1. Trang chủ >
  2. Khoa học tự nhiên >
  3. Hóa học >

VI. Gia công điện phân qua ống hình.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 39 trang )


Phương pháp phân tích hóa lý



Điện phân- Đặc điểm và ứng dụng



- Độ cứng vững của hệ thống thấp hơn hệ thống gia công điện phân thông thường.

- Hệ thống phải chịu được axit.

- Cần phải đảo chiều dòng điện định kỳ vì chất điện phân làm tăng xu hướng mạ

trên catot (dụng cụ) kim loại gia công.



Hình 14. Sơ đồ hệ thống gia công điện phân qua ống hình.

Máy dùng cho điện phân qua ống hình phải có một hệ thống che kín để tránh bắn tóe

chất điện phân. Thêm vào đó, máy cũng có hệ thống thông khí để thông khí H 2 sinh ra trong

quá trình điện phân. Ngoài ra, máy phải có dụng cụ để đo nồng độ chất điện phân.

Catot trong gia công điện phân qua ống hình có vai trò tương tự như mũi khoan và

được làm bằng titan nguyên chất. Để đảm bảo độ chính xác gia công định kỳ cần nắn thẳng

và mài lại catot. Đồ gá kẹp chi tiết và dẫn hướng catot thường làm bằng titan nguyên chất

để khi tiếp xúc với axit sẽ tạo ra một lớp bảo vệ trên bề mặt. Kẹp catot được làm bẳng thép

không gỉ và phải đảm bảo dẫn điện vào catot. Các ống dẫn axit vào trong catot lằm bằng

nhựa Lexan hay acrylic.

VI.3. Ưu điểm.

- Có thể gia công đồng thời nhiều lỗ rất sâu.

- Có thể gia công với vật liệu rất cứng với lỗ có hình dạng bất kỳ, như ý muốn.

- Không cần phải có người điều khiển vì quá trình điện phân tự xảy ra bên trong.

- Không làm cháy hay hỏng tổ chức tế vi lớp bề mặt.

Hồ Thị Ngọc Lan- Hóa 3A



21



Phương pháp phân tích hóa lý



Điện phân- Đặc điểm và ứng dụng



VI.4. Nhược điểm.

- Hệ thống, dụng cụ gia công phức tạp và thải ra nhiều chất độc hại cho môi trường.

- Quá trình điện phân sử dụng dung dịch điện phân axit nên đòi hỏi thiết bị phải chịu được axit.

- Không thể gia công titan nguyên chất và kim loại chịu nhiệt.

VI.5. Ứng dụng.

- Gia công các lỗ làm mát ở cánh quạt tuốc bin, van tuốc bin.

- Gia công các đường dầu, các lỗ vòi phun nhiên liệu.



Hình 15 . Vòi phun nhiên liệu.



- Gia công các lỗ không cho phép gia công xung điện vì có hiện tượng cháy.

- Gia công các dãy lỗ làm bằng kim loại chống ăn mòn có tính gia công thấp hoặc bằng kim

loại có độ bền cao.

VII. MẠ ĐIỆN.

VII.1. Định nghĩa.

Mạ điện dùng phương pháp điện phân để kết tủa trên lớp kim loại hoặc hợp kim

mỏng, để chống sự ăn mòn, trang trí bề mặt, tăng tính dẫn điện, tăng kích thước, tăng độ

cứng bề mặt.

Trong mạ điện, yếu tố quan trọng nhất không phải là tiết kiệm năng lượng, tăng hiệu

suất mà là chất lượng mạ. Vì vậy, phải tìm thành phần dung dịch, điều kiện điện phân, để

đảm bảo lớp mạ có những tính chất sau:

- Bám chắc vào kim loại nền, không bong.

- Lớp mạ có kết tinh nhỏ mịn, độ xốp nhỏ, độ bóng, dẻo, cứng phải cao.

- Lớp mạ có đủ độ dày nhất định.

Cấu tạo tinh thể giữ vai trò quyết định đến chất lượng lớp mạ. Tinh thể càng nhỏ mịn thì

lớp mạ càng tốt.

Hồ Thị Ngọc Lan- Hóa 3A



22



Phương pháp phân tích hóa lý



Điện phân- Đặc điểm và ứng dụng



VII.2. Lịch sử ra đời.

