

nay, có thể chia thành 8 nhóm như sau:

1. Nhóm tác phẩm về lôgic học của Arixtốt lần đầu tiên được Anđrônik



12



Rôđôski cho xuất bản vào thế kỉ thứ I Tr CN dưới một tên gọi chung là

“Organon” (Công cụ học). “Organon” được tập hợp từ 5 tác phẩm logic của

Arixtốt. Đó là: “Các phạm trù”, “Analitika” I và II, “Topika”, “Về sự giải

thích” và “Bác bỏ thuật ngụy biện”.

2. Nhóm tác phẩm về triết học hay theo cách gọi của Arixtốt là “Triết

học thứ nhất”. Các tác phẩm thuộc loại này bao gồm các cuốn sách của

Arixtốt được người đời sau sắp xếp thành một tác phẩm lớn có tên là

Metaphysika mà chúng ta dịch là “Siêu hình học”. Anđrônik Rôđôski cho

xuất bản các cuốn sách này ở La Mã vào thế kỉ I Tr CN thành một tác phẩm

lớn sau khi ông xuất bản tác phẩm “Physika” (vật lý học) của Arixtốt. Không

chọn được tên gọi thích hợp cho tác phẩm lớn này, Anđrônik đành đặt tên cho

nó là “Metaphysika” nghĩa là “sau vật lý học”. Vì vậy, ý nghĩa tên gọi của

cuốn sách không phải là “siêu hình học” đối lập với phép biện chứng như

chúng ta vẫn thường biết. “Siêu hình học” của Arixtốt gồm 14 cuốn sách được

viết ra trong các thời gian khác nhau và được sắp xếp lại không theo một trật

tự nhất định nào. Do đó, trong nội dung tác phẩm có nhiều chỗ trùng lặp và

đôi khi mâu thuẫn nhau. Những vấn đề triết học mà Arixtốt bàn đến trong

“Siêu hình học” gồm: sự phê phán học thuyết ý niệm của Platôn; Vấn đề tồn

tại và mối quan hệ giữa các khái niệm với tồn tại cảm tính; Học thuyết về bốn

nguyên nhân; Vấn đề nhận thức luận…

3. Nhóm tác phẩm về vật lý học hay “Triết học thứ 2”. Các tác phẩm

thuộc loại này gồm “Vật lý học”, “Về bầu trời”, “Về sự xuất hiện và diệt

vong”, “Khí tượng học”. Cả 4 tác phẩm tạo thành một chỉnh thể thống nhất.

Đây là những tác phẩm có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của khoa học

nói chung và vật lý học nói riêng trong thời kỳ Cổ - Trung đại.

4. Nhóm tác phẩm về sinh vật học bao gồm: “Lịch sử động vật”, “Về

các bộ phận của động vật”, “Về vận động của động vật”, “Về nguồn gốc của



13



vận động”.

5. Nhóm tác phẩm về tâm lý học. Ông được coi là người đặt nền móng

cho khoa tâm lý học, thể hiện trong tác phẩm “Bàn về linh hồn” và 8 luận văn

khác liên quan đến vấn đề này.

6. Nhóm tác phẩm về đạo đức gồm: “Đạo đức học Nicomachie”, “Đạo

đức học Eudemie”, “Đại đạo đức học”.

7. Nhóm tác phẩm về kinh tế - chính trị gồm: “Các lý giải về chính trị

học”, “Thể chế chính trị của Athen”, “Kinh tế”.

8. Nhóm tác phẩm về nghệ thuật gồm có các tác phẩm nghiên cứu về

cái đẹp và các hình thức của nghệ thuật, song hiện nay chỉ còn giữ được

“Nghệ thuật hïng biện” và “Thi ca”.

Như vậy có thể thấy, nhà bách khoa thư vĩ đại của thế giới cổ đại đã để

lại cho nhân loại một kho tàng tri thức khoa học vô cùng quý giá. Tuy rằng

đến nay kho tàng đó đã không còn đầy đủ nhưng với di sản khổng lồ đó,

Arixtốt xứng đáng được người đời sau ngưỡng mộ và tôn vinh.

