Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 165 trang )
phối của nhiều nhân tố trong việc ưu tiên lựa chọn một bình diện, một khía cạnh
tương đương này hay khác.
Tương đương dịch thuật chỉ ra mối quan hệ giữa văn bản nguồn và văn
bản đích và mối quan hệ này chỉ được xác định trong một văn bản cụ thể.
Khái niệm tương đương luôn luôn gây tranh cãi bởi không thể "dịch tương
đương" được do nhiều yếu tố, trong đó có những dị biệt về ngôn ngữ và cả
những nền văn hóa khác biệt. Nhiều nhà ngôn ngữ học còn phủ nhận khả
năng tương đương trong dịch thuật. Khoa học dịch thuật cũng cố gắng tìm ra
những tương đương về hình thức và nội dung trong khi chuyển dịch.
Tương đương dịch thuật chỉ thực sự trở thành một khái niệm khoa học
khi các nhà nghiên cứu thay thế quan điểm ngữ văn học bằng quan điểm ngôn
ngữ học. Nói đến bản chất TĐDT, các tác giả theo quan điểm ngôn ngữ học
cấu trúc nhán mạnh trước hết đến sự thống nhất giữa tương đương về nghĩa và
tương đương về hình thức, trong đó tương đương về nghĩa đóng vai trò quyết
định.
Theo Newmark (1986), khái niệm tương đương không phải là để chỉ sự
bằng nhau/ cân đối về nghĩa mà là một quy trình chuyển dịch, ví dụ "tương
đương văn hóa", "tương đương chức năng" và quy trình này được hiểu là
những quy tắc chuyển dịch. Và theo ông TĐDT chỉ có ở những đối tượng
tổng hợp ngoài ngôn ngữ, rất ít có cấp độ danh từ và động từ và không có ở
cấp độ văn bản.
Các tương đương dịch thuật chỉ trở thành các yếu tố văn bản có thể trao
đổi được trong ngôn ngữ nếu chúng ta hoạt động trong một tình huống tương
tự. Đây không phải là sự giống về nội dung mà là tương đương tình huống với
sự vận hành của các yếu tố.
83
Tương đương trong văn học chỉ ra một yêu cầu trừu tượng về tính
tương đồng của một số phương diện nhất định trong văn bản gốc và văn bản
dịch và mối tương quan giữa toàn bộ văn bản và các đơn vị chuyển dịch.
Ngược lại, những yếu tố cú pháp để hiện thực hóa "tính đồng trị" được gọi là
các tương đương. Nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề tương đương dịch thuật
"tương đương chỉ là một ảo tưởng" hay "có thể tương đương được với văn
bản gốc". Những quan niệm này đưa ra không có tính thuyết phục và khái
niệm tương đương luôn được các nhà ngôn ngữ học, các dịch giả thay đổi
theo mỗi thời điểm khác nhau.
Nhìn chung, tương đương dịch thuật chỉ ra mối quan hệ được xác định
trong một văn bản cụ thể giữa văn bản nguồn và văn bản đích và mối quan hệ
này chỉ có thể được xác định trong một văn bản cụ thể. Các yếu tố cụ thể ở
các cấp độ khác nhau không thể đảm bảo mức độ tương đương như nhau
được, bởi vì những dị biệt giữa các ngôn ngữ và các nền văn hóa rất lớn.
Cũng vì như vậy, nên khái niệm tương đương dịch thuật là khái niệm gây
nhiều tranh cãi, thậm chí một số nhà ngôn ngữ còn phủ nhật khả năng chuyển
dịch tương đương. Dịch thuật học thì cố tìm ra những tiêu chí cụ thể để đánh
giá sự tương đương về hình thức và nội dung giữa các văn bản ở những ngôn
ngữ khác nhau. Vì trên thực tế, toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra mạnh
mẽ, dù các nhà ngôn ngữ có phủ nhận tính tương đương trong dịch thuật thì
các tác phẩm nổi tiếng vẫn được dịch sang rất nhiều thứ tiếng khác nhau.
Trong các văn bản dịch, cùng một nguồn nhưng có nhiều hình thức dịch khác
nhau dù vẫn đảm bảo nội dung. Vì thế ranh giới giữa hình thức và nội dung
rất khó xác định, bởi vì trong dịch thuật luôn chịu tác động thông qua phân
tích chủ quan của dịch giả.
