Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 165 trang )
thuyết liên quan đến nội dung của luận văn như vấn đề định danh trong ngôn
ngữ, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, ẩm thực Việt Nam trong văn hóa
Việt Nam.
1.1. Vấn đề định danh trong ngôn ngữ
1.1.1. Định danh là gì?
Khái niệm này được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, theo tác giả Vũ
Thế Thạch (1996), định danh là sự cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ có chức năng
dùng gọi tên, chia tách các đoạn của hiện thực khách quan và trên cơ sở đó
hình thành những khái niệm tương ứng về chúng dưới dạng các từ, cụm từ,
ngữ và câu.
Khi bàn về bản chất của quá trình định danh ngôn ngữ, tác giả Hoàng
Lai (1970) đã trích dẫn ý kiến của Viện sĩ hàn lâm khoa học Nga B. A
Serebrenikov về những nhân tố để tạo ra những đơn vị định danh. Đó là:
- Những tri thức lịch sử, xã hội, văn hoá cho phép nhận ra những đặc
điểm của sự vật, hiện tượng, chức năng của chúng, cần thiết phải phân biệt
chúng với những sự vật, hiện tượng khác bằng cách cho chúng những tên gọi riêng.
- Cá nhân cũng giữ vai trò quan trọng vì chính cá nhân đã sử dụng ngôn
ngữ của cộng đồng để tạo ra các đơn vị định danh mới.
- Tổ hợp âm, từ, từ tổ là phương tiện làm tên gọi cho sự vật, hiện tượng.
Theo triết học Mac - Lenin, các sự vật phân biệt nhau chính là ở “chất”
của nó. Chất là “sự thống nhất hữu cơ những thuọc tính, những đặc trưng
phân biệt sự vật hay hiện tượng với sự vật hay hiện tượng khác” (Hoàng Lai,
hiệu đính bản dịch Ngôn ngữ học đại cương, Matxcơva, 1970).
8
Một nhân tố quan trọng khác ảnh hưởng tới số phận của các đơn vị
định danh mới là đơn vị định danh đó được xã hội chấp nhận hay không. Dầu
sao cộng đồng xã hội cũng là nhân tố quyết định trong việc tạo đơn vị định danh mới.
Và một nhân tố không kém phần quan trọng trong quá trình định danh
là đặc điểm cấu trúc ngôn ngữ hay nói rộng hơn là loại hình ngôn ngữ. Chẳng
hạn tiếng Việt, sử dụng các loại từ khác nhau như cái, cục, con, chiếc theo tuỳ
theo sự phạm trù hoá.
Theo đó thì từ được nghiên cứu từ quan điểm của mối liên hệ sự vật
của nó với thế giới khách quan ngoài ngôn ngữ. Còn bình diện ngữ nghĩa của
việc nghiên cứu từ xem xét nội dung của các đơn vị từ vựng từ quan điểm của
mối liên hệ bên trong hệ thống, bên trong từ. Việc nghiên cứu những đặc
trưng của sự biểu hiện bằng các đơn vị ngôn ngữ trước hết gắn liền với việc
nghiên cứu từ trong mối quan hệ của nó với đối tượng, sự vật xung quanh.
Trong các ngôn ngữ khác nhau, các phương pháp định danh cũng khác nhau,
định danh theo từ căn, định danh từ phái sinh, định danh tổ hợp từ, định danh
gián tiếp trên cơ sở các ý nghĩa liên hệ của từ.
Bằng các đơn vị, ngôn ngữ phản ánh hai phạm vi thực tế khách quan có
quan hệ chặt chẽ với nhau: phạm vi sự vật, hiện tượng (danh từ) và phạm vi
các thuộc tính, các quan hệ của sự vật hiện tượng đó (động từ, tính từ, trạng
từ). Danh từ thường biều hiện sự vật, hiện tượng ấy.