Ngành mạ điện được nhà bác học người Ý Luigi.V.Brugnatelli khai sinh vào năm

1805. Ông đã sử dụng thành quả của người đồng nghiệp Alessandro Volta- pin Volta, để

tạo ra lớp phủ điện hóa đầu tiên. Phát minh của ông có ứng dụng trong công nghiệp trong

suốt 30 năm và chỉ được nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm.



Hình 17. Alessandro Volta

( 1745- 1827.)



Hình 16. Luigi.V.Brugnatelli.



Năm 1839, hai nhà bác học Anh và Nga khác độc lập nghiên cứu quá trình mạ kim

loại đồng cho những nút bản in. Ngay sau đó, John Wright, Birmingham (người Anh) sử

dụng KCN cho dung dịch mạ vàng, bạc. Tiếp bước Wright, George Richard Elkington

và Henry Elkington đã nhận được bằng sáng chế kĩ thuật mạ điện vào năm 1840. Hai năm

sau đó, ngành công nghiệp mạ điện tại Birmingham đã có sản phẩm mạ điện trên khắp thế

giới.



Hình 18. George Richard Elkington

(1801- 1865).



VII.3.

Trước



Quá trình xử lý bề mặt.

khi nhúng chi tiết vào bể điện phân, bề mặt



chi tiết cần phải thật bằng phẳng, sắc nét, bóng, tuyệt đối sạch các chất dầu mỡ, các màng oxit

Hồ Thị Ngọc Lan- Hóa 3A



23



Phương pháp phân tích hóa lý



Điện phân- Đặc điểm và ứng dụng



có thể có. Trong điều kiện như vậy, lớp mạ thu được mới có độ bám tốt, không xước, không

sần sùi, bóng sáng đều, toàn lớp mạ được đồng nhất . Gia công bề mặt kim loại trước khi mạ

bao gồm hai phương pháp sau:

- Phương pháp gia công cơ khí: mài thô, mài tinh, đánh bóng, quay bóng hay xóc

bóng trong thùng quay, chải, phun cát,…

- Phương pháp gia công hóa học hay điện hóa học: tẩy dầu mỡ, tẩy gỉ, tẩy lại làm

bóng bề mặt, rửa sạch.

Chất lượng lớp mạ phụ thuộc một cách cơ bản vào phương pháp được lựa chọn, kỹ

thuật và điều kiện tiến hành chuẩn bị bề mặt vật mạ, không được phép coi nhẹ việc chuẩn bị

bề mặt vật mạ.

Trong phạm vi của tiểu luận, chỉ đề cập đến phương pháp gia công điện hóa học (sử dụng

công nghệ điện phân).

VII.3.1. Mài điện hóa (sử dụng công nghệ điện phân).

VII.3.1.1. Định nghĩa.

Mài điện hóa là dạng đặc biệt của phương pháp gia công điện hóa trong đó đá mài

quay (catot) là một đĩa mài hình vành khăn dẫn điện có gắn các hạt kim cương, hoặc

carbid silic hoặc cô ranh đông, được dùng để tăng cường sự hòa tan của bề mặt kim loại

gia công (anot).

Phương pháp có năng suất cao gấp 2 lần so với phương pháp mài thông thường.

VII.3.1.2. Đặc điểm.



Hình 19. Nguyên lý gia công mài điện hóa.

Đá mài phải dẫn điện, thông thường đá mài có thành phần là graphit hạt mài và chất

kết dính. Dung dịch chất điện phân thường dùng là nước thủy tinh hoặc dung dịch CaNO 3.

Khi gia công, đá mài là điện cực âm, chi tiết gia công là cực dương. Các hạt mài nhô

lên tạo khe hở giữa chi tiết và đá. Khe hở này chứa đầy dung dịch chất điện phân. Khi có

Hồ Thị Ngọc Lan- Hóa 3A



24



Phương pháp phân tích hóa lý



Điện phân- Đặc điểm và ứng dụng



dòng điện một chiều chạy qua, quá trình điện hoá – hoà tan điện cực dương sẽ xảy ra trong

vùng này.

Vật liệu bị hoà tan được tách khỏi bề mặt gia công nhờ tác dụng cơ học của hạt mài

khi đá mài chuyển động.

Vật liệu bị hoà tan cùng với chất điện phân được những hạt mài chuyển động cuốn ra

ngoài, đồng thời chất điện phân mới được phun vào chứa đầy vùng khe hở.

Khi sử dụng phương pháp này, vận tốc đá mài 20~30m/s, điện thế làm việc 6~8V,

cường độ dòng có thể đến 2000A.

Phương pháp mài bằng điện phân chủ yếu sử dụng để mài sắc hợp kim cứng.

