1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 132 trang )


13.



Nguyễn Quang Lân (2003), “Khai thác triệt để điều kiện thuận lợi phát triển

du lịch”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (1), tr.8.



14.



Nguyễn Thị Hoa Lệ (2003), “Để du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế

mũi nhọn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (1), tr.16.



15.



Bùi Xuân Nhàn (2003), “Đào tạo nguồn nhân lực thực hiện thắng lợi chiến

lược phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2010”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (1),

tr.37.



16.



Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà

Nội.



17.



Bích Nhung (2003), “Để du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí

Thương nghiệp thị trường Việt Nam, (6), tr.34 - 35.



18.



Lê Hồng Phương (2003), Kinh tế du lịch ở thị xã Đồ Sơn: thực trạng và giải

pháp, Luận văn tốt nghiệp Lý luận Chính trị cao cấp, Học viện Chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.



19.



Trần Phương (2003), “Bảo tồn văn hóa duyên hải để phát triển du lịch”, Tạp

chí Văn hóa Nghệ thuật, (6), tr.41 - 44.



20.



Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI (2005), kỳ họp

thứ 7, Luật du lịch, Hà Nội.



21.



Nguyễn Văn Thanh và Đoàn Liêng Viễn (2002), “Phát triển bền vững ở đô thị

- một yêu cầu tất yếu”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.74 - 75.



22.



Trần Đức Thanh, “Bàn về du lịch sinh thái”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (6),

tr.34.



23.



Tổng cục Du lịch Việt Nam (2000), Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi

trường cho phát triển du lịch, Công ty in Tiến bộ, Hà Nội.



24.



Tổng cục Du lịch Việt Nam và Quỹ phát triển bền vững Tây Ban Nha (2003),

Dự án “Xây dựng năng lực cho phát triển du lịch ở Việt Nam”.



25.



Tổng cục Du lịch Việt Nam - Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2003), Tài liệu

Hội thảo phát triển du lịch bền vững và bảo vệ tài nguyên môi trường, Nghệ

An.



115



26.



Tổng cục Du lịch (2004), Kỷ yếu hội thảo bảo vệ môi trường du lịch, Hà Nội.



27.



Tổng cục Du lịch Việt Nam (2004), Tài liệu Hội thảo xây dựng luật du lịch

Việt Nam, Hà Nội.



28.



Trần Ngọc Tư (2000), Phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc: tiềm năng và giải

pháp, Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.



29.



Trường Trung học nghiệp vụ du lịch (1999), Một số vấn đề về nghiệp vụ lữ hành

và du lịch (Tài liệu tham khảo lược dịch từ tiếng Anh), Hà Nội.



30.



Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (1999), Pháp Lệnh Du lịch, Nxb. Chính trị quốc

gia, Hà Nội.



116



PHỤ LỤC



Phụ lục 1. Hướng phát triển vùng du lịch và tuyến du lịch

* Phát triển theo vùng (4 vùng du lịch)

- Vùng 1, thành phố Lào Cai và một phần huyện Bảo Thắng (Phong Hải, Gia

Phú). Vùng 1 là trục động lực chính cho du lịch tỉnh Lào Cai, là không gian đầu mối

cho các vùng du lịch trong tỉnh, trong nước và quốc tế.

+ Thành phố Lào cai - trung tâm du lịch của tỉnh. Là trung tâm chính trị, kinh

tế và văn hóa xã hội của tỉnh, là cửa ngõ của Việt Nam với vùng Tây Nam - Trung

Quốc. Đây là một trung tâm quan trọng về thương mại, dịch vụ và du lịch... cho nên

có thể phát triển loại hình du lịch như: du lịch vui chơi giải trí, du lịch văn hóa và

du lịch thương mại. Tuy nhiên hiện nay lượng khách du lịch đến thành phố Lào Cai

chủ yếu là khách nội địa và khách Trung Quốc, chỉ lưu lại một vài tiếng, nên việc

xây dựng các khách sạn, các trung tâm thương mại, và khu vui chơi giải trí sẽ cải

thiện và điều chỉnh được tình hình trên.

+ Các điểm du lịch chính của vùng: Khu kinh tế cửa khẩu, quần thể di tích

Đền Thượng, khu đô thị thành phố Lào Cai, các khu du lịch sinh thái, công viên

trung tâm, các nhà hàng, siêu thị, suối nước nóng (Cam Đường).

