Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 122 trang )
65% kim ngạch xuất khẩu mậu dịch quốc tế, 70% đầu tư nước ngoài, 90%
công nghệ cao. Về mặt kinh tế, toàn cầu hóa là quá trình lực lượng sản xuất
và quan hệ kinh tế quốc tế vượt khỏi biên giới quốc gia và phạm vi từng khu
vực, lan tỏa ra phạm vi toàn cầu. Các nền kinh tế quan hệ ngày càng mật
thiết với nhau, tùy thuộc lẫn nhau” (Lưu Văn Kiền (gộp ba số 6+7+8 ra
ngày 7/2/2002), báo Quốc tế điện tử - số Tết Nhâm Ngọ, http://www.mofa.gov.vn/quocte/tet02/co%20hoi%20hnvpt02.htm).
Với quá trình toàn cầu hóa, thị trường được mở rộng, sự giao lưu
hàng hóa thông thoáng hơn, hàng rào thuế quan và phi thuế quan thuyên
giảm, nhờ đó sự trao đổi hàng hóa tăng mạnh, có lợi cho sự phát triển của
các nước. Quá trình toàn cầu hóa, dòng vốn cũng vượt qua biên giới quốc
gia, nhiều hình thức đầu tư, hợp tác sản xuất, góp phần điều hòa dòng vốn,
giúp các nước tiếp cận được nguồn vốn, công nghệ từ bên ngoài, hình thành
sự phân công lao động quốc tế có lợi cho cả bên đầu tư lẫn bên tiếp thu.
Dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, những thành tựu của khoa học và
công nghệ được chuyển giao nhanh chóng, ứng dụng rộng rãi, qua đó các
nước đi sau như Việt Nam cũng có điều kiện tiếp cận để phát triển, giảm
thiểu được chi phí và thời gian cho việc tìm kiếm, phát triển và ứng dụng
các công nghệ đó. Có thể nói hội nhập quốc tế là cơ hội để thúc đẩy sự phát
triển của thương mại điện tử tại Việt Nam.
Ngược lại thương mại điện tử là cầu nối cho sự phát triển mạnh mẽ
của hội nhập quốc tế - toàn cầu hóa; thương mại điện tử chính là cơ hội, là
cầu nối để các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam tham gia
nhanh hơn vào thị trường toàn cầu. Với thương mại điện tử, giá thành sản
phẩm hạ thấp được hạ thấp, tiết kiệm nhiều chi phí, việc giao lưu trở nên
thuận tiện hơn – đó chính là cầu nối để các quốc gia đẩy nhanh quá trình hội
nhập quốc tế.
25
1.5
Tiểu kết
Thương mại điện tử xuất hiện cùng với sự phát triển như vũ bão của
khoa học công nghệ toàn cầu; với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ các hoạt
động thương mại được diễn ra trong thời gian ngắn hơn, hạn chế những giới
hạn về địa lý, giảm thiểu các chi phí, giá thành sản phẩm rẻ hơn,… Thương
mại điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với dự phát triển kinh tế
toàn cầu; thương mại điện tử và hội nhập quốc tế có mối quan hệ biện chứng
với nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển.
Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử cũng như vai trò và
mối quan hệ giữa thương mại điện tử và hội nhập quốc tế, các quy định pháp
lý về thương mại điện tử cũng được ban hành nhằm kịp thời điều chỉnh các
hoạt động thương mại điện tử. Hiểu rõ vai trò của thương mại điện tử, Việt
Nam đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật nhằm kịp thời điều chỉnh
các hoạt động có liên quan đến thương mại điện tử - tạo ra nền tảng cho sự
phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam.
26
CHƢƠNG 2.
CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ
THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG TƢƠNG QUAN
SO SÁNH GIỮA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ
NƢỚC
Cùng với sự hình thành và phát triển của Internet nói riêng và khoa
học công nghệ nói chung, thương mại điện tử được biết đến như một
phương thức kinh doanh hiệu quả và tiện lợi. Như đã đề cập ở trên, trong
giao dịch điện tử các bên chủ thể không cần có sự gặp mặt trực tiếp để thỏa
thuận các vấn đề của một giao dịch, các giao dịch được thực hiện trong môi
trường mạng, môi trường của các phương tiện điện tử. Những đặc trưng và
sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của thương mại điện tử đòi hỏi cần phải
có các quy định pháp lý để điều chỉnh vấn đề này. Một hệ thống các quy
định pháp lý đầy đủ về thương mại điện tử sẽ tạo ra khung pháp lý cho loại
hình giao dịch thương mại này được tồn tại và phát triển bền vững cũng như
bảo vệ quyền và lợi ích của các bên có liên quan tham gia trong hoạt động
thương mại điện tử.
