Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 58 trang )
42
CHƢƠNG 3. ĐẦU ĐO KHÍ ĐỘC CO VÀ KIỂM THỬ CHUẨN HÓA ĐẦU ĐO
3.1. Đặt vấn đề
Môi trường là một khái niệm bao gồm 3 lĩnh vực không khí, nước và đất. Là
những yếu tố tạo nên thiên nhiên. Mức độ ô nhiễm môi trường phụ thuộc nhiều vào
các nguồn thải thiên nhiên và nhân tạo. Vì vậy, để kiểm soát mức độ ô nhiễm môi
trường cần thiết phải tiến hành đo các tác nhân gây ô nhiễm.
Đối với môi trường không khí, sự ô nhiễm nhiều hay ít phụ thuộc vào các chất
độc hại được đưa vào không khí trong quá trình hoạt động của thiên nhiên cũng như
các hoạt động phát triển của con người.
Trong các khí thải độc hại do con người tạo ra như SO2, NOx, CO, CO2, O3,
bụi,… thì CO là chất khí rất nguy hiểm. Trong điều kiện mức độ ô nhiễm không khí do
khí thải của quá trình cháy nhiên liệu hóa thạch gia tăng như hiện nay, khả năng nồng
độ CO trong không khí vượt quá ngưỡng cho phép rất dễ xảy ra.
Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, việc chế tạo và lắp đặt các cảm biến báo động
CO trong nhà ở và những nơi làm việc có nguy cơ ô nhiễm CO là rất cần thiết.
Vì vậy, việc đẩy mạnh nghiên cứu chế tạo và tối ưu hóa các đầu đo khí độc ứng
dụng cho mạng cảm biến không dây là thực sự cần thiết và ý nghĩa.
3.2. Đầu đo khí độc CO.
Do yêu cầu của cảm biến là để ghép nối với mạng cảm biến không dây nên vấn
đề về tiêu thụ năng lượng được đặt lên hàng đầu. Vì vậy cảm biến khí dạng điện hóa
(Electrochemical Sensors) là một lựa chọn hợp lý, được sử dụng để chế tạo đầu đo khí
cho mạng cảm biến không dây. Cảm biến điện hóa hoạt động dựa trên nguyên tắc
chuyển hóa năng thành điện năng vì vậy không cần phải cung cấp thêm năng lượng
cho cảm biến, mặt khác mạch điện xử lý tín hiệu không cần phức tạp và tiêu thụ năng
lượng lớn như các loại cảm biến khác.
3.2.1. Cảm biến điện hóa (Electrochemical sensors)
Trong số các loại cảm biến, cảm biến điện hóa đóng một vai trò rất lớn, và hiện
nay vẫn đang dẫn đầu thị phần các loại cảm biến. Một số lượng khổng lồ các cảm biến
điện hóa đã được chế tạo, thương mại và được sử dụng trong các lĩnh vực từ y học,
môi trường cho đến kĩ thuật, nông nghiệp. Các nghiên cứu phát triển cảm biến điện
hóa đi theo rất nhiều hướng và nhận được sự đóng góp của một số lớn các nhà khoa
học – kĩ thuật.
Hiện nay, đa số các cảm biến khí kiểu điện hóa đều là cảm biến 3 điện cực (một
số loại có 2 điện cực và có thể là 4 điện cực) bao gồm: điện cực làm việc – working
electrode, điện cực đối - counter electrode và điện cực tham chiếu - reference
electrode. Điện cực làm việc là một điện cực chọn lọc ion, được bao phủ bằng một lớp
mỏng dung dịch điện ly. Ngoài cùng là một màng mỏng, thông thường bằng polymer.
43
Lớp màng này rất mỏng, chỉ từ 0.01 – 0.1 mm có thể cho phép khí thấm qua nhưng
không cho nước hoặc ion thẩm thấu, do đó độ chọn lọc của các loại cảm biến điện hóa
khá cao. Điện cực và các bộ phận khác thường được chứa trong một vỏ nhựa, phía trên
có một lỗ để khí đi vào trong và phía dưới là các chân dẫn điện nối từ các điện cực ra
bên ngoài.
