1. Trang chủ >
  2. Khoa học tự nhiên >
  3. Hóa học >

Các phương pháp xử lý nước thải bao gồm: Cơ học, hóa lý, hóa học và sinh học.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 39 trang )


Phương pháp phân tích hóa lý



Điện phân- Đặc điểm và ứng dụng

2CNO- + 2H 2 O → NH + + CO3

4



Oxi hóa anot của xyanua:



Quá trình oxi hóa cũng có thể dẫn đến sự tạo thành nitơ:

2CNO - + 4OH - -6e → N 2 ↑ + 2CO 2 ↑ + 2H 2O



Phương pháp này có hiệu quả xử lý gần 100%.

I.4.1.1.2. Kỹ thuật oxi hóa bằng NaOCl mới sinh.

Trong kỹ thuật này, NaOCl mới sinh do quá trình điện phân dung dịch NaCl không có

màng ngăn sẽ oxi hóa CN- theo phản ứng:

CN - + ClO − ⇔ CNO- + Cl2CNO- + 3ClO − + 2H 2O ⇔ 2CO 2 ↑ + 3Cl - + 2OH −



Phương pháp này có ưu điểm là không cần thêm hóa chất từ bên ngoài nên nước sau khi xử

lý nên có thể quay lại quá trình sản xuất từ ban đầu.

I.4.1.2. Khử kim loại nặng.

Các quá trình khử của catot được ứng dụng để loại các ion kim loại ra khỏi nước thải

với sự tạo thành cặn, nhằm chuyển các cấu tử gây ô nhiễm thành các hợp chất ít độc hơn

hoặc về dạng dễ tách ra khỏi nước như cặn, khí. Quá trình này có thể được sử dụng để làm

sạch nước thải ra khỏi các ion kim loại nặng như Pb 2+, Sn2+, Hg2+, Cu2+, As3+ và Cr6+. Quá

trình khử của catot đối với ion kim loại xảy ra như sau: Me n+ + ne → Men. Ở đây, các kim

loại lắng lên catot và có thể thu hồi chúng.

Ví dụ: Quá trình khử hợp chất crom đã đạt đến mức độ làm sạch cao: nồng độ của

chúng từ 1000 tới còn 1g/ml. Năng lượng tiêu tốn cho làm sạch vào khoảng 0,12 kWh/m 3.

Trong điện phân nước thải chứa H2Cr2O7, giá trị tối ưu pH vào khoảng 2. Phản ứng khử xảy

2ra theo phương trình sau: Cr2O 7 + 14H + + 12e → 2Cr + 7 H 2O



Để xử lý nước thải chứa một số kim loại nặng, người ta tiến hành quá trình làm sạch

nước thải ra khỏi các ion Hg2+, Pb2+, Cd2+, Cu2+ bằng quá trình khử trên catot được làm từ

hỗn hợp C và S. Các ion này lắng trên cực ở dạng sunfua hoặc bisunfua và được tách ra

bằng phương pháp cơ học.

Cũng có thể sử dụng các phản ứng khử tách chất gây ô nhiễm bằng cách chuyển

chúng sang pha khí. Ví dụ: Khử NH4NO3 trên điện cực than chì, quá trình xảy ra như sau:

NH4NO3 + 2H+ + 2e → NH4NO2 + H2O

NH4NO2 → N2↑+ 2H2O

Hồ Thị Ngọc Lan- Hóa 3A



12



Phương pháp phân tích hóa lý



Điện phân- Đặc điểm và ứng dụng



I.4.2. Tuyển nổi bằng điện.

Tuyển nổi: là phương pháp được sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng hạt rắn hoặc

lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém ra khỏi pha lỏng. Trong một số trường hợp, quá

trình này cũng được dùng để tách các chất hòa tan như các chất hoạt động bề mặt.

Trong xử lý nước thải, về nguyên tắc, tuyển nổi thường được sử dụng để khử các

chất lơ lửng và làm đặc bùn sinh học. Ưu điểm cơ bản của phương pháp này là có thể khử

được hoàn toàn vác hạt nhỏ hoặc nhẹ, lắng chậm, trong một thời gian ngắn. Khi các hạt đã

nổi lên trên bề mặt, chúng có thể được thu gòm bằng bộ phận vớt bọt.