Các vấn đề pháp luật điều chỉnh về thương mại điện tử rất phong phú
và đa dạng. Trong luận văn này chỉ tập trung phân tích một số vấn đề pháp
lý dưới đây trong tương quan so sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật
quốc tế, cụ thế như sau:
2.1.
Giao kết hợp đồng điện tử
Hợp đồng về mặt lý luận được hiểu là sự thỏa thuận về quyền và
nghĩa vụ của các bên. Điều 388 Bộ luật Dân sự quy định: “Hợp đồng là sự
thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền
và nghĩa vụ dân sự”. Về mặt hình thức hợp đồng, Điều 401 Khoản 1 Bộ
Luật dân sự quy định hợp đồng dân sự gồm các hình thức sau: văn bản, lời
nói hoặc hành vi pháp lý cụ thể. Bộ Luật Dân sự cũng quy định, trong
27
trường hợp pháp luật có yêu cầu hợp đồng phải được thể hiện bằng hình
thức văn bản có công chứng, chứng thực thì hợp đồng phải thỏa mãn các
yêu cầu đó.
Văn bản, lời nói hoặc hành vi pháp lý cụ thể là những hình thức cơ
bản của hợp đồng được pháp luật Việt Nam và các quốc gia quy định và
thừa nhận từ rất lâu trước khi có sự xuất hiện của thương mại điện tử. Cùng
với sự xuất hiện và phát triển của thương mại điện tử, nhân loại biết đến một
hình thức mới của hợp đồng - hợp đồng được thể hiện dưới dạng thông điệp
dữ liệu – hợp đồng điện tử.
Tại Việt Nam, trước khi có sự ra đời của Luật Giao dịch điện tử số
51/2005/QH 11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 29/11/2005 thì cả Bộ Luật dân sự và Luật Thương mại mới
chỉ dừng lại ở việc ghi nhận các giao dịch có thể được thực hiện thông qua
các phương tiện điện tử và thừa nhận giá trị pháp lý của các giao dịch này;
thừa nhận các thông tin thể hiện qua thông điệp dữ liệu theo quy định có giá
trị như văn bản.
Lần đầu tiên với sự ra đời và chính thức có hiệu lực của Luật Giao
dịch điện tử, các hợp đồng được giao kết thông qua các phương tiện điện tử
có một khái niệm pháp lý chính thức. Điều 33 Luật Giao dịch điện tử quy
định: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp
dữ liệu”. Như vậy, trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có
thể được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử thể hiện dưới dạng
thông điệp dữ liệu. Với Luật Giao dịch điện tử, Nghị định số 57/2006/NĐCP ngày 9/6/2006 của Chính phủ về Thương mại điện tử, pháp luật Việt
Nam chính thức thừa nhận khái niệm hợp đồng điện tử và khẳng định các
hợp đồng được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu sẽ có giá trị và hiệu
lực pháp lý ràng buộc đối với các bên.
28
Các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng điện tử hoàn toàn
phù hợp với quy định của Luật mẫu của UNCITRAL về Thương mại điện
tử. Điều 11 Luật mẫu về Thương mại điện tử quy định: “Trong giai đoạn
hình thành hợp đồng, các bên có thể sử dụng hình thức thông tin số để gửi
và nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Khi
sử dụng hình thức thông tin số trong giai đoạn hình thành hợp đồng, thì
không thể bác bỏ giá trị pháp lý hay hiệu lực thi hành của bản tin số đó chỉ
với lý do duy nhất đó là một bản tin số”. Điều 34 Luật Giao dịch điện tử
cũng quy định: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận
chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu”
Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định và
thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử, tuy không đề cập trực tiếp
tới các trường hợp không được sử dụng hình thức hợp đồng điện tử nhưng
ngay tại Điều 1 Luật Giao dịch điện tử đã khẳng định: “Các quy định của
Luật này không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy
đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và
các giấy tờ có giá khác”.