+ Sản phẩm du lịch của vùng: Du lịch hội thảo, hội nghị; Du lịch chữa bệnh;

Du lịch thương mại; Du lịch văn hóa.

+ Cần tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thành phố hoàn chỉnh và phát triển các

khu: Kinh tế cửa khẩu, các trung tâm thương mại - dịch vụ chất lượng cao, khu vui

chơi giải trí và suối nước nóng Cam Đường... Nếu hoàn thiện đạt chất lượng cao, có

khả năng thu hút được lượng lớn khách du lịch. Góp phần tăng sức hấp dẫn của các

hoạt động du lịch nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách tại Lào Cai.

- Vùng 2, vùng Tây Bắc gồm 2 huyện Sa Pa và Bát Xát. Đây là vùng thuộc

dãy núi Hoàng Liên, nơi có nhiều danh lam, thắng cảnh phong phú và đặc sắc, đó là

cảnh quan, khí hậu mát mẻ, hệ động thực vật núi đa dạng. Cùng với truyền thống

các dân tộc anh em còn lưu giữ nhiều nét đặc sắc, rất thuận lợi cho việc đầu tư xây

dựng một khu du lịch hoàn thiện.



117



+ Thị trấn Sa Pa - trung tâm du lịch của vùng. Sa Pa là nơi tập trung các

nguồn tài nguyên về tự nhiên và nhân văn, với khí hậu mát mẻ quanh năm, mặt

khác có truyền thống nổi tiếng là đô thị du lịch từ đầu thế kỷ 20. Sa Pa là trung tâm

du lịch của toàn vùng. Trung tâm du lịch cần thiết quy hoạch đúng tầm, để có sự

đầu tư phát triển mạnh và bền vững, như sự mong đợi của khách du lịch.

+ Các điểm du lịch chính của vùng: Tập trung khai thác các điểm du lịch như

đỉnh Phan Si Păng - vườn Quốc gia Hoàng Liên, Thị trấn Sa Pa, các điểm Cát Cát,

Tả Van, Tả Phìn, Thanh Kim, Thanh Phú, Bản Hồ thuộc huyện Sa Pa, rừng bảo vệ

trồng thảo quả Dền Sáng, các bản Hà Nhì ở xã Ý Tý, quần thể hang động Mường

Vi, chợ Mường Hum (Bát Xát).

+ Sản phẩm du lịch: Du lịch văn hóa; Du lịch sinh thái; Du lịch nghỉ dưỡng;

Du lịch thăm quan, nghiên cứu; Du lịch mạo hiểm; Du lịch hội nghị, hội thảo.

+ Cần đầu tư nâng cấp một số tuyến đường giao thông liên huyện như Sa Pa

đi Bát Xát, Sa Pa đi Văn Bàn, Sa Pa đi Bảo Thắng và từ trung tâm huyện lỵ đi các

điểm du lịch. Trên cơ sở các trung tâm cụm xã nơi có nhiều tài nguyên du lịch tập

trung, quan tâm đến cơ sở vật chất, đường, điện, nước. Mặt khác có giải pháp bảo

vệ cảnh quan, khôi phục các hoạt động văn hóa truyền thống, làng nghề truyền

thống tại các làng Tả Van, Bản Hồ, Cát Cát, Tả Phìn v.v... Nâng cao chất lượng về

cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường, truyền thống văn hóa dân tộc. Đẩy mạnh mô

hình làng du lịch, nhà du lịch sinh thái tại các điểm du lịch theo hướng phát triển

mạnh du lịch cộng đồng địa phương.

- Vùng 3, vùng Đông Bắc gồm các huyện Bắc Hà, Mường Khương và Si Ma

Cai, vùng này có địa hình núi cao, cảnh quan đẹp, khí hậu trong lành mát mẻ. Cùng

với các tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc của các dân tộc rất hấp dẫn với khách

du lịch trong nước và quốc tế.

+ Thị trấn Bắc Hà - trung tâm du lịch của vùng: Bắc Hà là cái nôi, cái gốc của

các tập tục lễ hội người Mông. Tại đây tập trung các nội dung về văn hóa lễ hội của

đồng bào các dân tộc thiểu số đặc biệt là người Mông, với chức năng chủ yếu là đầu

mối đón tiếp, tổ chức, phân phối khách thăm quan du lịch.



