1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Luật >

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.75 KB, 98 trang )


Chương 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI BỊ HẠI

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1. Khái niệm về người bị hại.

Pháp luật TTHS của các nước không có sự thống nhất trong việc sử dụng

thuật ngữ người bị hại. Chẳng hạn luật TTHS của Cộng hoà Pháp, Liên bang

Nga hay Việt Nam dùng thuật ngữ “người bị hại”, trong khi đó luật TTHS Cộng

hoà nhân dân Trung Hoa thì dùng thuật ngữ “người tố cáo”. Ngoài ra người bị

hại còn được gọi là “người bị thiệt hại” , hay gọi là “nạn nhân”, hay “dân sự

nguyên cáo”. Việc sử dụng thuật ngữ như thế nào phải thể hiện được bản chất,

nội dung, các điều kiện và sự chặt chẽ của thuật ngữ, theo quan điểm của chúng

tôi cho rằng trong mối quan hệ mà luật TTHS Việt Nam điều chỉnh thì dùng

thuật ngữ “Người bị hại” là phù hợp hơn cả.

Theo Từ điển tiếng việt có thể hiểu người bị hại là con người cụ thể trong

xã hội, chịu sự tác động tiêu cực của việc, hành vi hoặc sự bất kỳ sự tác động

nào khác dẫn đến những thiệt thòi, mất mát hay tổn thương cho chính họ. Tất

nhiên là sự tác động trái ý muốn của người bị hại và họ tiếp nhận một các thụ

động. Thiệt hại gây ra cho người bị hại có thể là thiệt hại về vật chất hoặc phi vật

chất và không cần phải giới hạn mức độ thiệt hại [34].

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì người bị hại là người bị

thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra. Người bị

hại chỉ có thể là thể nhân bị người phạm tội làm thiệt hại về thể chất, về tinh thần

hoặc về tài sản chứ không thể là pháp nhân [14, tr 98].



6



Luật TTHS Việt nam coi người bị hại là con người cụ thể bị hành vi trực

tiếp xâm hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản [18, tr 127].

Pháp luật một số nước cũng có quy định chỉ coi người bị hại là con người

cụ thể bị tội phạm gây thiệt hại về thể chất, tinh thần tài sản, chẳng hạn khoản 1

điều 43 BLTTHS của Tiệp Khắc trước đây quy định: “người bị hại là người bị

tội phạm gây thiệt hại về sức khoẻ hoặc tài sản, tinh thần hoặc những thiệt hại

khác”. BLTTHS Rumani cũng có quy định tương tự. Như vậy, Luật TTHS Việt

Nam và một số nước đều có định nghĩa người bị hại là con người cụ thể bị tội

phạm xâm hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản. Tuy nhiên, cũng có quan điểm

cho rằng nên coi cơ quan tổ chức cũng là người bị hại vì nên hiểu “người bị hại”

theo nghĩa rộng [12, tr 77-78] và một số nước cũng quy định người bị hại là cá

nhân, hoặc pháp nhân, tổ chức mà quyền mà lợi ích hợp pháp bị xâm hại như tại

khoản 1 Điều 40 BLTTHS Ba Lan quy định người bị hại là người hoặc pháp

nhân mà lợi ích hợp pháp của họ bị hậu quả của tội phạm trực tiếp xâm hại hoặc

bị đe doạ. Điều 53 BLTTHS Hungari cũng có quan điểm tương tự hay tại khoản

1 điều 42 BLTTHS Liên bang Nga thì người bị hại là thể nhân, bị thiệt hại về thể

chất tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra, cũng như pháp nhân trong trường hợp

bị thiệt hại về tài sản và uy tín do tội phạm gây ra.

Theo quan điểm của chúng tôi là ngoài cá nhân là người bị hại, trong

trường hợp tổ chức, pháp nhân bị tội phạm trực tiếp gây thiệt hại thì phải xem tổ

chức hoặc pháp nhân đó là người bị hại. Cần quan niệm khái niệm người bị hại

theo nghĩa rộng của từ này. Những người theo quan điểm này cho rằng trong

thực tế hành vi phạm tội không chỉ gây thiệt hại cho cá nhân mà hành vi phạm

tội trong thực tế còn nhằm đến để gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức. Thiệt hại do

hành vi phạm tội gây ra cho cơ quan, tổ chức là rất đa dạng, không thuần tuý là



7



thiệt hại về tài sản. Trong thực tế, tổ chức, pháp nhân có thể bị thiệt hại về vật

chất và tinh thần, chẳng hạn như một doanh nghiệp bị giả mạo về thương hiệu, bị

vu không làm mất uy tín trong kinh doanh...