VII.3.1.3. Ưu điểm.

-



Năng suất cao nhưng không tổn hao nhiều nhiệt.



-



Độ bóng bề mặt rất tốt, độ nhám cao.



-



Không có biến đổi cấu trúc tế vi và không có hiện tượng hóa cứng bề mặt cũng như

không có ứng suất dư bên trong. Do không có hiện tượng ứng suất dư nên điều này

rất thuận lợi cho việc gia công hợp kim cứng, có thể tránh được hiện tượng rạn nứt

khi mài.



-



Ít bị đốt nóng và đốt cháy.



-



Điện áp thấp.

VII.3.2. Đánh bóng điện hóa.



Hình 20. Máy đánh bóng điện hóa.



VII.3.2.1. Tác dụng.

- Bề mặt kim loại không có vết xước, độ bằng phẳng và độ bóng cao.

- Nâng cao độ chịu ma sát cũng như độ bền chống ăn mòn.

Hồ Thị Ngọc Lan- Hóa 3A



25



Phương pháp phân tích hóa lý



Điện phân- Đặc điểm và ứng dụng



- Bề mặt kim loại sau khi đánh bóng điện hóa có thể photphat hóa, sơn, quét vecni,

anot hóa, oxi hóa hoặc mạ kim loại khác lên nó.

- Đánh bóng tốt cho những chi tiết có hình dạng phức tạp.

VII.3.2.2. Phạm vi áp dụng.

Có 3 nhóm kim loại thường đánh bóng điện hóa: nhôm và hợp kim nhôm, đồng và hợp kim

đòng, các loại thép.

Chỉ các kim loại 1 pha (dung dịch rắn) và kim loại nguyên chất mới có thể đánh bóng điện

hóa thuận lợi.

VII.3.2.3. Cơ chế đánh bóng.

Đưa kim loại cần đánh bóng nhúng vào dung dịch chất điện phân thích ứng, nối với

cực dương nguồn điện 1 chiều (anot), còn cực âm nguồn điện nối với 1 điện cực trơ cùng

nhúng vào dung dịch trên catot.

Tăng dần thế điện cực của anot lên, đồng thời đo mật độ dòng anot I A tương ứng,

trên cơ sở đó xây dựng đường cong phân cực anot. Đường cong này là hình dạng chung đối

với một số kim loại bị thụ động trong các dung dịch bị đánh bóng điện hóa.



Hình 21. Đường cong phân cực trong quá trình đánh bóng điện hóa.

Đoạn AB ứng với trường hợp thế điện cực tăng, dòng anot I A (tốc độ hòa tan anot)

tăng theo một cách tỉ lệ thuận. Đoạn AB tuân theo định luật Faraday.

Đoạn BC cho thấy dòng anot I A (tức tốc độ hòa tan anot) giảm mạnh, khi thế anot

tăng không đáng kể. Đoạn này ứng với trạng thái bề mặt anot bị che phủ bởi các sản phẩm

hòa tan, làm tăng điện trở bề mặt, tốc độ hòa tan anot giảm xuống.

Đoạn CD: ứng với tốc độ hòa tan anot thấp nhất và không đổi mặc dù thế anot vẫn

tăng, điều này phản ánh bề mặt anot bị thụ động hóa hoàn toàn. Khi thế anot tăng đến điểm

D ứng đúng với thế giải phóng khí oxi.

Hồ Thị Ngọc Lan- Hóa 3A



26



Phương pháp phân tích hóa lý



Điện phân- Đặc điểm và ứng dụng

4OH- - 4e → O2↑+ 2H2O



Khi đó sự tăng thế làm dòng anot IA tăng theo (do tốc độ giải phóng khí oxi tăng lên).

Quá trình đánh bóng điện hóa xuất hiện trên đoạn CD và tiếp tục trên đoạn DE của

đường cong phân cực anot. Tuy nhiên, trên đoạn DE có sự thoát O 2 đồng thời với quá trình

làm bóng, nên có khả năng gây ăn mòn vết trên bề mặt anot.

Quá trình làm bóng điện hóa luôn kèm theo sự hình thành một màng nhớt bao quanh

anot. Độ dày màng nhớt vào khoảng vài phần trăm milimet. Màng nhớt có ảnh hưởng một

cách căn bản lên sự san bằng tế vi và độ bóng bề mặt đối tượng.

