1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Luật >

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở TỈNH BẮC GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.6 KB, 86 trang )


Nhờ tăng cường công tác xác minh, phân loại việc thi hành án mà có

biện pháp tổ chức thi hành án thích hợp đối với từng loại việc thi hành án.

Cụ thể:

+ Đối với số việc có điều kiện thi hành

Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh và Chi cục trưởng Chi cục thi

hành án dân sự cấp huyện chỉ đạo rà soát, phân loại kỹ và mở các đợt thi hành

án cao điểm nhằm thi hành dứt điểm những vụ việc có điều kiện thi hành. Đối

với những vụ đương sự cố tình chống đối, không tự nguyện thi hành án mặc

dù có điều kiện thi hành án, thì cương quyết áp dụng biện pháp cưỡng chế cần

thiết nhằm thi hành dứt điểm bản án, quyết định. Bên cạnh đó, xây dựng

phương án xử lý trách nhiệm đối với những đơn vị, cá nhân để tồn nhiều đối

với loại việc này.

+ Đối với hồ sơ chưa có điều kiện thi hành án

Thường xuyên chỉ đạo Chấp hành viên xác minh theo định kỳ. Hàng

tháng báo cáo chính xác việc phân loại hồ sơ theo từng loại việc, nhóm tội và

từng căn cứ để hoãn thi hành. Phân loại hồ sơ theo đối tượng có đối tượng

đang đi tù, không có tài sản; đối tượng không rõ địa chỉ; đối tượng không có

tài sản; người được thi hành án đồng ý hoãn; lý do khác (chưa giao tài sản

cho người trúng đấu giá, có quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc

Tòa án). Phân loại hồ sơ theo tội: ma túy, đánh bạc, tội khác, án về dân sự.

Từ đó trong công tác tổ chức thực hiện cần chỉ đạo Chấp hành viên tổ chức

xác minh theo định kỳ hồ sơ hoãn đã đến thời điểm xác minh. Rà soát các hồ

sơ có đối tượng đủ thời gian xét miễn, giảm thi hành án để phối hợp với

công an các trại giam, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn vận động nộp

1/20 số tiền phải thi hành để đủ điều kiện lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm

trong từng đợt cụ thể.



62



+ Đối với hồ sơ có điều kiện đang thi hành dở dang

Phải xác định rõ tổng số hồ sơ có điều kiện đang thi hành dở dang còn

tồn trong tổng số việc, tiền còn tồn đọng tại đơn vị. Cục thi hành và các chi

cục thi hành án cấp huyện đã chỉ đạo các Chấp hành viên thi hành án theo

đúng trình tự, thủ tục luật định, tăng cường công tác thuyết phục đối tượng

phải thi hành án tự nguyện thi hành án. Tích cực rà soát, xác minh điều kiện

thi hành án để đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ. Lãnh đạo Cục thi hành án và các

Chi cục thi hành án cấp huyện đã kiểm tra, chỉ đạo các Chấp hành viên chủ

động phân loại vụ việc để tổ chức thi hành dứt điểm, đồng thời tổ chức xây

dựng kế hoạch tổ chức thi hành, đưa ra biện pháp và thời gian hoàn thành đối

với từng vụ việc cụ thể. Trường hợp đương sự cố tình chây ỳ, lẩn trốn việc thi

hành án thì thiết lập hồ sơ để cưỡng chế thi hành dứt điểm.

+ Đối với số hoãn do người phải thi hành án phải thi hành các khoản

nộp ngân sách nhà nước không có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản

đó quá nhỏ không đủ chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc có tài sản nhưng tài

sản thuộc loại không được kê biên

Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh và Chi cục trưởng Chi cục thi

hành án dân sự cấp huyện cần tiếp tục rà soát, chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ

với các cơ quan hữu quan (Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân) để lập hồ sơ xét

giảm, xét miễn thi hành án. Đối với những vụ việc chưa đủ điều kiện xét

miễn, giảm thì tiếp tục rà soát, theo dõi, xác minh điều kiện thi hành án để ra

quyết định tiếp tục thi hành án và tổ chức thi hành án dứt điểm khi điều kiện

hoãn không còn.

