Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 39 trang )
Phương pháp phân tích hóa lý
Điện phân- Đặc điểm và ứng dụng
0
Catot: 2Al3+ + 6e → 2Al
3
Anot: 3O 2- → O 2 + 6e
2
dpnc
→
Hay: Al2O3 4Al + 3O2↑
criolit
Hình 8. Sơ đồ thùng điện
phân Al2O3 nóng chảy.
+ Các kim loại kiềm được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy hidroxit hoặc muối
clorua của chúng trong điều kiện không cho sản phẩm tiếp xúc với không khí. Riêng kim
loại kiềm thổ, thực tế chỉ điện phân muối clorua.
dpnc
2MOH 2M +1/2 O2↑ + H2O↑ (M = Na, K,…)
→
dpnc
2MClx 2M + xCl2 (x = 1,2)
→
Ví dụ: Điện phân nóng chảy NaOH.
NaOH → Na + + OH -
Catot: 2Na + + 2e → 2Na
1
2
Anot: 2OH → O 2 ↑ + H 2 O + 2e
1
2
Hay: 2NaOH → 2Na + O 2 ↑ + H 2O
Ví dụ: Điện phân nóng chảy NaCl.
NaCl → Na + + Cl1
Catot: Na + + 1e → Na
Anot: Cl- → Cl2 ↑ + 1e
2
1
dpnc
→
Hay: NaCl Na + Cl 2 ↑
2
II.1.2. Điện phân dung dịch.
Dùng để điều chế các kim loại hoạt động trung bình và yếu: Fe, Cu, Ag,… và nước
trong dung dịch đóng vai trò để các cation và anion di chuyển về các điện cực, đôi khi tham
gia vào phản ứng điện cực. Tuy nhiên, thực tế người ta ít dùng điện phân, thay vào đó là
nhiệt luyện.
- Một lượng lớn xút, khí clo, khí oxi, khí hidro, các hợp chất chứa oxi của clo
(hypoclorit, clorat) được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch.
+ Xút và khí clo được sản xuất từ nguyên liệu vô cùng rẻ là muối ăn.
Hồ Thị Ngọc Lan- Hóa 3A
14
Phương pháp phân tích hóa lý
Điện phân- Đặc điểm và ứng dụng
NaCl → Na + + ClCatot: 2H 2 O + 2e → H 2 ↑ + 2OH Anot: 2Cl- → Cl 2 ↑ + 2e
dpdd
Hay: 2NaCl + 2H2O → Cl2↑ + H2↑ + 2NaOH
co mang ngan
Hình 9. Điện phân dung dịch
NaCl có màng ngăn.
Với điện phân có màng ngăn, hai sản phẩm thu được đồng thời với NaOH là Cl 2 và
H2. Với điện phân không có màng ngăn, sản phẩm tạo thành là nước Gia- ven có ý nghĩa
trong đời sống sinh hoạt và công nghiệp giấy, vải,…
Hình 10. Nước Gia- ven.
Ưu điểm:
- Công nghệ đơn giản.
- Sử dụng nguyên liệu và năng lượng toàn diện hơn.
- Tạo được sản phẩm có giá trị và độ sạch cao.
Nhược điểm: Tiêu tốn nhiều năng lượng.
+ Bên cạnh phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng được dùng rất phổ
biến, oxi cùng với hidro có thể điều chế bằng cách điện phân nước. Về bản chất, nước
nguyên chất không bị điện phân do điện trở quá lớn. Do vậy, muốn điện phân nước cần cho
vào thêm các chất điện li mạnh như: muối tan, axit mạnh, bazơ mạnh,…
Hồ Thị Ngọc Lan- Hóa 3A
15
Phương pháp phân tích hóa lý
Điện phân- Đặc điểm và ứng dụng
dp
2H2O 2H2↑ + O2↑
→
+ Phương pháp điện phân còn được dùng để điều chế nước oxi già, các hợp chất
feroxit, pemanganat, mangan đioxit,…
Hình 11. Nước oxi già.