84
3.1.2. Các kiểu tương đương dịch thuật
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Cổn (2006) đã phân chia các TĐDT
thành 2 nhóm với 6 kiểu tương đương. Để phân chia được như vậy, tác giả
Nguyễn Hồng Cổn đã xem xét sự có mặt/vắng mặt 4 bình diện được nêu trong
quá trình chuyển dịch là tương đương ngữ âm, tương đương ngữ pháp, tương
đương ngữ nghĩa, tương đương ngữ dụng. Tác giả chia ra:
Tương đương hoàn toàn
Tương đương hoàn toàn tuyệt đối
Đây là kiểu tương đương với nhau trên cả 4 bình điện ngữ âm, ngữ
pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Ở cấp độ từ, đó là việc dịch bằng cách dùng lại
các từ mà ngữ đích vay mượn trực tiếp từ ngữ nguồn bằng cách phiên âm hay
để nguyên dạng (ví dụ như cà phê, axit, đôla, internet, Paris). Ở cấp độ câu,
kiểu tương đương tuyệt đối chỉ xảy ra khi các ngôn ngữ có quan hệ họ hàng
rất gần gũi hoặc có quan hệ tiếp xúc lâu, ví dụ tiếng Hán và tiếng Việt có khả
năng xảy ra trường hợp này.
Tuy nhiên, do hệ thống ngữ âm của các ngôn ngữ là khác nhau rất lớn
nên tương đương hoàn tuyệt đối hầu như rất ít.
Tương đương hoàn toàn tương đối
Là các tương đương thỏa mãn 3 bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ
dụng. Ở cấp độ từ, đó là các tương đương đồng nghĩa ngữ cảnh và phi ngữ
cảnh đã nói ở trên. Tuy nhiên, do những khác biệt về đặc điểm ngôn ngữ giữa
các ngôn ngữ nên có không ít những đơn vị không thể dịch được tương đương
hoàn toàn, hoặc nếu cố gắng dịch sẽ tạo nên những đơn vị đối dịch thiếu tính
tự nhiên.
85
Các tương đương bộ phận
Là các tương đương chỉ tương ứng với nhau trên một hoặc hai bình
diện chúng gồm các kiểu sau:
Tương đương ngữ pháp - ngữ nghĩa
Đây là kiểu tương đương mà do sự khác biệt tinh tế giữa 2 ngôn ngữ
người dịch không thể chuyển tải được hết các thông tin dụng học khác nhau
của đơn vị dịch. Ví dụ dịch các từ, vợ, phu nhân, bà xã... trong tiếng Việt khi
chuyển dịch sang tiếng Anh chỉ có một từ duy nhất là wife, từ này không thể
diễn tả được hết sắc thái biểu cảm mà những từ tiếng Việt trên kia có được.
Kiểu tương đương này thường được dùng dịch chú giải nghĩa nguyên văn của
câu chứ ít dùng trong dịch giao tiếp.
Tương đương ngữ pháp - ngữ dụng
Là kiểu tương đương trong đó các đơn vị dịch của VBN và VBĐ chỉ
tương đương nhau về ngữ pháp và ngữ dụng nhưng không tương đương về
ngữ nghĩa. Ở cấp độ từ, trường hợp này xảy ra khi một từ của ngữ đích khác
hẳn về nghĩa sở biểu nhưng tương đương về mặt phạm trù từ loại, và nghĩa
liên hội hay nghĩa biểu cảm.
Đây là kiểu tương đương phổ biến nhất. Ở kiểu tương đương này, đơn
vị gốc và đơn vị đối dịch có nghĩa biểu hiện và nhigã nữ dụng tương ứng với
nhau nhưng giữa chúng có những khác biệt nhất định về mặt ngữ pháp. Các
ngôn ngữ càng xa nhau về loại hình, độ dài của đơn vị dịch càng lớn thì mức
độ khác biệt ngữ pháp của các tương đương kiểu này càng phức tạp. Ví dụ,
khi dịch thành ngữ xấu như ma sang tiếng Anh sẽ là as ugly as a scarecrow
thì người Anh sẽ hiểu, vì trong tiếng Anh từ ghost không làm họ liên tưởng
86
tới đặc điểm xấu. Vì vậy, kiểu tương đương này chỉ tương đương ở 2 góc độ
ngữ pháp và ngữ dụng.
Tương đương ngữ nghĩa - ngữ dụng
Là tương đương phổ biến nhất. Ở kiểu tương đương này đơn vị gốc và
đơn vị đối dịch có nghĩa biểu hiện và nghĩa ngữ dụng tương ứng với nhau
nhưng giữa chúng có những khác biệt nhất định về mặt ngữ pháp. Ví dụ:
- Thank you for your help - cảm ơn anh đã giúp đỡ.