Trong quá trình xử lý loại việc này, cần chú ý đánh giá và xác định

những vụ việc đã lâu chưa tổ chức thi hành được do chưa có điều kiện, nay

xác định được không thể có điều kiện thi hành để kiến nghị với các cơ quan



63



có thẩm quyền biện pháp giải quyết dứt điểm. Đối với những việc này, qua

chỉ đạo thực tiễn có thể xác định được trên một số tiêu chí chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, số việc tính từ khi cơ quan thi hành án ra quyết định thi

hành án đến ngày báo cáo có 5 năm liên tục qua xác minh của cơ quan thi

hành án người phải thi hành án không có điều kiện về tài sản để thi hành án;

Thứ hai, người phải thi hành án là đối tượng lang thang, cơ nhỡ, không

có mặt tại địa phương, không xác định được nơi cư trú mới của người đó;

Thứ ba, bản án, quyết định có căn cứ xác định là sai sót về nội dung,

nhưng đã hết thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;

Thứ tư, bản án, quyết định tuyên không rõ, khó thi hành, cơ quan thi

hành án đã có văn bản đề nghị giải thích nhiều lần nhưng không nhận được trả

lời của Tòa án án có thẩm quyền, hoặc việc trả lời không rõ, dẫn tới bản án,

quyết định không thể thi hành được; những bản án rõ ràng có sai sót không

thể thi hành được hoặc thi hành sẽ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, chính trị

địa phương, không được ủng hộ của cấp ủy, chính quyền và nhân dân tại địa

phương mà cơ quan thi hành án đã có kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem

xét lại theo trình tự, thủ tục tái thẩm, giám đốc thẩm nhưng cơ quan có thẩm

quyền không xem xét dẫn đến hết thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái

thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng;

Thứ năm, việc thi hành án trả vật, nhưng vật phải trả là những vật

không có giá trị về tinh thần, vật chất, hoặc những vật đã hư hỏng nặng, báo

gọi hợp lệ nhiều lần những người được thi hành án không đến nhận...

+ Đối với số hoãn do được người được thi hành án đồng ý cho người

phải thi hành án hoãn việc thi hành án

Đây là việc thỏa thuận giữa các bên đương sự, do đó việc thi hành án

hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người được thi hành án và người phải thi



64



hành án. Số việc này cơ quan thi hành án phải tôn trọng và không thể tổ chức

thi hành cho đến khi hết thời hạn hoãn thi hành án mà hai bên đã thỏa thuận,

hoặc người được thi hành án, người phải thi hành án yêu cầu tiếp tục thi hành

án. Do đó, Cục thi hành án dân sự tỉnh và các Chi cục thi hành án dân sự cấp

huyện phải theo dõi để thi hành ngay khi điều kiện hoãn không còn.

+ Đối với số hoãn do có tranh chấp về tài sản kê biên đang được Tòa

án thụ lý, giải quyết

Cục, Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện cần theo dõi sát sao, phối

hợp chặt chẽ với Tòa án để tổ chức thi hành ngay sau khi có quyết định của

Tòa án. Các cục và Chi cục cần có văn bản đề nghị Tòa án các cấp sớm đưa ra

xét xử để cơ quan thi hành án dân sự có căn cứ để thi hành vụ việc.

+ Đối với số chưa thi hành được do án tuyên không rõ, khó thi hành

Những vụ việc này cơ quan thi hành án không thể tổ chức thi hành dứt

điểm khi chưa có giải thích hoặc đính chính của Tòa án. Do đó, các cơ quan

thi hành án dân sự cần bám sát, đôn đốc, nhắc nhở để Tòa án có thẩm quyền

giải thích, đính chính theo quy định của pháp luật tạo điều kiện thuận lợi để tổ

chức thi hành án dứt điểm.