118



+ Các điểm du lịch chính của vùng: Thị trấn Bắc Hà, Dinh Hoàng A Tưởng,

các xã Bản Phố, Tả Van Chư, Bảo Nhai, Cốc Ly. Tại Mường Khương: Bản Dì

Thàng, động Hàm Rồng, thác khu Hàm Rồng, các bản Nùng - Vang Leng; chợ dân

tộc ở Pha Long, các bản có nhà mái ngói đất nung (Cù Váng A xã Tả Van Chư),

trung tâm huyện lỵ Si Ma Cai, Bản Mế, chợ Cán Cấu. Sản phẩm du lịch của vùng:

Du lịch văn hóa; Du lịch sinh thái; Du lịch nghỉ dưỡng; Du lịch thăm quan, nghiên

cứu; Du lịch mạo hiểm.

+ Cần đầu tư, nâng cấp một số tuyến đường để nối liền tuyến du lịch giữa

trung tâm du lịch Bắc Hà với các điểm du lịch Mường Khương, Si Ma Cai và đến

các điểm du lịch khác như Cốc Ly, cải tạo Dinh Hoàng A Tưởng thành nhà du lịch

và khách sạn, chợ văn hóa Bắc Hà, Si Ma Cai, Cán Cấu. Bảo tồn và phát triển các

làng nghề, nhà truyền thống tại các thôn bản như Bản Phố, thôn Vang Leng... Đưa

vào khai thác tuyến du lịch dọc sông Chảy, tuyến du lịch vào các bản Dì Thàng, Tả

Chu Phùng của người Pa Dí (Mường Khương), thác nước Hàm Rồng để trở thành

điểm du lịch cuối tuần đặc biệt lý tưởng cho khách du lịch nội địa. Cần gìn giữ và

lưu truyền nghề sản xuất ngói truyền thống kiểu bán nguyệt của người Nùng cũng

như kiểu nung Rakou, đây cũng có thể là một trong những yếu tố để du khách tới

thăm các bản làm ngói Rakou. Mở tuyến du lịch Mường Khương - Cao Sơn - Cốc

Ly - Bắc Hà.

- Vùng 4, vùng phía nam gồm ba huyện Bảo Thắng, Bảo Yên và Văn Bàn

+ Thị trấn Phố Ràng - Trung tâm du lịch của vùng: là nơi tập trung các dịch

vụ và cơ sở hạ tầng du lịch chính, từ đó có thể đi các điểm du lịch thuộc Bảo Thắng,

Văn Bàn và toàn huyện Bảo Yên.

+ Các điểm du lịch đặc trưng của vùng: đền Bảo Hà, các nhà sàn bằng gỗ,

mái lá cọ truyền thống ở xã Long Khánh, di tích lịch sử đồn Phố Ràng, các nghề thủ

công truyền thống, các bản dân tộc Tày ở xã Nghĩa Đô (Bảo Yên), thác Đầu Nhuần

(Phú Thuận - Bảo Thắng), rừng sinh thái Liêm Phú, Nậm Tha (Văn Bàn).

+ Sản phẩm du lịch: Du lịch văn hóa; Du lịch sinh thái; Du lịch thăm quan,

nghiên cứu.



119



+ Nên tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại các điểm Bảo Hà, Long Khánh,

Nghĩa Đô (Bảo Yên), Thị trấn Phố Lu, Phú Nhuận (Bảo Thắng). Các bản người

Tày, Xa Phó, Mông, Dao nằm trong vùng có sức thu hút cao khách du lịch thì phát

triển loại hình du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Đẩy mạnh xây dựng mô hình

làng du lịch, nhà du lịch sinh thái tại các điểm du lịch theo hướng phát triển mạnh

du lịch cộng đồng, để có thể đưa các điểm du lịch vào những tour du lịch khép kín.

* Phát triển các tuyến du lịch

- Tuyến du lịch nội tỉnh:

+ Tuyến Lào Cai - Sa Pa: Sản phẩm chính là thăm quan khu đô thị thành phố

Lào Cai, cửa khẩu, quần thể Đền Thượng và tham gia hoạt động thương mại. Ở Sa

Pa thăm quan thị trấn Sa Pa, khu du lịch Hàm Rồng, Thác Bạc, vườn Quốc gia

Hoàng Liên, đi các bản làng: Cát Cát, Sín Chải, Tả Phìn, Tả Van, Bản Hồ, Thanh

Kim và nghỉ dưỡng tại Sa Pa. Đây là tuyến du lịch trọng điểm có sức thu hút khách

cao nhất tỉnh.