- It's too hot to eat - nước quá nóng nên không thể uống được.
Các ngôn ngữ khác nhau về loại hình, độ dài đơn vị dịch càng lớn thì
mức độ khác biệt ngữ pháp của các tương đương kiểu này càng phức tạp và
khác xa nhau cả về phạm trù từ loại, trật tự từ và cấu trúc cú pháp.
Tương đương thuần ngữ dụng
Đây là kiểu tương đương tự do nhất, trong đó các khía cạnh tương
đương khác nhau về thông tin ngữ dụng hầu như độc lập với tương đương
ngữ pháp và ngữ nghĩa, và nếu chúng ta cố liên kết chúng khi dịch, câu đối
dịch sẽ trở nên vô nghĩa giống như dịch từng từ. Kiểu tương đương này
thường gặp khi dịch các câu có tính nghi thức hoặc tình thành ngữ cao, ví dụ:
- How do you do? Xin chào
- Would you like to join us for dinner this evening? Mời chị đi ăn tối
cùng chúng tôi tối nay.
3.2. Các khả năng tương đương của từ ngữ ẩm thực tiếng
Việt sang tiếng Anh
3.2.1 Tương đương hoàn toàn
87
Tương đương hoàn toàn tuyệt đối là các tương đương dịch thuật tương
đương với nhau trên cả bốn bình diện ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ
dụng. Ở cấp độ từ, việc dịch này bằng cách dùng lại các từ mà ngữ đích vay
mượn trực tiếp từ ngữ nguồn bằng cách phiên âm hay để nguyên dạng.
Theo các tiêu chí trên, chỉ có duy nhất trường hợp từ "phở" được
chuyển sang tiếng Anh là giữ nguyên dạng.
Phở: phở
Còn lại những đơn vị từ ngữ ẩm thực tiếng Việt được chuyển dịch
tương đương hoàn toàn tuyệt đối hầu hết là các món ăn nước ngoài được du
nhập vào Việt Nam. Đó thực chất là những từ mượn có nguồn gốc Ấn - Âu
nên khi chuyển dịch tương đương thực chất là trở về gốc của nó, ví dụ:
Salat - salad
Súp: soup
Cà phê: coffee
Bit-tết: Beefsteak
Món salat, món súp, cà phê, du nhập vào Việt Nam được giữ nguyên
âm và sắc thái nghĩa vẫn được giữ nguyên. Những từ thuộc loại này có số
lượng rất ít, một phần do loại hình ngôn ngữ của tiếng Anh và tiếng Việt khác
biệt nhau rất nhiều và có nhiều khác biệt về trật tự từ. Trường hợp từ phở
được chuyển dịch sang tiếng Anh được giữ nguyên dạng một phần do tính
"dân tộc" nổi bật của món phở. Hầu như du khách đến Việt Nam và đặc biệt
là Hà Nội ai cũng biết món phở. Từ Phở này cũng đã được đưa vào từ điển
Oxford, một từ điển nổi tiếng vào bậc nhất trên thế giới trong cộng đồng Anh
ngữ. Với những món ăn nổi tiếng, mang nét đặc trưng dân tộc, dường như
88
thực khách thưởng thức sẽ thấy được hương vị của nó và thưởng thức được
cái "hồn dân tộc" trong cái tên gọi của nó.
3.2.2. Tương đương bộ phận
Các tương đương bộ phận là các TDDT tương ứng với nhau trên một
hoặc hai bình diện bao gồm: tương đương ngữ pháp – ngữ nghĩa, tương
đương ngữ pháp – ngữ dụng, tương đương ngữ nghĩa – ngữ dụng và tương
đương thuần ngữ dụng. Trong các kiểu tương đương này, hầu hết từ ngữ ẩm
thực tiếng Việt chuyển dịch sang tiếng Anh là tương đương ngữ nghĩa – ngữ
dụng. Theo cách hiểu của chúng tôi, từ ngữ ẩm thực tiếng Việt thường được
chuyển dịch theo cách này vì đơn vị gốc và đơn vị đối dịch có nghĩa biểu hiện
và nghĩa ngữ dụng – giá trị thông báo, đích ngôn trung tương ứng với nhau
nhưng giữa chúng có sự khác biệt nhất định về mặt ngữ pháp. Hơn nữa mục
đích chuyển dịch từ ngữ ẩm thực tiếng tiếng Việt sang tiếng Anh là mong
muốn những người nước ngoài thưởng thức món ăn Việt có thể hình dung
được món ăn đó được nấu từ những nguyên liệu nào hay phương thức nào. Ví
dụ:
Gà rang gừng: Grilled chicken with ginger (món gà rang với gừng)
Gà xào chua ngọt: Sweet and sour chicken ( món gà có vị ngọt và chua)
Bánh đậu xanh: Green bean cake (bánh đậu xanh)
Bánh rán nhân thịt: Glutious rice doughnut meat pie (bánh gạo nếp và nhân thịt)
Gà quay: Roasted chicken
Tôm nướng cùng phomai: Gilled shrimp with cheese (tôm nướng cùng phomai)
Tôm hấp nước dừa: Steamed shrimps in coconut juice
89
Với cách chuyển dịch này, người thưởng thức món ăn có thể hiểu một
đặc trưng nổi bật của món ăn. Cách chuyển dịch này là cách dịch phổ biến các
từ ngữ ẩm thực tiếng Việt sang tiếng Anh. Chuyển tải được nội dung của
"món ăn", cũng đạt được một phần của mục đích.