+ Đối với số chưa thi hành được do tài sản đã kê biên, phải giao

nhưng chưa xử lý hoặc chưa giao được

Những việc này bao gồm các trường hợp mà trong đó tòa án mới chuyển

giao bản án, quyết định nhưng chưa chuyển giao tài sản, hoặc đã chuyển giao bản

án, quyết định và tài sản, nhưng lại chưa chuyển giao đầy đủ các tài liệu có liên

quan để cơ quan thi hành án làm căn cứ cho việc xử lý tài sản và những việc

cơ quan thi hành án đã kê biên, bán đấu giá để thi hành án, nhưng chưa giao

được tài sản, hoặc những tài sản có giá trị quá nhỏ, không còn giá trị phải giao

cho người được thi hành án, nhưng người được thi hành án không đến nhận.



65



Đối với những trường hợp này, cần chỉ đạo Chấp hành viên rà soát để

phân loại rõ, những trường hợp nào đã có bản án, quyết định mà Tòa án và

các cơ quan hữu quan chưa chuyển giao đủ tài sản hoặc tài liệu, thì sẽ phối

hợp để bàn giao đủ. Những trường hợp nào tài sản đã kê biên chưa xử lý, thì

Cơ quan thi hành án sẽ chủ động làm các thủ tục định giá, bán đấu giá để thi

hành dứt điểm bản án, quyết định. Còn những trường hợp tài sản có giá trị

quá nhỏ hoặc không có giá trị, mà đã báo gọi nhưng người được thi hành án

không đến nhận, cơ quan thi hành án sẽ làm các thủ tục bán đấu giá hoặc tiêu

hủy theo qui định của pháp luật để chấm dứt việc thi hành án.

3.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thi hành án dân sự

Thi hành án dân sự là công việc khó khăn, phức tạp, liên quan đến

nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng đến quyền về tài sản, nhân thân của các bên đương

sự và những người liên quan. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến

giáo dục ý thức pháp luật nói chung và Luật Thi hành án dân sự nói riêng về

cơ sở sẽ chuyển biến căn bản nhận thức trong nhân dân. Vì vậy, trong những

năm qua, công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, giảm cưỡng chế được

Cục thi hành án dân sự tỉnh Bắc Giang và các chi cục thi hành án dân sự

huyện, thành phố trong tỉnh luôn xác định là biện pháp trọng tâm.

Công tác tuyên truyền, giáo dục được áp dụng đối với mọi vụ việc,

trong suốt quá trình tổ chức thi hành án, đặc biệt tập trung trong thời gian tự

nguyện. Để công tác thi hành án đạt được kết quả cao, trong tuyên truyền giáo

dục đòi hỏi người chấp hành viên và cán bộ thi hành án phải hiểu rõ nội dung

vụ việc, bản án đã tuyên, cần có uy tín, tâm huyết, thực hiện đúng các quy

định của luật. Đồng thời, ngoài việc tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại

chúng, các chấp hành viên cùng cán bộ của đơn vị phải đến tận nhà tìm hiểu

bản thân người phải thi hành án như độ tuổi, giới tính, trình độ, nghề nghiệp,

chức vụ, hoàn cảnh gia đình… để có biện pháp tuyên truyền hiệu quả nhất.



66



Trong những năm qua, Cục thi hành án dân sự tỉnh phối hợp với Sở

Tư pháp, Đài phát thanh và truyền hình của tỉnh xây dựng chương trình tuyên

truyền và phổ biến luật thi hành án và các văn bản hướng dẫn thi hành phát

trên đài truyền hình của tỉnh; thu băng ghi âm để phát cho các đài truyền

thanh của huyện, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, tổ chức tuyên truyền

đến mọi người dân và các cơ quan tổ chức về nội dung của luật thi hành án và

các văn bản hướng dẫn thi hành trong đó tập trung vào tuyên truyền các quy

định về quyền, nghĩa vụ của người phải thi hành án, người được thi hành án

và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, trách nhiệm của các cơ quan

trong việc phối hợp với cơ quan thi hành dân sự trên địa bàn tỉnh về phối hợp

trong công tác thi hành án dân sự, đặc biệt là nhiệm vụ của chủ tịch Ủy ban

nhân dân các các phường thị trấn trong công tác phối hợp giải quyết các vụ

việc thi hành án tại địa phương. Cục thi hành án dân sự qua công tác tổ chức

thi hành án đã phát huy sáng kiến và tính chủ động sáng tạo, đã tạo nên sức

mạnh tổng hợp thực hiện đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền, tuyên truyền

