Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 122 trang )
có những đóng góp đáng kể với sự phát triển và hiệu quả của hoạt động
thương mại điện tử tại Việt Nam.
Cùng với sự hoàn thiện hơn các quy định pháp luật về thương mại
điện tử, quy trình mua bán hàng trực tuyến, giao kết hợp đồng điện tử cũng
được ngày càng nhiều các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng và triển khai.
Điều đó có thể thấy qua các nội dung và tính năng mà các website của doanh
nghiệp.
Bảng 2. Tính năng và đặc điểm của website doanh nghiệp
TT
Nội dung và tính năng
1 Tính năng của website
Giới thiệu doanh nghiệp
Tỷ lệ
98,3%
Giới thiệu sản phẩm
Giao dịch TMĐT (cho phép đặt hàng)
2
3
62,5%
27,4%
Thanh toán trực tuyến
Đối tƣợng khách hàng hƣớng tới
Khách hàng cá nhân
Doanh nghiệp
Sản phẩm, dịch vụ trên website
Hàng hóa tổng hợp (Siêu thị điện tử)
3,2%
46,3%
53,5%
7,2%
Sản phẩm cơ khí, máy móc
8,3%
Thiết bị điện tử và viễn thông
13,4%
Hàng tiêu dùng
8,0%
Hàng thủ công mỹ nghệ
4,9%
Nông, lâm, thủy sản
5,4%
Dệt may, giày dép
4,2%
Sách, văn hóa phẩm, quà tặng
2,0%
Hàng hóa số hóa
3,2%
Dịch vụ du lịch
7,2%
Dịch vụ luật, tư vấn
6,0%
Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2006 – Vụ
Thương mại điện tử - Bộ Thương mại
86
Như vậy, qua bảng này ta có thể thấy, có tới 27,4% số Website được
điều tra cho phép khách hàng có nhu cầu có thể đặt hàng trực tiếp tại
Website, có 3,2% số Website được điều tra cho phép khách hàng thực hiện
thanh toán trực tuyến; các mặt hàng, dịch vụ được cung cấp trực tuyến qua
internet cũng rất đa dạng, phong phú: dịch vụ tư vấn, hàng hóa số hóa, hàng
thủ công mỹ nghệ, nông, lâm, thủy sản,… So với tình hình ứng dụng và phát
triển thương mại điện tử trên thế giới thì những con số nói trên còn khiêm
tốn, nhưng nó bước đầu thể hiện được sự phát triển, tình hình nhận thức về
thương mại điện tử và vai trò của thương mại điện tử tại Việt Nam.
Tính tới thời điểm năm 2006, tại Việt Nam đã có 92% doanh nghiệp
kết nối Internet trong đó tỷ lệ kết nối băng thông rộng ADSL lên tới 81%; số
doanh nghiệp tham gia các sàn thương mại điện tử B2B của Việt Nam cũng
như của nước ngoài tăng rất nhanh14. Tuy chưa có một con số thống kê
chính thức về số lượng hợp đồng điện tử được giao kết bởi các doanh nghiệp
Việt Nam, số lượng doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng được các quy trình
giao kết hợp đồng điện tử hay quy trình mua bán hàng trực tuyến, tuy nhiên
có thể thấy các hoạt động này đã dần trở thành phổ biến hơn tại Việt Nam.
Ví dụ dịch vụ đặt mua vé máy bay trực tuyến, đặt phòng khách sạn, đặt tour
du lịch trực tuyến, đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến tại Ngân hàng
ACB, …. Khách hàng có nhu cầu có thể đặt mua vé máy bay tại Website
www.vdctravel.vnn.vn (website bán vé máy bay qua mạng) do Công ty Điện
toán và Truyền số liệu (VDC) cung cấp; tại đây nhà cung cấp dịch vụ có
hướng dẫn đặt mua vé máy bay trực tuyến để khách hàng có thể đặt vé, sau
khi khách hàng điền đủ thông tin theo yêu cầu, nhà cung cấp sẽ liên lạc lại
để thực hiện đơn đặt hàng; Ngoài ra khách hàng còn có thể sử dụng dịch vụ
đặt vé máy bay trực tuyến tại các trang web www.pacificairlines.com.vn của
Hãng hàng không PacificAirlines; Pacific Airlines còn kết hợp với Ngân
14
Vụ Thương mại điện tử (2006), Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam, Bộ Thương mại.