Cấu tạo chung của cảm biến điện hóa như hình 3.1:
Hình 3.1. Cấu tạo chung của cảm biến điện hóa
Khí cần đo thấm qua lớp màng mỏng polymer đi vào lớp dung dịch điện ly. Tại
đây nó tham gia một cân bằng hóa học, có thể tiêu thụ hoặc sinh ra các ion được điện
cực chọn lọc ion phát hiện (thông thường là trường hợp sinh ra hoặc tiêu thụ proton
H+ và điện cực tương ứng là điện cực đo pH). Từ sự đo đạc thế hoặc dòng sinh ra,
lượng khí thấm qua màng, từ đó lượng khí có ở trong mẫu phân tích được tính toán.
Lượng khí giới hạn có thể được phát hiện tùy thuộc vào lượng dung dịch điện
ly trong cảm biến ít hay nhiều. Ngoài sự phụ thuộc vào cấu tạo, đáp ứng của điện cực
còn tùy vào thành phần của dung dịch điện ly và các yếu tố hình học của điện cực
(bằng phẳng, nhám, diện tích bề mặt điện cực…)
- Mô tả họat động:
Khí sau khi khuyếch tán vào trong bộ cảm biến, đi qua màng xốp và tới điện
cực làm việc, nơi nó bị oxy hóa hoặc bị khử. Phản ứng điện hóa này sẽ tạo một dòng
điện đi ra mạch bên ngoài. Ngoài việc đo dòng điện sinh ra, khuếch đại và thực hiện
chức năng xử lý tín hiệu khác, mạch điện bên ngoài còn phải duy trì điện áp giữa điện
cực làm việc và điện cực đối (với cảm biến hai điện cực) hoặc giữa điện cực làm việc
và điện cực tham chiếu (với loại ba điện cực). Tại điện cực đối một phản ứng tương
đương và ngược lại xảy ra, như vậy nếu tại điện cực làm việc là quá trình oxy hóa, thì
tại điện cực đối là quá trình khử và ngược lại. Vì vậy điện cực đối có vai trò bù lại
lượng điện tích đã đi ra/vào điện cực làm việc.
- Phản ứng khuếch tán có kiểm soát:
44
Độ lớn của dòng điện phụ thuộc vào lượng khí mục tiêu bị oxy hóa ở điện cực
làm việc. Cảm biến thường được thiết kế sao cho lượng khí cung cấp bị hạn chế bởi sự
khuếch tán và do đó dòng điện sinh ra từ các cảm biến tỷ lệ tuyến tính với nồng độ khí.
Đầu ra tuyến tính là một trong những lợi thế của cảm biến điện hóa so với các công
nghệ cảm biến khác (ví dụ như hồng ngoại), mà đầu ra phải được tuyến tính hóa trước
khi chúng có thể được sử dụng. Một đầu ra tuyến tính cho phép đo chính xác hơn với
nồng độ thấp và hiệu chuẩn đơn giản hơn nhiều .
Việc kiểm soát quá trình khuyếch tán còn có một số ưu điểm khác. Ví dụ thay
đổi lớp màng chắn khuyếch tán cho phép các nhà sản xuất tạo làm cho cảm biến thích
ứng với một phạm vi nồng độ khí mục tiêu cụ thể. Ngoài ra, vì các màng khuyếch tán
chủ yếu là cơ khí, nên việc hiệu chuẩn của cảm biến có xu hướng ổn định hơn theo
thời gian và do đó các thiết bị đo dựa trên cảm biến điện hóa yêu cầu bảo dưỡng ít hơn
nhiều so với một số công nghệ đo khác. Về nguyên tắc, độ nhạy của cảm biến có thể
được tính toán dựa trên các đặc tính khuyếch tán của đường dẫn khí vào cảm biến,
mặc dù vậy lỗi phát sinh trong quá trình đo lường đặc tính khuyếch tán làm cho việc
tính toán ít chính xác hơn so với việc căn chỉnh dựa trên khí mẫu.
- Độ nhạy xuyên giữa các khí khác nhau:
Đối với một số chất khí như ethylene oxide, độ nhay xuyên có thể là một vấn đề
bởi vì ethylene oxide đòi hỏi một chất xúc tác rất tích cực tại điện cực làm và điện thế
cao cho quá trình oxy hóa của nó. Do đó các khí dễ oxy hóa như rượu và carbon
monoxide cũng sẽ cùng tham gia tạo ra phản ứng chung. Mặc dù vậy vấn đề độ nhạy
xuyên có thể được loại bỏ thông qua việc sử dụng một bộ lọc hóa học, ví dụ như các
bộ lọc cho phép các khí mục tiêu đi qua nhưng cản trở với và loại bỏ các khí gây nhiễu
khác.
