1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Giáo dục học >

3- Nguyên lí sử dụng BĐTD trong dạy – học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 63 trang )


Bước 2: Đối với mỗi ý quan trọng, vẽ một đường nhánh (cấp 1) (hay một đường có

mũi tên ở đầu tùy theo quan hệ từ đối tượng trung tâm đối với ý phụ bên ngoài) đường

phân nhánh xuất phát từ hình trung tâm và nối với một ý phụ.

Bước 3: Từ mỗi ý quan trọng, lại vẽ các phân nhánh (cấp 2) và các ý phụ bổ sung

cho ý đó.

Bước 4: Từ các ý phụ này lại, mở ra các phân nhánh (cấp 3 …) chi tiết cho mỗi ý.

Bước 5: Tiếp tục vẽ hình phân nhánh các ý (cấp n) cho đến khi đạt được giản đồ

chi tiết nhất (hình rễ cây mà gốc chính là nội dung đề tài đang dạy và học).

VD:



b- Dùng bản đồ tư duy với nhóm học tập:

Một nhóm có thể làm việc chung và lập nên 1 BĐTD với các bước sau:

Bước 1: Mỗi cá nhân vẽ các giản đồ ý về những gì đã biết được về nội dung, chủ

đề học tập.



Bước 2: Kết hợp các cá nhân để thành lập một giản đồ ý chung về các nội dung,

chủ đề đã biết.

Bước 3: Quyết định xem nên chọn lọc và học tập những gì dựa vào cái giản đồ này

của nhóm.

Bước 4: Mỗi thành viên tự tìm hiểu thêm về chủ đề, nội dung. Tùy theo yêu cầu mà

tất cả chú tâm vào cùng một lĩnh vực để đào sâu thêm hay chia ra mỗi người một lĩnh vực

để đẩy nhanh hơn quá trình làm việc. Mỗi người tự hoàn tất trở lại giản đồ ý của mình.

Bước 5: Kết hợp lần nữa và góp ý chéo gữa các thành viên trong nhóm để tạo

thành BĐTD hoàn chỉnh của cả nhóm.

VD:



c- Khả năng diễn thuyết (trình bầy nội dung của BĐTD):

Dùng BĐTD bao gồm toàn bộ các ghi chép sẽ có nhiều tiện lợi so với các kiểu ghi

chép khác khi diễn thuyết là vì:

- Súc tích: Chỉ cần 1 trang giấy duy nhất đã có đầy đủ thông tin cần diễn thuyết.

- Người diễn thuyết không phải "đọc lại". Mỗi ý kiến đã dược thu gọn trong một từ

khóa hay hình, ta sẽ không phải đọc theo những gì đã soạn thành bài văn soạn sẵn mà chỉ



cần triển khai theo BĐTD và tự do diễn thuết theo khả năng và sự hiểu biết của mình về

nội dung.

- Linh Hoạt: Nếu như có người đặt câu hỏi ta có thể tìm ngay ra vị trí liên hệ của

câu hỏi với BĐTD. Như vậy, người diễn thuyết sẽ không bị “lạc” khi tìm cho ra chỗ mà

câu trả lời cần đến.

VD:



d- Những lưu ý khi tiến hành thiết lập BĐTD trong dạy – học:

- Sử dụng hình ảnh minh hoạ nếu có thể thay cho chữ viết cho mỗi ý. Các kí hiệu

hay biểu tượng qua hình vẽ sẽ giúp BĐTD sống động hơn, dễ nhơ hơn VD:

+ Dùng các loại hình mũi tên khác nhau để chỉ ra chiều hướng để phân biệt các ý và

kiểu liên hệ giữa các ý tốt hơn.

+ Sử dụng các kí tự đặc biệt như ! ? {} & * | © ® " $ ' @ trong BĐTD sẽ tăng chất

lượng cô đọng của các ý.

+ Dùng nhiều hình vẽ kiểu "logo" để hình tượng hóa các ý và giúp biểu thị các kiểu

lời giải rõ ràng, rễ nhớ và sinh động.



+ Biểu thị các đặc tính kĩ thuật bằng các hình biểu tượng (Ví dụ khi muốn dùng

phương pháp hóa học thì ta vẽ 1 cái ống nghiệm, phương pháp cơ khí thì dùng hình búa

kềm, sinh học thì vẽ cây, Âm nhạc thì dùng hình khoá son, nốt nhạc hay các loại nhạc

cụ...)

