1. Trang chủ >
  2. Công Nghệ Thông Tin >
  3. Kỹ thuật lập trình >

CHƯƠNG V MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG CƠ BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.29 MB, 420 trang )


5.1 ĐỐI TƯỢNG LABEL – BUTTON – TEXT FIELD

5.1.1 Giới Thiệu

5.1.1.1 Đối Tượng Label

Label dùng để hiển thị một nội dung là chữ/câu/đoạn văn có tính cố định ít thay đổi.



Hình 5.1 Label

Label cho phép người dùng thay đổi một số thuộc tính để hiển thị nội dung ra giao

diện cho phù hợp như tùy chỉnh màu chữ, font và kích thước, canh trái/giữa/phải hay cho

nội dung của label xuống dòng.



Hình 5.2 Thuộc tính của Label

87



5.1.1.2 Đối Tượng Button

Button có thể được thiết kế hiển thị chữ hoặc hiển thị theo hình ảnh, thường được sử

dụng để người dùng tương tác với ứng dụng nhằm tạo ra một sự kiện nào đó của ứng

dụng. Chẳng hạn bạn nhập tên của bạn vào text field, bạn muốn khi người dùng chạm vào

button sẽ hiện tên bạn ra màn hình.Lúc này button sẽ được thiết kế để nắm bắt sự kiện khi

người dùng chạm vào, và thực hiện chức năng hiển thị tên bạn ra màn hình.



Hình 5.3 Button

Với button, bạn có thể lựa chọn một số định dạng button có sẵn, hoặc tùy chọn một

dạng button khác theo ý bạn. Không những thế bạn còn có thể tùy chỉnh font chữ, màu

chữ, màu nền của button hoặc thay thế button theo mộ hình ảnh button được thiết kế

trước.



88



Hình 5.4 Thuộc tính của Button

5.1.1.3 Đối Tượng Text Field

Đối tượng Text field thường được sử dụng để người dùng nhập dữ liệu đầu vào cho

ứng dụng. Chẳng hạn như bạn viết chương trình tính tổng hai số, thì bạn sẽ dùng Text

field để người dùng nhập vào hai số cần tính tổng, và bạn sẽ sử dụng giá trị nhập vào của

Text field để tính toán và hiển thị kết quả cho người dùng.



Hình 5.5 Text Field

Text field cho phép tùy chỉnh canh lề trái/giữa/phải, tùy chỉnh font chữ và kích

thước chữ trong Text field. Hơn nữa, bạn có thể tùy chỉnh hình dạng của Text field, cũng

như định dạng nội dung gợi ý cho người dùng (placeholder).

89



Hình 5.6 Thuộc tính của Text Field

5.1.2 Ví Dụ

Trong phần ví dụ này sẽ hướng dẫn các bạn viết một ứng dụng nhỏ để hiển thị tên

của bạn ra màn hình. Ứng dụng sẽ có một label, một button, một text field. Bạn sẽ nhập

tên bạn vào text field, sau đó chạm vào button, label sẽ hiển thị nội dung mà bạn đã nhập

vào text field trước đó.

- Tạo ứng dụng có tên là Label-Button-TextField.

- Thiết kế giao diện cho ứng dụng gồm một lable, một button, một text field.

- Ánh xạ các đối tượng vào tập tin .h.

- Viết code cho sự kiện khi người dùng chạm vào button.

Bước 1: Tạo project mới.



90



Hình 5.7 Tạo New Project



Hình 5.8 Chọn nơi lưu project

91



Bước 2: thiết kế giao diện



Hình 5.9 thiết kế giao diện

Bước 3: ánh xạ đối tượng.



Hình 5.10 ánh xạ đối tượng

92



Hình 5.11 ánh xạ đối tượng (tt)

Bước 4: viết code cho button.