Theo quy định tại Luật Thống nhất về Giao dịch điện tử của Hoa Kỳ,
hợp đồng điện tử không được áp dụng đối với các loại hình giao dịch: di
chúc, các giao dịch thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thống nhất về giao
dịch thông tin trên máy tính và các giao dịch thuộc phạm vi điều chỉnh của
Bộ luật thương mại thống nhất. Quy định này được cụ thể hóa tại quy định
của các bang tại Hoa Kỳ, chẳng hạn như tại mục 1306.02.(B) chương 1306
Luật Giao dịch điện tử Thống nhất thuộc Bộ luật thương mại thống nhất của
bang Ohio; mục 46-4-103.(2).a Luật Giao dịch điện tử thống nhất bang
Utah, … Như vậy, có thể thấy rằng theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ,
giao dịch điện tử không được áp dụng đối với việc lập di chúc.
29
Về giá trị của hợp đồng điện tử so với hợp đồng được giao kết theo
các hình thức truyền thống khác. Như đã đề cập ở trên, pháp luật Việt Nam
và pháp luật quốc tế đều thừa nhận giá trị pháp lý của các hợp đồng điện tử,
các hợp đồng này không thể bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì lý do duy nhất
là chúng được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Theo đó, Điều 11 Luật
mẫu về Thương mại điện tử quy định: “khi một thông điệp dữ liệu được sử
dụng trong việc hình thành hợp đồng, thì giá trị và hiệu lực thi hành của
hợp đồng đó không thể bị phủ nhận chi với lý do rằng một thông điệp dữ
liệu đã được dùng vào mục đích ấy”; Điều 12 Luật mẫu về Thương mại điện
tử quy định: “Trong quan hệ giữa người gửi và người nhận một bản tin số,
hiệu lực, giá trị pháp lý của việc bày tỏ ý chí của một người không thể bác
bỏ với lý do duy nhất là việc bày tỏ ý chí đó được thể hiện dưới hình thức
một bản tin số”.
Điều 13 Nghị định 57/2006/NĐ-CP quy định: “Hợp đồng được giao
kết từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động và một cá nhân,
hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau, không bị phủ nhận giá
trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng
hành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động thực hiện hay hợp đồng
được giao kết”; Điều 8 Công ước của Liên Hiệp quốc về việc sử dụng
phương tiện điện tử trong hợp đồng quốc tế quy định: “một thông điệp hoặc
một hợp đồng không bị phủ nhận giá trị pháp lý hoặc hiệu lực thi hành chỉ
vì lý do duy nhất là nó được tạo ra thông qua các phương tiện điện tử”. Sự
thừa nhận này của pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển
của thương mại điện tử. Thông điệp dữ liệu là một hình thức thể hiện khác
các nội dung được chứa đựng thông tin mà các bên tham gia giao dịch cung
cấp. Do đó, về bản chất thông tin trong thông điệp dữ liệu sẽ không bị thay
đổi giá trị pháp lý so với các thông tin được thể hiện theo các hình thức
truyền thống khác như bằng lời nói, văn bản. Pháp luật của các quốc gia
30
khác trên thế giới cũng có những quy định rõ ràng thừa nhận giá trị pháp lý
của hợp đồng điện tử.
Luật Thống nhất về Giao dịch điện tử của Hoa Kỳ - cường quốc kinh
tế số một của thế giới quy định: “một bản ghi điện tử hoặc chữ ký điện tử
không thể bị từ chối hiệu lực pháp lý hoặc hiệu lực thi hành chỉ bởi nó được
thể hiện dưới hình thức điện tử”. Quy định này được thể hiện rõ tại quy định
của các bang tại Hoa Kỳ; tại mục 7 phần 2 điểm 46-4-21 Luật Thống nhất về
Giao dịch điện tử của bang Utah, mục 1306.06.(A) chương 1306 Luật giao
dịch điện tử thống nhất bang Ohio - Hoa Kỳ. Mục 1306.06.(A) chương
1306 Luật giao dịch điện tử thống nhất bang Ohio, mục 7 phần 2 điểm 46-421.(2) Luật Thống nhất về Giao dịch điện tử của bang Utah khẳng định một
hợp đồng không thể bị từ chối giá trị pháp lý hoặc mất hiệu lực chỉ vì hợp
đồng đó được tạo ra bởi bản ghi điện tử.
