Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 67 trang )
GVHD: TS. Phan Văn Hiền.
Đồ án tốt nghiệp.
I. 1. Constant.
Khối Constant tạo nên một hằng số (không phụ
thuộc vào thời gian) thực hoặc phức. Hằng số đó có thể
là scalar, vector, hay ma trận tuỳ theo cách ta khai báo
tham số Constant Value và ô interpret vector parameters
as 1-D có được chọn hay không. Nếu ô đó được chọn, ta
có thể khai báo tham số constant value là vector hàng
hay cột với kích cở dưới dạng ma trận. Nếu ô đó không
được chọn, các vector hàng hay cột đó chỉ được sử dụng
như vector với chiều dài n, tức là tín hiệu 1-D.
I. 2. Step và Ramp.
Nhờ hai khối Step và Ramp ta có thể tạo nên các
tín hiệu dạng bậc thang hay dạng dốc tuyến tính, dùng
để kích thích các mô hình Simulink. Trong hộp thoại
block parameters của khối Step ta có thể khai báo giá trị
đầu/ giá trị cuối và cả thời điểm bắt đầu của tìn hiệu
bước nhảy. Đối với Ramp ta có thể khai báo đô dốc,
thời điểm và giá trị xuất phát ở đầu ra.
I. 3. Signal Generator và Pulse Generator.
Bằng Signal Generator ta có thể tạo ra các tín
hiệu kích thích khác nhau (ví dụ: hình sin, hình răng
cưa), còn Pulse Generator tạo ra chuổi xung hình chử
nhật. Biên độ và tần số có thể khai báo tuỳ ý. Đối với
Pulse Generator ta còn có khả năng chọn tỷ lệ cho bề
rộng xung (tính bằng % cho cả chu kỳ). Đối với cả hai
khối (giống như khối constant), ta có thể sử dụng tham
số tuỳ chọn Interpret vector parameters as 1-D để quyết
định các tín hiệu có giá trị scalar hay vector hay ma trận.
I. 4. Repeating Sequence.
Khối này cho phép ta tạo nên tín hiệu tuần hoàn
tuỳ ý. Tham số Time value phải là một vector thời gian
với các giá trị đơn điệu tăng. Vector biến ra output value
phải có kích cở phù hợp với chiều dài của tham số Time
Value. Giá trị lớn nhất của vector thời gian quyết định
chu kì lặp lại (chu kì tuần hoàn) của vector biến ra.
SVTH: Nguyễn Quốc Thành.
Lớp: 01D3A.
Trang21
GVHD: TS. Phan Văn Hiền.
Đồ án tốt nghiệp.
I. 5. Sine Wave.
Khối Sine Wave được sử dụng để tạo tín hiệu
hình sin cho cả hai loại mô hình: Liên tục và gián đoạn.
Những thông số: giá trị biên độ, tần số, pha, thời gian
lấy mẫu (chỉ áp dụng cho hệ gián đoạn).
I. 6. From Workspace.
Khối From Workspace đọc dữ liệu từ Matlab
Workspace để cung cấp cho mô hình Simulink. Các số
liệu lấy vào phải có dạng của biểu thức Matlab, khai báo
tại dòng Data. Ma trận này phải chứa ít nhất hai cột, cột
đầu tiên phải là vector thời gian (nó phải là giá trị tăng
đơn điệu). Nếu giá trị ngõ ra cần thời gian tại giữa hai
giá trị đã chọn thì ngõ ra phải là nội suy tuyến tính giữa
hai giá trị thời gian yêu cầu đặt trong ngoặc.
I. 7. From File.
Khối From File đọc dữ liệu từ một file MATFILE có sẵn. Mat-File có thể là kết qủa từ một lần mô
phỏng trước đó, đã được tạo nên và cách đi nhờ khối to
File trong sơ đồ Simulink. Số liệu cất trong Mat-File
phải có định dạng một ma trận. Mỗi cột phải phải có giá
trị của n ngõ vào tại thời điểm cho trước (yếu tố đầu tiên
của cột). Sau đó, hàng thứ nhất là một vector thời gian
(so với From Workspace hàng và cột ngược nhau).
I. 8. Clock :
Khối Clock cung cấp vector theo thời gian. Mở
trong suốt thời gian mô phỏng, hiển thị thời gian liên tục
mà cuộc mô phỏng đang xảy ra. Điểm quan trọng là
Clock không phải là khối phát thời gian, mà chỉ là khối
hiển thị thời gian mô phỏng. Được phép nối với To
Workspace để chuyển vector thời gian vào trong
Matlab.
I. 9. Digital Clock:
Khối Digital Clock cung cấp thời gian cho hệ rời
rạc. Xác định thông số của thời gian lấy mẫu. Không
giống khối Clock.
SVTH: Nguyễn Quốc Thành.
Lớp: 01D3A.