+ Tuyến Lào Cai - Bắc Hà: Sản phẩm chính thăm quan khu đô thị thành phố

Lào Cai, cửa khẩu, quần thể Đền Thượng và tham gia hoạt động thương mại. Ở Bắc

Hà thăm quan thị trấn Bắc Hà, dinh Hoàng A Tưởng, Bản Phố, Cốc Ly và chợ văn

hóa Bắc Hà.

+ Các tuyến khác:

Tuyến thứ nhất: Sa Pa - Bát Xát (Hành trình giữa các tảng đá ở độ cao

3000m và các khu rừng thảo quả thăm phong cảnh của các bản người Hà Nhì, Giáy,

Mông, Dao). Tuyến 2 ngày 1 đêm: Ngày 1: Sa Pa - Bản Xèo - Mường Vi - Mường

Hum, nghỉ đêm tại nhà nghỉ bình dân tại Mường Hum; Ngày 2: thăm rừng thảo quả

Sàng Ma Sáo - Dền Sáng, thăm các bản người Hà Nhì ở bình nguyên Y Tý, thăm

các suối bên vùng biên giới Việt - Trung, suối nước nóng A Mú Sung - trở về Sa Pa.

Các hoạt động tại Mường Hum: Chợ ngày chủ nhật, đó là chợ thảo quả lớn

nhất khu vực, có các người dân tộc Giáy, Dao, Mông Trắng, Nhà Nhì xuống đây để

bán các sản phẩm của mình như: Thảo quả và các đặc sản khác của vùng cao. Chợ

diễn ra vào các ngày chủ nhật từ 6 - 13 giờ. Qua Mường Hum thưởng thức rượu



120



(không xay xát) của bản San Lùng, vị thơm của hương hoa và độ êm dịu của nó đã

vang tiếng không chỉ ở trong tỉnh Lào Cai.

Các hoạt động tại Mường Vi: Thăm động Mường Vi, toàn bộ hành trình trải

dọc theo một con suối ngầm, một hang động mới có ít vết chân khách thăm quan

nhưng cho phép quý vị có một chuyến khám phá trong khoảng 2 giờ, các bức điêu

khắc tự nhiên do nước và các chất khoáng tạo ra từ hàng nghìn năm nay. Đó chính

là một điểm mát mẻ để quý vị có thể dừng chân, động này nằm ở khoảng giữa thành

phố Lào Cai và chợ dân tộc Mường Hum (cách Lào Cai 30km trên đường đi Mường

Hum).

Các hoạt động ở khu bình nguyên Ý Tý: Các bản Hà Nhì và rừng nguyên

sinh trồng thảo quả ở Dền Sáng và Ý Tý. Vẻ quyến rũ của tiểu bình nguyên Ý Tý ở

độ cao 2000m, với khí hậu mát mẻ và sự quyến rũ của các phụ nữ Hà Nhì. Nhà của

người Hà Nhì là kiểu nhà trình tường bằng đất và có các lỗ sổ nhỏ, mái lợp lá. Vài

km đường trước khi đến bản Ý Tý, quý vị sẽ đi qua một cánh rừng lớn trồng thảo

quả, loại gia vị này được ưa chuộng tại Trung Quốc đã trở thành nguồn thu lớn nhất

cho bà con dân tộc vùng cao từ hàng chục năm nay.

Tuyến thứ hai: Mường Khương - Bắc Hà - Si Ma Cai (Hành trình quanh

sông Chảy nơi sinh sống của người Nùng và người Mông). Tuyến 3 ngày 2 đêm:

Nghỉ qua đêm tại Mường Khương và Bắc Hà. Xuất phát từ Sa Pa - Lào Cai Mường Khương - Pha Long - Si Ma Cai - Cán Cấu - Bắc Hà - Cốc Ly - Lào Cai Sa Pa.