Điểm 17 Phần V – Pháp lệnh về Giao dịch điện tử năm 2000 của
Hồng Kông - Trung Quốc quy định về việc tạo lập và hiệu lực của hợp đồng
điện tử có quy định rất rõ rằng một phần hoặc toàn bộ đề nghị giao kết và
chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có thể được thể hiện dưới dạng bản ghi
điện tử; “trường hợp một bản ghi điện tử được sử dụng để tạo lập hợp đồng
thì hợp đồng đó không bị mất hiệu lực hoặc không có khả năng thi hành chỉ
bởi lý do duy nhất là nó được thể hiện dưới dạng bản ghi điện tử”.
Thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử cũng được các quốc
gia thể hiện cụ thể, rõ ràng trong các văn bản pháp lý của mình, ví dụ: Luật
Thương mại điện tử thống nhất của Canada; Luật Giao dịch điện tử
Singapore, … Những thừa nhận đó, như đã đề cập ở trên, góp phần quan
trọng đối với sự phát triển của thương mại điện tử, khuyến khích các chủ thể
chủ động hơn và sử dụng nhiều hơn loại hình hợp đồng này.
Về việc giao kết hợp đồng điện tử. Điều 36 Luật Giao dịch điện tử
quy định “Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để
31
tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp
đồng; Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác,
đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực
hiện thông qua thông điệp dữ liệu”. Thông điệp dữ liệu theo quy định được
hiểu là “thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng
phương tiện điện tử” (Điều 4 Khoản 12 Luật Giao dịch điện tử).
Quá trình giao kết hợp đồng điện tử cũng đòi hỏi phải tuân thủ các
quy định nói chung của pháp luật về hợp đồng, bao gồm giai đoạn đề nghị
giao kết và giai đoạn chấp nhận giao kết. Đề nghị giao kết là việc một bên
biểu lộ ý chí của mình muốn được giao kết với một chủ thể nào đó; chấp
nhận đề nghị giao kết là việc bên được đề nghị đồng ý với các nội dung mà
bên đề nghị đã đưa ra. Một đề nghị giao kết hợp đồng phải được thể hiện
dưới một hình thức nhất định, hướng tới một hoặc một số đối tượng cụ thể,
chứa đựng nội dung cụ thể, thể hiện nội dung chắc chắn và không mang tính
nước đôi. Điều 390 Bộ Luật Dân sự quy định: “Đề nghị giao kết hợp đồng là
việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị
này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể”. Trong thương
mại điện tử, việc giao kết hợp đồng không được các bên tiến hành trực tiếp
mà thông qua trung gian – các phương tiện điện tử trong một môi trường ảo.
Điều 35 Luật Giao dịch điện tử quy định việc giao kết và thực hiện hợp
đồng điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử
và pháp luật về hợp đồng. Như vậy, có thể hiểu rằng một đề nghị giao kết
hợp đồng điện tử phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về đề nghị giao kết hợp
đồng như đối với các hình thức hợp đồng khác. Điều 12 Luật Giao dịch điện
tử cũng quy định: “Một thông báo bằng chứng từ điện tử về đề nghị giao kết
hợp đồng mà không có bên nhận cụ thể thì chưa được coi là đề nghị giao kết
hợp đồng, trừ khi bên thông báo chỉ rõ trong thông báo đó trách nhiệm của
mình trong trường hợp nhận được trả lời chấp nhận”.
32
Tại Điều 3.2.1 Hợp đồng thương mại điện tử - theo quan điểm của
trung tâm trợ giúp thủ tục và thực hành hành chính, thương mại và vận tải
của Liên hợp quốc thì “một lời đề nghị được coi là một chào hàng nếu nó
bao hàm lời đề nghị ký kết hợp đồng và được gửi đến một hoặc một số
người cụ thể, đồng thời khẳng định một cách đầy đủ và thể hiện ý định của
người gửi sẵn sàng gánh vác trách nhiệm của lời chào hàng đó khi nó được
chấp nhận. Một bức thư điện tử phát ra một cách rộng rãi cho nhiều người
không được coi là lời chào hàng trừ trường hợp trong thư có chú thích
khác”7.
Điều 14 Nghị định 57/2006/NĐ-CP quy định: “Trong trường hợp
thông qua các hệ thống thông tin, một bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng
và bên được đề nghị có thể tiếp cận được đề nghị đó thì trong khoảng thời
gian hợp lý bên đưa ra đề nghị phải cung cấp cho bên được đề nghị chứng
từ điện tử hoặc các chứng từ liên quan khác chứa những nội dung của hợp
đồng. Các chứng từ này phải thỏa mãn điều kiện lưu trữ và sử dụng được”.