Do đó, ý kiến cho rằng người bị hại chỉ có thể là cá nhân, vậy tổ chức,

pháp nhân bị tội phạm trực tiếp xâm hại, pháp nhân, tổ chức đó sẽ tham gia tố

tụng với tư cách gì? Theo quy định của BLTTHS Việt Nam thì trong trường hợp

này cơ quan hay tổ chức bị tội phạm xâm hại thì tham gia tố tụng bởi tư cách là

nguyên đơn dân sự khi có đơn yêu cầu. Theo tôi quy định này chưa được hợp lý,

bởi lẽ:

Thứ nhất: Đối với các tổ chức, pháp nhân mà tài sản thuộc về sở hữu nhà

nước khi bị tội phạm gây thiệt hại tổ chức, pháp nhân đó không có đơn yêu cầu

thì họ sẽ tham gia tố tụng với tư cách gì? Tài sản của nhà nước liệu được đảm

bảo? Vậy khi tham gia tố tụng Toà án có đưa họ vào tham gia tố tụng không và

với tư cách gì?

Thứ hai: Đối với các doanh nghiệp mà tài sản thuộc sở hữu cá nhân, của

một nhóm người cùng góp vốn vào kinh doanh trong quá trình hoạt động lại bị

kẻ phạm tội gây thiệt hại, vậy để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình

chủ sở hữu tài sản đó chỉ tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự, liệu

có hợp lý? Liệu có đảm bảo sự bình đẳng trong khi về thực chất tài sản đó đều

của cá nhân.

Thứ ba: Nếu cho rằng tổ chức, pháp nhân bị người phạm tội trực tiếp xâm

hại về tài sản sẽ tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự thì sẽ không

có sự phân biệt thiệt hại về tài sản do hành vi phạm tội gián tiếp gây ra



8



Thứ tư: Nếu quan niệm rằng hành vi gây thiệt hại cho pháp nhân, tổ chức

là thiệt hại về tài sản như định tại điều 51 BLTTHS Việt Nam thì chúng ta giải

thích như thế nào khi thiệt hại do tội phạm gây ra cho tổ chức, pháp nhân là thiệt

hại về thương hiệu, về uy tín trong kinh doanh

Từ các quan điểm trên cho thấy Luật TTHS Việt Nam và một số nước đều

có quan điểm người bị hại phải là đối tượng bị tội phạm gây thiệt hại hoặc đe

doạ gây thiệt hại hay phải xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp

được pháp luật bảo vệ. Thiệt hại ở đây có thể là thiệt hại về sức khoẻ (do bị gây

thương tích, gây tai nạn hay bị người phạm tội vi phạm quy tắc nghề nghiệp gây

ra…), cũng có thể thiệt hại về tính mạng (bị giết, bị gây tai nạn…), thiệt hại về

tinh thần (như bị lăng nhục, bị xúc phạm đến danh dự nhân phẩm…). Do đó,

trong khoa học luật hình sự coi người bị hại là đối tượng tác động của tội phạm.

Người bị hại không những bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân

phẩm mà còn bị thiệt hại về tài sản như bị đánh cắp, bị chiếm đoạt tài sản… cũng

là thiệt hại về tài sản nhưng nếu người bị thiệt hại về tài sản là cá nhân thì họ

được coi là người bị hại.

Để xác định người bị hại thì thiệt hại mà tội phạm gây ra phải là thiệt hại

trực tiếp. Điều đó thể hiện: thể chất, tinh thần hoặc tài sản phải là đối tượng của

sự xâm hại. Nếu đối tượng tác động tác động chưa bị xâm hại thì không có thiệt

hại xảy ra. Đã không có thiệt hại xảy ra thì không có người bị hại. Nhưng thiệt

hại xảy ra phải là hậu quả của hành vi phạm tội thì mới được coi là thiệt hại trực

tiếp. Trong trường hợp này sự thiệt hại gây ra cho người bị hại phải là những

thiệt hại cụ thể, thiệt hại đó phải có tính hiện tại và xác định; sự thiệt hại không

thể không cụ thể, chưa xác định, hoặc có tính chất mơ hồ, chưa hoặc sắp xảy ra.