Điện phân dung dịch H2SO4 50% hoặc dung dịch (NH4)2SO4 trong H2SO4 với mặt
của dòng điện lớn và điện cực platin ở nhiệt độ 5- 10 oC. Tuy cơ chế chi tiết của quá trình
điện phân vẫn chưa biết rõ hoàn toàn, nhưng cơ chế chung như sau:
22HSO-4 € S2 O8 + 2H + + 2e
2SO 2- ƒ
4
2S2 O8 + 2e
Axit peoxitdi sufuric (H2S2O8) được tạo nên khi điện phân sẽ kết hợp với nước tạo
H 2S2 O8 + 2H 2 O ƒ 2H 2SO 4 + H 2O 2
thành H2O2:
Chưng cất hỗn hợp thu được ở áp suất thấp sẽ thu được dung dịch H 2O2 loãng.
Nhược điểm: nguyên liệu đắt và tốn nhiều điện năng.
II.2. Tổng hợp các chất hữu cơ.
Tổng hợp các chất hữu cơ bằng phương pháp điện phân là một lĩnh vực được nhiều nhà
khoa học quan tâm và đã có rất nhiều công trình công bố.
II.2.1.Ưu điểm.
- Tiết kiệm hóa chất, dễ điều khiển, phản ứng xảy ra trong điều kiện nhiệt độ và áp
suất bình thường.
- Sản phẩm tạo ra có độ tinh khiết cao, độ chọn lọc cao, do đó giá thành rẻ, hiệu quả
kinh tế cao.
II.2.2. Điện phân theo phương pháp Kolbe.
Điện phân Kolbe hay phản ứng Kolbe là một phương pháp tổng hợp chất hữu cơ- đầu tiên
bằng phương pháp điện phân và được đặt tên theo Adolph Wilhelm Hermann Kolbe.
Hình 12. Adolph Wilhelm Hermann Kolbe
( 1818- 1884.)
Hồ Thị Ngọc Lan- Hóa 3A
16
Phương pháp phân tích hóa lý
Điện phân- Đặc điểm và ứng dụng
Phân li trong dung dịch: RCOONa → RCOO- + Na+
Phản ứng điện cực:
II.2.3. Các hợp chất hữu cơ khác.
Ngày nay, người ta đã tiến hành tổng hợp các chất hữu cơ bằng phương pháp điện
phân, trên catot khử các hợp chất có liên kết đôi hoặc liên kết ba để tạo ra các hợp chất có
polime hoặc là no hóa các hidrocacbua không no; khử hóa các hợp chất nitro…Trên anot
tiến hành các phản ứng oxi hóa, phản ứng thế, phản ứng kết hợp. Phản ứng flo hóa:
C2H6 + 12 F− → C2F6 + 6HF + 12e
Tuy nhiên cho đến nay, phương pháp điện phân dùng để tổng hợp chất hữu cơ vẫn
chưa được sử dụng rộng rãi.
III. Tinh luyện kim loại bằng điện phân.
Tinh luyện một số kim loại: Cu, Pb, Zn, Fe, Ag, Au…
Nguyên tắc: Dùng ngay kim loại cần tinh chế làm anot. Khi điện phân kim loại anot
bị hòa tan chuyển vào dung dịch và lại kết tủa trên catot dưới dạng tinh khiết (tạp chất hoặc
chất không tan chuyển thành bùn anot, hoặc tan chuyển vào dung dịch nhưng không kết tủa
ở catot).
Luyện kẽm thông dụng nhất là điện phân dung dịch ZnSO4. Sản phẩm Zn thu được
có thể đạt 99,99%. Do quá thế của H2 trên Zn rất cao nên Zn có thể kết tủa trong môi trường
axit với hiệu suất rất cao. Tuy nhiên, ở một số vị trí, quá thế (*) hidro thấp, nên sự có mặt
các tạp chất, chúng sẽ kết tủa đồng thời với Zn như: Cu, Bi, Ge và Sb không chỉ làm giảm
hiệu suất dòng mà còn ngăn không cho Zn kết tủa. Vì vậy mục đích xử lý quặng Zn là để
tạo ra dung dịch kẽm sunfat không có tạp chất ảnh hưởng không tốt đến phản ứng catot.