sâu, rộng Luật Thi hành án dân sự đến với người dân, góp phần nâng cao

nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của mỗi người dân, tạo nếp sống tự

quản trong cộng đồng dân cư, từng bước hạn chế mọi hành vi vi phạm pháp

luật. Các biện pháp cụ thể như biên soạn tài liệu tuyên truyền trên hệ thống

đài truyền thanh xã, phường, thị trấn; lập danh sách các đối tượng phải thi

hành án gửi về các phường, xã, thị trấn để cấp ủy đảng, chính quyền, tổ dân

phố năm bắt kịp thời các đối tượng để vận động, thuyết phục người dân tự

giác chấp hành pháp luật. Các chi cục thi hành án dân sự cấp huyện phối hợp

với đài truyền thanh của huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn mở các

đợt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Luật Thi hành án dân sự nhằm góp

phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về công tác thi

hành án dân sự. Đồng thời chấp hành viên phụ trách địa bàn phối hợp với Ủy

ban nhân dâ xã, phường, thị trấn chỉ đạo cán bộ, đoàn thể của xã, phường, thị



67



trấn tuyên truyền, vận động đến các đối tượng phải thi hành án, các đối tượng

phải tổ chức cưỡng chế tự nguyện thi hành án và chấp hành, tránh chống đối,

gây cản trở cho công tác thi hành án dân sự…

Thi hành án dân sự là hoạt động mang tính thực tiễn, gắn bó chặt chẽ

với cơ sở, liên quan trực tiếp đến tài sản của đương sự. Nên mỗi vụ việc khác

nhau có cách tuyên truyền, thuyết phục khác nhau giúp những người phải thi

hành án tự nguyện thi hành hoặc tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự thành

công, đồng thời các đương sự có thể thương lượng, thỏa thuận mà không làm

mất đi danh dự và uy tín bản thân hoặc các mối quan hệ với xóm làng, anh

em, bạn bè …Chính vì vậy, khi tuyên truyền, phổ biết về pháp luật thi hành

án dân sự cần lưu ý:

Thứ nhất, xác định rõ đối tượng cần tuyên truyền, thuyết phục (nhân

dân, người phải thi hành án, người được thi hành án, gia đình của người phải

thi hành…) để có biện pháp tuyên truyền phù hợp;

Thứ hai, công tác phối hợp giữa đơn vị thi hành án dân sự và các ban,

ngành, đặc biệt là chính quyền cơ sở phải chặt chẽ, tạo cơ sở cho công tác

tuyên truyền, thuyết phục thi hành án dân sự. Đây vừa huy động cả hệ thống

chính trị tham gia vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thi hành án dân

sự, đồng thời giúp cơ quan, tổ chức phối hợp tổ chức tốt công tác phổ biến

pháp luật thi hành án dân sự cho hội viên, đoàn viên các hội đoàn thể, các

ngành, mặt khác tập hợp được đông đảo lực lượng cán bộ và nhân dân tham

gia các đợt phổ biến pháp luật.

Thứ ba, Chấp hành viên phải hiểu rõ nội dung vụ việc, bản án đã

tuyên, cần có uy tín, tâm huyết, không ngại khó khăn tìm hiểu kỹ hoàn cảnh

người phải thi hành án để có thể giải thích và đưa ra cách thức tuyên truyền,

thuyết phục phù hợp.



68



Thứ tư, thực hiện thường xuyên, liên tục và kiên trì, để công tác phổ

biến, giáo dục pháp luật thi hành án dân sự có hiệu quả yếu tố này có vai trò

quan trọng, chấp hành viên khi tuyên truyền phải thấm nhuần nguyên tắc mưa

dầm thấm lâu. Đặc biệt đối với người phải thi hành án dân sự thường có thái

độ chống đối, không chịu hợp tác trong thi hành án nên công tác tuyên truyền

họ tự nguyện thi hành án hoặc không chống đối trong cưỡng chế thi hành án

càng cần thường xuyên, liên tục và bền bỉ. Vì vậy, cơ quan thi hành án phối

hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền thường xuyên, định kỳ

hằng tháng và đến từng địa bàn thôn khối phố về pháp luật thi hành án dân sự,

giúp người dân nhận thức được quy định về pháp luật thi hành án dân sự (đặc

biệt là người phải thi hành án và gia đình họ). Trong quá trình tổ chức tuyên

truyền, thuyết phục không được làm qua loa, làm cho xong để có số liệu báo

cáo sẽ phản tác dụng.

