1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Luật >

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 122 trang )


thương mại được quy định tại Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế của

Ủy ban Liên Hiệp quốc về Luật thương mại quốc tế (“UNCITRAL”) thông

qua năm 1985.

Các thỏa thuận, trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ của con người

được thể hiện thông qua các hình thức: trao đổi trực tiếp bằng lời nói, hành

động hoặc bằng văn bản. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa

học công nghệ đặc biệt là sự xuất hiện và phát triển của Inernet, nhận thức

của nhân loại về hình thức thực hiện các thỏa thuận, trao đổi này cũng được

thay đổi tương ứng, theo đó con người biết đến một hình thức khác của hoạt

động thương mại – đó là việc thực hiện các hoạt động thương mại thông qua

các phương tiện điện tử.

1.1.2 Khái niệm thương mại điện tử

Thương mại điện tử được hình thành và phát triển cùng với sự phát

triển mạnh mẽ của các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, và

đặc biệt là sự phát triển của Internet. Có nhiều khái niệm khác nhau về

thương mại điện tử, nhưng hiểu một cách thông thường thì thương mại điện

tử được hiểu là việc thực hiện các hoạt động thương mại thông qua các

phương tiện điện tử.

Theo định nghĩa của Ủy ban Châu Âu: “thương mại điện tử được hiểu

là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử, dựa

trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng chữ viết, âm thanh và

hình ảnh”1

Theo định nghĩa của Tổ chức thương mại thế giới - WTO: “thương

mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản

phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng internet, nhưng được giao



PGS.TS Nguyễn Bá Diến (Chủ biên) (2005), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội.

1



10



nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những

thông tin số hóa thông qua mạng internet”.2

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế của Liên hợp quốc (“OECD”)

định nghĩa: “thương mại điện tử là các gao dịch thương mại dựa trên truyền

dữ liệu qua các mạng truyền thông như internet”.3

Với mục đích đưa ra định nghĩa đầy đủ và chính xác nhất về thương

mại điện tử để các quốc gia có thể tham khảo, tạo cơ sở cho việc xây dựng

chiến lược phát triển thương mại điện tử của quốc gia mình, Liên Hiệp quốc

đã đưa ra định nghĩa về thương mại điện tử được phản ánh theo cả chiều dọc

và chiều ngang. Theo đó, theo chiều ngang – phản ánh các bước của thương

mại điện tử thì “thương mại điện tử là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh

doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua

các phương tiện điện tử”; theo chiều dọc – phản ánh góc độ quản lý nhà

nước thì thương mại điện tử được hiểu bao gồm: “(i)các hạ tầng cơ sở cho

sự phát triển của thương mại điện tử; (ii) thông điệp; (iii) các quy tắc cơ

bản; (iv) các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực; (v) các ứng dụng”4.

Các văn bản pháp luật của Việt Nam không quy định thế nào là

thương mại điện tử, tuy nhiên Điều 4 khoản 6 Luật Giao dịch điện tử số

51/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

thông qua ngày 29/11/2005 (“Luật Giao dịch điện tử”) quy định: “Giao

dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử”.

Quy định này của Luật Giao dịch điện tử hoàn toàn phù hợp với định

nghĩa của các tổ chức quốc tế trên thế giới cũng như tinh thần của Luật mẫu



PGS.TS Nguyễn Bá Diến (Chủ biên) (2005), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội.

3

PGS.TS Nguyễn Bá Diến (Chủ biên) (2005), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội.

4

Trung tâm thông tin thương mại, Bộ Thương mại (2005), Thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp,

NXB Lao động Xã hội.

2



11



của UNCITRAL về Thương mại điện tử (“Luật mẫu về Thƣơng mại điện

tử”).

Thương mại điện tử ngày được sử dụng phổ biến trong các hoạt động

thương mại thế giới. Dựa vào các tiêu chí khác nhau, người ta phân loại

thành các loại hình ứng dụng thương mại điện tử khác nhau.

Theo đó, căn cứ vào đối tượng giao dịch, loại hình ứng dụng của

thương mại điện tử được phân thành hai nhóm: (i) giao dịch buôn bán hàng

hóa vật chất và dịch vụ thông thường; (ii) giao dịch trao đổi trực tuyến thông

tin, hàng hóa, dịch vụ số hóa như phần mềm, âm nhạc, chương trình video

theo yêu cầu…

Căn cứ vào chủ thể tham gia giao dịch thương mại điện tử, loại hình

ứng dụng thương mại điện tử được phân loại thành: (i) giao dịch giữa doanh

nghiệp với doanh nghiệp (B2B); (ii) giao dịch giữa doanh nghiệp với khách

hàng (B2C); (iii) giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G);

(iv) giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau (C2C) và (v) giao dịch

giữa cơ quan nhà nước với cá nhân (G2C).