Trong quá trình làm sạch nước thải bằng phương pháp này, việc tách hạt lơ lửng là

nhờ các bọt khí được tạo thành trong điện phân nước. Ở cực anot là các bóng khí oxi, trên

catot là hidro. Khi các bóng khí này nổi lên gặp và kéo theo các hạt lơ lửng cùng nổi lên bề

mặt nước. Khi sử dụng các điện cực hòa tan, xảy ra đồng thời việc tạo thành các bông đông

tụ và các bọt xảy ra mãnh liệt hơn.

Hình 7. Sơ đồ hệ thống thiết bị

tuyển nổi một điện ngăn

1. Thân thiết bị

2. Điện cực.



II. Điện phân sản xuất.

II.1. Sản xuất các chất vô cơ.

II.1.1. Điện phân nóng chảy.

- Phương pháp điện phân nóng chảy được dùng để điều chế các kim loại hoạt động

mạnh như: Na, K, Mg, Ca, Ba, Al,…

+ Nhôm được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al 2O3 nguyên chất ở

2000oC với criolit (criolit, một mặt tăng tính dẫn điện của chất lỏng điện phân, tiết kiệm

năng lượng, mặt khác, nó có khối lượng riêng nhỏ hơn nhôm, nổi lên trên và ngăn cản

nhôm bị oxi hóa trong không khí).

Hồ Thị Ngọc Lan- Hóa 3A



13



Phương pháp phân tích hóa lý



Điện phân- Đặc điểm và ứng dụng



0



Catot: 2Al3+ + 6e → 2Al

3

Anot: 3O 2- → O 2 + 6e

2



dpnc



Hay: Al2O3  4Al + 3O2↑

criolit



Hình 8. Sơ đồ thùng điện

phân Al2O3 nóng chảy.



+ Các kim loại kiềm được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy hidroxit hoặc muối

clorua của chúng trong điều kiện không cho sản phẩm tiếp xúc với không khí. Riêng kim

loại kiềm thổ, thực tế chỉ điện phân muối clorua.

dpnc

2MOH  2M +1/2 O2↑ + H2O↑ (M = Na, K,…)



dpnc

2MClx  2M + xCl2 (x = 1,2)



Ví dụ: Điện phân nóng chảy NaOH.

NaOH → Na + + OH -



Catot: 2Na + + 2e → 2Na



1

2



Anot: 2OH → O 2 ↑ + H 2 O + 2e



1

2



Hay: 2NaOH → 2Na + O 2 ↑ + H 2O

Ví dụ: Điện phân nóng chảy NaCl.

NaCl → Na + + Cl1

Catot: Na + + 1e → Na

Anot: Cl- → Cl2 ↑ + 1e

2

1

dpnc



Hay: NaCl  Na + Cl 2 ↑

2



II.1.2. Điện phân dung dịch.

Dùng để điều chế các kim loại hoạt động trung bình và yếu: Fe, Cu, Ag,… và nước

trong dung dịch đóng vai trò để các cation và anion di chuyển về các điện cực, đôi khi tham

gia vào phản ứng điện cực. Tuy nhiên, thực tế người ta ít dùng điện phân, thay vào đó là

nhiệt luyện.

- Một lượng lớn xút, khí clo, khí oxi, khí hidro, các hợp chất chứa oxi của clo

(hypoclorit, clorat) được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch.

+ Xút và khí clo được sản xuất từ nguyên liệu vô cùng rẻ là muối ăn.

Hồ Thị Ngọc Lan- Hóa 3A



14



Phương pháp phân tích hóa lý



Điện phân- Đặc điểm và ứng dụng



NaCl → Na + + ClCatot: 2H 2 O + 2e → H 2 ↑ + 2OH Anot: 2Cl- → Cl 2 ↑ + 2e

dpdd

Hay: 2NaCl + 2H2O → Cl2↑ + H2↑ + 2NaOH

co mang ngan



Hình 9. Điện phân dung dịch

NaCl có màng ngăn.



Với điện phân có màng ngăn, hai sản phẩm thu được đồng thời với NaOH là Cl 2 và

H2. Với điện phân không có màng ngăn, sản phẩm tạo thành là nước Gia- ven có ý nghĩa

trong đời sống sinh hoạt và công nghiệp giấy, vải,…



Hình 10. Nước Gia- ven.



Ưu điểm:

- Công nghệ đơn giản.

- Sử dụng nguyên liệu và năng lượng toàn diện hơn.

- Tạo được sản phẩm có giá trị và độ sạch cao.

Nhược điểm: Tiêu tốn nhiều năng lượng.