Thứ năm, đa dạng và tránh lặp lại các hình thức, việc đa dạng hình

thức tuyên truyền để tạo sự lôi cuốn của công tác tuyên truyền, tránh sự lặp

lại dẫn đến nhàm chán và ít người quan tâm tham dự các buổi tuyên truyền

như tuyên truyền qua loa truyền thanh, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về

pháp luật thi hành án dân sự, chấp hành viên cùng với già làng, trưởng bản

đến thuyết phục người phải thi hành án và gia đình họ tự nguyện thi hành

án... Tùy từng đối tượng khác nhau mà chúng ta áp dụng hình thức khác

nhau. Mặt khác, cũng tiến hành áp dụng nhiều hình thức cho một đối tượng

để có thể bằng nhiều cách phổ biến pháp luật thi hành án dân sự đến đối

tượng đó.

Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về thi hành án dân sự đóng

vai trò quan trọng trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng nói chung và

công tác thi hành án dân sự nói riêng - thúc đẩy nhanh hoạt động thi hành

án, tránh sự chống đối, không hợp tác từ các cơ quan liên quan, người phải



69



thi hành án và gia đình họ, tạo sự ủng hộ của chính quyền, các cơ quan và

người dân đối với hoạt động thi hành án dân sự. Để công tác này thực sự có

hiệu quả và giúp nhân dân, đặc biệt là người phải thi hành án và gia đình họ

hiểu biết pháp luật thi hành án dân sự từ đó hình thành ý thức tự nguyện thi

hành án, ủng hộ công tác thi hành án dân sự thì không chỉ đòi hỏi những

chấp hành viên thực sự kiên trì, bền bỉ và hết mình vì công việc mà còn đòi

hỏi sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền các cấp và các tổ chức khác tích

cực phối hợp trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thi hành án

dân sự.

3.3. Nhóm giải pháp giải quyết tình trạng quá tải công việc

Thực tế công việc thi hành án dân sự ngày càng nhiều trong khi số

lượng chấp hành viên ít và một số cán bộ năng lực còn hạn chế là nguyên

nhân quan trọng dẫn đến thi hành án chậm và chất lượng thi hành án dân sự

chưa cao để lượng việc tồn đọng qua các năm nhiều, trong đó việc có điều

kiện thi hành. Chính vì vậy, trong những năm tới Cục thi hành án dân sự tỉnh

và các chi cục thi hành án dân sự cấp huyện của Bắc Giang cần phải có một

số giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường biên chế cho cơ quan thi hành án dân sự; bổ

sung số lượng, chất lượng chấp hành viên, thư ký thi hành án dân sự, thống kê

viên và các cán bộ công chức làm công tác thi hành án dân sự. Xây dựng định

mức về số lượng việc chấp hành viên phải làm hàng năm; xây dựng chế độ

đãi ngộ phù hợp để thu hút những người có năng lực, tâm huyết vào làm việc

trong cơ quan thi hành án dân sự.

Thứ hai, thường xuyên quan tâm, kiện toàn, nâng cao năng lực cho đội

ngũ cán bộ như hàng năm có kế hoạch cho bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ

cán bộ công chức trong ngành, đặc biệt đối với cán bộ như: chấp hành viên,



70



thư ký, chuyên viên tổng hợp, văn thư lưu trữ để đáp ứng công việc trong tình

hình mới. Hàng năm, Cục thi hành án dân sự tỉnh đều tổ chức lớp bồi dưỡng

nghiệp vụ công tác thi hành án dân sự, đặc biệt là kỹ năng tổ chức thi hành án

cho các chấp hành viên, thẩm tra viên, cán bộ thi hành án, phổ biến các quy

định mới, những quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng

dẫn thi hành còn nhiều cách hiểu khác nhau để có sự áp dụng thống nhất trong

toàn tỉnh. Đồng thời, Cụ thi hành án dân sự đã thường xuyên tạo điều kiện

cho cán bộ, công chức thi hành án đi học lớp chuyên viên, chuyên viên chính

hoặc trung cấp lý luận chính hành chính để nâng cao hiểu biết về quản lý nhà

nước và củng cố lập trường, tư tưởng vững vàng cho mỗi cán bộ, công chức

trong cơ quan.