Các loại hình ứng dụng của thương mại ngày càng được sử dụng rộng

rãi và phổ biến, góp phần không nhỏ vào hiệu quả hoạt động của các doanh

nghiệp, của nhà nước và người tiêu dùng, đóng góp không nhỏ vào tỷ trọng

thương mại của mỗi quốc gia nói riêng và của toàn cầu nói chung.

1.1.3 Pháp luật về thương mại điện tử

Sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động thương mại điện tử, đòi hỏi

các quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động này cần được điều chỉnh bởi các

quy phạm pháp luật. Pháp luật về thương mại điện tử được hiểu là tổng thể

các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động

thương mại điện tử.

Các hoạt động thương mại điện tử được điều chỉnh bởi các quy phạm

pháp luật quốc tế và quy phạm pháp luật quốc gia.



12



Về pháp luật quốc tế. Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử,

từ năm 1996 UNCITRAL đã ban hành Luật mẫu về Thương mại điện tử đây được coi là văn bản mang tính pháp lý quốc tế đầu tiên quy định điều

chỉnh hoạt động thương mại điện tử. Tiếp sau Luật mẫu về Thương mại điện

tử, năm 2001 UNCITRAL đã ban hành Luật mẫu về chữ ký điện tử. Ngoài

hai văn bản nói trên, hoạt động thương mại điện tử còn được điều chỉnh bởi

nhiều quy định pháp luật quốc tế khác: Công ước của Liên hiệp quốc năm

2005 về việc sử dụng các phương tiện điện tử; Công ước Viên 1980 về mua

bán hàng hóa quốc tế; Công ước Rome 1980 về luật áp dụng cho các nghĩa

vụ phát sinh từ hợp đồng; Những nguyên tắc pháp lý thống nhất về hợp

đồng thương mại quốc tế, …

Về pháp luật quốc gia. Các quốc gia trên thế giới đã ban hành các quy

định pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử: Luật Thống nhất về

Giao dịch điện tử của Hoa Kỳ; tại Hoa Kỳ các bang của quốc gia này cũng

ban hành các quy định pháp luật về hoạt động thương mại điện tử của từng

bang; Luật Chữ ký điện tử trong thương mại quốc gia và quốc tế của Hoa

Kỳ; Pháp lệnh giao dịch điện tử của Hồng Kông - Trung Quốc năm 2001;

Luật Chữ ký điện tử của Trung Quốc; Luật Giao dịch điện tử Singapore năm

1998, ….

Tại Việt Nam pháp luật về thương mại điện tử chính thức được ban

hành một cách hệ thống từ năm 2005 với sự ra đời của hàng loạt các văn bản

như: Luật Giao dịch điện tử, Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 9/6/2006

của Chính phủ về Thương mại điện tử; Nghị định số 26/2006/NĐ-CP ngày

15/2/2007 của Chính phủ về hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số

và dịch vụ chứng thực chữ ký số; Nghị định số 27/2007/NĐ-CP của Chính

phủ ngày 23/2/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Nghị

định số 35/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử

trong hoạt động ngân hàng, …



13



Sự đời của các quy phạm pháp luật về thương mại điện tử với việc

thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, hợp đồng điện tử, chữ ký

điện tử, … có ý nghĩa quan trọng, tạo hành lang pháp lý an toàn cho với sự

phát triển thương mại điện tử trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói

riêng.

1.1.4 Các đặc trưng cơ bản của thương mại điện tử

Xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật,

công nghệ thông tin đặc biệt là những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực

Internet, thương mại điện tử do vậy cũng mang nhiều đặc trưng khác với

thương mại truyền thống.

Thứ nhất, thương mại điện tử không thể hiện các văn bản giao dịch

trên giấy. Tất các thông tin, dữ liệu đều có thể lưu giữ, truyền gửi và thể

hiện bằng các phương tiện điện tử. Điều này giúp cho các chủ thể sử dụng

thương mại điện tử có thể tiết kiệm nhiều về thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên

do được thực hiện qua các phương tiện điện tử cho nên thương mại điện tử

đòi hỏi phải có những tiêu chí kỹ thuật chặt chẽ nhất định để đảm bảo an

toàn, an ninh cho giao dịch thương mại điện tử.