87
hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam để thực hiện dịch vụ thanh
toán trực tuyến khi khách hàng sử dụng dịch vụ đặt vé máy bay trực tuyến
của hãng hàng không này; www.lita.com.vn do Công ty TNHH Liên Tấn
cung cấp; www.vemaybayonline.com do Công ty Cổ phần Thương mại và
Du lịch Việt An cung cấp,… tại các website này đều có những hướng dẫn cụ
thể về việc đặt vé và việc lựa chọn hình thức thanh toán. Rất nhiều doanh
nghiệp xây dựng các website bán hàng và triển khai hoạt động bán hàng trực
tuyến. Ví dụ, khách hàng có nhu cầu có thể đặt mua hàng tại trang
www.btsplaza.com.vn, www.chodientu.com, … tại đây khách hàng có thể
xem và đặt mua nhiều sản phẩm đa dạng.
Cùng với sự phát triển của hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam
mới đây, trang thông tin điện tử mua bán trực tuyến lớn nhất thế giới
www.ebay.com cũng đã chính thức vào Việt Nam tham gia trực tiếp vào sự
phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam.
Theo Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2006 của Vụ
Thương mại điện tử Bộ thương mại, tới thời điểm năm 2006 có tới 81,5%
các doanh nghiệp tại Việt Nam thường xuyên sử dụng email trong giao dịch
với đối tác, một số doanh nghiệp đã sử dụng chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử
trong giao dịch. Các doanh nghiệp cũng sử dụng nhiều phương tiện điện tử
khác nhau như fax, điện thoại để thực hiện việc đặt hàng; theo Báo cáo
thương mại điện tử Việt Nam năm 2006 có tới 78,9% doanh nghiệp được
điều tra đã cho phép sử dụng các phương tiện điện tử để đặt hàng; trong việc
giao hàng theo điều tra có tới 8,9% số lượng hàng hóa số hóa được giao
hàng trực tuyến.
Bảng 3. Các phƣơng thức đặt hàng qua phƣơng tiện điện tử
Phƣơng tiện điện tử
Website
Thư điện tử
Tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng
22,2
34,9
88
Phƣơng tiện điện tử
Tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng
Fax
24,2
Điện thoại
29,3
Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2006 – Vụ
Thương mại điện tử - Bộ Thương mại
Cùng với sự phát triển của hoạt động thương mại điện tử tại Việt
Nam, các doanh nghiệp, tổ chức ngày càng nhận thức được vai trò của việc
đăng ký và tên miền. Khi trung tâm Internet Việt Nam – Bộ Bưu chính Viễn
thông có thông báo về việc cấp phát tên miền Internet cấp hai (.vn), trong
giai đoạn từ 1/6/2006 – 12/6/2006 hơn 1.300 tên miền được duyệt cấp, trong
đó 40% thuộc về các chủ thể nước ngoài, hầu hết là công ty lớn, nổi tiếng
toàn cầu và đã có thương hiệu tại Việt Nam. Trong đó số đơn hợp lệ (tức là
có nhãn hiệu thương mại như tên công ty, sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ sở
hữu trí tuệ) chiếm tới 79,9%. Không những thế, nhiều công ty đa quốc gia
còn đăng ký vài chục tên miền kiểu “bao vây” như Johnson & Johnson Co
đăng ký johnsonandjohnson.vn, johnson-johnson.vn, johnsons.vn; ngân
hàng CitiBank đăng ký citi.vn, citicorp.vn, citibank.vn. Nhiều tập đoàn nước
ngoài thậm chí chưa vào Việt Nam đã đăng ký tên miền .vn, ví dụ như Wal
Mart. Ngược lại, trong 60% hồ sơ đăng ký giữ chỗ tên miền .vn của các chủ
thể doanh nghiệp tại Việt Nam, chỉ 15,63% có giấy chứng nhận bảo hộ sở
hữu trí tuệ. Điều này cho thấy doanh nghiệp trong nước thiếu quan tâm và
còn “sơ hở” trong đăng ký tên miền cấp hai .vn
Cùng với sự phát triển của các hoạt động thương mại điện tử tại Việt
Nam, thực thi các quy định pháp luật về vấn đề có liên quan, nhiều cơ quan
nhà nước đã triển khai và thực hiện cung cấp các dịch vụ công trực tuyến:
cấp giấy đăng ký kinh doanh trực tuyến (Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế
hoạch Đầu tư TP. Hồ Chí Mình, TP. Đà Nẵng,…); thực hiện các thủ tục hải
quan điện tử (cơ quan hải quan); cấp C/O điện tử (Bộ Thương mại),…
89
Bên cạnh hoạt động của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp Việt
Nam cũng tích cực tham gia các hoạt động thương mại điện tử. Theo điều
tra của Vụ Thương mại điện tử - Bộ Thương mại tại Báo cáo thương mại
điện tử Việt Nam 2006, đã có 7,9% doanh nghiệp đã tham gia các sàn giao
dịch thương mại điện tử, và 55% trong số đó tham gia nhiều hơn một sàn15.