+ Bên cạnh phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng được dùng rất phổ

biến, oxi cùng với hidro có thể điều chế bằng cách điện phân nước. Về bản chất, nước

nguyên chất không bị điện phân do điện trở quá lớn. Do vậy, muốn điện phân nước cần cho

vào thêm các chất điện li mạnh như: muối tan, axit mạnh, bazơ mạnh,…

Hồ Thị Ngọc Lan- Hóa 3A



15



Phương pháp phân tích hóa lý



Điện phân- Đặc điểm và ứng dụng



dp

2H2O  2H2↑ + O2↑



+ Phương pháp điện phân còn được dùng để điều chế nước oxi già, các hợp chất



feroxit, pemanganat, mangan đioxit,…



Hình 11. Nước oxi già.



Điện phân dung dịch H2SO4 50% hoặc dung dịch (NH4)2SO4 trong H2SO4 với mặt

của dòng điện lớn và điện cực platin ở nhiệt độ 5- 10 oC. Tuy cơ chế chi tiết của quá trình

điện phân vẫn chưa biết rõ hoàn toàn, nhưng cơ chế chung như sau:

22HSO-4 € S2 O8 + 2H + + 2e



2SO 2- ƒ

4



2S2 O8 + 2e



Axit peoxitdi sufuric (H2S2O8) được tạo nên khi điện phân sẽ kết hợp với nước tạo

H 2S2 O8 + 2H 2 O ƒ 2H 2SO 4 + H 2O 2

thành H2O2:

Chưng cất hỗn hợp thu được ở áp suất thấp sẽ thu được dung dịch H 2O2 loãng.



Nhược điểm: nguyên liệu đắt và tốn nhiều điện năng.

II.2. Tổng hợp các chất hữu cơ.

Tổng hợp các chất hữu cơ bằng phương pháp điện phân là một lĩnh vực được nhiều nhà

khoa học quan tâm và đã có rất nhiều công trình công bố.

II.2.1.Ưu điểm.

- Tiết kiệm hóa chất, dễ điều khiển, phản ứng xảy ra trong điều kiện nhiệt độ và áp

suất bình thường.

- Sản phẩm tạo ra có độ tinh khiết cao, độ chọn lọc cao, do đó giá thành rẻ, hiệu quả

kinh tế cao.

II.2.2. Điện phân theo phương pháp Kolbe.

Điện phân Kolbe hay phản ứng Kolbe là một phương pháp tổng hợp chất hữu cơ- đầu tiên

bằng phương pháp điện phân và được đặt tên theo Adolph Wilhelm Hermann Kolbe.

Hình 12. Adolph Wilhelm Hermann Kolbe

( 1818- 1884.)



Hồ Thị Ngọc Lan- Hóa 3A



16



Phương pháp phân tích hóa lý



Điện phân- Đặc điểm và ứng dụng



Phân li trong dung dịch: RCOONa → RCOO- + Na+

Phản ứng điện cực:



II.2.3. Các hợp chất hữu cơ khác.

Ngày nay, người ta đã tiến hành tổng hợp các chất hữu cơ bằng phương pháp điện

phân, trên catot khử các hợp chất có liên kết đôi hoặc liên kết ba để tạo ra các hợp chất có

polime hoặc là no hóa các hidrocacbua không no; khử hóa các hợp chất nitro…Trên anot

tiến hành các phản ứng oxi hóa, phản ứng thế, phản ứng kết hợp. Phản ứng flo hóa:

C2H6 + 12 F− → C2F6 + 6HF + 12e

Tuy nhiên cho đến nay, phương pháp điện phân dùng để tổng hợp chất hữu cơ vẫn

chưa được sử dụng rộng rãi.

III. Tinh luyện kim loại bằng điện phân.

Tinh luyện một số kim loại: Cu, Pb, Zn, Fe, Ag, Au…

Nguyên tắc: Dùng ngay kim loại cần tinh chế làm anot. Khi điện phân kim loại anot

bị hòa tan chuyển vào dung dịch và lại kết tủa trên catot dưới dạng tinh khiết (tạp chất hoặc

chất không tan chuyển thành bùn anot, hoặc tan chuyển vào dung dịch nhưng không kết tủa

ở catot).