- Mỗi ý, nếu không thể dùng hình phải rút xuống tối đa thành một từ khóa ngắn

gọn. Khi học sinh sử dụng những từ khóa riêng lẻ, mỗi từ khóa đều không bị ràng buộc,

do đó nó có khả năng khơi dậy các ý tưởng mới, các suy nghĩ mới. Nếu trên mỗi nhánh

học sinh viết đầy đủ cả câu thì như vậy học sinh sẽ dập tắt khả năng gợi mở và liên tưởng

của bộ não. Não của học sinh sẽ mất hết hứng thú khi tiếp nhận một thông tin hoàn chỉnh.

Vì vậy, trên mỗi nhánh học sinh chỉ viết một, hai từ khóa mà thôi. Khi đó, học sinh sẽ

viết rất nhanh và khi đọc lại, não của học sinh sẽ được kích thích làm việc để nối kết

thông tin và nhờ vậy, thúc đẩy năng lực gợi nhớ và dần dần nâng cao khả năng ghi nhớ

của học sinh.

- Tư tưởng nên được để tự do tối đa. Ta có thể nảy sinh ý tưởng nhanh hơn là khi

viết ra.

- Màu sắc cũng có tác dụng kích thích bộ não như hình ảnh. Tuy nhiên, học sinh

cũng không cần phải sử dụng quá nhiều màu sắc. Học sinh có thể chỉ cần dùng một hai

màu nếu thích và muốn tiết kiệm thời gian. Nếu học sinh thấy mất quá nhiều thời gian để

tô đậm màu trong một nhánh, thì học sinh có thể gạch chéo, đánh dấu cộng, hay chấm bi

trong đó – rất mới mẻ và tốn ít thời gian.

- Vẽ nhiều nhánh cong hơn là đường thẳng để tránh sự buồn tẻ, tạo sự mềm mại,

cuốn hút.

2- Ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy - học môn âm nhạc:

2.1- Ứng dụng BĐTD trong các hoạt động dạy – học âm nhạc:



Bản đố tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ

thông, cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới

liên tưởng (các nhánh). BĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau,

chúng giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy

nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn

sách, bài báo, nó cũng có thể hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ,

và đưa ra ý tưởng mới, v.v… vì vậy ta có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy - học đặc

biệt là với môn âm nhạc ở các kiểu bài (các hoạt đọng dạy - học) như: kiểm tra bài cũ,

học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học hay ôn tập hệ thống hóa kiến thức

sau một hay nhiều bài học.

a- Ứng dụng với hoạt động kiểm tra bài cũ:

Giáo viên gọi học sinh lên bảng thuyết trình BĐTD của bài học cũ (có thể là bài tập

về nhà) trước lớp. Giáo viên và các bạn khác có thể đặt thêm câu hỏi để học sinh trả lời.

Bắt buộc 100% hoc sinh phải có BĐTD bài học cũ. Các BĐTD (là bài tập của học sinh)

được học sinh lưu trong vở ghi, bìa giấy hoặc một túi hồ sơ để sử dụng khi ôn tập và khi

giáo viên kiểm tra. Học sinh cũng có thể có một tập nháp vẽ sơ đồ tư duy ngay tại lớp

trong giờ học. Về nhà học sinh sẽ tự chỉnh sửa sơ đồ tư duy bằng hình vẽ bằng tay (trên

vở) hoặc bằng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy và lưu trên máy tính cá nhân để ôn tập trước

các bài kiểm tra (nếu có).



b- Ứng dụng với hoạt động dạy bài mới:

Giáo viên giới thiệu bài mới và vẽ chủ đề chính của bài học lên bảng bằng một

hình vẽ bất kì trên bảng của lớp mà không ghi bài theo kiểu cũ. Giáo viên có thể cho học

sinh ngồi theo nhóm thảo luận và trả lời hay thiết lập từng nhánh (từ cấp 1 đến cập n...)

cho BĐTD theo các câu hỏi, sự gợi ý của giáo viên. Như vậy thay vì giáo viên phải trình

bầy bảng theo kiểu cũ thì với BĐTD cả giáo viên và học sinh đều được trình bầy bảng

một cách logic những kiến thức cần học.

VD: Tiết 27 lớp 8:



c- Ứng dụng với hoạt động củng cố bài:

Với đặc thù bộ môn, trong một tiết học có thể có nhiều nội dung, nhiều kiểu bài mà

không liền mạch (VD: lí thuyết – thực hành – lí thuyết) nên dùng BĐTD để dạy – học nội

dung bài mới có thể tạo ra sự vụn vặt về hình thức trình bầy là mất thẩm mĩ, không gây

được hứng thú do vậy ta có thể dành BĐTD cho việc củng cố kiến thức.