1.2. Những tiền đề cho sự hình thành tƣ tƣởng biện chứng trong

triết học Arixtốt

1.2.1. Điều kiện tự nhiên

Hy Lạp cổ đại là một quốc gia ở khu vực Địa Trung Hải, có lãnh thổ

bao gồm miền lục địa Hy Lạp (Nam bán đảo Ban Căng), miền đất ven bờ

Tiểu Á và những đảo thuộc biển Êgiê, trong đó miền lục địa Hy Lạp có tầm

quan trọng nhất. Từ cuộc di cư ồ ạt vào các thế kỉ VIII – VII Tr CN, người Hy

Lạp đã chiếm thêm miền nam Italia, đảo Sicily, vùng ven biển Đen. Sau này

những cuộc viễn chinh toàn thắng của Alêchxanđrơ vào cuối thế kỉ IV Tr CN

đã đưa đến sự ra đời của các quốc gia Hy Lạp trải rộng từ Sicily ở phía tây

sang Ấn Độ ở phía đông, từ biển Đen ở phía bắc đến tiếp giáp sông Nil ở phía

nam.



14



Miền lục địa Hy Lạp có thể chia thành 3 khu vực: Bắc, Trung và Nam

Hy Lạp. Nét nổi bật của địa hình Hy Lạp là ở 3 khu vực đều có sự đan xen

của c¸c cấu trúc đồng bằng, cao nguyên, rừng, núi, đồi, sông, suối… Từ

Bắc xuống Nam, về đường bộ, người Hy Lạp buộc phải vượt qua đèo

Técmôpin. Miền trung Hy Lạp có địa hình khác hẳn, ở đây có nhiều rừng núi

chạy dọc, ngang đã chia vùng này thành nhiều khu vực địa lý nhỏ. §©y lµ

vùng có nhiều đồng bằng trù phú như đồng bằng Áttích và Bêôxi. Đồng thời ở

đây còn có nhiều thành phố quan trọng. Trong đó, thành phố được biết đến

nhiều nhất là Athen. Nam Hy Lạp là một bán đảo nhỏ, hình bàn tay có 4

ngón duỗi thẳng xuống Địa Trung Hải. Đây là vùng đất trù phú nhất với

nhiều đồng bằng như Lacôni, Métxêni. Người Hy Lạp gọi bán đảo này là

Pêlôpône. Vùng bờ biển phía đông của Hy Lạp khúc khuỷu, hình răng cưa

tạo ra nhiều vịnh, nhiều hải cảng tự nhiên, an toàn, thuận tiện cho việc đi

lại của tàu thuyền, tạo điều kiện phát triển hải cảng. Bờ biển phía tây của

miền Tiểu Á cũng có địa hình tương tự như bờ phía đông lục địa Hy Lạp.

Vùng đất liền ven bờ biển Tiểu Á là vùng đất trù phú, tạo thành cầu nối,

nối Hy Lạp với các nền văn minh phương Đông. Hy Lạp cổ đại có nhiều

đảo lớn, nhỏ nằm rải rác trên vùng biển Egiê thuộc Địa Trung Hải, tạo

thành một hành lang cầu nối giữa miền lục địa Hy Lạp với Tiểu Á. Trong

khi đó, biển Egiê lại như một cái hồ lớn nên càng tạo điều kiện thuận lợi

cho nghề đi biển trong điều kiện đóng tàu, thuyền khá thô sơ.

Cũng giống như các quốc gia cổ đại khác, điều kiện tự nhiên đã có

những tác động không nhỏ tới khuynh hướng phát triển kinh tế cũng như thiết

chế nhà nước của quốc gia. Do điều kiện địa hình phức tạp như trên, cho nên

Hy Lạp cổ đại bị phân tán thành nhiều khu vực, chia cắt bởi thung lũng và các

ngọn đồi bao quanh, các hòn đảo ven biển. Các khu vực đó có sắc tộc, lợi ích,

cách thức quản lý đôi khi khác xa nhau, dẫn đến tình trạng hiềm khích, xung



15



đột triền miên. Ngay cả trong phạm vi một khu vực, mối liên hệ giữa các

nhóm không cùng huyết thống cũng lỏng lẻo, trừ khi tất cả cư dân phải hợp

sức với nhau chống kẻ thù bên ngoài. Chính yếu tố trên đã chi phối sự hình

thành, phát triển và tan rã của Hy Lạp cổ đại.