Trang22
GVHD: TS. Phan Văn Hiền.
Đồ án tốt nghiệp.
II. THƯ VIỆN SINKS:
Thư viện con Sink bao gồm các khối xuất chuẩn của Simulink. Bên cạnh khả
năng hiển thị đơn giản bằng số, còn có các khối dao đông ký để biểu diển các tín
hiệu phụ thuộc thời gian hay biểu diễn hai tín hiệu trên hệ toạ độ x-y. ngoài ra còn
có khả năng xuất số liệu vào cửa sổ Matlab Workspace hay cất dưới dạng File.
Hình 3.2.Thư viện SINKS.
II. 1 Scope
Nhờ khối Scope ta có thể hiển thị các tín hiệu của
quá trình mô phỏng. Nếu mở cưa sổ Scope sẵn từ trước
khi bắt đầu mô phỏng, ta có thể theo dõi trực tiếp diễn
biến của tín hiệu. Ý nghĩa của các nút trên cửa sổ được
minh hoạ ở hình 3. 3.
SVTH: Nguyễn Quốc Thành.
Lớp: 01D3A.
Trang23
GVHD: TS. Phan Văn Hiền.
Đồ án tốt nghiệp.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Hình 3. 3. Đồ thị khối scope.
1. Biểu tương của máy in dung để in tín hiệu cuả quá trình mô phỏng.
2. Biểu tượng khai báo thông số của khối.
3, 4, 5. Dùng để zoom tín hiệu hiển thị.
6. Tự động giản đồ thị.
7. Lưu tín hiệu hiện hành.
8. Tìm lại tín hiệu trước đó.
9. Kết nối hay không kết nối ( khoá tín hiệu vào) khối scope.
II.2. To Workspace:
Khối To Workspace gửi số liệu ở đầu vào của
khối tới môi trường MATLAB Workspace dưới dạng
ma trận.
Thông số: Tên ma trận, giá trị giới hạn để xuất ra.
Mỗi một cột ma trận đại diện cho mỗi giá trị khác nhau
dữ liệu được truyền đến MATLAB cho đến khi kết thúc
mô phỏng.
Nếu sự mô phỏng cần số bước lớn hơn giá trị
limit một đơn vị thì khối này chỉ lưu giá trị n cuối cùng,
với n là giá trị lấy mẫu limit đã quy định.
Thông số thứ hai cuả hàng trong limit là tuỳ ý
(timestep: buớc thời gian), Matlab chỉ lưu giá trị n
chung. Thường vector thời gian không cần khoảng cách
đều; thông số thứ ba của limit cũng tuỳ ý nhưng có đặc
điểm là phải phù hợp với thời gian lấy mẫu với dữ liệu
được thu thập.
Ví dụ nếu bạn cài đặt thông số cho limit data points to last: [100, 3, 0. 4]
SVTH: Nguyễn Quốc Thành.
Lớp: 01D3A.
Trang24
GVHD: TS. Phan Văn Hiền.
Đồ án tốt nghiệp.
Ngõ ra của ma trận gồm 100 hàng (số cột tương ứng với chiều của khối vào)
mà giá trị mỗi lần tích trữ T =3∗ 0. 4 giây (s) có nghĩ là tạiT o =0, T1=1∗3∗0. 4
=1. 2, T2=2∗3∗0. 4 =2. 4, T3 =3∗3∗0. 4 = 3. 6…Tk = k ∗3∗0.4 (s).
II. 3.To File .
Khối To File lưu trữ dữ liệu dưới dạng Mat-file.
Số liệu mà To File cất có thể được From File đọc trực
tiếp mà không cần xử lý hay chế biến gì.
II. 4. XY Graph.
Hai đồ thị của hai tín hiệu sẽ được vẽ trên cửa sổ
đồ họa của Matlab. Đầu vào thứ nhất ứng với trục x, đầu
vào thứ 2 ứng với trục y. Trong hộp thoại Block
parameters ta có thể đặt giới hạn cho hai trục.
II. 5. Stop Simulation:
Khối Stop Simulation ngừng cuộc mô phỏng
ngay lậy tức khi ngõ vào bằng không. Khi nhiều tín hiệu
vào là đa biến nếu có một thành phần ngõ vào bằng
không thì cuộc mô phỏng cũng sẽ ngừng ngay lập tức.
II. 6. Display.
Khối display đưa tín hiệu ra là giá trị thực hoặc
phức tại thời điểm kết thúc mô phỏng.
III. THƯ VIỆN MATH OPERATIONS.
Thư viện con MATH OPERATIONS có một số khối với chức năng ghép
toán học các tín hiệu khác nhau. Bên cạnh các khối đơn giản nhằm cộng hay nhân
tín hiệu, trong Math còn có nhiều hàm (toán, lượng giác và logic) được chuẩn bị
sẵn. Sau đây ta chỉ mô tả ngắn một số khối quan trọng nhất.
