Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 67 trang )
GVHD: TS. Phan Văn Hiền.
Đồ án tốt nghiệp.
Hình 3.4.Thư viện MATH OPERATIONS.
III. 1. Sum.
Đầu ra của khối sum là tổng các tín hiệu đầu vào.
Nếu tín hiệu vào là vô hướng, tín hiệu tổng cũng vô
hướng. Nếu đầu vào là tín hiệu hỗn hợp, Sum tính tổng
từng phần tử. Nếu khối Sum chỉ có một đầu vào dạng
vector, khi ấy các phần tử của vector sẽ được cộng thành
vô hướng. Tại ô List of signs ta có thể khai báo cực tính
và số lượng đầu vào bằng cách viết một chuỗi các kí hiệu
+ và -.
SVTH: Nguyễn Quốc Thành.
Lớp: 01D3A.
Trang26
GVHD: TS. Phan Văn Hiền.
Đồ án tốt nghiệp.
III. 2. Product và Dot Product.
Khối product thực hiện phép nhân từng phần tử
hay nhân ma trận, cũng như phép chia các tín hiệu vào
(dạng 1-D hay 2-D) của khối, phụ thuộc vào giá
trị của tham số Multiplication và number of inputs.
III. 3. Math Function và Trigonometric Funtion.
Khối Math Funtion có một lượng khá lớn các
hàm toán đã được chuẩn bị sẵn tại ô Funtion, cho phép ta
lựa chọn theo nhu cầu sử dụng.
Tương tự, khối Trigonometric Funtion có tất cả
các hàm lượng giác quan trọng. Cả hai khối đều có thể
xử lý tín hiệu 2-D.
III. 4. Gain, Slider Gain, Matrix Gain.
Khối Gain có tác dụng khuyếch đại tín hiệu đầu
vào bằng biểu thức khai báo tại ô Gain. Biểu thức đó chỉ
có thể là một số hay một biến. Nếu là biến, biến đó phải
tồn tại trong môi trường Matlab Workspace, chỉ khi ấy
Simulink mới có thể tính toán với biến. Phép nhân của
biến vào với Gain được thực hiện theo phương thức nhân
ma trận hay nhân từng phần tử.
Khối Slider Gain cho phép người sử dụng thay
đổi hệ số khuếch đại vô hướng trong quá trình mô
phỏng.
Khối Matrix Gain cũng giống như khối Gain,
điểm khác chỉ là: phải khai báo các tham số thích hợp để
thực hiện phép nhân giữa ma trận Gain với đầu vào.
III. 5. Logical Operator và Relational Operater.
Khối Logical Operator thực hiện kết hợp các biến
vào của khối theo hàm logic đã chon tại ô Operator. Biến
ra sẽ nhận ra các giá trị 1 (True) hay 0 (False). Nếu các
biến vào có định dạng vector (tính hiệu 1- D) hay ma
SVTH: Nguyễn Quốc Thành.
Lớp: 01D3A.
Trang27
GVHD: TS. Phan Văn Hiền.
Đồ án tốt nghiệp.
trận (tính hiệu 2- D), các phần tử của chúng sẽ được kết
hợp theo hàm Logic đã chọn, và ở đầu ra sẽ xuất hiện
một vector hay ma trận. Khi các tín hiệu không thuộc
loại Boolean (không có giá trị 0 hoặc 1, ví dụ : double)
được đưa tới đầu vào của Logical Operator, cần phải chú
ý: Tham số Boolean logic signals (trang Advanced của
hộp thoại Simulation Parameter) phải được chọn là off.
Khi ấy, các tín hiệu khác không được coi là True, còn
bằng 0 là False.
Khối Relation Operator thực hiện kết hợp hai tín
hiệu đầu vào theo toán tử so sánh đã chọn tại ô operator.
Biến ra sẽ nhận giá trị 1 (True) hay 0 (False).
III. 6. Algebraic Constraint.
Khối Algebraic Constraint cưỡng tín hiệu đầu
vào của khối về 0 và xuất ơ đầu ra của khối giá trị của
biến z (là giá trị ứng với khi đầu vào là 0). Tuy nhiên,
biến ra phải có tác động ngược lại đầu vào thông qua
một vòng thích hợp.
Tại ô giành cho tham số intial guess ta có thể
khai báo giá trị khởi đầu cho thuật toán giải vòng quẩn
đại số. Bằng cách lựa chọn khéo léo thông số này, ta có
thể cải thiện độ chính xác, thậm chí là cách làm duy
nhất trong vài trường hợp.