Một số nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng đưa ra những nhận đinh về
vấn đề định danh như Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Văn Tu,
Lý Toàn Thắng…
Theo nhà nghiên cứu Lý Toàn Thắng (2002), chức năng định danh của
tín hiệu ngôn ngữ được thể hiện trong chức năng giao tiếp và chức năng làm
công cụ của tư duy. Cũng theo đó, các tên gọi là sản phẩm của tư duy trừu
9
tượng, chúng xuất hiện do nhu cầu phân biệt, cần nhận thức các sự vật, đối
tượng và nói lên những kinh nghiệm, hiểu biết của con người về các sự vật,
đối tượng đó. Quá trình định danh sự vật phải tuân thủ các nguyên tắc tâm lí
ngôn ngữ có tính phổ quát vốn chi phối:
- Cách thức phân loại các sự vật;
- Cách thức phạm trù hoá các sự vật;
Còn theo tác giả Đỗ Hữu Châu (1983), chức năng định danh chỉ là một
dạng của chức năng biểu vật. Từ đã có chức năng định danh thì có chức năng
biểu vật. Nhờ các tên gọi mà sự vật, hiện tượng thực tế khách quan tồn tại
trong lý trí của chúng ta, phân biệt được với các sự vật, hiện tượng khác cùng
loại và khác loại. Vì các tên gọi làm cho tư duy trở nên rành mạch sáng sủa,
cho nên một sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan chỉ thực sự trở thành
một sự vật được nhận thức, một sự vật của tư duy khi nó đã có một tên gọi
trong ngôn ngữ.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Tồn (2002) nhấn mạnh đến đặc trưng văn
hoá dân tộc trong vấn đề định danh. Đặc trưng văn hoá dân tộc của định danh
ngôn ngữ được biểu hiện trước hết ở việc lựa chọn đặc trưng của đối tượng để
làm cơ sở cho tên gọi của nó. Trong quá trình tạo ra các từ, có ý nghĩa lớn lao
là vấn đề lựa chọn đặc trưng để lấy làm đối tượng để là cơ sở cho tên gọi đối
tượng. Vai trò của việc lựa chọn này bị quy định bởi một loạt nhân tố, trong
đó một phần thuộc về những đặc điểm sinh lý của con người, một phần thuộc
về cơ chế của lời nói.
Mỗi khách thể ở thế giới khách quan có một hệ thống những thuộc tính
và mối liên hệ khác nhau. Quá trình con người nhận thức được đặc tính, hay
đặc trưng nào đó là tiêu biểu, để nó chính là nó và để khu biệt nó với những
đối tượng khác thì những đặc trưng ấy cũng có tên gọi trong ngôn ngữ. Vấn
10
đề này có liên quan tới việc sử dụng đối tượng nào đó trong thực tiễn và phụ
thuộc vào nhu cầu, mục đích của một cộng đồng ngôn ngữ nhất định. Đó là lí
do mà mỗi dân tộc chọn đặc điểm để định danh theo cách riêng của mình, và
cùng một đối tượng trong các ngôn ngữ khác nhau sẽ được gọi tên theo các
cách khác nhau. Cùng một đối tượng có thể được gọi tên trong các ngôn ngữ
theo cách khác nhau phụ thuộc vào đối lập kiểu nào về tâm lí, lịch sử, dân tộc
và xã hội đã làm cơ sở cho sự định danh. Quan điểm trên hoàn toàn hợp lý,
hiển nhiên, sự đối lập làm cơ sở cho sự định danh ấy phụ thuộc vào chủ thể
định danh. Việc tách chọn đặc trưng của các khách thể khi gọi tên chúng cũng
làm nên đặc trưng văn hoá - dân tộc của từ vựng trong một ngôn ngữ nhất
định. Chính việc chọn đặc trưng làm cơ sở cho tên gọi đối tượng đã quy định
hình thái bên trong của từ. Đó là đặc trưng định danh được biểu thị bằng từ và
tham gia với tư cách một thành tố đặc biệt vào thành phần ý nghĩa từ vựng
của từ.
