1. Trang chủ >
  2. Công Nghệ Thông Tin >
  3. Kỹ thuật lập trình >

1 TÌM HIỂU XCODE 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.29 MB, 420 trang )


có sẵn của Xcode như Button, Label, Slider… hay các đoạn code mẫu ( If,

Switch…).

- Navigator area: cung cấp cho bạn một cách nhìn trực quan, tiện lợi cho việc

quản lý ứng dụng, xem thông báo lỗi, tìm kiếm một đoạn code trong chương

trình hay kiểm tra mức độ hoạt động của RAM, CPU khi chạy ứng dụng…



Hình 2.2 Giao diện Xcode

Xcode cũng cung cấp cho bạn một chế độ gỡ lỗi thông minh hỗ trợ bạn trong việc

phát hiện lỗi, cảnh báo lỗi và gợi ý thay thế khắc phục



14



Hình 2.3 Chế độ gỡ lỗi

Hơn thế nữa, kèm theo Xcode là một bộ tài liệu hướng dẫn từng bước, chi tiết và

tiện lợi nhằm hỗ trợ người dùng trong việc lập trình. Trong quá trình viết ứng dụng, nếu

bạn muốn tìm hiểu thêm một đối tượng, bạn có thể sử dụng tới bộ tài liệu này để có được

hướng dẫn, ví dụ minh họa dễ hiểu.



Hình 2.4 Tài liệu hướng dẫn

15



Bạn có thể xem thêm tài liệu về Xcode do Apple cung cấp tại:

https://developer.apple.com/library/ios/documentation/ToolsLanguages/Conceptual/Xcod

e_Overview/About_Xcode/about.html

2.1.2 Thao Tác Tạo Ứng Dụng Mới

Khi khởi động Xcode lên, giao diện hiện ra cho phép bạn tạo một project mới,

hoặc mở lại các project gần đây.



Hình 2.5 Giao diện Xcode khi mở lên

Tại giao diện Xcode, bạn có thể tạo mới một project bằng cách chọn Create new

project. Ngoài ra bạn có thể tạo project mới bằng cách chọn File > New > Project.



16



Hình 2.6 Tạo mới Project bằng Menu

Sau khi chọn New Project, Xcode sẽ yêu cầu bạn lựa chọn một hình thức cho Project

này (ứng dụng cho iPhone hay Mac OS, Single View hay Empty View…). Cách đơn giản

nhất là bạn chọn Single View.



Hình 2.7 Chọn lựa mẫu cho project



17



Tiếp theo đó bạn điền thêm một vài thuộc tính của Project như Product Name,

Organization Name, Company Identifer. Sau đó bạn tiến hành lựa chọn Devices cho

Project (iPhone, iPad hay Universal để viết ứng dụng cho cả hai).



Hình 2.8 Điền thông tin cho project

Tiếp theo bạn chọn nơi lưu trữ Project trên máy tính để lưu Project và chọn Create.



18



Hình 2.9 Chọn nơi lưu Project

Như vậy bạn đã tạo xong một Project mới.



Hình 2.10 Giao diện project mới tạo

19



2.1.3 Tìm Hiểu Giao Diện Xcode Và Một Số Tính Năng

2.1.3.1 Navigator Area

Navigator area cho phép bạn quản lý ứng dụng hiệu quả như quản lý các tập tin,

thư mục, quản lý các thông báo lỗi và cảnh báo, quản lý việc debug…Có thể chia

Navigator area thành hai phần chính là Navigator selector bar và Content area.



Hình 2.11 Giao diện Navigator

Trong Navigator selector bar gồm một số button chính sau:

- Project Navigator (



): dùng để quản lý các tập tin của ứng dụng như thêm,



xóa, gom nhóm…Các tập tin quản lý sẽ được thể hiện trong Content area.



20



- Find Navigator (



): sử dụng để tìm kiếm một cách nhanh chóng các string



trong ứng dụng, tìm kiếm nội dung mở rộng.

- Issue Navigator (



): quản lý các thông báo lỗi, cảnh báo của ứng dụng.



- Debug Navigator(



): theo dõi quá trình debug ứng dụng.



2.1.3.2 Editor Area

Editor area cho phép bạn thiết kế giao diện, viết và sửa code cho ứng dụng. Khi

bạn chọn tập tin storyboard bên Content area thì Editor area sẽ hiển thị giao diện

Interface Builder cho bạn thiết kế giao diện. Tương tự với tập tin .m và .h thì Editor area

sẽ hiển thị nội dung code của tập tin.



Hình 2.12 Giao diện ứng dụng



21



Hình 2.13 Giao diện code

Editor area còn cho phép bạn quản lý các đối tượng trong giao diện một cách chi

tiết hơn. Trong phần Interface Builder, bạn chọn button Show Document Outline (

) bên góc trái màn hình, bạn sẽ thấy được một vùng quản lý phân cấp các đối

tượng.

22



Hình 2.14 Giao diện quản lý chi tiết

2.1.3.3 Toolbar Area

Toolbar cho phép thực hiện một số thao tác một cách nhanh chóng thông qua các

Button mà không cần phải dùng tới Menu. Toolbar gồm một số thành phần sau:

- Run button (



): dùng để chạy thử ứng dụng.



- Stop button (



): dùng để dừng việc chạy thử ứng dụng.



- Scheme menu (



): dùng để lựa chọn iOS Simulator



thích hợp để chạy ứng dụng.

- Activity viewer: thông báo trạng thái của ứng dụng, cũng như hiện các trạng

thái lỗi, cảnh báo của chương trình (nếu có).



Hình 2.15 Activity viewer



23



- Editor selector (



): gồm các button dùng để điều chỉnh Editor area



(cho phép chia đôi Editor area ra làm hai hay chỉ là một vùng duy nhất…).

- View selector (



): dùng để ẩn/hiện các vùng Navigator area, Utility



area, Debug area.



Hình 2.16 Toolbar area

2.1.3.4 Utility Area

Utility area được sử dụng để thay đổi các thuộc tính của đối tượng bên Interface

Builder, ngoài ra còn được sử dụng để lựa chọn và kéo thả các đối tượng, đoạn code mẫu

vào Interface Buider và Editor.

Utility area được chia làm 2 vùng chính là Inspector và Library. Inspector pane là

vùng cho phép bạn có sự thay đổi thuộc tính của đối tượng. Trên đầu của Inspector pane

là Inspector selector bar bao gồm các button hỗ trợ bạn trong việc điều chỉnh thuộc tính.

Trên đầu của Libarary pane là Libaray selector bar bao gồm các button để bạn có thể

chọn lựa phù hợp trong việc sử dụng các đoạn code mẫu, các đối tượng.



24



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (420 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×