III. 7. Abs.
Khối Abs tính giá trị tuyệt đối của thông số ở cổng
vào.
III. 8. Combinatorial Logic.
Khối Combinatorial Logic thực thi một bảng tổ
hợp logic. Thông số của khối này là bảng thật.
IV. THƯ VIỆN CONTINUOUS.
Đây là nhóm các khối tuyến tính trong miền thời gian.
SVTH: Nguyễn Quốc Thành.
Lớp: 01D3A.
Trang28
GVHD: TS. Phan Văn Hiền.
Đồ án tốt nghiệp.
Hình 3.5.Thư viện CONTINUOUS.
IV. 1. Integrator.
Khối Integrator lấy tích phân tính hiệu vào của
khối. Giá trị ban đầu được khai báo hoặc trực tiếp tại
hộp thoại Block parameters, hoặc thông qua chọn giá trị
internal tai ô initial condition source để sau đó điền giá
trị ban đầu vào dòng viết của ô initial condition.
IV. 2. Derivative.
Phép tính đạo hàm tín hiệu vào được thực hiện nhờ
khối này. Giá trị ban đầu của biến ra là 0.
IV. 3. State-space.
Khối state-space là mô hình trạng thái của một hệ
tuyến tính. Thông số cuả khối là hệ ma trận của phương
trình và điều kiện ban đầu.
IV. 4. Transfer Function và Zero-pole.
Nhờ Transfer Fcn ta có thể mô hình hoá hàm truyền
đạt hệ tuyến tính. Thông số của khối là các hệ của đa
thức tử số và mẫu số. khai báo theo thứ tự số mũ của S
giảm dần.
SVTH: Nguyễn Quốc Thành.
Lớp: 01D3A.
Trang29
GVHD: TS. Phan Văn Hiền.
Đồ án tốt nghiệp.
Khối Zero-pole thực hiện hàm truyền dưới dạng cực
và zero.
IV. 5.Transport Delay và Variable Tran Sport Delay.
Khối Transfer Funtion làm cho tín hiệu vào bị trể
một thời gian cho trước. Thông số của khối là thời gian
trễ và điều kiện đầu.
Khối Variable Tran Sport Delay giới thiệu một
biến thời gian trễ: Ngõ vào thứ hai trễ một khoảng thời
gian so với ngõ vào thứ nhất. Những thông số của khối là
thời gian trễ, số mẫu được lưu trữ.
V. THƯ VIỆN DISCOTINUITIES.
Hình 3.6.Thư viện DISCOTINUITIES.
V. 1 Backlash
Khối Backlash phỏng lại đặc tính của một hệ
thống có độ dơ. Những thông số của khối: Độ rộng
Dead Zone, giá trị đầu của ngõ ra và vào. Ngõ ra là
hằng số khi ngõ vào nằm trong đoạn Dead Zone.
SVTH: Nguyễn Quốc Thành.
Lớp: 01D3A.
Trang30
GVHD: TS. Phan Văn Hiền.
Đồ án tốt nghiệp.
V. 2.. Dead Zone.
Ngõ ra có giá trị là Zero khi ngõ vào nằm trong
khoảng liệt (tắt). Ngoài ra ngõ ra sẽ bằng ngõ vào khi
ngõ vào không nằm trong đoạn Dead Zone. Những thông
số của khối: Giá trị đầu và cuối của đoạn Dead Zone.
V. 3. Coulomb & Viscous Friction.
Khối Coulomb &Viscous Friction mô phỏng một
hệ có ma sát dính và ma sát trượt. Những thông số của
khối là giá trị offset ban đầu, tỉ số ma sát thẳng. Lực ma
sát có giá trị là zero ở tại thời điểm đặt giá trị offset.
V. 4. Relay.
Mô phỏng một relay. Tín hiệu ra có hai trạng
thái: ON hoặc OFF phụ thuộc vào giới hạn tín hiệu vào.
Sự chuyển đổi của ngõ ra giữa hai giá trị đặc biệt. Khi
rơle ở vị trí ON, nó giữ nguyên khi giá trị ngõ vào hạ
xuống thấp hơn ngưỡng OFF, ngược lại thì rơle ở vị trí
OFF.
V. 5. Quantizer.
Khối Quantizer chuyển tín hiệu ở đầu vào thành
tín hiệu bậc thang mô phỏng bộ lượng tử. Thông số của
khối là khoảng thời gian lượng tử.