Hành trình khám phá chợ và các dân tộc: Khởi hành 1 sáng thứ Sáu , dạo chơi

sườn Hàm Rồng , khám phá các bản Nùng , nghỉ đêm tại Mường Khương , sáng thứ

Bảy thăm chợ Cán Cấu hoặc Pha Long , nghỉ đêm tại Bắc Hà, sáng Chủ nhật thăm

chợ Bắc Hà, thăm các bản dân tộc quanh Bắc Hà - về Sa Pa; Khởi hành 2 sáng thứ Bảy ,

dạo quanh sườn Hàm Rồng, khám phá bản Nùng, ngủ đêm tại Mường Khương, sáng chủ

nhật thăm chợ Mường Khương hoặc Si Ma Cai, nghỉ đêm tại Bắc Hà, thứ Hai đi

thăm các bản dân tộc quanh Bắc Hà, trở về Sa Pa.

Hành trình khám phá phong cảnh và bản dân tộc: Ngày 1: Sa Pa - Mường

Khương, cuộc viễn du đơn giản gần các bờ suối của núi Hàm Rồng, thăm các bản



121



Nùng, nghỉ đêm tại Mường Khương; Ngày 2: Viễn du nửa ngày khu vực phía trên

thị trấn Mường Khương, phóng tầm nhìn các mỏm đá, thăm các bản Pa Dí mà ở đó

phụ nữ đội khăn xanh màu chàm có 2 cạnh, nghỉ đêm tại Bắc Hà; Ngày 3: Du

thuyền trên sông Chảy và quay về Sa Pa, có thể thăm chợ Cốc Ly vào sáng thứ Ba.

Các hoạt động chợ chủ nhật tại Mường Khương: đây là chợ lớn và nhiều

nhóm dân tộc: Mông, Dao, Nùng và các nhóm dân tộc khác đến từ Trung Quốc để

bán các sản phẩm. Nhiều phụ nữ Pa Dí bán nhang sản xuất theo kiểu truyền thống

bằng vỏ cây và nhựa các loại cây thơm. Các thác nước khu Hàm Rồng, các bản Tả

Van và Vang Leng của người Nùng; Các ngôi nhà truyền thống mái ngói đất nung

thủ công, cách Mường Khương 3km, sau đó đi bộ 1 - 2 giờ trên các đường mòn.

Tiếp theo, động Hàm Rồng được xếp vào "Di sản tự nhiên Việt Nam" mà trong đó

có một con sông chảy ngang qua núi (thăm độ khoảng 2 giờ) tại Mường Khương,

nếm cơm của địa phương gọi là "sén cù", có vị ngọt ngào làm ngây ngất lòng người.

Chợ Pha Long: Sáng thứ Bảy từ 6 - 12 giờ, đây là một chợ mang đặc tính rất

nông thôn ở đó ta bắt gặp một số nhóm dân tộc mà chỉ có ở trong huyện này của

Việt Nam như Tu Dí, Pa Dí, Thu Lao. Trên đường, bên những phong cảnh tạo bởi

các mỏm đá, có nhiều bản người Nùng, Mông, nhiều nhà kiểu truyền thống có mái

ngói đất nung thủ công.

Chợ Cán Cấu : Giữa cánh đồng lúa và ngô , vào thứ Bảy từ 6 - 12 giờ, nhiều

nhóm dân tộc Nùng khác nhau từ các bản vùng cao xuống chợ để bán nông sản và

mua vải sợi, nông cụ và đồ dùng bếp núc. Người Mông của vùng này mặc các bộ đồ

sặc sỡ màu sắc và được thêu may mà người Trung Quốc, người Pháp và người Việt

Nam gọi là Mông Hoa. Nhiều nông dân Mông đi bán ngựa, phương tiện duy nhất để

vận chuyển các đồ nặng trong khu vực có nhiều dốc đứng này.

Chợ Bắc Hà: Chợ dân tộc lớn nhất Lào Cai, nơi đây có rất nhiều ngựa, đồ

rèn, yên ngựa... cũng như thuốc cổ truyền với hàng ngàn loại cây lấy từ trong núi

đá, nhiều quần áo và đồ thủ công truyền thống; có nhiều nhóm dân tộc Mông, Dao,

Tày, Nùng, Phù Lá. Du khách nên đến trước 9 giờ sáng, chợ kết thúc vào 12 giờ 30.

Ngủ tại Bắc Hà từ tối thứ Bảy là một lựa chọn tốt để xem sự chuẩn bị tấp nập cho



122



phiên chợ của các dân tộc đến đây. Quý vị cần thưởng thức một cách thận trọng loại

rượu ngô địa phương có nồng độ trên 55o.

