Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.2 MB, 166 trang )
2.4 Vách tế bào ( cell wall )
Vách tế bào là thành phần quan trọng của tế bào
procaryote Ngoại trừ nhóm Mycoplasma và một vài
Archéobacteries , phần lớn các vi khuẩn đều có một vách
cứng , nó giúp cho tế bào giữ được hình dạng ổn đònh và
bảo vệ tế bào tránh được tác động li giải của áp suất thẩm
thấu. Vách tế bào của các vi khuẩn gây bònh có các thành
phần tham gia vào khả năng gây bònh của chúng. Vách có
thể bảo vệ cho tế bào chống lại với các cơ chất độc, nó cũng
là nơi chòu tác động của nhiều chất kháng sinh.
Trên cơ sở của kỉ thuật nhuộm màu được đề ra bởi
Christian Gram vào năm 1884, đã cho thấy vi khuẩn được
chia thành 2 nhóm chính:
Vi khuẩn Gram dương được nhuộm màu tím.
Vi khuẩn Gram âm được nhuộm màu hồng hay đỏ.
Cấu tạo Vách tế bào G+
Vách tế bào G+ được tạo thành từ một lớp đồng dạng duy
nhất là peptidoglycan (hay murein) có bề dầy khoảng 20-80
n.m, kết hợp với acid techoic.Acid techoic vừa được nối với
peptidoglycan ,vừa được nối với lipid của máng tế bào chất,
trong trường hợp nầy nó được gọi là acid lipotechoic. Nhiệm
vụ của phân tử nầy chưa được biết rỏ, nhưng nó rất quan
trọng để duy trì cấu trúc của vách tế bào.
Cấu tạo thành tế bào Gram phức tạp hơn, gồm:
Lớp peptidoglycan mỏng.
Không có acid techoic .
Lớp màng ngoại vi (membrane externe) –
Lipopolysaccarid ( LPS) Những đại phân tử phức tạp nầy
chứa đồng thời lipid và glucid; nó gồm 3 phần: lipid A,
polisaccarid central (polisaccarid lỏi) và chuổi O hay kháng
thể O (chaine lateral O). LPS có thể tác động như một nội
độc tố ở tế bào Vikhuẩn G- .
Vách tế bào ( cell wall)
Vách tế bào VK G+
Vách tế bào VK G-