V. 6. Rate Limiter và Saturation.
Khối Rate Limiter giới hạn tốc độ thay đổi của
tính hiệu ngõ vào. Thông số của khối là giá trị tối đa của
sự thay đổi.
Khối Saturation tính toán một khâu bão hòa,
nghĩa là giới hạn biên độ của ngõ ra. Thông số của khối
là giá trị trên và dưới của ngõ ra.
VI. THƯ VIỆN DISCRETE:
SVTH: Nguyễn Quốc Thành.
Lớp: 01D3A.
Trang31
GVHD: TS. Phan Văn Hiền.
Đồ án tốt nghiệp.
Hình 3.7.Thư viện DISCRETE.
VI. 1. Unit Delay.
Khối Unit Delay có tác dụng trích mẩu tín hiệu
vào và cất giữ giá trị thu được trong một chu kì trích
mẫu. Vì vậy, khối có đặc điểm như một phần tử cơ bản
của hệ gián đoạn. Khối có thể được sử dụng như một
khâu quá độ từ tần số trích mẫu thấp sang tần số trích
mẫu cao.
VI. 2. Discrete- Time Integrator.
Khối Discrete-Time Integrator (tích phân gián
đoạn) về cơ bản cũng giống như khối integrator liên tục.
Bên cạnh chu kì trích mẫu ta phải chọn cho mỗi khối
thuật toán tích phân. Sau khi đã chọn, biểu tượng tự thay
đổi thích ứng.
VI. 3. Discrete Filter.
Khối Discrete Filter mô tả một khâu lọc số có
hàm truyền đạt như sau:
y ( z − 1 ) B( z − 1 ) b1 + b2 z − 1 + b3 z − 2 + ... + bm+1 z − m
H (z ) =
=
=
x( z −1 ) A( z −1 ) a1 + a2 z −1 + a3 z − 2 + ... + an+1 z − m
−1
SVTH: Nguyễn Quốc Thành.
Lớp: 01D3A.
Trang32
GVHD: TS. Phan Văn Hiền.
Đồ án tốt nghiệp.
Các hệ số của đa thức tử số và mẩu số được khai
báo theo trình tự giảm dần.
VI. 4. Discrete Tranfer Funtion.
Khối Discrete Tranfer Funtion có đặc điểm giống
khối Discrete Fiter và mô tả hàm truyền sau:
B( z ) b1 z m + b2 z m−1 + b3 z m−2 + ... + bm+1
H ( z) =
=
A( z ) a1 z n + a2 z n−1 + a3 z n−2 + ... + an+1
VI. 5. Discrete Zero-pole.
Trong khối Discrete Zero-pole ta cũng mô tả hàm
truyền như khối Discrete Tranfer Funtion nhưng khai
báo điểm cực điểm không và một hệ số khuyếch đại.
VI. 6. Discrete State Space.
Khối Discrete State Space mô tả một hệ thống
gián đoạn bằng mô hình trạng thái. Khối có đặc điểm sử
dụng giống như khối State Space của các hệ liên tục.
VI. 7. Zero-Order Hold.
Khối Zero-Order Hold trích mẫu tín hiệu đầu
vào và giữ giá trị thu được đến thời điểm tiếp theo.
VI. 8. Memory.
Khối Memory xuất ở giá trị đầu ra giá trị của đầu
vào thuộc bước tích phân vừa qua.
VII.THƯ VIỆN SIGNAL ROUTING.
SVTH: Nguyễn Quốc Thành.
Lớp: 01D3A.
Trang33
GVHD: TS. Phan Văn Hiền.
Đồ án tốt nghiệp.
Hình 3.8.Thư viện SIGNAL ROUTING.
VII. 1. Mux và Demux.
Khối Mux có tác dụng giống như một bộ chập kênh,
có tác dụng chập các tín hiệu riêng lẽ thành một tín hiệu
mới.
Khối Demux có tác dụng ngược lại với khối mux.
Tách các tín hiệu vào thành riêng rẽ.
VII. 2.Bus Selector và Selector.
Các tín hiệu do khối Mux chập lại được tách ra
không chỉ bằng khối demux. Ta có thể sử dụng Bus
selector để tái tạo lại các bus tín hiệu từ một Bus tín
hiệu, đồng thời gom chúng lại thành các tín hiệu riêng rẽ
ban đầu.
SVTH: Nguyễn Quốc Thành.
Lớp: 01D3A.
Trang34