Cũng liên quan đến việc giao kết hợp đồng điện tử, Điều 31 Luật
Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/6/2007 (“Luật Công nghệ thông
tin”) quy định: “1. Trừ trường hợp các bên liên quan có thoả thuận khác, tổ
chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải cung cấp các thông tin
sau đây cho việc giao kết hợp đồng:
a) Trình tự thực hiện để tiến tới giao kết hợp đồng trên môi trường mạng;
b) Biện pháp kỹ thuật xác định và sửa đổi thông tin nhập sai;
c) Việc lưu trữ hồ sơ hợp đồng và cho phép truy nhập hồ sơ đó.
PGS.TS Nguyễn Bá Diến (Chủ biên) (2005), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.
7
33
2. Khi đưa ra các thông tin về điều kiện hợp đồng cho người tiêu
dùng, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm cho người tiêu dùng khả năng lưu trữ
và tái tạo được các thông tin đó”
Có thể hiểu rằng ngoài các yêu cầu cần phải có của một đề nghị giao
kết hợp đồng theo quy định của Bộ Luật dân sự và Luật Giao dịch điện tử,
theo quy định của Luật Công nghệ thông tin các bên còn có nghĩa vụ cung
cấp cho bên có liên quan các thông tin tối thiểu liên quan đến việc giao kết:
trình tự giao kết hợp đồng, các biện pháp kỹ thuật xác định và sửa đổi thông
tin nhập sai, việc lưu giữ hồ sơ, … Như vậy, trong giao kết hợp đồng điện tử
một đề nghị giao kết ngoài các yêu cầu của Bộ Luật dân sự, Luật Giao dịch
điện tử thì còn phải có các yêu cầu về mặt kỹ thuật theo quy định của Luật
Công nghệ thông tin.
Trong giao kết hợp đồng việc xác định thời gian và địa điểm giao kết
có ý nghĩa rất quan trọng đặc biệt là đối với hợp đồng điện tử - loại hợp
đồng được giao kết mà không đòi hỏi các bên phải trực tiếp gặp mặt nhau để
thỏa thuận và ký kết hợp đồng.
Về thời điểm giao kết hợp đồng. Điều 404 Bộ Luật dân sự quy định:
“1. Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả
lời chấp nhận giao kết. 2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi
hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả
thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.3. Thời điểm giao kết hợp
đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp
đồng. 4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau
cùng ký vào văn bản”. Việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng có ý nghĩa
rất quan trọng vì nó có liên quan tới thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Điều
405 Bộ Luật dân sự quy định: “hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu
lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật
có quy định khác”.
34
Về địa điểm giao kết hợp đồng. Điều 403 Bộ Luật dân sự quy định:
“địa điểm giao kết hợp đồng do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa
thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nới cư trú của cá nhân hoặc
trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng”.
Luật Giao dịch điện tử không có bất kỳ điều khoản nào quy định về
thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng điện tử. Nếu vận dụng điều 35 Luật
Giao dịch điện tử trong trường hợp này, thì có thể hiểu hợp đồng điện tử
được giao kết vào thời điểm: (i) bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng; (ii) bên nhận được đề nghị im lặng khi đã hết thời
hạn trả lời nếu có thỏa thuận im lặng là chấp thuận đề nghị giao kết hợp
đồng; và (iii) khi bên sau cùng ký vào hợp đồng. Luật mẫu về Thương mại
điện tử cũng không có quy định cụ thể về thời điểm giao kết hợp đồng điện
tử.
Ngay cả trong Công ước của Liên Hiệp quốc về việc sử dụng phương
tiện điện tử trong hợp đồng quốc tế năm 2005 cũng không có quy định cụ
thể thời điểm nào được coi là thời điểm một hợp đồng điện tử được giao kết.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng trong thương mại điện tử một hợp đồng
điện tử được giao kết thông qua việc đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng, trong đó các đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết đều
được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Do vậy có thể xác định thời
điểm giao kết hợp đồng điện tử thông qua việc xác định thời điểm gửi, nhận
đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được thể hiện dưới dạng các
thông điệp dữ liệu.
Việc xác định thời điểm, địa điểm giao kết hợp đồng có ý nghĩa rất
quan trọng đặc biệt trong quan hệ thương mại quốc tế. Việc xác định này có
ảnh hưởng quan trọng, là căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và
nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch. Trong giao dịch điện tử, các bên
tham gia giao dịch không trực tiếp nói hay trao đổi thông tin mà thông qua
35