Việc các doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử là một
tiêu chí quan trọng phản ánh mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong
doanh nghiệp. Hơn nữa, trong bối cảnh nguồn nhân lực triển khai thương
mại điện tử của doanh nghiệp còn ít và nguồn tài chính khiêm tốn, tham gia
các sàn giao dịch thương mại điện tử là một giải pháp mang tính chiến lược
và có hiệu quả cao.
Bảng 4. Danh sách các sàn giao dịch TMĐT được nhiều doanh nghiệp
tham gia
Sàn trong nƣớc
www.ecvn.gov.vn
www.vnemart.com
www.thuonghieuviet.com
www.vietco.com
www.golict.com
www.chodientu.vn
www.btspalaza.com
www.gophatdat.com
Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt
Sàn nƣớc ngoài
www.alibaba.com
www.logistics.com
www.amazon.com
www.ebay.com
Nam 2006 – Vụ Thương
mại điện tử - Bộ Thương mại.
Tham gia các sàn giao dịch điện tử mang đến cho doanh nghiệp nhiều
cơ hội tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng. Theo báo cáo của Ban quản lý
Cổng thương mại điện tử quốc gia (ECVN) (Cổng thương mại điện tử quốc
gia được Bộ thương mại chính thức vận hàng từ tháng 8 năm 2005. Tháng 8
năm 2006, ECVN được đánh giá là sàn giao dịch B2B hàng đầu của của
15
Vụ Thương mại điện tử (2006), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2006, Bộ Thương mại.
90
Việt Nam với 181 thành viên), tính tới tháng 9/2006, đã có 8,8% số thành
viên của ECVN ký được hợp đồng nhờ việc tham gia tại ECVN với 32 hợp
đồng đã được ký.
Bảng 5. Hiệu quả kinh doanh thu đƣợc nhờ tham gia ECVN (tính trên
181 thành viên tham gia khảo sát)
Số lƣợng
Tỉ lệ (%)
Số thành viên ký được hợp đồng
16
8,8
Số thành viên tìm được đối tác mới
114
63,3
Số hợp đồng được ký
32
Tiêu chí
Nguồn: Ban quản lý ECVN, tháng 9 năm 2006
Bên cạnh việc tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, các hoạt
động khác như quảng cáo, đào tạo, truyền hình, … cũng được các doanh
nghiệp thực hiện qua các phương tiện điện tử.
Doanh số ước tính của quảng cáo trực tuyến năm 2006 chiếm 1,2%
thị phần toàn ngành quảng cáo. Cơ cấu thị phần của quảng cáo trực tuyến dự
tính tăng lên từ 1,8% đến 2% vào năm 2007. Với xu thế phát triển của báo
điện tử và các dịch vụ trực tuyến, tốc độ tăng trưởng của thị trường quảng
cáo trực tuyến ước đạt 70 – 100%/năm.16
Các hoạt động đào tạo cũng được thực hiện trưc tuyến qua mạng, tạo
điều kiện thuận lợi cho các đối tượng có nhu cầu tham gia đào tạo cũng như
giúp cho các tổ chức đào tạo tiết kiệm nhiều chi phí.
Theo Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2006 của Vụ
Thương mại điện tử - Bộ Thương mại, tính tới năm 2006 có gần 10 trường
sử dụng hệ thống đào tạo trực tuyến này như Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại
học Sư Phạm Hà Nội, Đại học Đà Nẵng, Đại học Y Tế Cộng Đồng, v.v...