Sự thiệt hại đó phải là trực tiếp do chính tội phạm gây ra, thiệt hại có mối liên hệ



9



nhân quả với hành vi phạm tội. Điều cơ bản khi xác định thiệt hại của người bị

hại là sự thiệt hại do một tội phạm được luật hình sự quy định, xâm hại đến

quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của người bị thiệt hại, các quyền được

pháp luật bảo vệ. Đồng thời sự thiệt hại mà người bị hại phải gánh chịu không

phải có nguồn gốc từ hành vi không phù hợp pháp luật của người bị thiệt hại.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc không chấp nhận quan điểm cho rằng thiệt

hại do tội phạm gây ra cũng là thiệt hại gián tiếp, thiệt hại đó có thể không có

mối liên hệ nhân quả với hành vi phạm tội.

Đối với thiệt hại về tinh thần thì thường thiệt hại đó không cụ thể, không

có thể định lượng được. Vì vậy, không chỉ trong trường hợp phạm tội đã hoàn

thành, mà cả trong trường hợp phạm tội chưa đạt, khi chưa gây thiệt hại gì do

những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của kẻ phạm tội, người có nguy

cơ bị xâm hại cũng được gọi là người bị hại, người bị hại được coi là bất kỳ

người nào mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ là khách thể của tội phạm cho dù

tội phạm đó chưa hoàn thành do những nguyên nhân ngoài ý muốn của họ.

Người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra nhưng

phải được CQTHTT xác định là người bị hại thì người đó mới được coi là người

bị hại. Còn nếu người bị hại thiệt hại trực tiếp không được CQTHTT xác định là

người bị hại thì người đó chỉ là nguyên đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ

liên quan đến vụ án. Từ việc được xác định là người bị hại thì họ có quyền và

nghĩa vụ tố tụng như họ có đưa ra yêu cầu, cung cấp các tài liệu chứng cứ để

giúp CQTHTT xác định sự thật của vụ án để xác định đúng người, đúng tội,

đúng pháp luật hay họ có quyền thuê luật sư để tham gia tố tụng bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của mình, hay được kháng cáo bản án của Toà án nếu họ không



10



nhất trí với một phần hay bản án về các vấn đề như dân sự, hình phạt đố với bị

cáo...

Từ những phân tích trên theo quan điểm của tôi có thể đưa ra khái niệm về

người bị hại là: “Người bị hại là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về

thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra được CQTHTT công nhận”

Khái niệm này bao hàm các đặc điểm của người bị hại như sau:

- Thứ nhất, về chủ thể, người bị hại là cá nhân, pháp nhân, cơ quan Nhà

nước hoặc tổ chức khác;

- Thứ hai, thiệt hại do tội phạm gây ra có thể là thiệt hại về vật chất, thiệt

hại về tinh thần, thiệt hại về vật chất. Tuy nhiên, cần lưu ý hậu quả của sự thiệt

hại không phải là điều kiện bắt buộc trong các trường hợp.

- Thứ ba, thiệt hại của người bị hại phải là đối tượng tác động của tội

phạm, tức là phải có liên hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây ra

cho người bị hại.

- Thứ tư, người bị thiệt hại chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là người

bị hại khi và chỉ khi được CQTHTT công nhận.

1.2. Phân biệt khái niệm người bị hại với một số khái niệm có liên quan.

12.1. Phân biệt khái niệm người bị hại với khái niệm nạn nhân.

Có quan điểm cho rằng người bị hại chính là nạn nhận của tội phạm. Theo

quan điểm của chúng tôi điều đó cũng nhưng chưa đủ. Nội dung khái niệm của

người bị hại có nội hàm hẹp hơn khái niệm nạn nhân của tội phạm. Như đã biết,

hành vi phạm tội luôn gây ra hoặc đe doạ gây ra những thiệt hại đáng kể cho các

quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Để gây ra những thiệt hại cho những



11



quan hệ này, hành vi phạm tội đã tác động gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức.

Trong khi đó “nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tổ chức bị hành vi

phạm tội trực tiếp xâm hại, gây ra những thiệt hại về thể chất, về tinh thần, tài

sản hoặc quyền, lợi ích hợp pháp khác” [20]. Như vậy, nạn nhân của tội phạm

ngoài cá nhân còn có thể là tổ chức, pháp nhân, thiệt hại của nạn nhân không chỉ

về tinh thần, về thể chất, tài sản mà còn có thể bao hàm những quyền, lợi ích hợp

pháp khác, thiệt hại đó có thể bao gồm thiệt hại gián tiếp; hơn nữa nạn nhân chỉ

khi tham gia vào quan hệ TTHS mới được xem là người bị hại. Còn nếu nạn

không tham gia vào TTHS hay không được cộng nhận thì họ không phải là

người bị hại trong TTHS.