Luyện kẽm thông dụng nhất là điện phân dung dịch ZnSO4. Sản phẩm Zn thu được

có thể đạt 99,99%. Do quá thế của H2 trên Zn rất cao nên Zn có thể kết tủa trong môi trường

axit với hiệu suất rất cao. Tuy nhiên, ở một số vị trí, quá thế (*) hidro thấp, nên sự có mặt

các tạp chất, chúng sẽ kết tủa đồng thời với Zn như: Cu, Bi, Ge và Sb không chỉ làm giảm

hiệu suất dòng mà còn ngăn không cho Zn kết tủa. Vì vậy mục đích xử lý quặng Zn là để

tạo ra dung dịch kẽm sunfat không có tạp chất ảnh hưởng không tốt đến phản ứng catot.

Đồng được sản xuất bằng các quá trình luyện kim chứa nhiều tạp chất. Tạp chất ảnh

hưởng xấu đến tính chất cơ, điện của Cu. Phương pháp điện phân tinh luyện sẽ cải thiện

Hồ Thị Ngọc Lan- Hóa 3A



17



Phương pháp phân tích hóa lý



Điện phân- Đặc điểm và ứng dụng



tính chất điện của Cu. Lý do thứ hai của điện phân tinh luyện là tách các kim loại quý như

Au, Ag, Pt, Pd. Các kim loại tạp chất có mặt ở anot đồng, như Fe, Zn cũng bị oxi hóa thành

Fe2+ và Zn2+ trong dung dịch song chúng không bị khử ở catot tại thế khử đồng. Các kim

loại có thế dương điện hơn như vàng, bạc không bị oxi hóa anot và đọng lại ở đáy bình điện

phân khi anot đồng bị hòa tan. Bằng cách này đồng đạt độ tinh khiết là 99,5%.

IV. Tách và phân tích các chất trong hỗn hợp.

Phương pháp điện phân là một trong các phương pháp được dùng trong phân tích và

có tầm quan trọng nhất định. Bởi phương pháp điện phân cho kết quả chính xác, thời gian

phân tích không kéo dài và có khả năng khống chế cho phép tách đơn giản nhiều ion cùng

có mặt.

IV.1. Phương pháp phân tích điện khối lượng.

Trong phân tích điện khối lượng, người ta tiến hành điện phân dung dịch phân tích

trong các điều kiện thích hợp để thực tế toàn bộ ion chất cần phân tích bị điện phân kết tủa

định lượng lên bề mặt điện cực làm việc. Trước khi điện phân, ta cân điện cực làm việc.

Sau khi điện phân, đem rửa, sấy và cân lại điện cực có kết tủa bám vào. Dựa vào khối lượng

kết tủa sẽ tính hàm lượng chất cần phân tích.

Phương pháp điện khối lượng thường được sử dụng để định lượng các ion kim loại

có hoạt tính điện hóa và trong một số trường hợp cần dùng để xác định một số anion có khả

năng kết tủa điện hóa trên bề mặt điện cực làm việc. Điện cực làm việc thường có dạng

hình trụ lưới bằng platin đôi khi bằng bạc. Cực phụ trở thường là một dây thường là một

dây Pt dạng lò xo hoặc dạng thanh có kích thước nhỏ.

IV.2. Tách bằng phương pháp điện phân.

Thủy ngân là điện cực làm việc có rất nhiều ưu điểm và được sử dụng rộng rãi trong

phân tích điện hóa. Ưu điểm: có thể tạo hỗn hống với nhiều kim loại nên việc điện phân các

ion kim loại đó dùng catot thủy ngân rất dễ dàng; điện cực Hg dễ được làm sạch, dễ chuẩn

bị, có bề mặt rất đồng nhất nên các phép đo với các loại điện cực này có độ lặp rất cao; hóa

thế hidro trên điện cực rất lớn, nên khoảng thế để điện phân các ion kim loại và nhiều chất

vô cơ cũng như hữu cơ là rất rộng. Tách trong trường hợp này là tách kim loại đã được hòa

tan trong thủy ngân tạo thành hỗn hống mà không chuyển vào dung dịch nữa. Sau đó cho

thủy ngân bay hơi sẽ thu được các kim loại, nhất là kim loại quý tinh khiết như vàng, bạc…



Hồ Thị Ngọc Lan- Hóa 3A



18



Phương pháp phân tích hóa lý



Điện phân- Đặc điểm và ứng dụng

Hình 13. Sơ đồ thiết bị bình điện phân

dùng catot đáy thủy ngân

1. Bình điện phân

2. Catot Hg

3. Cực calomen

4. Anot Pt

5. Đầu tiếp xúc

6. Máy khuấy

7. Ống dẫn khí

8. Nắp đậy.



Ví dụ: Tách Cd khỏi Zn.