Bên cạnh đó, nhiều món ăn cũng có nguồn gốc Ấn-Âu, du nhập vào
Việt Nam nên hầu như vẫn còn giữ được gần như nguyên vẹn ngữ nghĩa như:
Bánh mỳ: bread
Bánh táo: apple pie
Bánh ngọt: cake
Bánh bích quy: biscuit
Bánh gato: gateau
Bánh kẹp: pancake
Bánh xốp: wafer
Bánh sừng bò: croissant
Thịt muối: bacon
Pho mát: cheese
Mỳ, miến, phở: noodle
Trong những ví dụ trên, chỉ có trường hợp mỳ, miến, phở chuyển dịch
sang là noodle - 3 từ tương ứng với 1 từ chuyển dịch. Còn lại những trường
hợp kia là tương đương 1:1. Vì các món ăn này có sự tương ứng ở cả 2 nền
văn hóa ẩm thực.
Nhưng với cách chuyển dịch trên, cũng có một số đơn vị từ bảo lưu
được tên gọi gốc do tính lịch sử và truyền thống của món ăn đó, bánh chưng
với những tính chất đặc biệt của nó chỉ có trong nền ẩm thực văn hóa Việt
90
Nam nên bánh chưng hầu như được dịch sang Chưng cake, trước đây mọi
người thường sử dụng cách dịch Square cake (có nghĩa là bánh có hình
vuông), chỉ riêng món phở ngoài một số cách dịch nghĩa để chuyển tải nội
dung, còn có một cách dịch khác mà thời gian gần đây được người nước
ngoài biết đến nhiều do sự nổi tiếng của nó ở Việt Nam là giữ nguyên Phở.
Còn nhiều đơn vị từ ngữ ẩm thực tiếng Việt khi chuyển dịch sang tiếng Anh
đã mất đi nhiều nét văn hóa vốn có của nó do những khác biệt về vị trí địa lý
cũng như văn hóa. Hơn nữa, có những thực thể mà ở nước này có nhưng nước
khác không có, ví dụ bánh được làm từ gạo nếp và nhân đậu có ở Việt Nam
nhưng tìm kiếm một loại bánh tương tự như vậy ở nước Anh sẽ rất khó có
được. Điều đó cũng thực dễ lý giải, mỗi vùng đất có những đặc thù về nông
nghiệp trồng trọt và chăn nuôi khác nhau, ở những nước như Anh, lúa mạch,
lúa mỳ dễ trồng nên việc tạo nên những món ăn từ nguyên liệu đó sẽ nhiều
hơn là những nước không tự tạo ra nguyên liệu đó. Do thế, phương Tây có
bánh gatô, bánh làm từ bột mỳ (wheat), bơ (cheese) có bánh kem
(cheesecake). Ở Việt Nam các loại bánh làm từ cùng một nguyên liệu rất có
nhiều, ví dụ như bánh dẻo, bánh nếp, bánh dày, bánh ít… đều làm từ gạo nếp
(sticky, glutinous rice) với những cách thức khác nhau ví dụ, glutinous rice
cake, kind of rice cake (bánh được làm từ một loại gạo).
Cách chuyển dịch này đảm bảo khá tốt về mặt ngữ nghĩa, hầu như là
chuyển tải được nội dung tên món ăn với đầy đủ các yếu tố xuất hiện trong
tên món ăn.
Ví dụ: Gà rang gừng: Grilled chicken with ginger (gà rang với gừng)
Như vậy với cách chuyển dịch này đảm bảo được yếu tố ngữ nghĩa ngữ dụng.