SVTH: Nguyễn Quốc Thành.
Lớp: 01D3A.
Trang25
GVHD: TS. Phan Văn Hiền.
Đồ án tốt nghiệp.
Hình 3.4.Thư viện MATH OPERATIONS.
III. 1. Sum.
Đầu ra của khối sum là tổng các tín hiệu đầu vào.
Nếu tín hiệu vào là vô hướng, tín hiệu tổng cũng vô
hướng. Nếu đầu vào là tín hiệu hỗn hợp, Sum tính tổng
từng phần tử. Nếu khối Sum chỉ có một đầu vào dạng
vector, khi ấy các phần tử của vector sẽ được cộng thành
vô hướng. Tại ô List of signs ta có thể khai báo cực tính
và số lượng đầu vào bằng cách viết một chuỗi các kí hiệu
+ và -.
SVTH: Nguyễn Quốc Thành.
Lớp: 01D3A.
Trang26
GVHD: TS. Phan Văn Hiền.
Đồ án tốt nghiệp.
III. 2. Product và Dot Product.
Khối product thực hiện phép nhân từng phần tử
hay nhân ma trận, cũng như phép chia các tín hiệu vào
(dạng 1-D hay 2-D) của khối, phụ thuộc vào giá
trị của tham số Multiplication và number of inputs.
III. 3. Math Function và Trigonometric Funtion.
Khối Math Funtion có một lượng khá lớn các
hàm toán đã được chuẩn bị sẵn tại ô Funtion, cho phép ta
lựa chọn theo nhu cầu sử dụng.
Tương tự, khối Trigonometric Funtion có tất cả
các hàm lượng giác quan trọng. Cả hai khối đều có thể
xử lý tín hiệu 2-D.
III. 4. Gain, Slider Gain, Matrix Gain.
Khối Gain có tác dụng khuyếch đại tín hiệu đầu
vào bằng biểu thức khai báo tại ô Gain. Biểu thức đó chỉ
có thể là một số hay một biến. Nếu là biến, biến đó phải
tồn tại trong môi trường Matlab Workspace, chỉ khi ấy
Simulink mới có thể tính toán với biến. Phép nhân của
biến vào với Gain được thực hiện theo phương thức nhân
ma trận hay nhân từng phần tử.
Khối Slider Gain cho phép người sử dụng thay
đổi hệ số khuếch đại vô hướng trong quá trình mô
phỏng.
Khối Matrix Gain cũng giống như khối Gain,
điểm khác chỉ là: phải khai báo các tham số thích hợp để
thực hiện phép nhân giữa ma trận Gain với đầu vào.
III. 5. Logical Operator và Relational Operater.
Khối Logical Operator thực hiện kết hợp các biến
vào của khối theo hàm logic đã chon tại ô Operator. Biến
ra sẽ nhận ra các giá trị 1 (True) hay 0 (False). Nếu các
biến vào có định dạng vector (tính hiệu 1- D) hay ma
SVTH: Nguyễn Quốc Thành.
Lớp: 01D3A.
Trang27
GVHD: TS. Phan Văn Hiền.
Đồ án tốt nghiệp.
trận (tính hiệu 2- D), các phần tử của chúng sẽ được kết
hợp theo hàm Logic đã chọn, và ở đầu ra sẽ xuất hiện
một vector hay ma trận. Khi các tín hiệu không thuộc
loại Boolean (không có giá trị 0 hoặc 1, ví dụ : double)
được đưa tới đầu vào của Logical Operator, cần phải chú
ý: Tham số Boolean logic signals (trang Advanced của
hộp thoại Simulation Parameter) phải được chọn là off.
Khi ấy, các tín hiệu khác không được coi là True, còn
bằng 0 là False.
Khối Relation Operator thực hiện kết hợp hai tín
hiệu đầu vào theo toán tử so sánh đã chọn tại ô operator.
Biến ra sẽ nhận giá trị 1 (True) hay 0 (False).
III. 6. Algebraic Constraint.
Khối Algebraic Constraint cưỡng tín hiệu đầu
vào của khối về 0 và xuất ơ đầu ra của khối giá trị của
biến z (là giá trị ứng với khi đầu vào là 0). Tuy nhiên,
biến ra phải có tác động ngược lại đầu vào thông qua
một vòng thích hợp.
Tại ô giành cho tham số intial guess ta có thể
khai báo giá trị khởi đầu cho thuật toán giải vòng quẩn
đại số. Bằng cách lựa chọn khéo léo thông số này, ta có
thể cải thiện độ chính xác, thậm chí là cách làm duy
nhất trong vài trường hợp.
III. 7. Abs.
Khối Abs tính giá trị tuyệt đối của thông số ở cổng
vào.