Quá trình đánh bóng điện hóa thường sử dụng dòng điện một chiều. Đôi khi người ta

cũng sử dụng dòng điện xoay chiều để đánh bóng điện hóa với mục đích loại trừ hiện tượng

ăn mòn vết (vì không có hiện tượng thoát khí oxi). Phương pháp này dễ thực hiện vì không

cần thiết phải kiểm tra chặt chẽ thành phần dung dịch và điều kiện tiến hành.

VII.3.2.4. Các loại dung dịch làm bóng điện hóa.

Chất điện li làm bóng cho một kim loại nhất định phải hòa tan anot kim loại đó. Sản

phẩm tạo thành phải dễ dàng tan trong dung dịch đó. Hiệu quả làm bóng cao hơn nếu dung

dịch chất điện li có khả năng oxi hóa đồng thời lên kim loại anot.

Chất điện li đánh bóng điện hóa thường được chia làm 2 nhóm: nhóm chất điện ly có điện

trở thấp và nhóm chất điện ly có điện trở cao.

VII.3.2.5. Ưu điểm.

- Bề mặt chi tiết có lớp biến hình cứng, không có hiện tượng biến hình bề mặt và không có

tạp chất. Trong quá trình điện phân có oxi thoát ra, vì vậy trên bề mặt đánh bóng hình thành

lớp màng oxi hóa.

- Có tính chọn lọc với nguyên liệu.

- Có khả năng đánh bóng cho những chi tiết có hình dáng phức tạp.

- Năng suất lao động cao.

VII.3.3. Tẩy dầu điện hóa.

VII.3.3.1. Mục đích.

Các loại dầu mỡ bôi chống gỉ hay làm thuốc đánh bóng đã cũ trên bề mặt chi tiết, ngăn cản

quá trình điện kết tủa kim loại, gây bong lớp mạ mới, đồng thời làm bẩn dung dịch mạ. Do

đó, tùy theo bản chất dầu mỡ bám trên bề mặt chi tiết ta có thể áp dụng phương pháp tẩy

Hồ Thị Ngọc Lan- Hóa 3A



27



Phương pháp phân tích hóa lý



Điện phân- Đặc điểm và ứng dụng



dầu mỡ khác nhau như: tẩy dầu mỡ bằng dung môi hữu cơ, tẩy dầu mỡ hóa học, tẩy dầu

mỡ điện hóa, tẩy dầu mỡ siêu âm, tẩy dầu mỡ thủ công và tẩy dầu mỡ trong thùng quay.

VII.3.3.2. Đặc điểm của phương pháp tẩy dầu điện hóa.

Phương pháp tẩy



Đặc điểm



Phạm vi ứng dụng



dầu

Tẩy dầu catot



Thể tích khí H2 thoát ra trên catot lớn Thích hợp với tẩy kim

hơn gấp đôi thể tích khí O2 thoát ra trên loại màu như Al, Zn,

anot. Nên tẩy dầu catot hiệu suất cao Sn, Pd, Cu và hợp kim

hơn so với tẩy dầu anot, kim loại không của chúng.

ăn mòn nhưng dễ thấm H2. Nhược điểm

của phương pháp này là tạp chất kim

loại dễ bám vào bề mặt chi tiết ảnh



Tẩy dầu anot



hưởng đến độ bám chắc.

Kim loại nền không bị giòn hidro, có Thép C có độ cứng cao,

thể tầy sạch mùn và màng mỏng kim chi tiết đàn hồi như lò

loại như Zn, Sn, Pb…bám trên bề mặt. xo, vòng đệm đàn hồi.

Hiệu suất tẩy dầu anot thấp.



Al, Zn và hợp kim của

chúng không phù hợp



Tẩy dầu phối hợp

catot- anot



với phương pháp này.

Phát huy ưu điểm của từng loại, là Tẩy dầu sắt thép, không

phương pháp tẩy dầu hiệu quả nhất. có yêu cầu đặc biệt.

Căn cứ vào nguyên liệu, có thể chọn

đầu tiên tầy dầu catot sau đó tẩy dầu

anot thời gian ngắn hoặc đầu tiên tẩy

dầu anot rồi sau đó tẩy dầu catot thời

gian ngắn.



VII.3.3.3. Ưu điểm.

Tẩy dầu điện hóa cho bề mặt rất sạch, thời gian tẩy ngắn, thường dùng vào khâu làm

sạch lần cuối để lấy đi màng dầu mỡ còn sót lại sau những khâu trước đó.