Tuy cảm biến điện hóa có nhiều ưu điểm, nhưng nó không thích hợp cho tất cả
các loại khí. Kể từ khi phát hiện cơ chế liên quan đến quá trình oxy hóa, khử khí, cảm
biến điện hóa thường chỉ thích hợp cho các loại khí có hoạt động điện hóa. Mặc dù vậy
nó vẫn có thể phát hiện các loại khí trơ điện hóa theo kiểu gián tiếp nếu khí tương tác
với các loại khác trong cảm biến sau đó tạo ra một đáp ứng. Cảm biến điện hóa của
carbon dioxide là một ví dụ của phương pháp này và nó đã được thương mại hoá trong
nhiều năm.
3.2.2. Cảm biến khí CO-AF
Cảm biến CO – AF là cảm biến khí của Công ty Alphasense sensors (nước
Anh) sản xuất. Đây là loại cảm biến điện hóa nhạy với khí CO, được sử dụng để chế
tạo các đầu đo ghép nối với mạng cảm biến không dây. Nó có khả năng đo được khí
CO có nồng độ từ 0 đến 5000 ppm, thời gian đáp ứng nhỏ hơn 25s và giới hạn nồng độ
45
tối đa là 10000ppm. Cảm biến CO-AF làm việc trong điều kiện môi trường ở nhiệt độ
từ -300C đến 500C, áp suất từ 80kPa đến 120 kPa và độ ẩm từ 15%rh đến 90%rh. Thời
gian hoạt động liên tục cho đến khi độ nhạy còn 80% là trên 24 tháng, thời gian sử
dụng trên 5 năm. Khi gặp trường hợp nồng độ CO vượt quá giới hạn tối đa, cảm biến
sẽ tự hồi phục sau khi nồng độ giảm xuống dưới giới hạn cho phép mà các đặc tính
vẫn không thay đổi.
Cảm biến khí CO-AF [11] có dạng như hình 3.2:
Hình 3.2. Cảm biến khí CO - AF
Độ nhạy của cảm biến phụ thuộc vào nhiệt độ làm việc của môi trường, cụ thể
được mô tả trong hình 3.3:
Hình 3.3. Biểu đồ sự thay đổi của độ nhạy theo nhiệt độ của cảm biến
46
Đáp ứng dòng điện ra của cảm biến tăng theo nồng độ khí CO khảo sát từ 0%
đến 2% như hình 3.4:
Hình 3.4. Đáp ứng của cảm biến theo các bƣớc nhảy từ 0 đến 2% CO
3.2.3. Mạch điều khiển cảm biến khí CO-AF
Mạch điều khiển cảm biến khí CO [11, AAN 105-03], gồm 3 phần: phần điều
khiển cực đối (IC2), phần biến đổi dòng thành áp (IC1) và FET nối tắt 2 cực WE và
RE (Q1) (hình 3.7).
Hình 3.6. Đầu đo khí CO-AF
Hình 3.7. Sơ đồ mạch điều khiển cảm biến CO
- Mạch điều khiển cực đối: IC2 có tác dụng cấp dòng cho cực đối để cân bằng
dòng điện yêu cầu bởi cực làm việc. Lối vào đảo của IC2 được nối vào cực tham chiếu
47
của cảm biến và không được tiêu thụ dòng điện đáng kể từ điện cực tham chiếu, vì vậy
cần chọn bộ OA có dòng vào bias dưới 5nA. Khi mạch bắt đầu hoạt động, Q1 ở trạng
thái trở kháng cao và IC2 duy trì cực điện thế trên WE tương đương với RE, nếu điện
áp offset của IC2 lớn sẽ làm cho điện thế trên WE và RE bị dịch, trong khi đó cảm
biến có điện dung khá lớn sẽ phát sinh một dòng điện đáng kể khi điện áp bị dịch. Vì
vậy cần lựa chọn IC2 có thế offset nhỏ (dưới 0.1mV).
- Mạch đo dòng tại cực WE: IC1 có tác dụng tạo ra điện áp tỷ lệ với dòng điện
ở cực WE. Tụ C3 để giảm nhiễu tần số cao.