Thứ hai, thương mại điện tử phụ thuộc hạ tầng công nghệ và trình độ

công nghệ thông tin của người sử dụng. Thương mại điện tử được thực hiện

qua các phương tiện điện tử, nó đòi hỏi tiêu chí kỹ thuật cao để đảm bảo an

toàn, an ninh cho các giao dịch được thực hiện thông qua các phương tiện

điện tử, điều đó đòi hỏi phải không ngừng phát triển, nâng cao hạ tầng công

nghệ, cũng như có đội ngũ con người vận hành các phương tiện điện tử

không chỉ thành thạo về công nghệ mà còn có kiến thức và kỹ năng về quản

trị kinh doanh, về thương mại.

Thứ ba, thương mại điện tử có tốc độ nhanh. Sở dĩ khẳng định như

vậy vì các bước giao dịch được thực hiện thông qua phương tiện điện tử, do

vậy góp phần rút ngắn thời gian, cũng như chi phí trong quá trình thực hiện



14



giao dịch – điều này đã góp phần tạo nên những biến chuyển quan trọng

trong giao dịch thương mại.

Thứ tư, về mặt chủ thế. Trong thương mại điện tử ngoài sự xuất hiện

của bên bán và bên mua, còn có sự tham gia của một bên thứ ba khác – có

thể là nhà cung cấp dịch vụ mạng, cơ quan chứng thực, … những người tạo

môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử.

Thứ năm, thương mại điện tử mang tính không biên giới. Khác với

thương mại truyền thống thương mại điện tử được thực hiện trong môi

trường chung toàn cầu. Các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử

không cần trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với nhau, không cần phải biết nhau từ

trước, các bước cần thiết của một giao dịch thương mại đều có thể được thực

hiện thông qua các phương tiện điện tử.

Thứ sáu, mạng lưới thông tin là thị trường và nền tảng để thương mại

điện tử phát triển. Trong thương mại truyền thống mạng lưới thông tin là

phương tiện để trao đổi dữ liệu thì trong thương mại điện tử đó chính là thị

trường để thương mại phát triển. Tại đó, các bên có nhu cầu trao đổi với

nhau về các loại hàng hóa, dịch vụ mình cần bán/mua, về giá cả, phương

thức thanh toán, phương thức cung cấp dịch vụ, … Bản thân thị trường

truyền thống cũng có những khác biệt cơ bản so với thị trường của thương

mại điện tử.

Bảng 1. Sự khác biệt giữa thị trường truyền thống và thị trường điện tử

Thị trƣờng truyền thống

Marketing và quảng cáo rộng rãi



Thị trƣờng điện tử

Marketing và quảng cáo có mục

tiêu, tương tác một – một



Sản xuất đại trà (Sản phẩm và dịch Khách hàng hóa quá trình sản xuất

vụ tiêu chuẩn)

Mô hình giao tiếp một chiều với Mô hình giao tiếp nhiều người với

nhiều người



nhiều người

15



Tư duy thiên về phía cung



Tư duy thiên về phía cầu



Khách hàng là mục tiêu



Khách hàng là đối tác



Thị trường phân tách



Thị trường công đồng



Sản phầm và dịch vụ vật chất



Sản phẩm và dịch vụ số hóa



Nhãn hiệu trên hàng hóa



Giao tiếp, mô tả



Sử dụng trung gian



Không sử dụng trung gian hoặc

trung gian kiểu mới



Danh mục hàng hóa trên giấy



Danh mục hàng hóa điện tử



Nguồn: TS. Trần Văn Hòe (Chủ biên) (2006), Giáo trình Thương mại

điện tử, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống Kê Hà Nội.

1.2.



Lƣợc sử hình thành và phát triển của thƣơng mại điện tử và pháp

luật về thƣơng mại điện tử trên thế giới và tại Việt Nam



1.2.1 Lược sử hình thành và phát triển của thương mại điện tử và pháp

luật về thương mại điện tử trên thế giới.

Thương mại điện tử được hình thành và phát triển cùng với sự phát

triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, hệ thống mạng toàn cầu, đặc biệt là

sự hình thành và phát triển của Internet.

Vào những năm 60 của thế kỷ XX, nhiều doanh nghiệp trên thế giới

đã thực hiện việc trao đổi dữ liệu điện tử và thư tín điện tử qua mạng nội bộ

của mình. Vào khoảng thời gian này việc tự động hóa trong ngành công

nghiệp dịch vụ tài chính bắt đầu được hình thành.