Thứ ba, thường xuyên rà soát, cân đối nhu cầu của từng đơn vị thi

hành án, đánh giá khối lượng công việc ở từng đơn vị, từ đó thực hiện việc

luân chuyển, điều động hỗ trợ cho các đơn vị có khối lượng công việc nhiều

nhằm sử dụng tối ưu nguồn nhân lực hiện có vào công tác thi hành án dân sự.

Bên cạnh đó, công tác quy hoạch luân chuyển và điều động cán bộ cần có kế

hoạch hàng năm và quy định thời hạn cụ thể, đối tượng cần luân chuyển, điều

động để thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ tạo

điều kiện cho cán bộ phát triển toàn diện hơn trên các mặt theo yêu cầu của

công tác quy hoạch cán bộ.

Thứ tư, tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng cơ chế phân bổ kinh phí

hợp lý, phù hợp với đặc thù của hoạt động thi hành án dân sự, với từng đặc

điểm của từng chi cục thi hành án dân sự. Cục thi hành án sự tỉnh và các chi

cục thi hành án dân sự cấp huyện cần đầu tư xây dựng thêm phòng làm việc,

nhà kho như ở chi cục thi hành án dân sự thành phố Bấc Giang hiện nay là

chật hẹp; ứng dụng công nghệ thông tin trong thi hành án dân sự như trao đổi

nghiệp vụ thi hành án, quản lý hồ sơ...



71



3.4. Tăng cường phối hợp và nâng cao hiệu quả hoạt động của

Ban chỉ đạo thi hành án dân sự các cấp

Xác định công tác thi hành án dân sự là khâu quan trọng, đảm bảo cho

các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực trên thực tế; kết quả thi hành án

dân sự thấp không những ảnh hưởng đến uy tín của hệ thống cơ quan Tư pháp

mà còn ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, chính quyền, hiệu lực hiệu quả của

bộ máy nhà nước; quyền và lợi ích của nhà nước, các tổ chức và công dân

không được đảm bảo. Đồng thời, nhằm từng bước khắc phục những khó khăn,

giải quyết dứt điểm các vụ việc, tránh tình trạng khiếu nại, khiếu kiện vượt

cấp, kéo dài và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ công tác thi hành án dân sự, Ủy

ban nhân dân tỉnh đã tích cực chỉ đạo nhằm kiện toàn cơ quan thi hành án dân

sự của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra Chỉ thị thành lập Ban chỉ đạo thi hành

án dân sự tỉnh, do một đồng chí Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm

Trưởng ban, đồng chí Cục trưởng Cục thi hành án dân sự tỉnh làm phó ban

thường trực và thành viên là đại diện các cơ quan ban, ngành. Ở cấp huyện,

Ban chỉ đạo thi hành án dân sự đã được thành lập tại 10/10 huyện, thành phố.

Như vậy, cùng với các cơ quan thi hành án dân sự, một hệ thống Ban

chỉ đạo thi hành án dân sự thuộc Ủy ban nhân dân các cấp đã được thành lập,

với vai trò tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo sự phối hợp

trong công tác thi hành án dân sự tại địa phương. Ban chỉ đạo thi hành án dân

sự tỉnh, huyện, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện một số việc: Xây dựng

và ban hành kế hoạch chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan

trong thi hành án dân sự trên địa bàn; tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành

phố ban hành chỉ thị về tăng cường nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự trên

địa bàn thành phố; chỉ đạo Chi cục thi hành án dân sự thành phố làm tốt việc

phân loại án, rà soát những vụ việc có khó khăn phức tạp, ảnh hưởng đến an

ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội cần cưỡng chế, trình Ban chỉ đạo giải



72



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

×