1.2.2. Bối cảnh kinh tế - xã hội và văn hóa Hy Lạp cổ đại

Lịch sử nhà nước có giai cấp ở Hy Lạp cổ đại bắt đầu từ thời đại Kritô Miken, xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ ba. Nền văn hóa Kritô - Miken do các

bộ lạc Akhây tạo ra, là nền văn hóa thuộc kỷ nguyên bạc.

Vào cuối thiên niên kỷ thứ hai, nhiều bộ lạc ở Bắc Hy Lạp đã di chuyển

xuống phía Nam và tạo ra cuộc chinh phạt của người Đôriên. Nó đã tiêu diệt

các nhà nước Kritô - Akhây và mở ra một thời đại mới là thời đại Hôme.

Tính phát triển không đồng đều của lịch sử đã tăng lên ở thời đại này.

Nó được thiết định bởi việc xã hội chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp cổ đại bắt đầu

sản xuất và sử dụng các công cụ bằng sắt. Đây là thứ công cụ có hiệu quả hơn

nhiều so với thứ công cụ bằng bạc và đã mở ra các khả năng to lớn để phát

triển nông nghiệp.

Quá trình tan rã của chế độ bộ lạc nguyên thủy và hình thành xã hội có

giai cấp và nhà nước ở Hy Lạp cổ đại kéo dài vài thế kỷ (khoảng các thế kỷ

XI - VIII Tr CN). Hậu quả là sở hữu tư nhân tăng lên rõ rệt dẫn tới sự tan rã

của công xã nông thôn.

Gắn với quá trình tan rã của lối sinh hoạt công xã là quá trình hình

thành vô số nhà nước - thị thành ở Hy Lạp cổ đại. Các thành phố Hy Lạp cổ

đại đã đi đến chỗ đối lập với nông thôn một cách gay gắt hơn nhiều so với các

thành phố phương Đông cổ đại. Nhiều thành phố ở Hy Lạp cổ đại trở thành

các trung tâm buôn bán lớn.

Mức độ buôn bán và sản xuất hàng hóa sôi động là một bằng chứng có

tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đối với sự xuất



16



hiện của đồng tiền vào thế kỷ VII Tr CN. Đây là một bước tiến bộ lớn trong

quá trình phát triển của xã hội Hy Lạp cổ đại.

Để làm sáng tỏ cơ cấu kinh tế xã hội của nhà nước – thị thành Hy Lạp

cổ đại thì cái có ý nghĩa hàng đầu là việc giải quyết vấn đề xác định vai trò

của người nô lệ trong xã hội Hy Lạp cổ đại.

Đúng như Ph.Ăngghen đã khẳng định trong tác phẩm “Chống Duyrinh”

rằng: “chỉ có chế độ nô lệ mới làm cho sự phân công lao động có thể thực

hiện được trên quy mô rộng lớn hơn giữa nông nghiệp và công nghiệp và do

đó mới có thể có thời kì hưng thịnh nhất của thế giới cổ đại, tức là nền văn

minh Hy Lạp. Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy Lạp; không có

chế độ nô lệ thì không có Đế chế La Mã. Mà không có cái cơ sở của nền văn

minh Hy Lạp và Đế chế La Mã thì không có Châu Âu hiện đại. Chúng ta

không bao giờ được quên rằng tiền đề của toàn bộ sự phát triển kinh tế, chính

trị và trí tuệ của chúng ta là một trạng thái trong đó chế độ nô lệ cũng hoàn

toàn cần thiết giống như nó được tất cả mọi người thừa nhận. Theo nghĩa đó,

có thể nói rằng: Không có chế độ nô lệ cổ đại, thì không có chủ nghĩa xã hội

hiện đại” [35; 254].

Nhờ có vai trò to lớn như vậy của người nô lệ trong xã hội Hy Lạp cổ

đại đã dẫn tới việc tách lao động trí óc với lao động chân tay. Nhờ đó, các nhà

khoa học đã xuất hiện từ tầng lớp thị dân khá giả, từ tầng lớp thương gia,

chính khách… Và cũng từ đó triết học có điều kiện ra đời với tư cách một

hình thái đặc biệt của ý thức xã hội.