Giả sử có dung dịch chứa lượng vết Zn 2+ bên cạnh lượng Cd2+. Để tách, người ta

dùng nền axit sunfuric loãng. Thêm vào 200ml dung dịch phân tích 4-5g hidrazin sunfat (để

loại oxi hòa tan trong dung dịch). Tiến hành điện phân với điện cực AgCl là điện cực so

sánh để kết tủa thực tế hoàn toàn Cd vào Hg. Để xác định lượng vết Cd đó, sau khi kết thúc

điện phân, ta rửa sạch catot bằng nước cất rồi khuấy lớp thủy ngân đó với dung dịch Hg 2+

loãng, toàn bộ Cd hòa tan trong Hg sẽ chuyển vào trong dung dịch theo phản ứng:

Cd + Hg2+→ Cd2+ + Hg

Sau đó xác định lượng Cd2+ trong dung dịch trên bằng phương pháp cực phổ.

IV.3. Phương pháp chuẩn độ điện lượng.

Đây không phải là phương pháp chuẩn độ thường dùng buret để đựng dung dịch

chuẩn. Tuy vậy, trong phương pháp này người ta vẫn thường sử dụng phản ứng hóa học để

xác định các chất, trong đó ta dùng phương pháp điện phân để điều chế thuốc thử R, thuốc

thử này phản ứng hóa học với chất cần phân tích X theo phản ứng hóa học: R+ X → RX

Biết được điện lượng điều chế thuốc thử R, ta tính được hàm lượng của X với điều

kiện các phản ứng xảy ra định lượng. Trong phương pháp này, người ta thường sử dụng

phương pháp điện phân khi cường độ dòng không đổi để việc xác định điện lượng được

đơn giản và dễ dàng. Vấn đề quan trọng là chọn thuốc thử sao cho hiệu suất điện phân là

Hồ Thị Ngọc Lan- Hóa 3A



19



Phương pháp phân tích hóa lý



Điện phân- Đặc điểm và ứng dụng



100% đối với việc điều chế thuốc thử R và xác định thời điểm phản ứng giữa thuốc thử R

và chất cần phân tích X vừa kết thúc.

V. Đúc điện.

V.1. Tác dụng.

Đúc điện (kết tủa điện phân kim loại): để chế tạo những sản phẩm có hình dạng phức

tạp và thành mỏng (khuôn ép tinh vi, bản kẽm in, mạch điện tử…)

V.2. Đặc điểm.

Trước tiên, ta làm khuôn của vật định đúc bằng sáp ong hay bằng một chất khác dễ

nặn, rồi quét lên đó một lớp than chì (graphit) mỏng để cho bề mặt khuôn trở nên dẫn điện.

Khuôn này được dùng làm cực âm, còn cực dương thì bằng kim loại mà ta muốn đúc và

dung dịch điện phân là muối của kim loại đó.

Khi đặt một hiệu điện thế vào 2 điện cực đó, kim loại sẽ kết thành một lớp trên

khuôn đúc, dày hay mỏng là tùy thuộc vào thời gian điện phân. Sau đó người ta tách lớp

kim loại ra khỏi khuôn và được vật cần đúc. Muốn vậy, người ta chế tạo mẫu vật, chẳng

hạn bằng nhôm rồi mạ lên nó lớp đồng có chiều dày cần thiết, sau đó hòa tan mẫu vật trong

axit clohidric hay kiềm, nhôm tan đi để lại sản phẩm bằng đồng có hình dạng và chiều dày

mong muốn.

VI. Gia công điện phân qua ống hình.

VI.1. Giới thiệu.

Gia công điện phân qua ống hình là phương pháp gia công điện phân trong đó sử

dụng dung dịch điện phân axit. Phương pháp này được phát triển và hoàn thiện bởi General

Electric Aircraft Engine Group để gia công lỗ có tỉ lệ giữa chiều sâu và đường kính lớn.

Loại lỗ này khó hoặc không thể gia công bằng khoan thông thường cũng không gia công

điện hóa thông thường được vì phương pháp điện hóa thông thường tạo ra chất kết tủa

không tan làm ngăn cản quá trình gia công. Để giải quyết khó khăn đó, phương pháp gia

công điện phân qua ống hình sử dụng chất điện phân axit do đó hòa tan kim loại thành dung

dịch thay cho việc tạo ra chất kết tủa.