Đồng được sản xuất bằng các quá trình luyện kim chứa nhiều tạp chất. Tạp chất ảnh
hưởng xấu đến tính chất cơ, điện của Cu. Phương pháp điện phân tinh luyện sẽ cải thiện
Hồ Thị Ngọc Lan- Hóa 3A
17
Phương pháp phân tích hóa lý
Điện phân- Đặc điểm và ứng dụng
tính chất điện của Cu. Lý do thứ hai của điện phân tinh luyện là tách các kim loại quý như
Au, Ag, Pt, Pd. Các kim loại tạp chất có mặt ở anot đồng, như Fe, Zn cũng bị oxi hóa thành
Fe2+ và Zn2+ trong dung dịch song chúng không bị khử ở catot tại thế khử đồng. Các kim
loại có thế dương điện hơn như vàng, bạc không bị oxi hóa anot và đọng lại ở đáy bình điện
phân khi anot đồng bị hòa tan. Bằng cách này đồng đạt độ tinh khiết là 99,5%.
IV. Tách và phân tích các chất trong hỗn hợp.
Phương pháp điện phân là một trong các phương pháp được dùng trong phân tích và
có tầm quan trọng nhất định. Bởi phương pháp điện phân cho kết quả chính xác, thời gian
phân tích không kéo dài và có khả năng khống chế cho phép tách đơn giản nhiều ion cùng
có mặt.
IV.1. Phương pháp phân tích điện khối lượng.
Trong phân tích điện khối lượng, người ta tiến hành điện phân dung dịch phân tích
trong các điều kiện thích hợp để thực tế toàn bộ ion chất cần phân tích bị điện phân kết tủa
định lượng lên bề mặt điện cực làm việc. Trước khi điện phân, ta cân điện cực làm việc.
Sau khi điện phân, đem rửa, sấy và cân lại điện cực có kết tủa bám vào. Dựa vào khối lượng
kết tủa sẽ tính hàm lượng chất cần phân tích.
Phương pháp điện khối lượng thường được sử dụng để định lượng các ion kim loại
có hoạt tính điện hóa và trong một số trường hợp cần dùng để xác định một số anion có khả
năng kết tủa điện hóa trên bề mặt điện cực làm việc. Điện cực làm việc thường có dạng
hình trụ lưới bằng platin đôi khi bằng bạc. Cực phụ trở thường là một dây thường là một
dây Pt dạng lò xo hoặc dạng thanh có kích thước nhỏ.
IV.2. Tách bằng phương pháp điện phân.
Thủy ngân là điện cực làm việc có rất nhiều ưu điểm và được sử dụng rộng rãi trong
phân tích điện hóa. Ưu điểm: có thể tạo hỗn hống với nhiều kim loại nên việc điện phân các
ion kim loại đó dùng catot thủy ngân rất dễ dàng; điện cực Hg dễ được làm sạch, dễ chuẩn
bị, có bề mặt rất đồng nhất nên các phép đo với các loại điện cực này có độ lặp rất cao; hóa
thế hidro trên điện cực rất lớn, nên khoảng thế để điện phân các ion kim loại và nhiều chất
vô cơ cũng như hữu cơ là rất rộng. Tách trong trường hợp này là tách kim loại đã được hòa
tan trong thủy ngân tạo thành hỗn hống mà không chuyển vào dung dịch nữa. Sau đó cho
thủy ngân bay hơi sẽ thu được các kim loại, nhất là kim loại quý tinh khiết như vàng, bạc…
Hồ Thị Ngọc Lan- Hóa 3A
18