Lịch sử Hy Lạp cổ đại là một bộ phận không thể tách rời trong lịch sử

các nước Cận Đông Địa Trung Hải không những về nguồn gốc mà cả sự phát

triển của văn hóa vật chất và đặc biệt là văn hóa tinh thần. Do đó, nền văn hóa

ở đây chịu ảnh hưởng to lớn của các nền văn hóa Ai Cập, Babilon, Phini và

các nền văn hóa Cận Đông khác. Phù hợp với cơ cấu xã hội của các nhà nước



17



phương Đông cổ đại là đời sống tinh thần của họ, mà quan trọng nhất là các

phương diện: thần thoại, khoa học và tiền triết học. Và chính vì vậy, văn hóa

Hy Lạp cổ đại cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố này.

Trước hết là các quan niệm về thần thoại. Về cơ bản đó là thế giới quan

của con người nguyên thủy. Thần thoại là một tổ hợp phức tạp gồm những

hiện tượng ý thức đa dạng đã phát triển trong vòng vài chục nghìn năm của

con người. Nhìn chung, phải xem thần thoại là hình thái đầu tiên, chưa có sự

phân hóa, hình thái thống nhất ý thức xã hội, và trong điều kiện tan dã của chế

độ bộ tộc nguyên thủy và sự chuyển hóa của nó thành chế độ nhà nước có giai

cấp. Dựa trên cơ sở của hình thái đó, ở nó đã xuất hiện các hình thái phân hóa

hơn của ý thức xã hội, chẳng hạn như trường ca sử thi.

Thần thoại xuất hiện với tư cách là sự phản ánh giới tự nhiên và đời

sống xã hội của con người nguyên thủy. Nhưng đó không phải là sự phản ánh

trực tiếp mà thực ra là sự nhận thức cảm tính - có hình ảnh về giới tự nhiên và

đời sống xã hội của con người nguyên thủy, sự nhận thức được đặc trưng bởi

các mối quan hệ mang tính chất liên tưởng – cảm tính. Sự nhận thức đó trước

hết được thực hiện bằng con đường so sánh giữa môi trường xã hội mà trực

tiếp và chủ yếu là quan hệ huyết thống với các hiện tượng tự nhiên đầy bí ẩn.

Cần phải nhấn mạnh rằng, sự nhận biết và quan sát trực tiếp về giới tự nhiên

và quan hệ huyết thống như vậy đã diễn ra không phải với một ý thức bất

biến nào đó mà với một ý thức đang biến đổi, dù là rất chậm chạp của con

người cổ đại. Qua đó, lịch sử thần thoại không những phản ánh quan hệ luôn

biến đổi giữa con người với tự nhiên, giữa hình thức mang tính cộng đồng

cũng luôn biến đổi của con người, mà nó còn phản ánh cả những biến đổi

mang tính tiến bộ trong bản thân ý thức của “con người có lý tính” đó.

Khi chúng ta nói về thế giới quan, thậm chí là thế giới quan thần thoại,

thì điều đó có nghĩa là chúng ta đã nói tới quan hệ giữa khách thể và chủ thể.



18



Tính đặc thù của mối quan hệ đó ở một thời đại kéo dài tới hàng nhiều nghìn

năm đó là ở chỗ địa vị chủ thể là tối thiểu, còn địa vị khách thể là tối đa. Tính

đặc thù đó phản ánh mối quan hệ mang tính thích nghi với tự nhiên của con

người nguyên thủy. Tuy nhiên, ý thức thần thoại cổ đại mới chỉ phân biệt

được một cách mờ nhạt giữa cái chỉnh thể và cái bộ phận, cũng như giữa các

bộ phận với nhau. Với tư duy thần thoại, thế giới xung quanh có nhiều điểm

tương đồng hơn so với những điểm khác biệt, cá biệt.