Như vậy có thể nói, việc tìm hiểu một lớp từ nào đó trong vốn từ vựng
của mỗi tộc người sẽ giúp chúng ta hiểu biết thêm về cách tư duy, cách lựa
chọn đặc điểm để mỗi sự vật “có tên”, và cả lối sống, văn hoá của cư dân, tộc
người đó. Và vì vậy, có thể nói thông qua nghiên cứu lớp từ ẩm thực tiếng
Việt chúng ta sẽ có thể hiểu biết về nếp sinh hoạt mà biểu hiện cụ thể là các
món ăn trong đời sống, hiểu về “văn hoá ứng xử với môi trường”, hiểu về nếp
sinh hoạt của cư dân lúa nước, về các món ăn các vùng làm nên những nét đặc
trưng văn hóa ở người Việt.
1.1.2. Các phương thức định danh trong ngôn ngữ
Trong bài nghiên cứu của Vũ Thế Thạch (1996) có chỉ ra rằng khi định
danh một khái niệm mới, chủ thể định danh có thể sử dụng một trong ba cách sau:
11
- Sử dụng một đơn vị từ vựng đã có sẵn trong ngôn ngữ và chuyển
nghĩa nó. Tên gọi được tạo ra bằng cách này chính là đơn vị định danh thứ sinh.
- Tạo ra một đơn vị hoàn toàn mới. Đó là đơn vị định danh nguyên sinh.
- Vay mượn từ ngôn ngữ khác.
Trong các ngôn ngữ khác nhau, các phương thức định danh, các dạng
định danh cũng khác nhau. Theo cấu trúc hình thái học có thể là:
- Định danh từ phái sinh.
- Định danh tổ hợp từ.
- Định danh trên cơ sở nghĩa liên hệ của từ.
Việc xác định các dạng định danh trong tiếng Việt liên quan tới việc
xác định đặc điểm cấu tạo từ của nó. Trong tiếng Việt có một số lượng lớn
một âm tiết. Đó là những đơn vị định danh cơ bản, định danh gốc, dạng định
danh tạo từ như đất nước, đi lại, ăn chơi…; định danh tổ hợp từ như liên hợp quốc, nhà
nghỉ…
Tác giả Nguyễn Đức Tồn (2002) đã tổng hợp hai trường hợp về cách định danh.
Theo ý kiến của các đại biểu thuộc trường phái ngôn ngữ học Pra-ha ta có:
- Định danh bằng từ và từ tổ (đây là định danh từ vựng).
- Định danh bằng câu (mệnh đề).
- Định danh bằng văn bản.
Cũng có ý kiến cho rằng có những cách định danh khác như:
- Sử dụng tổ hợp ngữ âm biểu thị đặc trưng nào đó trong số các đặc
trưng của đối tượng này.
- Mô phỏng âm thanh.
12
- Phái sinh.
- Ghép từ.
- Cấu tạo các biểu ngữ đặc ngữ.
- Sao phỏng
- Vay mượn
Theo quan điểm của tác giả cũng cần bổ sung thêm phương thức định
danh rất phổ biến và quan trọng đó là sự chuyển nghĩa của từ. Cách định danh
nay thường được gọi là định danh thứ sinh.
Nhìn chung, mỗi dân tộc, mỗi loại hình ngôn ngữ khác nhau có những
lựa chọn khác nhau để định danh. Tư duy, văn hóa của dân tộc có ảnh hưởng
lớn đến việc định danh, đến việc lựa chọn yếu tố, tính chất nào của sự vật để
định danh. So sánh giữa tiếng Anh và tiếng Việt, tiếng Anh thuộc loại hình
ngôn ngữ biến hình, từ được cấu tạo bởi căn tố (yếu tố gốc) và phụ tố, trong
khi tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập (từ ngữ được cấu tạo chủ yếu
là ghép các thành tố). Đặc trưng văn hóa dân tộc bộc lộ rõ ràng ở phạm trù
hóa hiện thực và bức tranh ngôn ngữ về thế giới. Chính vì vậy khi chuyển
dịch văn bản Việt sang văn bản Anh hoặc ngược lại cũng sẽ có nhiều yếu tố
không tương đương, một phần do văn hóa khác biệt - một phương Đông (kín
đáo, thâm trầm, có xu thế hướng nội), một phương Tây (cởi mở, có xu thế
hướng ngoại), một phần do hai loại hình ngôn ngữ khác nhau, cách thức định
danh khác nhau. Do vậy, trong quá trình chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang
ngôn ngữ kia tương đương hoàn toàn gần như không có.