Vào những năm 80 của thế kỷ XX nhiều hệ thống giao dịch tự động

được đưa vào sử dụng với các thiết bị giao dịch tự động, bán hàng tự động

(ví dụ: máy chuyển tiền tự động ATM, …).

Sang đầu những năm 90 của thế kỷ XX máy tính cá nhân được sử

dụng một cách phổ biến và rộng rãi ở các văn phòng và hộ gia đình. Đây là

cơ sở quan trọng để các tổ chức mở rộng các công nghệ và mang đến cho



16



khách hàng ngày càng nhiều các tiện ích ứng dụng trên máy tính cho khách

hàng.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ

thông tin, Internet bắt đầu được hình thành và được ứng dụng mạnh mẽ

trong đời sống của con người. Bắt đầu từ năm 1995, trên thế giới các hãng

Dell, Cisco và Amazon đã bắt đầu xúc tiến mạnh mẽ sử dụng Internet cho

các giao dịch thương mại.

Việc ứng dụng các tiện ích của Internet cũng như các phương tiện

điện tử khác trong giao dịch thương mại dần hình thành một hình thức khác

của hoạt động thương mại – thương mại điện tử. Cùng với thực tế hình

thành và phát triển của thương mại điện tử, từ năm 1996 với sự ra đời của

Luật mẫu về Thương mại điện tử - khái niệm thương mại điện tử chính thức

được pháp luật quốc tế thừa nhận và có quy định cụ thể về các vấn đề pháp

lý có liên quan đến hoạt động thương mại.

Năm 2001, UNCITRAL tiếp tục ban hành Luật mẫu về Chữ ký điện

tử - đây cũng là một văn bản pháp lý quan trọng ghi nhận và là hành lang

cho sự phát triển của thương mại điện tử.

Các vấn đề pháp lý về thương mại điện tử ngoài ra cũng được quy

định tại nhiều văn bản pháp luật quốc tế khác nhau như: Công ước Viên

1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (Điều 13 Công ước Viên 1980 về mua

bán hàng hóa quốc tế quy định “cho mục đích của Công ước này, văn bản

bao gồm cả điện báo và fax”); Công ước Rome 1980 về luật áp dụng cho

các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng; Những nguyên tắc pháp lý thống nhất

về hợp đồng thương mại quốc tế, … mới đây nhất là Công ước của Liên

Hiệp quốc về việc sử dụng phương tiện điện tử trong Hợp đồng quốc tế năm

2005.

Nắm bắt kịp thời xu thế phát triển của thương mại điện tử và tạo hành

lang pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của thương mại điện tử, nhiều quốc



17



gia trên thế giới cũng nhanh chóng ban hành hệ thống các quy định pháp

luật của mình về thương mại điện tử: Luật Thống nhất về Giao dịch điện tử

của Hoa Kỳ; Luật Chữ ký điện tử trong thương mại quốc gia và quốc tế của

Hoa Kỳ; Luật Chữ ký điện tử của Trung Quốc; Luật Giao dịch điện tử

Singapore, ….

Thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu, của chữ ký điện

tử, quy định về việc giao kết hợp đồng điện tử, về an toàn, bảo mật trong

giao dịch điện tử, …là nền tảng cơ sở - hành lang pháp lý cho sự tồn tại và

phát triển bền vững của thương mại điện tử.

1.2.2 Lược sử hình thành và phát triển của thương mại điện tử và pháp

luật về thương mại điện tử tại Việt Nam.

Internet mới chỉ bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng năm

1997. Cùng với sự xuất hiện của Internet các hoạt động thương mại điện tử

bắt đầu xuất hiện và không ngừng được phát triển ở Việt Nam.

Báo cáo hiện trạng ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam – năm

2003 của Ban Công nghệ thông tin và Thương mại điện tử - Bộ Thương mại

nhận định: “Càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp thấy được các lợi ích

của TMĐT và muốn ứng dụng TMĐT; Thương mại điện tử đã được ứng

dụng ngày càng rộng rãi để tiếp thị và quảng bá doanh nghiệp; Việc giao

kết, ký hợp đồng và thanh toán trực tuyến trong TMĐT chưa thực hiện được

do thiếu một môi trường pháp lý thích hợp và các hạ tầng công nghệ tin học

và viễn thông cần thiết; Hiệu quả ứng dụng TMĐT chưa cao do các doanh

nghiệp tham gia TMĐT một cách tự phát. Chính phủ chưa có sự chỉ đạo,

hướng dẫn hoặc định hướng chính thức nào và chưa có chính sách khuyến

khích, hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp”. Chính các lợi ích của thương

mại điện tử đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của loại hình hoạt động

này tại Việt Nam. Nếu năm 2003 theo đánh giá của Bộ Thương mại hiệu quả

ứng dụng của thương mại điện tử tại Việt Nam còn chưa cao, việc ký kết các



18



hợp đồng thương mại điện tử còn chưa được thực hiện, … thì tới năm 2005

bức tranh về thương mại điện tử ở Việt Nam đã có sự khởi sắc.

Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2005 (Vụ Thương mại điện tử

- Bộ Thương mại) đánh giá: “năm 2005 là năm cuối cùng của giai đoạn

thương mại điện tử hình thành và được pháp luật chính thức thừa nhận tại

Việt Nam”. Việc Quốc hội ban hành Luật Giao dịch điện tử số

51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 đánh dấu quan trọng trong sự

phát triển của thương mại điện tử và các quy định pháp luật của Việt Nam,

với việc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử, hợp

đồng điện tử, các quy định về chứng thực điện tử, quản lý nhà nước về

thương mại điện tử, …

Theo đánh giá tại Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2006 (Vụ

Thương mại điện tử - Bộ Thương mại): “Năm 2006 là năm mở đầu một giai

đoạn mới của thương mại điện tử Việt Nam, đánh dấu việc thương mại điện

tử đã chính thức được pháp luật thừa nhận và bắt đầu phát triển mạnh mẽ

trên tất cả mọi khía cạnh; Năm 2006 có ý nghĩa đặc biệt đối với thương mại

điện tử Việt Nam, là năm đầu tiên thương mại điện tử được pháp luật thừa

nhận chính thức khi Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại (sửa đổi), Bộ

luật Dân sự (sửa đổi) và Nghị định Thương mại điện tử có hiệu lực. Năm

2006 cũng là năm đầu tiên triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển thương

mại điện tử giai đoạn 2006-2010 theo Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg

ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ”.

Cho tới nay, hàng loạt các văn bản pháp luật về thương mại điện tử đã

được ban hành và có hiệu lực tại Việt Nam: Nghị định số 57/2006/NĐ-CP

ngày 9/6/2006 của Chính phủ về Thương mại điện tử; Nghị định số

26/2006/NĐ-CP ngày 15/2/2007 của Chính phủ về hướng dẫn Luật Giao

dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; Nghị định số

27/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/2/2007 về giao dịch điện tử trong



19



hoạt động tài chính; Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 của Chính

phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, …

Thương mại điện tử ngày càng trở thành phương thức giao dịch được

ưa thích và sử dụng phổ biến trên thế giới, góp phần quan trọng vào sự phát

triển của thương mại thế giới. Một hệ thống pháp luật hoàn thiện về thương

mại điện tử chắc chắn sẽ là hành lang quan trọng để thương mại điện tử tại

Việt Nam không ngừng được phát triển, để chúng ta có thể nắm bắt được tất

cả các cơ hội cũng như sẵn sàng đương đầu với các thách thức của qua trình

hội nhập quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên

của Tổ chức Thương mại thế giới - WTO.

1.3.



Vai trò của thƣơng mại điện tử và pháp luật về thƣơng mại điện



tử

1.3.1 Vai trò của thương mại điện tử

Thương mại điện tử tuy có lịch sử phát triển chưa lâu nhưng nó đã và

đang có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của thương mại thế

giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Như đã đề cập ở trên, thương mại

điện tử được hiểu một cách nôm na là thực hiện các hoạt động thương mại

thông qua các phương tiện điện tử. Thương mại điện tử có những đặc trưng

so với hoạt động thương mại truyền thống, những đặc trưng đó mang lại cho

người sử dụng thương mại điện tử rất nhiều ích lợi khác nhau. Chính bởi vậy

thương mại điện tử đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong đời

sống thương mại của con người.

Thứ nhất, đối với doanh nghiệp.

Thương mại điện tử hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp trong việc

mở rộng thị trường. Nhờ sự hỗ trợ của các phương tiện điện tử, các doanh

nghiệp có thể dễ dàng trong việc tìm kiếm, tiếp cận các nhà cung cấp, các

khách hàng, đối tác trên phạm vi rộng. Điều này không chỉ giúp các doanh

nghiệp tiết kiệm thời gian mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí đi



20



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

×