Dung dịch tẩy điện hóa có thành phần giống như tẩy hóa học. Có thể dùng dòng điện

một chiều hay xoay chiều cho tẩy điện hóa. Khi dùng dòng điện một chiều vật cần tẩy có

thể là catot hay anot.

Hồ Thị Ngọc Lan- Hóa 3A



28



Phương pháp phân tích hóa lý



Điện phân- Đặc điểm và ứng dụng



Trong quá trình điện phân, các bọt khí nhỏ (hidro- catot, oxi- anot), thoát ra trên điện

cực (vật cần tẩy) sẽ lôi các màng hay giọt dầu mỡ bong ra, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi

cho quá trình xà phòng hóa, nhũ hóa.

VII.3.3.4. Nhược điểm.

Khó tẩy sạch trong các khe, khuất, lỗ,… cho các vật có hình thù phức tạp vì khả năng phân

bố của dung dịch thấp.

VII.3.4. Tẩy gỉ.

VII.3.4.1. Mục đích.

Đối tượng đem mạ điện thường tích tụ trên bề mặt chúng các sản phẩm ăn mòn. Các

sản phẩm ăn mòn thường là oxit kim loại hoặc các loại muối bazơ của các kim loại đó. Để

tẩy sạch các sản phẩm ăn mòn khỏi bề mặt chi tiết có hình dạng phức tạp, ta dùng phương

pháp hóa học hay điện hóa. Chọn phương pháp, thành phần dung dịch để tẩy gỉ tùy thuộc

vào kim loại nền, tính chất và độ dày lớp sản phẩm ăn mòn. Đối tượng đem tẩy gỉ phải

được tẩy dầu mỡ trước và rửa kĩ.

VII.3.4.2. Đặc điểm.

- Tẩy gỉ anot: Chi tiết được nhúng vào dung dịch tẩy gỉ và nối với cực dương của

nguồn điện.

- Tẩy gỉ catot: Chi tiết nối với cực âm của nguồn điện.

Khi tẩy anot, gỉ bị hòa tan điện hóa, đồng thời bị tơi ra do tác dụng của cơ học của khí oxi

4OH - 4e → 2H 2 O + O 2 ↑

sinh ra trên vật tẩy.

Dung dịch là H2SO4 hay HCl và luôn có mặt các muối sắt. Catot bằng chì, hợp kim chì. Sau

-



khi tẩy được bề mặt rất sạch, hơi nhám, tạo điều kiện cho lớp mạ gắn bám tốt. Tẩy anot

diễn ra rất mạnh, nên không được tẩy quá lâu. Tẩy anot được dùng cho thép cacbon, thép

hợp kim thấp và cho vật có hình dạng đơn giản.

Tẩy catot sẽ có khí hidro sinh ra trên vật tẩy: H + + e → H

H + H → H2

Bọt khí hidro làm tơi lớp gỉ nên dễ bong ra, đồng thời khử một phần oxit thành kim loại.

Dung dịch là axit hoặc muối, có độ dẫn điện cao, tốt nhất là hỗn hợp HCl và H 2SO4.

Anot bằng chì, hợp kim Pb- Sb (6- 10%) hay gang silic (20- 24% Si). Tẩy catot quá lâu dễ

bị “giòn hidro”. Để tẩy được khắp đều và giảm “giòn hidro”, thường cho một ít các muối

thiếc hay chì vào dung dịch. Thiếc và chì bám lên chỗ đã tẩy sạch làm tăng quá thế thoát

hidro nên lượng khí hidro sinh ra giảm đi rất nhiều. Lớp chì và thiếc tẩy bỏ rất dễ dàng

trong dung dịch kiềm trên anot.

VII.4. Mạ điện.

Hồ Thị Ngọc Lan- Hóa 3A



29



Phương pháp phân tích hóa lý



Điện phân- Đặc điểm và ứng dụng



VII.4.1. Đặc điểm.

Trước khi tiến hành mạ cần qua giai đoạn chuẩn bị các bộ phận thiết yếu của thiết bị

mạ điện:

Dung dịch mạ gồm có muối dẫn điện, ion kim loại sẽ kết tủa thành lớp mạ, chất đệm,

các phụ gia (làm bóng, đệm pH, thấm ướt, giảm sức căng nội, san bằng, tăng độ dẫn điện,

thụ động hóa anot…). Mỗi dung dịch cho lớp mạ có chất lượng cao trong một khoảng pH,

nhiệt độ nhất định, cũng như có một khoảng mật độ dòng catot thích hợp. Vì vậy, cần phải

chú ý và điều chỉnh những tham số trên cho hợp lí để thu được lớp mạ tốt nhất.