1.2. Ngôn ngữ và văn hóa
1.2.1. Văn hóa là gì?
13
Có hàng trăm định nghĩa về văn hoá nhưng chưa có một định nghĩa
thống nhất và mang đầy đủ ý nghĩa. Ở góc độ chung nhất, văn hoá thường
được hiểu - đó là phẩm chất đặc hữu chỉ thấy ở con người, nó là cái để phân
biệt giữa người và động vật. Như vậy, văn hoá là dấu ấn đặc trưng cho xã hội
loài người, khác về cơ bản với tổ chức của xã hội động vật, nó là cái do học
được mà có, không phải cái kế thừa theo con đường sinh học. Văn hoá gắn
với ý niệm - thế giới tinh thần của con người, nó được truyền lại trong lịch sử
xã hội loài người, bằng việc sử dụng các hình thái biểu tượng - ngôn ngữ.
Nhà nghiên cứu triết học Phạm Duy Đức (2008) dẫn lời nhà triết học
và cổ sinh học người Pháp - Viện sĩ Teilhard de Chardin (1881- 1955) đưa ra
cách giải thích như sau về văn hóa: Trái đất hình thành và phát triển đến một
giai đoạn nào đó thì xuất hiện sự sống, ông gọi đó là sinh quyển. Tiếp đó là sự
ra đời của tri quyển - quyển về ý thức, tinh thần của con người. Theo ông, tri
quyển là văn hóa. Như vậy, văn hóa thuộc bình diện ý thức tinh thần của con người.
Theo Nhà văn hóa học Phan Ngọc (2001): Văn hóa không phải là kỹ
thuật, không phải là hoạt động tinh thần hay hoạt động chính trị xã hội, cũng
không phải là phong tục tập quán, mà “văn hóa là dấu ấn của một tập thể cộng
đồng trên mọi hiện tượng tinh thần, vật chất, một sản phẩm của tập thể cộng
từ tín ngưỡng, phong tục cho đến cả sản phẩm công nghiệp bán ra thị trường”
Nhà sử học Trần Quốc Vượng (2000) khẳng định: “Văn hóa là sự thích
nghi và biến đổi thiên nhiên, thiên nhiên đặt ra trước con người những thử
thách, những thách đố. Văn hóa là sản phẩm của con người, là phản ứng, là sự
trả lời của con người trước những thách đố của tự nhiên”. Văn hóa xét ở mỗi
cá nhân cũng như ở mỗi cộng đồng còn là do lịch sử hun đúc nên. Những số
phận, vận mệnh lịch sử khác nhau tạo nên những văn hóa khác nhau. Theo tác
giả, văn hóa, theo nghĩa rộng, là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người, bao
14
hàm cả kỹ thuật, kinh tế… để từ đó hình thành một lối sống, một thế ứng xử,
một thái độ tổng quát của con người đối với vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, là
cái vai trò của con người trong vũ trụ đó, với một hệ thống những chuẩn mực,
những giá trị, những biểu tượng, những quan niệm… tạo nên phong cách diễn
tả tri thức và nghệ thuật của con người. Như vậy, thì phải xuát phát từ những
điều kiện tự nhiên vốn là một sản phẩm của tự nhiên, là một phần của tự
nhiên, đứng đối diện với tự nhiên mà tạo thành văn hóa rồi sau đó là những
điều kiện lịch sử để nhìn nhận về cội nguồn và bản sắc của nền văn hóa Việt Nam.
Tác giả Lê Quang Thiêm (1998) lại xem xét văn hóa từ quan điểm giá
trị "văn hóa là giá trị bao chứa tính ổn định, bền vững nhất định. Nó được tích
lũy và lũy và truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác, nó giúp cho lịch sử xã
hội, vận động, phát triển, nối kết với truyền thống".