Tuy nhiên, mức độ sử dụng hiện nay mới chỉ là thử nghiệm, hỗ trợ sinh viên
16
Vụ Thương mại điện tử - Bộ Thương mại (2006), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2006.
91
học theo phương thức truyền thống. Qua trang thông tin điện tử của trường,
sinh viên biết sẽ học môn gì, nội dung gì để chuẩn bị trước. Sinh viên cũng
có thể chia sẻ tài nguyên, những bài thực hành mẫu, hoặc làm các bài tập
trên mạng17.
Bảng 6. Danh sách một số trang web đào tạo trực tuyến điển hình
CNTT
http://el.edu.net.vn
http://el.edu.net.vn/lms
www.vietphotoshop.com
www.e-ptit.edu.
www.huukhang.com
www.fi thou.edu.vn
Ngoại ngữ
http://hocngoaingu.com
http://globaledu.com.vn
www.elearning.com.vn
www.cleverlearn.com
www.hp-vietnam.com
Các lĩnh vực khác
www.ephysicsvn.com
www.issad.biz.
www.eduport.com.vn
www.dbavn.com/elearning/index.php
Nguồn: Theo Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2006 – Vụ
Thương mại điện tử - Bộ Thương mại.
So với những năm trước, năm 2006 theo đánh giá, tại Việt Nam
thương mại điện tử đã trở nên khá phổ biến, nhiều hình thức kinh doanh mới
trên các phương tiện điện tử liên tục xuất hiện đặc biệt là dịch vụ kinh doanh
nội dung số18; loại hình giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với
doanh nghiệp phát triển khá nhanh; cung cấp trực tuyến các dịch vụ công đã
khởi sắc.
Phải nói rằng sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại điện
tử tại Việt Nam trong thời gian qua là kết quả của việc nhà nước kịp thời
ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các hoạt động này, cũng như
kịp thời có những chính sách, hoạt động tuyên truyền phổ biến nhằm nâng
cao nhận thức của xã hội về vai trò và tác động của hoạt động thương mại
điện tử đối với sự phát triển kinh tế.
17
18
Vụ Thương mại điện tử - Bộ Thương mại (2006), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2006.
Vụ Thương mại điện tử - Bộ Thương mại (2006), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2006.
92
Nhiều địa phương trong nước đã thực hiện các hoạt động đào tạo,
tuyên truyền, phổ biến về thương mại điện tử cũng như hỗ trợ doanh nghiệp
ứng dụng thương mại điện tử.
Bảng 7. Một số địa phƣơng đã có đề án triển khai thƣơng mại điện tử
TT
Địa phƣơng
Văn bản
Nội dung chính
3942/STM-XTTM
07/9/2006
Đào tạo, tuyên truyền về TMĐT 1. Tổ
chức các hội thảo, lớp tập huấn về TMĐT
cho cán bộ quản lý và doanh nghiệp 2.
Phối hợp với các phương tiện truyền thông
xây dựng chương trình phổ biến tuyên
truyền về TMĐT cho người dân và doanh
nghiệp 3. Đào tạo doanh nghiệp về các kỹ
năng ứng dụng TMĐT cụ thể 4. Đào tạo
tập huấn đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật
về TMĐT 5. Xây dựng hệ thống giải
thưởng, hội chợ, triển lãm về ứng dụng
TMĐT
Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT
1. Hỗ trợ DN tham gia Cổng TMĐT Quốc
gia ECVN và các sàn TMĐT trong và
ngoài nước 2. Tư vấn, hỗ trợ DN lựa chọn
giải pháp ứng dụng TMĐT 3. Thiết lập DN
điện tử trong ngành công nghiệp chế biến
xuất khẩu chủ lực của tỉnh 4. Hỗ trợ một số
doanh nghiệp điển hình ứng dụng TMĐT
rồi nhân rộng mô hình
Thực thi pháp luật về TMĐT 1. Theo
dõi, tập hợp các hành vi vi phạm lợi ích
người tiêu dùng & cạnh tranh không lành
mạnh trong TMĐT 2. Tổ chức thực thi các
quy định pháp luật liên quan đến TMĐT;
thanh tra, kiểm tra hoạt động TMĐT tại địa
bàn
1.
TP Hồ Chí Minh
2.
Bắc Kạn
3.