Điện áp tạo ra từ IC1 sẽ được đưa vào bộ ADC của vi điều khiển
MSP430F2013 để chuyển đổi thành tín hiệu số và truyền đi (hình 3.8)
Hình 3.8. Sơ đồ mô tả chuyển đổi thành tín hiệu số
- FET nối tắt: để cảm biến hoạt động ổn định thì điện thế trên 2 cực WE và RE
phải bằng nhau, và thời gian để điện thế trên hai cực này bằng nhau phải mất đến vài
giờ. Vì vậy để cảm biến có thể hoạt động ngay sau khi mạch được cấp nguồn thì trước
đó điện áp trên WE và RE phải bằng nhau. Do đó FET Q1 dùng để nối tắt WE và RE
khi mạch bị ngắt nguồn. Khi mạch được cấp nguồn trở lại thì Q1 sẽ cấm và không còn
tác dụng trong mạch.
3.3. Chuẩn hóa đầu đo khí CO:
Khi chế tạo đầu đo khí, ta không thể tạo ra đầu đo có thể hoạt động chính xác
ngay lần đầu. Bởi vì, trên thực tế cùng một loại cảm biến nhưng khi sản xuất ra thì các
thông số kỹ thuật của chúng không thể giống nhau (về lý thuyết là giống nhau). Mặt
khác, theo nhà cung cấp thì khoảng quy đổi giữa dòng điện và nồng độ khí hấp thụ
cũng rất rộng (ví dụ senser CO-AF từ 55nA đến 90nA tương ứng với 1ppm). Chính vì
vậy, khi chế tạo và lập trình cho đầu đo sẽ không xác định được giá trị quy đổi chính
xác của cảm biến là bao nhiêu.
Để đầu đo có thể hoạt động đo các thông số môi trường một cách chính xác, ta
phải có khí chuẩn với nồng độ biết trước để thực hiện việc chuẩn hóa đầu đo.
48
Trong chương 2 đã trình bày quá trình chế tạo các nồng độ khí khác nhau phục
vụ cho việc chuẩn hóa đầu đo. Phần này sẽ trình bày việc chuẩn hóa đầu đo khí CO từ
một số nồng độ khí đã pha chế ở phần trên.
3.3.1. Đo thử nghiệm lần đầu:
Ta thực hiện đo với các túi khí CO có nồng độ là 0,2%; 0,1% và 0,05% ở điều
kiện nhiệt độ phòng là 250C, áp suất là 1 atm.
- Lắp đặt nút mạng, nút mạng cơ sở và gắng đầu đo CO-AF vào nút mạng 1 như
hình 3.9.
Hình 3.9. Lắp đặt nút mạng WSN và đầu đo CO
- Cấp nguồn cho nút mạng gắn cảm biến và nút mạng cơ sở, ta thực hiện đo
nồng độ CO trong môi trường không khí xung quanh.
Kết quả đo như sau: nút mạng 1 đo được 0 ppm, nút mạng 2 và 3 chưa có dữ
liệu (do nút 2 và 3 không có đầu đo khí CO) (hình 3.10).
49
Hình 3.10. Đo nồng độ CO trong không khí
- Cho đầu đo khí CO vào túi nilon, thực hiện hút chân không cho túi (hình
3.11). Sau đó bơm khí CO nồng độ 0,2% vào trong túi đựng đầu đo (hình 3.12):
Hình 3.11. Cho đầu đo vào túi hút chân không
Hình 3.12. Đo khí CO 0,2%
Thực hiện đo 5 lần, mỗi lần cách nhau 10 phút với mỗi nồng độ khí CO 0,2%;
CO 0,1% và CO 0,05%, ta thu được kết quả trong bảng 3.1.