Hình 5.12 viết code cho button

Bước 5: chạy thử



93



Hình 5.13 chạy thử ứng dụng

5.2 KẾT NỐI CƠ SỞ DỮ LIỆU VỚI SQLITE

5.2.1 Giới Thiệu

SQLite là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu có thể chạy hoàn toàn độc lập mà không cần

đến server. SQLite thường được người lập trình sử dụng để lưu trữ cơ sở dữ liệu khi viết

ứng dụng cho các thiết bị của Apple. Các lệnh truy vấn trên SQLite sử dụng các lệnh truy

vấn của SQL (ví dụ SELECT, UPDATE, CREATE…). Việc quản lý SQLite rất đơn giản,

bạn chỉ cần quản lý thông qua một plugin của FireFox là SQLite Manager.Bạn có thể tìm

hiểu thêm tại http://www.sqlite.org.

5.2.2 Cài Đặt Sqlite Manager Cho Firefox

Để cài đặt plugin quản lý SQLite cho Firefox, bạn vào phần Addon của trình duyệt

Firefox và tìm plugin SQLite Manager rồi Add to Firefox.



94



Hình 5.14 Addon SQLite

Sau khi cài đặt xong, trong phần Tool bạn sẽ thấy như hình.



Hình 5.15 SQLite Manager trong Tool

5.2.3 Cấu Hình Ứng Dụng Để Tương Tác Với Sqlite

Để ứng dụng có thể thao tác với cơ sở dữ liệu của SQLite, bạn cần bổ sung thêm thư

viện hỗ trợ vào project. Trong phần Build Phase, mục Link to Library, bạn thêm vào thư

viện libsqlite3.dylib vào project.



Hình 5.16 Thêm framework hỗ trợ SQLite

95



5.2.4 Các Hàm Trong Sqlite

Trong SQLite có một số hàm cơ bản cho phép bạn tương tác dễ dàng với cơ sở dữ

liệu.

- sqlite3_open(): mở một kết nối đến tập tin sqlite. Nếu tập tin này chưa có, hệ

thống sẽ tự động tạo ra.

- sqlite3_close(): đóng kết nối đến sqlite.

- sqlite3_prepare_v2(): khởi tạo câu lệnh truy vấn SQL để thực thi.

- sqlite3_step(): thực thi lệnh truy vấn được tạo bởi hàm sqlite3_prepare_v2().

- sqlite3_column_(): trả về kết quả dữ liệu từ câu truy vấn SQL, với kiểu

dữ liệu được khai báo trong (thường là text, bytes, int, int16).

- sqlite3_finallize(): xoá câu lệnh truy vấn SQL được khởi tạo bởi hàm

sqlite3_prepare_v2() trong bộ nhớ.

Bạn có thể tham khảo thêm một số hàm khác tại: www.sqlite.org/c3ref/funclist.html

5.2.4.1 Khởi Tạo Đối Tượng Sqlite

Trước khi tương tác với cơ sở dữ liệu SQLite, bạn cần phải tạo đối tượng dạng này

bằng cách khai báo một biến có kiểu sqlite3 trong tập tin .h.



Hình 5.17 Khai báo sqlite3

5.2.4.2 Kết Nối Hoặc Tạo Database

Dùng hàm sqlite3_open() để mở kết nối đến cơ sở dữ liệu sqlite.



Hình 5.18 Hàm sqlite3_open

Nếu tập tin này chưa có thì sẽ tự động được tạo.

96



Filename: là đường dẫn đến tập tin sqlite. Nếu tên database có dấu tiếng việt thì cần

chuẩn hoá lại theo dạng UTF-8 trước khi truyền vào.

Sử dụng biến SQLITE_OK để kiểm tra trạng thái trả về của việc mở kết nối đến

database có thành công hay không.

5.2.4.3 Khởi Tạo Và Thực Thi Lệnh Truy Vấn

Câu lệnh truy vấn được khởi tạo và lưu trữ vào đối tượng sqlite_stmt() và truyền vào

hàm sqlite_prepare_v2() để thực thi.



Hình 5.19 khai báo đối tượng sqlite_stmt



Hình 5.20 Thực thi đối tượng sqlite_stmt trong sqlite3_prepare_v2

Câu lệnh SQL được thực hiện bởi các lệnh sau:



Hình 5.21Thực hiện câu lệnh SQL lấy kết quả trả về

97



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (420 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×