Tác giả Trần Ngọc Thêm (1996) đã đưa nhận định phạm vi khái niệm
và cấu trúc giữa văn hóa và văn minh. Theo ông, văn hóa chứa đựng cả các
giá trị vật chất và tinh thần, mang tính dân tộc và có bề dày lịch sử. Tuy
nhiên, văn hóa gắn bó nhiều hơn với nền nông nghiệp phương Đông. Còn văn
minh chỉ một trình độ thiên về giá trị vật chất và kỹ thuật, có tính quốc tế và
gắn bó nhiều hơn với sự phát triển của phương Tây đô thị.
Nhà nghiên cứu Trần Đức Thảo (1996) dẫn ý kiến của Krobe và
Kluckholm về văn hóa cho rằng, văn hóa là sản phẩm do con người tạo ra, từ
nếp ăn, nếp ở, những thói quen từ cuộc sống, lịch sử bao gồm tư tưởng, giá trị
và con người tạo ra, là lịch sử bao gồm những tư tưởng, khuôn mẫu và giá trị,
là sự lựa chọn, là sự học hỏi, cả sự lựa chọn, là sự học hỏi, văn hóa hình thành
trên nền các biểu trưng dân tộc và văn hóa vừa là sự trừu tượng của hành vi
vừa là sản phẩm của hành vi. Mọi nền văn hóa đều được hình thành chủ yếu
dựa vào cách người ta ứng xử, cảm giác và phản ứng.
15
Nhìn chung thuật ngữ văn hóa hàm chỉ rất nhiều mặt, từ những tập tục
lâu đời, từ những nghi lễ truyền thống, từ những nếp sinh hoạt rất đời thường
đến cả lối sống hiện đại.. Văn hoá, nói theo một cách khác là tất cả những gì
làm cho cộng đồng này khác biệt với các cộng đồng khác. Đã có rất nhiều
định nghĩa về văn hoá, nhưng chúng ta có thể hiểu một cách tương đối đầy đủ
về văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị, vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn và tương tác giữa con
người với con người, với môi trường tự nhiên và xã hội.
Chúng ta có thể xem xét văn hóa trong mối quan hệ gắn bó giữa cái ta
với thế giới tự nhiên, môi trường xã hội trải dài trong quá trình hình thành,
tồn tại và phát triển của các cộng đồng tộc người và cuối cùng là giữa cái ta
với chính cái ta.
Vậy phải xem xét mối quan hệ và lối ứng xử giữa con người với thế
giới tự nhiên để có cái nhìn toàn diện về văn hóa. Thế giới tự nhiên bao gồm
tất cả những gì thiên nhiên dành cho con người. Thế giới tự nhiên có vai trò
vô cùng quan trọng, mỗi cộng đồng tộc người sống trong môi trường tự nhiên
khác nhau sẽ hình thành nên những lối sống khác nhau. Ví dụ như người đồng
bằng Bắc Bộ ở Việt Nam, nhờ những con sông chứa đầy phù sa và khí hậu
nhiệt đới nên họ đã sớm hình thành nền văn minh nông nghiệp lúa nước, còn
những người ở vùng cao hơn họ lại trồng nương đốt rẫy, du canh du cư. Môi
trường tự nhiên đó cũng hình thành nên các lối ứng xử khác nhau, các giá trị
khác nhau được biểu hiện qua các biểu trưng văn hóa. Cách ăn, cách mặc
mang những nét đặc trưng của từng tộc người. Chính môi trường tự nhiên
cũng hình thành nên những thói quen ăn khác nhau trong cùng một đất nước,
như người miền Trung Việt Nam thích ăn cay, người miền Nam lại thích ăn ngọt.