Để thực hiện kiểu bài này, giáo viên và học sinh chỉ cần dạy - học theo phương

pháp truyền thống ( nhưng không nên ghi chép quá nhiều) sau đó đến phần củng cố ta

dùng BĐTD để hệ thống tất cả kiến thức trong tiết học theo hình thức thảo luận cả lớp,

thảo luận nhóm hay cá nhân thực hiện và lớp nhận xét... VD: Giáo viên viết ý trung tâm

(tên bài học) lên bảng, gợi ý, chia lớp thành các nhóm, giao cho mỗi nhóm thảo luận một

nội dung và thiết lập BĐTD (từ nhánh cấp 1) sau đó lên bảng trình bầy tiếp vào ý trung

tâm. Các nhóm còn lại lần lượt nhận xét chéo và hoàn thiện BĐTD.

VD: Tiết 27 lớp 7:



d- Ứng dụng với kiểu bài ôn tập:

Tương tự như kiểu bài củng cố, khi áp dụng BĐTD trong ôn tập, giáo viên chỉ cần

nêu tất cả hay từng vấn đề, nội dung cần ôn tập sau đó yêu cầu học sinh thự hiện theo

hình thức thảo luận cả lớp, thảo luận nhóm hay cá nhân thực hiện và lớp nhận xét.

VD: Tiết ôn tập học kì II



2.2- Ứng dụng BĐTD trong các phân môn âm nhạc.

Qua nghiên cứu và thực nghiệm tôi nhận thầy khả năng ứng dụng BĐTD và

phương pháp dạy - học mới này trong môn âm nhạc là rất rộng. Ta có thể ứng dụng và

đưa BĐTD vào dạy – học với hầu hết các tiết học của môn âm nhạc - trong cả ba phân

môn học hát, nhạc lí – tập đọc nhạc và âm nhạc thường thức.

a- Ứng dụng BĐTD trong dạy – học phân môn Học hát:

Nhiều người nhầm tưởng rằng, học hát là chỉ có thực hành hát, trên thực tế thì

không phải vậy mà trong phân môn học hát ở trường THCS theo chuẩn kiến thức kĩ năng

thì trước khi học hát, các em học sinh phải biết, hiểu được xuất xứ hay tác giả của bài hát

đó, nắm được cấu trúc giai điệu và nộ dung của bài và đặc biệt là sau khi học song, các

em phải có thái độ như thế nào nói cách khác là cảm nhận như thế nào và vận dụng ra sao

do vậy nhất thiết trước khi dạy và học hát học sinh phải được tìm hiểu về bài hát và

BĐTD sẽ phát huy tác dụng của mình chính ở bước này trong phân môn học hát.

Với BĐTD giáo viên và học sinh có thể tóm tắt, hệ thống chính xác và nhanh

chóng những thông tin liên quan tới bài hát như: tác giả, cấu trúc – giai điệu hay nội dung

của bài. Bên cạnh đó ngay trong quá trình học hát, các em vẫn có thể bổ xung nhưng

thông tin liên quan vào BĐTD (trong vở) của mình như: các kí hiệu đặc biệt gặp phải, các

lưu ý của giáo viên về tính chất, sắc thái của bài khi hát... (đây chính là điểm ưu việt của

BĐTD trong phân môn học hát.

VD: Tiết 19 lớp 7:



b- Ứng dụng BDTD trong dạy – học phân môn Nhạc lí & Tập đọc nhạc:

Tương tự như với phân môn học hát, việc ứng dụng BĐTD trong dạy nhạc lý sẽ

giúp cả thầy và trò có một mội dung học hứng thú và đạt hiệu quả cao. Với đặc thù của

âm nhạc là âm thanh do vậy để thể hiện trên giấy ta phải dùng các kí hiệu để ghi chép và

cùng với đó là rất nhiều các khái niệm, quy ước hay thuật ngữ, hơn thế nữa các kí hiệu

hay thuật ngữ này lại có sự liên hệ, phụ thuộc, tương đồng tổn hợp hay chia nhỏ trong

mỗi tình huống sử dụng. Tuy với cấp THCS học sinh mới chỉ bước đầu làm quen với

nhạc lí nhưng chỉ vậy thôi cũng đủ để các em thấy nhạc lí thật rắc rối, khó hiểu, khô

cứng, khó ghi chép và khó nhớ điều đó dẫn tời tình trạng các em không thể vận dụng

chúng khi áp dụng vào phần thực hành.

VD: Tiết 28 lớp 6:



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

×