50
Số lần đo
Nồng độ
Kết quả lần 1
Kết quả lần 2 Kết quả lần 3
Kết quả lần 4 Kết quả lần 5
Trung bình
(ppm)
(ppm)
(ppm)
(ppm)
(ppm)
(ppm)
CO 0,05%
356
362
397
364
321
380
CO 0,1%
787
708
737
722
781
707
CO 0,2%
1594
1558
1519
1562
1517
1590
Bảng 3.1. Kết quả đo thử nghiệm lần đầu
Mặt khác, như kết quả tính toán ở trong chương 2 ta có:
Khối lượng CO nguyên chất trong một lít CO 0,2% là 2,28267mg
Khối lượng CO nguyên chất trong một lít CO 0,1% là 1,14372mg
Khối lượng CO nguyên chất trong một lít CO 0,05% là 0,57074mg
Áp dụng công thức quy đổi:
ppm
24,45 mg
m3
M
(3.1)
Đổi nồng độ CO ra ppm như sau:
-
Nồng độ CO theo đơn vị ppm được tính trong 1m3 khí CO 0,2% là:
24,45 2282,67
1992,548 ppm
28,01
-
Nồng độ CO theo đơn vị ppm được tính trong 1m3 khí CO 0,2% là:
24,45 1143,72
998,356 ppm
28,01
-
Nồng độ CO theo đơn vị ppm được tính trong 1m3 khí CO 0,2% là:
24,45 570,74
498,2 ppm
28,01
Như vậy, so sánh giữa 2 kết quả trên ta thấy kết quả của đầu đo là chưa chính
xác và cần phải hiệu chỉnh lại.
3.2.2. Hiệu chỉnh lại đầu đo khí CO
Để hiệu chỉnh đầu đo khí, ta thực hiện như sau:
- Bước 1: Đọc giá trị ADC:
Trong đầu đo sử dụng chip MSP430F2013 của hãng Texas Instruments, đây
là vi điều khiển có bộ ADC 16 bit, được sử dụng để chuyển tín hiệu điện áp tương tự
sau khi khuyếch đại từ IC1 cảm biến thành tín hiệu số.
Để đọc dữ liệu sau khi chuyển đổi từ tương tự thành số của MSP430F2013, ta
sử dụng lệnh:
51
int Raw_ADC_Value;
//khai báo biến
Raw_ADC_Value = SD16MEM0; //đọc ADC
Sau khi khai báo lệnh đọc dữ liệu trên vào phần mềm, ta kết nối đầu đo vào
máy tính thông qua thiết bị debug và nạp chương trình. Sau đó vừa debug chương trình
để quan sát giá trị biến Raw_ADC_Value vừa thực hiện đo nồng độ CO trong không
khí ta thu được dữ liệu số có giá trị trong nhãn Value (màu vàng) ở hình 3.13
Hình 3.11. Đọc giá trị ADC
Tiếp theo, lần lượt bơm khí CO với các nồng độ tương ứng: CO 0,05%; CO
0,1% và CO 0,2% vào túi nilon chứa đầu đo bên trong, ta thu được các giá trị số như
sau:
Khí CO
Giá trị ADC
(Raw_ADC_Value )
Không khí
15980
CO 0,05%
23126
CO 0,1%
31814
CO 0,2%
48925
- Bước 2: Tính nồng độ khí CO, vì dòng điện sinh ra tỉ lệ tuyến tính với nồng
độ CO nên ta có phương trình:
PCO = a. Raw_ADC_Value + b
(3.2)
52
Trong đó, đã biết giá trị của ADC và nồng độ CO thực tế tương ứng với các
nồng độ CO ở trên tại 4 điểm, từ đó ta có thể tìm được mối liên hệ giữa giá trị ADC và
nồng độ CO như hình 3.12.
Giá trị ADC
Khí CO
(Raw_ADC_Value )
Nồng độ CO (ppm)
Không khí
15980
0
CO 0,05%
23126
498,2
CO 0,1%
31814
998,356
CO 0,2%
48925
1992,548
Sử dụng phần mềm Excel, ta có dạng phương trình như sau:
Hình 3.12. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ CO và ADC
Từ đồ thị trên ta thấy mối quan hệ giữa nồng độ khí chuẩn và giá trị điện áp có
dạng tuyến tính, và phương trình có dạng:
y = 0,0599x – 921,21
Kết hợp với phương trình (3.2) ta suy ra y là nồng độ CO (ppm), x là giá trị
ADC và các hệ số a và b.
Từ kết quả này, ta lập trình lại cho đầu đo:
- Lệnh tính nồng độ ban đầu:
Raw_ADC_Value = SD16MEM0;
// đọc ADC
Pco = Raw_ADC_Value*0,06353 – 1020,408; // tính nồng độ khí CO
- Lệnh sau khi hiệu chỉnh:
Raw_ADC_Value = SD16MEM0;
// đọc ADC