16
Quan hệ ứng xử giữa con người và môi trường xã hội là chỉ sự tương
tác và các khuôn mẫu ứng xử giữa con người với con người bao gồm trong
gia đình và ngoài xã hội. Đó chính là mối quan hệ và hành vi ứng xử giữa con
người với các hình thức kinh tế, hình thái chính trị, hệ thống luật pháp, các
hình phạt, các quy tắc ứng xử, các hệ thống giá trị, các chuẩn mực, phong tục
tập quán…
Văn hóa, nói một cách ngắn gọn, là tất cả những gì làm cho cộng đồng
này khác biệt với cộng đồng khác. Xét về mặt thành phần, văn hóa là một hệ
thống đa tầng, đa chiều đan xen biện chứng, cơ bản dựa trên các yếu tố nội
sinh (bản địa, dân tộc) kết hợp với các yếu tố ngoại sinh (ngoại lai, quốc tế).
Nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc (2008) đã trích định nghĩa về văn
hóa của UNESCO: Văn hóa là một tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký
hiệu) chi phối tư duy, cách ứng xử (người với thiên nhiên, người với người)
và các mối quan hệ trong một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có đặc thù
riêng.
1.2.2. Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
Văn hóa và ngôn ngữ có mối quan hệ khăng khít với nhau. Văn hóa là
nội dung và ngôn ngữ là phương tiện truyền tải nội dung đó.
Cùng với cách ăn, mặc, ở, đi lại của mỗi cộng đồng, ngôn ngữ cũng là
một nhân tố rất quan trọng của văn hoá, ngôn ngữ không chỉ phản ánh về tư
tưởng, tình cảm của người sử dụng ngôn ngữ đó mà còn là phương tiện lưu
giữ tốt nhất nét văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, ứng xử với thiên
nhiên và xã hội của một dân tộc.
Do ngôn ngữ được sinh ra trong quá trình lao động, sáng tạo của con
người nên ngôn ngữ gắn chặt với văn hoá, trực tiếp phản ánh cách tri giác và
17
tư duy thế giới của cộng đồng dân tộc, mà văn hoá dân tộc không thể không
liên quan đến cách tri giác và tư duy ấy.
Có nhiều nhà khoa học mô tả mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa và
có nhiều ý kiến khác nhau song đều có điểm chung là văn hóa bao trùm ngôn
ngữ và ngôn ngữ phản chiếu hình ảnh của văn hóa.
Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng việc các đặc trưng văn hóa
dân tộc thể hiện ở việc định danh (gọi tên, chia tách các đoạn của hiện thực
khách quan trên cơ sở đó hình thành những khái niệm tương ứng về chúng
dưới dạng các từ, cụm từ, ngữ và câu)
Về vấn đề mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, ngôn ngữ là một
lăng kính mà qua đó người bản ngữ tri giác thế giới, và do đó quy định cách
tư duy của họ về hiện thực, thành thử có thể nói rằng mỗi ngôn ngữ cầm tù cái
dân tộc sử dụng nó trong một thế giới riêng, và một bên là phổ quát luận của
Chomsky, chủ trương mấy nghìn thứ tiếng được các ngôn ngữ sử dụng trên
thế giới chẳng qua là những dị bản địa phương của một hệ thống ngôn ngữ
duy nhất thể hiện những nguyên lý phổ quát chi phối cách khái niệm hoá thế
giới của chúng ta.
Những ảnh hưởng của các nhân tố văn hoá đối với cấu trúc của ngôn
ngữ là điều khó có thể hồ nghi, tuy không phải bao giờ cũng dễ chứng minh.
Và do đó, ít ra cũng có thể tìm thấy những sự kiện ngôn ngữ nào đó có thể cắt
nghĩa được bằng những sự kiện thuộc về bản sắc ngôn ngữ của khối cộng
đồng nói thứ tiếng đó, và đến lượt nó, các sự kiện ngôn ngữ lại có thể gợi cho
ta những điều hữu ích về cách cảm nghĩ của người bản ngữ và từ đấy về nền
văn hoá của họ.
Nhìn chung, ngôn ngữ và văn hoá có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với
nhau, chúng phát triển trong sự tác động qua lại lẫn nhau. Các phạm vi của
18