VI.2. Đặc điểm.

Tương tự như hệ thống gia công điện phân thông thường, hệ thống này dùng điện áp

một chiều có điện áp thấp để tạo ra phản ứng điện phân giữa anot (phôi) và catot dụng cụ.

Hệ thống gia công này có những đặc biệt sau:

Hồ Thị Ngọc Lan- Hóa 3A



20



Phương pháp phân tích hóa lý



Điện phân- Đặc điểm và ứng dụng



- Độ cứng vững của hệ thống thấp hơn hệ thống gia công điện phân thông thường.

- Hệ thống phải chịu được axit.

- Cần phải đảo chiều dòng điện định kỳ vì chất điện phân làm tăng xu hướng mạ

trên catot (dụng cụ) kim loại gia công.



Hình 14. Sơ đồ hệ thống gia công điện phân qua ống hình.

Máy dùng cho điện phân qua ống hình phải có một hệ thống che kín để tránh bắn tóe

chất điện phân. Thêm vào đó, máy cũng có hệ thống thông khí để thông khí H 2 sinh ra trong

quá trình điện phân. Ngoài ra, máy phải có dụng cụ để đo nồng độ chất điện phân.

Catot trong gia công điện phân qua ống hình có vai trò tương tự như mũi khoan và

được làm bằng titan nguyên chất. Để đảm bảo độ chính xác gia công định kỳ cần nắn thẳng

và mài lại catot. Đồ gá kẹp chi tiết và dẫn hướng catot thường làm bằng titan nguyên chất

để khi tiếp xúc với axit sẽ tạo ra một lớp bảo vệ trên bề mặt. Kẹp catot được làm bẳng thép

không gỉ và phải đảm bảo dẫn điện vào catot. Các ống dẫn axit vào trong catot lằm bằng

nhựa Lexan hay acrylic.

VI.3. Ưu điểm.

- Có thể gia công đồng thời nhiều lỗ rất sâu.

- Có thể gia công với vật liệu rất cứng với lỗ có hình dạng bất kỳ, như ý muốn.

- Không cần phải có người điều khiển vì quá trình điện phân tự xảy ra bên trong.

- Không làm cháy hay hỏng tổ chức tế vi lớp bề mặt.

Hồ Thị Ngọc Lan- Hóa 3A



21



Phương pháp phân tích hóa lý



Điện phân- Đặc điểm và ứng dụng



VI.4. Nhược điểm.

- Hệ thống, dụng cụ gia công phức tạp và thải ra nhiều chất độc hại cho môi trường.

- Quá trình điện phân sử dụng dung dịch điện phân axit nên đòi hỏi thiết bị phải chịu được axit.

- Không thể gia công titan nguyên chất và kim loại chịu nhiệt.

VI.5. Ứng dụng.

- Gia công các lỗ làm mát ở cánh quạt tuốc bin, van tuốc bin.

- Gia công các đường dầu, các lỗ vòi phun nhiên liệu.



Hình 15 . Vòi phun nhiên liệu.



- Gia công các lỗ không cho phép gia công xung điện vì có hiện tượng cháy.

- Gia công các dãy lỗ làm bằng kim loại chống ăn mòn có tính gia công thấp hoặc bằng kim

loại có độ bền cao.

VII. MẠ ĐIỆN.

VII.1. Định nghĩa.

Mạ điện dùng phương pháp điện phân để kết tủa trên lớp kim loại hoặc hợp kim

mỏng, để chống sự ăn mòn, trang trí bề mặt, tăng tính dẫn điện, tăng kích thước, tăng độ

cứng bề mặt.

Trong mạ điện, yếu tố quan trọng nhất không phải là tiết kiệm năng lượng, tăng hiệu

suất mà là chất lượng mạ. Vì vậy, phải tìm thành phần dung dịch, điều kiện điện phân, để

đảm bảo lớp mạ có những tính chất sau:

- Bám chắc vào kim loại nền, không bong.

- Lớp mạ có kết tinh nhỏ mịn, độ xốp nhỏ, độ bóng, dẻo, cứng phải cao.

- Lớp mạ có đủ độ dày nhất định.

Cấu tạo tinh thể giữ vai trò quyết định đến chất lượng lớp mạ. Tinh thể càng nhỏ mịn thì

lớp mạ càng tốt.

Hồ Thị Ngọc Lan- Hóa 3A



22



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

×