Chợ Cốc Ly thường họp vào Thứ Ba, đó là một chợ nằm ngoài tuyến đường

lớn, có nhiều nhóm dân tộc đến đây như: Mông, Dao, Tày, Nùng, Phù Lá. Có thể

lựa chọn đi dạo bằng đò trên sông Chảy ngắm các phong cảnh tuyệt đẹp và cuộc

sống của các bản còn hoàn toàn truyền thống.

- Tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế:

+ Tuyến I: Lào Cai - Trung Quốc. (Phụ tuyến 1: Lào Cai - Hà Khẩu - Côn

Minh - Thạch Lâm; Phụ tuyến 2: Lào Cai - Hà Khẩu - Côn Minh - Lô Tây - Thạch

Lâm; Phụ tuyến 3: Lào Cai - Hà Khẩu - Cửu Hương - Côn Minh - Thạch Lâm; Phụ

tuyến 4: Lào Cai - Hà Khẩu - Lô Tây - Thạch Lâm - Côn Minh - Đại Lý).

+ Tuyến II: Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

và các tỉnh khác.

+ Tuyến III: Lào Cai - Điện Biên - Sơn La - Hà Nội

+ Tuyến IV: Lào Cai - Hà Giang - Bắc Kạn - Lạng Sơn - Quảng Ninh

+ Tuyến V: Lào Cai - Hà Nội - đi các nước khác

* Hướng phát triển các sản phẩm du lịch

- Sa Pa và các vùng xung quanh:

+ Tổng cảnh Sa Pa nhìn từ khu vườn Quốc gia: Có những đỉnh cao 1600m và

1800m có thể dễ dàng lên từ các bên như Cát Cát, Ý Linh Hồ. Nó nằm ở dãy núi đối

diện với thị trấn Sa Pa, các đường mòn đã có sẵn. Việc tổ chức các cuộc dạo bộ một

ngày rất dễ để khách thăm các bản trên và có một tổng quan đầy đủ về thị trấn Sa Pa

từ các sườn của đỉnh Phan Si Păng. Chương trình xuất phát vào buổi sáng, khám

phá các bản Mông, picnic trên núi nhỏ, quay lại Sa Pa vào buổi chiều.

+ Khám phá thực vật cùng một hướng dẫn viên chuyên biệt (trước khi xuất

phát) hướng dẫn viên diễn giải một số điểm lớn đặc biệt về môi trường sinh thái tại

Sa Pa, giải thích cách sử dụng những cây cỏ dại và các cây trồng trong khuôn viên

để dệt, nhuộm, dược tính của các cây thuốc... trong tuyến thăm vườn Quốc gia

Hoàng Liên hay tới bất kỳ một bản nào thuộc thung lũng Mường Hoa.



123



+ Xây dựng công viên vui chơi và giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu của khách

nội địa. Một công viên vui chơi, có các trò chơi, quầy bar và nơi khiêu vũ có thể bố

trí trong khu vườn rộng bên phía trên bệnh viện. Cần chọn các hoạt động phù hợp

với khí hậu mưa ẩm của Sa Pa.

+ Xây dựng làng nghề thủ công tại Cát Cát: xây dựng trung tâm sản xuất

hàng thủ công để du khách có thể đến xem trực tiếp các thợ thủ công địa phương

sản xuất các sản phẩm truyền thống.

+ Vườn Quốc gia Hoàng Liên có tiềm năng phong phú trong lĩnh vực du lịch

sinh thái và chưa được tôn tạo đúng mức. Hiện nay chưa có một quy hoạch nào

mang tính thực tế cho phát triển du lịch sinh thái trong khu vườn quốc gia này. Vậy

nên sớm có quy hoạch để khai thác sao cho có hiệu quả.

+ Xây dựng bảo tàng dân tộc và vườn khám phá thực vật: cho phép giới thiệu

về sự đa dạng và phong phú bản sắc văn hóa các dân tộc và giới thiệu các loại cây

cỏ có giá trị của địa phương, xây dựng nơi dạo chơi, hóng mát và thư giãn mà khách

quốc tế và khách nội địa đều mong muốn.

+ Tôn tạo Đan Viện Tả Phìn: Xây dựng di tích này thành bảo tàng lịch sử,

tạo ra một trung tâm giải trí bổ sung để thu hút du khách ra ngoài thị trấn Sa Pa.