Bình Phước
4.
Hà Tĩnh
1802/UBND-TM1
23/8/2006
5.
Hải Phòng
1010/TM-QLKD
10/10/2006
6
Hoà Bình
1375/UBNDTCTN 16/8/2006
7.
Khánh Hoà
739/STMDL-XT
16/10/2006
8.
Lạng Sơn
258/KH-TMDL
11/8/2006
9.
Nghệ An
490/TM-KHTH
27/9/2006
10. Phú Thọ
358/TMDL-KH
08/8/2006
11. Quảng Ninh
2545/UBND-MT
24/7/2006
12. Tây Ninh
13. Thanh Hoá
234/KH-TMDL
07/9/2006
465/KH-TMDL
11/9/2006
543/TMDL-XT
01/8/2006
267/TM-KHTH
14/8/2006
3023/UBNDKTTC 20/7/2006
14. Thừa Thiên Huế
355/STM-QLTM
02/8/2006
15. Yên Bái
Tạo môi trƣờng ứng dụng TMĐT 1.
Hàng năm tiến hành điều tra về hiện trạng
ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh 2. Xây dựng cơ sở dữ liệu
kinh tế - thương mại của địa phương 3. Rà
soát cơ sở hạ tầng phục vụ ứng dụng
TMĐT và có
377/CV-TMDL
21/8/2006
93
Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2006 – Vụ
Thương mại điện tử - Bộ Thương mại
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động thương mại điện
tử, trong thời gian qua các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại điện tử
tại Việt Nam đã xuất hiện, ngày càng trở nên phổ biến và tinh vi hơn.
Hành vi vi phạm có thể kể trước tiên là những hành vi lừa đảo trong
giao dịch trực tuyến C2C, B2C, làm giả thẻ ATM, đánh cắp thẻ tín dụng qua
mạng. Theo ghi nhận tại Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2006
của Vụ Thương mại điện tử - Bộ Thương mại, tháng 9/2006 Phòng Phòng
chống Tội phạm Công nghệ cao (thuộc C15 - Bộ Công an) đã tiến hành điều
tra và triệu tập Đào Anh Tuấn – người đã tiến hành vụ lừa đảo qua mạng để
chiếm đoạt gần 20 triệu đồng của các thành viên trên diễn đàn trực tuyến Trí
tuệ Việt Nam Online. Theo điều tra, giữa tháng 5/2006, sau khi tham gia vào
chuyên mục mua sắm trên diễn đàn này, Đào Anh Tuấn núp dưới nick name
Enrique81 đã tuyên bố nhận mua hàng giúp, lấy tiền công rất rẻ và yêu cầu
các thành viên đặt cọc trước 50% tiền hàng qua nhiều tài khoản ngân hàng
tự động. Nhưng sau khi chiếm được gần 20 triệu tiền đặt cọc, Tuấn đã gửi
cho họ toàn quần áo cũ và những bo mạch rỉ sét sản xuất từ cách đây cả
chục năm thay cho quần áo hàng hiệu và Laptop mua từ Mỹ! Các thành viên
bị hại sau đó viết đơn đến cơ quan công an. Quá trình điều tra làm rõ vụ việc
trong vòng 2 tháng của C15 cũng sự giúp đỡ phối hợp của Trung tâm an
ninh mạng ĐH Bách Khoa Hà Nội (BKIS). Mới đây nhất, ngày 8/11/2007
Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C15 –
Bộ Công an) đã đồng loạt khởi tố, bắt tạm giam 5 bị can trong tập đoàn lừa
tài chính đa cấp qua mạng tại các địa chỉ colonyinvest.net;
callysinvest.com... Trong một thời gian ngắn, tập đoàn này lừa đảo hơn 160
tỷ đồng của hơn 20.000 người. Bằng việc tạo dựng các website
www.colonyinvest.net,
www.callysinvest.com
(đã
bị
sập),
94
www.money100.us, www.c-invest.com (đã bị sập), www.vip-viet.com, …
để huy đông vốn trái phép với lãi suất đặc biệt cao. Qua xác minh về mạng
www. colonyinvest.net, các trinh sát phát hiện không có công ty nào trên thế
giới có tên là Công ty Colony Invest Management Inc (viết tắt là C.I), không
có đại diện, không có đăng kí kinh doanh và trụ sở ở bất cứ nơi nào, tất cả
chỉ được liên lạc qua website nói trên. Tất cả những người tham gia đầu tư
đều chỉ có quyền truy cập tài khoản của mình do đại lí cấp và chỉ có thể liên
lạc với một số người đứng đầu (cấp 1) tại các tỉnh, thành ở Việt Nam.