Tất cả những điều nói trên về sự tiến hóa của các quan niệm thần thoại

với tư cách là hình thức thế giới quan cơ bản của người nguyên thủy hoàn

toàn không có nghĩa là chúng ta phải coi các quan niệm đó là triết học sơ

khai. Trên thực tế thì thần thoại với tư cách là sự khám phá có hình ảnh - hư

ảo về thế giới, và do đó mà ở nó, lĩnh vực cái chưa được nhận thức là cái bí ẩn

là lớn hơn nhiều so với lĩnh vực cái đã được nhận thức, được chinh phục và

được khám phá. Chính bởi vậy mà trong thần thoại, niềm tin là cái chiếm ưu

thế đáng kể so với tri thức. Và với tư cách là một hình thái thuần nhất - chưa

phân hóa của ý thức cộng đồng, thần thoại luôn bao hàm trong nó các yếu tố

thẩm mỹ - nghệ thuật và sự sùng bái tôn giáo.

Như vậy, không nên đồng nhất thần thoại với tôn giáo nhưng cũng

không nên tách rời chúng ngay cả ở thời đại nguyên thủy, tiền giai cấp. Cái

phân biệt thần thoại với tôn giáo là yếu tố tri thức và lôgic mà nếu thiếu nó thì

thần thoại với tư cách là một hiện tượng thế giới quan là không thể có. Song

cái làm cho nó gần gũi với tôn giáo là yếu tố niềm tin - tin vào tính hiện thực

của các khách thể siêu nhiên, tưởng tượng các khách thể hiện thực, có thể cảm

nhận được bằng cảm giác luôn có mối liên hệ với chúng một cách tất yếu.

Niềm tin là yếu tố chiếm ưu thế trong thần thoại. Tôn giáo bao giờ cũng nhấn

mạnh sự bất lực của con người, sự phụ thuộc của con người vào một thế giới



19



siêu nhiên nào đó, và đối với nó thì con người bao giờ cũng là kẻ cầu xin chứ

không phải là kẻ sáng tạo.

Cùng với sự phát triển của thế giới quan thần thoại thì khoa học cũng

đang từng bước phát triển trong thời kỳ này.

Khoa học là một bộ phận quan trọng cấu thành nền văn hóa Hy Lạp cổ

đại. Nó được hình thành cùng với việc tích lũy những kinh nghiệm canh tác

lúa nước khá phức tạp và việc xây dựng các công trình trên hầu khắp lãnh thổ.

Trước hết phải kể đến sự ra đời của chữ viết, nó đã góp phần duy trì

kinh nghiệm cộng đồng và tri thức của con người một cách có hiệu quả hơn

nhiều so với trí nhớ và sự truyền khẩu.

Trong số các môn khoa học xuất hiện ở các nước Hy Lạp cổ đại thì

toán học và thiên văn học giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát

triển của tư duy con người và toàn bộ sự tiến bộ của nền văn hóa.

Như vậy, sự phát triển của khoa học đã góp phần phát triển tư duy của

người Hy Lạp cổ đại lên trình độ tư duy trừu tượng.

Sự xuất hiện của khoa học đã tất yếu dẫn tới việc tách lao động trí óc ra

khỏi lao động chân tay và hình thành nên một lớp người đặc biệt với tư cách

là đại biểu của lao động trí óc. Chính điều đó làm phá vỡ ý thức hệ thần thoại

và các tôn giáo nguyên thủy trong thời kỳ này. Và đây chính là một bước tiến

quan trọng trong lịch sử tư tưởng Hy Lạp cổ đại, tạo tiền đề cho sự ra đời triết

học với tư cách một hình thái ý thức xã hội độc lập.

Ngoài ra, chúng ta còn phải kể tới tính chín muồi của thần thoại Hy

Lạp. Đây là một yếu tố có ý nghĩa đặc biệt đối với sự xuất hiện của triết học ở

Hy Lạp cổ đại. Chúng ta có thể thấy điều này căn cứ vào những di sản quan

trọng nhất của nó là các tác phẩm của Hôme và Hêxiốt.

Hôme đã thể hiện rõ thái độ phê phán đối với các vị thần trên đỉnh

Ôlimpơ truyền thống. Khi người hóa các nhân vật thần thoại của mình và gán



20



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

×