- Huyện Bảo Thắng:

+ Xây dựng khu du lịch sinh thái Đầu Nhuần - xã Phú Nhuận. Xã Phú Nhuận

nổi bật với những dải đồi bát úp trồng cọ với khá nhiều hồ, suối thuận tiện cho việc

xây dựng một sân golf trong tương lai. Cách trung tâm xã Phú Nhuận 3km là khu

thắng cảnh tự nhiên gồm nhiều suối lớn, với nhiều tầng thác và thảm thực vật xanh

còn khá nguyên vẹn, nơi đây gắn liền với dãy núi Hoàng Liên. Đường vào thác

xuyên qua cánh đồng lúa, dọc theo hồ lớn và làng bản người Tày lợp lá cọ truyền

thống. Nếu được đầu tư thì nơi đây sẽ là khu du lịch đầu tiên của tỉnh có đầy đủ các

yếu tố của một khu du lịch lớn: sân golf, hồ tạo cảnh và chướng ngại cho sân golf,

thác nước, suối, rừng sinh thái, các làng bản dân tộc.

+ Xây dựng đường du lịch từ sân bay Lào Cai - Bản Bay - Suối Thầu - Bản Hồ - Sa

Pa. Con đường này xuyên qua những dãy núi cao còn nhiều dải thực vật xanh và các

bản làng người Dao, Tày, Mông có thể khai thác phục vụ khách. Việc đi đến Sa Pa



124



sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đặc biệt con đường này đi xuyên qua những thắng

cảnh như Thanh Phú, Bản Hồ, bãi Đá cổ, Tả Van, Lao Chải sẽ là một hành trình đẹp

nhất khi du khách đến Lào Cai.

- Huyện Bảo Yên:

+ Xã dân tộc Tày Long Khánh nằm ở phía Nam huyện Bảo Yên, có hai thung

lũng nơi đó có các bản Tày, Dao với các nhà sàn lợp mái lá cọ truyền thống giữa

những vườn cây ăn quả, hai thung lũng này dễ đi vào từ quốc lộ 70 (Hà Nội - Lào

Cai). Bản Long Khánh nằm cách Phố Ràng 15km và cách Lào Cai khoảng 90km. Mô

hình làng du lịch dân tộc Thái ở Mai Châu - Hoà Bình có thể và nên được áp dụng

nhằm đánh thức tiềm năng làng dân tộc Tày ở Long Khánh - Bảo Yên.

+ Xã dân tộc Tày Nghĩa Đô: Nằm ở phía Bắc huyện Bảo Yên, cách Phố

Ràng 25 km, phong cảnh rất phong phú dọc theo sông Chảy và sự đa dạng lớn về

kiến trúc nhà sàn người Tày. Phát triển du lịch cộng đồng nhằm khám phá văn hoá,

kiến trúc, ẩm thực và thắng cảnh ở làng dân tộc Tày gắng với các tuyến du lịch ở Hà

Giang và các tỉnh Đông Bắc có thể là một hướng đi cho khu vực này.

- Huyện Bắc Hà:

+ Xây dựng trung tâm đón tiếp khách và chuyển đổi Dinh Hoàng A Tưởng

thành bảo tàng và khách sạn sẽ làm tăng khả năng thu hút khách du lịch đến Bắc Hà.

+ Tổ chức các chợ phiên vùng cao thành điểm du lịch hấp dẫn du khách quốc

tế. Các phiên chợ vùng cao (chợ Cốc Ly, chợ Bắc Hà) nơi thể hiện đặc sắc nhất đời

sống sinh hoạt và giao lưu tình cảm của các dân tộc. Vì vậy để thu hút hơn nữa

khách du lịch quốc tế đến khám phá các chợ này, đồng thời biến các phiên chợ

thành điểm du lịch quan trọng của huyện thì cần tổ chức các chợ này theo hướng

mở, tạo cơ hội giao lưu gần gũi nhất giữa các dân tộc với du khách.

+ Xây dựng khu du lịch văn hoá - sinh thái Tả Van Chư. Tổ chức tour du lịch

theo nhóm nhỏ, thăm quan các làng bản dân tộc còn giữ được truyền thống với kiểu

ngói máng bằng đất nung, xuyên qua rừng nguyên sinh để khám phá hang động Tả

Van Chư. Qua hoạt động này nó sẽ làm phong phú sản phẩm du lịch cho Bắc Hà và

lưu giữ khách lâu hơn.

- Huyện Si Ma Cai:



125



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

×