Các hoạt động mua bán hàng trực tuyến, gửi rút tiền tự động,… cũng
là những mục tiêu bị các đối tượng xấu tấn công và trục lợi. Theo Báo điện
tử
VietnamNet
ngày
18/09/2006
(http://www2.vietnamnet.vn/cntt/2006/09/613153/) cơ quan Cảnh sát điều tra
Bộ Công an thời gian này đã kết thúc điều tra đường dây làm giả thẻ ATM
thực hiện bởi 10 đối tượng do Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng quản
trị Công ty RC cầm đầu. Đường dây này đã ăn cắp thông tin của các chủ thẻ
tín dụng sau đó bán lại cho nhau hoặc trực tiếp làm thẻ ATM giả để rút được
số tiền khoảng 2,6 tỷ đồng. Cơ quan điều tra cũng đã thu giữ tang vật gồm
10 máy vi tính, 4 máy in thẻ ATM giả cùng một số tài sản mua sắm bằng
tiền ăn cắp được.
Môi trường điện tử cũng là môi trường thuận lợi để các đối tượng xấu
lợi dụng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật: sao chép, phát tán các tác
phẩm âm nhạc, văn học khi có chưa có sự cho phép của chủ sở hữu/tác giả;
phát tán các băng đĩa, hình ảnh, tác phẩm đồi trụy, sử dụng trái phép các
chương trình máy tính, …
Theo báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2006 – Vụ Thương
mại điện tử - Bộ Thương mại, ngày 5/10/2006, lần đầu tiên việc xử lý vi
phạm bản quyền sản phẩm tin học cài đặt trong hệ thống thông tin doanh
nghiệp được thực hiện khi một đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra đột xuất
95
trụ sở công ty Daewoo-Hanel tại khu Công nghiệp Sài Đồng B, Gia Lâm,
Hà Nội. Việc kiểm tra được tiến hành với sự phối hợp của Thanh tra Bộ Văn
hoá Thông tin và đơn vị phòng chống tội phạm công nghệ cao, thuộc Cục
cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Bộ Công an.
Tổng giá trị phần mềm bất hợp pháp bị lập biên bản tại đây ước tính lên tới
gần 1 tỷ đồng. Biên bản vi phạm hành chính đã được lập và Chánh Thanh
tra Bộ Văn hoá Thông tin sẽ ban hành quyết định xử phạt công ty DaewooHanel theo Luật Sở hữu Trí tuệ và Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày
6/6/2006 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong họat động văn
hoá
thông
tin.
(Báo
điện
tử
VnExpress,
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/2006/10/3B9EF187/).
Trong số các hành vi vi phạm phải kể tới là các hành vi phát tán virus,
tấn công website. Theo thống kê của BKIS, chỉ trong vòng vài tháng, BKIS
đã thống kê có khoảng 200 ngàn máy tính ở Việt Nam từng bị nhiễm các
loại virus phát tán từ trong nước.
Nhiều ý kiến cho rằng một phần nguyên nhân của nạn phát tán virus
là do các cơ quan quản lý nhà nước chưa có các biện pháp thực sự quyết liệt,
mang tính răn đe cao. Hiện nay, tất cả các loại hình tội phạm công nghệ cao
mới chỉ có mức xử lý cao nhất là phạt hành chính như cảnh cáo, thông báo
cho đơn vị quản lý, phạt tiền với mức xử phạt cao nhất trong thực tế là 10
triệu đồng.
Hành vi tấn công website thương mại điện tử của doanh nghiệp gây
gián đoạn hoạt động của website hoặc phá hủy hoàn toàn cấu trúc dữ liệu
của website, dẫn tới thiệt hại vật chất và uy tín cho doanh nghiệp cũng xuất
hiện nhiều trong năm 2006.
Bảng 8. Một số vụ tấn công website TMĐT điển hình trong năm 2006
1. Công ty TNHH Thương mại, Dịch vụ và Kỹ thuật SGC với website www.vietco.com:
96