Catot dẫn điện, chính là vật cần được mạ; catot phải được nhúng ngập vào dung

dịch, thường dưới mặt nước từ 8- 15cm và cách đáy bể mạ khoảng 15 cm; các chỗ nối phải

đảm bảo tiếp điện tốt, không để gây ra hiện tượng phóng điện trong chất điện phân.

Anot dẫn điện, có thể tan hoặc không tan; các chỗ nối tiếp điện cần phải bắt chặt,

bảo đảm tiếp xúc điện thật tốt; anot cũng phải được đánh sạch, treo cao, sao cho chỗ nối với

dây dẫn ở trên mặt nước từ 30- 50mm và cũng không được sát tận đáy bể mạ.

Bể mạ bằng thép, thép lót cao su, polyvinylclorua, chịu được dung dịch mạ.

Nguồn điện một chiều, phổ biến nhất là máy chỉnh lưu, tùy theo yêu cầu kỹ thuật cụ

thể mà ta chọn điện thế cho phù hợp. Vôn kế DC và ampe kế DC cho biết quá trình mạ điện

có diễn ra bình thường hay không, từ đó mà người kỹ thuật viên cho ngừng quá trình lại và

khắc phục sự cố (nếu có).

Sau đó, là tiến hành mạ điện cho vật cần mạ trong bể mạ có sơ đồ gần giống như thiết bị

điện phân nói chung.

Mạ điện thường dùng anot hòa tan. Khi có dòng điện đi qua, kim loại hòa tan do sự

phân cực chuyển về phía dương Me - ne →Me+n ( Me là gốc kim loại).

Trên anot, ngoài quá trình hòa tan còn có khí oxi thoát ra. Trong môi trường kiềm, oxi thoát

4OH - - 4e → 2H 2O + O 2 ↑

ra theo phản ứng:

Trong môi trường axit, oxi thoát ra theo phản ứng: 2H 2O - 4e → 4H + + O 2 ↑



VII.4.2. Lớp mạ anot và lớp mạ catot.

Để bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn, có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau,

nhưng phương pháp mạ được sử dụng nhiều nhất theo quan điểm về ăn mòn. Lớp mạ chia

làm 2 loại: lớp mạ anot và lớp mạ catot.

Nếu kim loại được mạ có điện thế âm hơn so với kim loại nền thì gọi là lớp mạ catot.

Như vậy lớp mạ bị ăn mòn còn kim loại được bảo vệ.

Ví dụ: Khi mạ kẽm trên sắt, kẽm có điện thế âm hơn sắt nên tại các lỗ xốp và khe nứt của

lớp mạ, nước đọng lại hấp phụ khí CO2 của không khí tạo thành dung dịch điện ly. Kẽm và

sắt trở thành 2 cực, kẽm là anot, sắt là catot. Kẽm bị ăn mòn, sắt được bảo vệ.

Hồ Thị Ngọc Lan- Hóa 3A



30



Phương pháp phân tích hóa lý



Điện phân- Đặc điểm và ứng dụng



Nếu kim loại có điện thế dương hơn với kim loại nền thì gọi là lớp mạ catot, như vậy

kim loại nền sẽ bị ăn mòn.

Ví dụ: Mạ thiếc trên sắt, thiếc có điện thế dương hơn so với sắt, cũng lý luận như trên, thiếc

là lớp mạ catot, sắt sẽ bị ăn mòn.

VII.4.3.Ứng dụng.

Một vài ứng dụng thực tiễn của phương pháp mạ điện trong sinh hoạt, y tế cũng như

trong các ngành công nghiệp

-Trong lĩnh vực xây dựng: mạ ống nước, đường sắt, lang cang, các thiết bị ngoài trời, mạ

các thiết bị chịu lực, mạ kẽm cho tôn,…



Hình 22. Tôn mạ kẽm.



-Trong sản xuất dân dụng: làm đồ trang sức, lư đồng, huy chương, bát đĩa, vòi nước,…



Hình 24. Vòi nước.



Hình 23. Lư đồng.



Hình 25. Huy chương.

-Trong nghành kĩ thuật cao: sản xuất các linh kiện điện tử, sản xuất robot, tên lửa,…

-Trong công nghiệp đóng tàu: thường mạ một lớp kẽm lên bề mặt vỏ tàu.



Hồ Thị Ngọc Lan- Hóa 3A



31



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

×