1.2.2 Phân biệt khái niệm người bị hại với khái niệm đối tượng tác

động của tội phạm.

Đối tượng tác động của tội phạm là một bộ phận khách thể của tội phạm bị

hành vi phạm tác động đến, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại. Đối tượng tác

động của tội phạm không chỉ là con người mà còn bao gồm các đối tượng vật

chất khác và các hoạt động bình thường của chủ thể. Trong khi người bị hại là

người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản do hành vi phạm tội gây ra,

họ chính là một trong số các đối tượng tác động của tội phạm. Nhưng không phải

vụ án nào cũng có đối tượng tác động là con người, là tài sản. Mà đối tượng tác

động có thể là hoạt động bình thường của chủ thể, là trật tự nơi công cộng, trật tự

quản lý hành chính. Như vậy có thể khẳng định khái niệm người bị hại, đối

tượng tác động của tội phạm mặc dù có những điểm tương đồng, chồng lấn…

nhưng về bản chất, đặc trưng của chúng là hoàn toàn khác nhau. Khái niệm đối

tượng tác động của tội phạm rộng hơn khái niệm về người bị hại.



12



1.2.3. Phân biệt khái niệm người bị hại với khái niệm người có quyền,

nghĩa vụ liên quan.

Từ khái niệm phân tích ở trên, người bị hại là người bị thiệt hại về thể

chất, tinh thần tài sản do tội phạm gây ra. Song xét về hình thức, người bị thiệt

hại về thể chất, tinh thần tài sản do tội phạm gây ra chỉ trở thành người bị hại

trong TTHS khi họ được cơ quan có thẩm quyền công nhận và thông qua việc

triệu tập họ đến khai báo với tư cách là người bị hại. Trong trường hợp hành vi

phạm tội không bị phát hiện xử lý hoặc không xác định được người bị thiệt hại

mặc dù trên thực tế có người thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do hành vi

phạm tội gây ra thì người đó cũng không trở thành người bị hại trong vụ án hình sự.

Đối với tội xâm phạm tình mạng sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con

người thì khi có vụ án xảy ra, việc xác định người bị hại không gặp mấy khó

khăn. Nếu người bị hại chết, người đại diện hợp pháp của họ được tham gia tố

tụng. Người đại diện hợp pháp của họ có đủ các quyền và nghĩa mà pháp luật

quy định cho người bị hại. Đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu. Nếu tài sản bị

chiếm đoạt, bị hư hỏng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản

đương nhiên được xác định là người bị hại. Nhưng không phải vụ án nào cũng có

đối tượng tác động là con người, là tài sản. Mà đối tượng tác động có thể là hoạt

động bình thường của chủ thể, là trật tự nơi công cộng, trật tự quản lý hành

chính.

Việc xác định tư cách người bị hại đối với những tội danh mà tên tội đã

thể hiện đối tượng tác động không gặp mấy khó khăn. Trong thực tế, thường nảy

sinh bất cập trong việc xác định tư cách người bị hại và người có quyền lợi nghĩa

vụ liên quan đến vụ án trong các vụ án liên quan đến các tội danh như: tội “Gây



13



rối trật tự công cộng” (Điều 245 – BLHS), tội “Chứa mại dâm” (Điều 254 –

BLHS), tội “mua bán phụ nữ” (Điều 119 – BLHS), tội “Chống người thi hành

công vụ”… Về vấn đề này, hiện vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau.

+ Quan điểm thứ nhất cho rằng: Trong các vụ án đã viện dẫn ở trên nếu

hành vi của người phạm tội gây thiệt hại cho người khác chưa đủ yếu tố cấu

thành một tội độc lập (như tội Cố ý gây thương tích, tội huỷ hoại tài sản…) thì

những người bị thiệt hại trong vụ án này chỉ được coi là người có quyền lợi,

nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Lập luận của những người theo quan điểm này cho

rằng: thiệt hại về tính mạng, thể chất, tài sản đều là hậu quả do tội phạm gây nên.

theo lý luận mối quan hệ nhân quả thì chỉ được coi là hậu quả khi hậu quả đó

phải là tất yếu do nguyên nhân gây nên. Xét hành vi của người phạm tội phải có

mối quan hệ nhân quả với hậu quả do chính hành vi đó gây nên. Nếu hành vi gây

ra chưa cấu thành một tội phạm quy định trong Bộ luật hình sự (có nghĩa không

cấu thành tội gây rối trật tự công cộng, tội vi phạm các quy định về điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ) tức là không có tội phạm xảy ra. Đã không có

tội phạm thì không có người bị hại, mặc dù có thiệt hại, nhưng thiệt hại của trách

nhiệm dân sự. Nên “người bị hại” của trách nhiệm dân sự chứ không phải “người

bị hại” của trách trách nhiệm hình sự. Do vậy, trong trường hợp này họ chỉ là

những người tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên

quan đến vụ án.