91
3.2.3. Không tương đương
Hệ thống từ ngữ ẩm thực tiếng Việt chuyển dịch sang tiếng Anh hiện
nay vẫn trong giai đoạn chuẩn hóa. Hầu hết, các nhà hàng đều thuê dịch theo
cách diễn giải (diễn giải các thành phần cấu thành món ăn hoặc phương thức
nấu chín món ăn), nên chúng ta chưa thể đánh giá một cách xác đáng hệ thống
này được. Với 678 đơn vị từ ngữ ẩm thực tiếng Việt được chuyển dịch sang
tiếng Anh này cũng không là ngoại lệ mặc dù chúng tôi đã cố gắng thu thập
tài liệu ở các nguồn tin cậy như từ điển Lạc Việt, một số trang Web các cửa
hàng ăn người Việt tại Mỹ, Wikipedia…. Nhưng để chuẩn hóa, tạo thành
cuốn từ điển món ăn Việt bằng tiếng Anh cũng cần thêm thời gian, vì ngoài
quảng bá ẩm thực chúng ta còn có nhiệm vụ quảng bá văn hóa Việt Nam ra
thế giới. Những trường hợp được dịch ra nhưng gần như không có sự tương
đương vẫn đang còn, một phần vì tính "dân tộc" chứa đựng trong tên gọi món
đó quá lớn nên việc chuyển tải sang một thứ ngôn ngữ khác lại không có
những nét tương đồng về văn hóa là rất khó.
Ví dụ: Bánh khoái: plain rice flan (một loại bánh gạo thông thường trong khi bánh khoái là loại bánh không đơn giản và cũng không thông
thường như cách chuyển dịch - bánh khoái là một loại bánh làm bằng bột gạo
có nhân từ tôm, thịt, giá đỗ)
Bánh xèo: Vietnamese pancake (một loại bánh Việt Nam);
Chè đậu đãi: green bean compote (compote: có nghĩa là mứt quả).
Cách chuyển dịch này gần như không diễn tả được đặc trưng hay đặc
điểm nào của bánh mà chỉ nêu một cách chung chung.
92
Trong quá trình mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới,
việc quảng bá văn hóa trong đó có văn hóa ẩm thực là một trong những cách
làm có hiệu quả. Song hiện nay, chưa có một từ điển ẩm thực tiếng Việt-Anh,
nên tìm một quy chuẩn là điều cần thiết. Hiện nay, việc dịch này chưa được
quan tâm nên phần dưới đây của luận văn sẽ trình bày các phương thức
chuyển dịch của từ ngữ ẩm thực tiếng Việt sang tiếng Anh trong các trường
hợp không có tương đương.
3.3. Các thủ pháp chuyển dịch từ ngữ ẩm thực tiếng Việt sang tiếng Anh
Theo tác giả Nguyễn Hồng Cổn (2006), các thủ pháp dịch từ ngữ là
cách thức xử lý và xác lập tương đương giữa các đơn vị từ vựng của ngữ
nguồn và ngữ đích và các khả năng lựa chọn để xác lập tương đương từ vựng
trong quá trình dịch thuật.
Như trên đã trình bày, mỗi loại hình văn bản khác nhau sẽ có những thủ
pháp chuyển dịch khác nhau, ở đây từ ngữ ẩm thực được chuyển dịch sang
tiếng Anh sẽ được áp dụng các thủ pháp phổ biến là trực dịch, dùng các từ
ngữ có nghĩa hẹp hơn, dùng các từ ngữ có nghĩa rộng hơn, tương đương dụng
học, tương đương văn hóa, tương đương chức năng, tương đương mô tả, sao
phỏng, phiên chuyển.
Như trên đã trình bày, dịch thuật là một lĩnh vực phức tạp. Vì dịch
thuật là hoạt động bị chi phối bởi nhiều yếu tố, yếu tố ngôn ngữ, văn hóa, tình
huống giao tiếp (ngữ cảnh). Đặc biệt là dịch thuật từ ngôn ngữ nguồn sang
ngôn ngữ đích là 2 ngôn ngữ khác biệt nhau hoàn toàn về loại hình ngôn ngữ
lại càng gặp nhiều khó khăn. Sự khác biệt về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên,
thói quen sinh hoạt của các cư dân sử dụng 2 ngôn ngữ khác nhau cũng là rào
cản không nhỏ để tiến tới được chuyển tải hoàn toàn ý nghĩa cũng như những
nét văn hóa mang trong từ đó. Để góp phần vào việc nghiên cứu cách chuyển
93