III. 8. Combinatorial Logic.
Khối Combinatorial Logic thực thi một bảng tổ
hợp logic. Thông số của khối này là bảng thật.
IV. THƯ VIỆN CONTINUOUS.
Đây là nhóm các khối tuyến tính trong miền thời gian.
SVTH: Nguyễn Quốc Thành.
Lớp: 01D3A.
Trang28
GVHD: TS. Phan Văn Hiền.
Đồ án tốt nghiệp.
Hình 3.5.Thư viện CONTINUOUS.
IV. 1. Integrator.
Khối Integrator lấy tích phân tính hiệu vào của
khối. Giá trị ban đầu được khai báo hoặc trực tiếp tại
hộp thoại Block parameters, hoặc thông qua chọn giá trị
internal tai ô initial condition source để sau đó điền giá
trị ban đầu vào dòng viết của ô initial condition.
IV. 2. Derivative.
Phép tính đạo hàm tín hiệu vào được thực hiện nhờ
khối này. Giá trị ban đầu của biến ra là 0.
IV. 3. State-space.
Khối state-space là mô hình trạng thái của một hệ
tuyến tính. Thông số cuả khối là hệ ma trận của phương
trình và điều kiện ban đầu.
IV. 4. Transfer Function và Zero-pole.
Nhờ Transfer Fcn ta có thể mô hình hoá hàm truyền
đạt hệ tuyến tính. Thông số của khối là các hệ của đa
thức tử số và mẫu số. khai báo theo thứ tự số mũ của S
giảm dần.
SVTH: Nguyễn Quốc Thành.
Lớp: 01D3A.
Trang29
GVHD: TS. Phan Văn Hiền.
Đồ án tốt nghiệp.
Khối Zero-pole thực hiện hàm truyền dưới dạng cực
và zero.
IV. 5.Transport Delay và Variable Tran Sport Delay.
Khối Transfer Funtion làm cho tín hiệu vào bị trể
một thời gian cho trước. Thông số của khối là thời gian
trễ và điều kiện đầu.
Khối Variable Tran Sport Delay giới thiệu một
biến thời gian trễ: Ngõ vào thứ hai trễ một khoảng thời
gian so với ngõ vào thứ nhất. Những thông số của khối là
thời gian trễ, số mẫu được lưu trữ.
V. THƯ VIỆN DISCOTINUITIES.
Hình 3.6.Thư viện DISCOTINUITIES.
V. 1 Backlash
Khối Backlash phỏng lại đặc tính của một hệ
thống có độ dơ. Những thông số của khối: Độ rộng
Dead Zone, giá trị đầu của ngõ ra và vào. Ngõ ra là
hằng số khi ngõ vào nằm trong đoạn Dead Zone.
SVTH: Nguyễn Quốc Thành.
Lớp: 01D3A.
Trang30
GVHD: TS. Phan Văn Hiền.
Đồ án tốt nghiệp.
V. 2.. Dead Zone.
Ngõ ra có giá trị là Zero khi ngõ vào nằm trong
khoảng liệt (tắt). Ngoài ra ngõ ra sẽ bằng ngõ vào khi
ngõ vào không nằm trong đoạn Dead Zone. Những thông
số của khối: Giá trị đầu và cuối của đoạn Dead Zone.
V. 3. Coulomb & Viscous Friction.
Khối Coulomb &Viscous Friction mô phỏng một
hệ có ma sát dính và ma sát trượt. Những thông số của
khối là giá trị offset ban đầu, tỉ số ma sát thẳng. Lực ma
sát có giá trị là zero ở tại thời điểm đặt giá trị offset.
V. 4. Relay.
Mô phỏng một relay. Tín hiệu ra có hai trạng
thái: ON hoặc OFF phụ thuộc vào giới hạn tín hiệu vào.
Sự chuyển đổi của ngõ ra giữa hai giá trị đặc biệt. Khi
rơle ở vị trí ON, nó giữ nguyên khi giá trị ngõ vào hạ
xuống thấp hơn ngưỡng OFF, ngược lại thì rơle ở vị trí
OFF.
V. 5. Quantizer.
Khối Quantizer chuyển tín hiệu ở đầu vào thành
tín hiệu bậc thang mô phỏng bộ lượng tử. Thông số của
khối là khoảng thời gian lượng tử.
V. 6. Rate Limiter và Saturation.
Khối Rate Limiter giới hạn tốc độ thay đổi của
tính hiệu ngõ vào. Thông số của khối là giá trị tối đa của
sự thay đổi.
Khối Saturation tính toán một khâu bão hòa,
nghĩa là giới hạn biên độ của ngõ ra. Thông số của khối
là giá trị trên và dưới của ngõ ra.
VI. THƯ VIỆN DISCRETE:
SVTH: Nguyễn Quốc Thành.
Lớp: 01D3A.
Trang31