+ Quan điểm thứ hai cho rằng: Hành vi của người phạm tội đã gây ra thiệt

hại cho người khác nhưng chưa đến mức cấu thành một tội độc lập, riêng biệt

khác (như cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản…) vì đã có thiệt hại xảy ra nên

người bị hại về thể chất, tài sản vẫn được xác định là người bị hại.



14



Những người bảo vệ quan điểm này cho rằng: vận dụng lý luận về người

bị hại tại khoản 1 Điều 51 BLTTHS quy định “người bị hại là người bị thiệt hại

về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra”. Mặc dù hành vi gây

thiệt hại đó không cấu thành một tội riêng biệt, độc lập với tội danh mà người

phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng rõ ràng hành vi của người bị truy

tố về một tội phạm khác cũng đã gây thiệt hại về thể chất, về tinh thần về tài sản

cho người bị thiệt hại. Nếu không xác định họ là người bị hại mà chỉ coi họ là

người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì sẽ dẫn tới không công bằng trong xử

lý, bởi họ không có quyền kháng cáo về hình phạt đối với người đã gây ra các

thiệt hại cho họ.

Không phải bất cứ người nào bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản

cũng trở thành người bị hại. Họ có thể là người có quyền lợi. nghĩa vụ liên quan

đến vụ án. Khi những thiệt hại mà người phạm tội gây ra cho họ không phải là

kết quả trực tiếp của hành bi phạm tội đó.

Ví dụ: trong vụ án “Gây rối trật tự công cộng” người phạm tội ngoài việc

xâm hại khách thề là an toàn nơi công cộng đã gây thiệt hại tới sức khỏe, tài sản

của một công dân. Nhưng những thiệt hại này chưa đủ yếu tố cấu thành một tội

độc lập, riêng biệt. Do vậy, người bị thiệt hại chỉ được coi là người có quyền lợi,

nghĩa vụ liên quan đến vụ án”.

Các văn bản pháp luật trước đây cũng đã chỉ rõ. Người có quyền lợi, nghĩa

vụ liên quan đến vụ án là người không tham gia vào việc thực hiện tội phạm.

Song các CQTHTT vẫn triệu tập họ để giải quyết các vấn đề có liên quan đến vụ

án bao gồm:



15



- Người mà tài sản của họ bị người phạm tội sử dụng làm công cụ, phương

tiện phạm tội. Khi họ chuyển giao tài sản cho người phạm tội, họ hoàn toàn

không biết hoặc không buộc phải biết, không thể biết được người đó mượn tài

sản sử dụng vào việc phạm tội như : Người cho người phạm tội mượn xe đạp,

nhưng người phạm pháp đó đã dùng xe đạp để chuyên chở hàng buôn lậu. Hoặc

người có vải giao cho hiệu may quần áo, nhưng chủ hiệu dã phạm tội đầu cơ. Do

đó vải của người đó cũng bị kê biên.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người “tuy có tham

gia vào việc thực hiện tội phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

hoặc được miễn trách nhiệm hình sự nhưng vẫn phải xử lý những tài sản liên

quan đến việc phạm tội.

Như vậy, người bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án

cũng có điểm giống nhau về quyền yêu cầu đối với những thiệt hại mà tội phạm

đã gây ra như quyền yêu cầu về vấn đề bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức

khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản bị xâm hại. Nhưng người có quyền lợi,

nghĩa vụ liên quan đến vụ án còn có thể có yêu cầu CQTHTT giải quyết vấn đề

về tài sản khi tài sản của họ có liên quan đến việc giải quyết vụ án và tài sản này

không phải là đối tượng mà tội phạm tác động tới mà chỉ bị người phạm tội sử

dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc bị CQTHTT kê biên cùng tài sản

của người phạm tội. Thực tế, không có việc xác định sai tư cách của người bị hại

và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong những trường hợp

này. Điều mà chúng tôi muốn phân biệt người bị hại và người có quyền lợi,

nghĩa vụ liên quan đến vụ án đối với những tội danh mà tên tội không thể hiện

đối tượng tác động của tội phạm.



16



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

×