Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.2 MB, 166 trang )
2.1. Thể nhân ( nucleotid) :
Nhân của vi khuẩn không phân hóa thành khối rỏ rệt ,
không có màng nhân bao bọc và không có tiểu hạch, thoi
vô sắc như nhân của tế bào Eucaryote.
Dưới kính hiển vi điện tử, người ta phát hiện nhân của
vi khuẩn chỉ là một nhiễm sắc thể vòng được cấu thành từ
2 mạch phân tử AND xoắn lại với nhau. Sợi AND này rất
dài với 2 đầu mút khép kín, và được cuộn thành nhiều búi,
nằm trong một vùng đặc biệt của tế bào chất , được gọi là
Vùng nhân ( Nuclear region ) hay còn được gọi đó là Thể
nhân ( nuclear body ). Thể nhân không nằm lơ lửng trong
tế bào chất mà xuất phát từ chổ lõm của màng tế bào chất
là mesosome. Sự kết hợp nầy giữ vai trò quan trọng trong
sự tách rời hai nhiễm sắc thể con khi tế bào vi khuẩn phân
đôi.
Plasmid
Đặc biệt ở một số vi khuẩn , ngoài sợi nhiễm sắc thể
vòng duy nhất , trong tế bào chất còn xuất hiện một hay
nhiều phân tử AND vòng, xoắn kép , chúng có kích thước
nhỏ hơn nhiều so với nhiễm sắc thể, được gọi là các
plasmid. Chúng tự nhân đôi độc lập với nhiễm sắc thể và di
truyền cho các thế hệ sau.
Plasmid không cần thiết cho sự sống còn của tế bào vi
khuẩn, tuy nhiên nó làm cho vi khuẩn có thêm những đặc
tính mà plasmid qui đònh. Plasmid có thể di chuyển từ tế
bào nầy sang tế bào khác qua hiện tương giao phối của vi
khuẩn..
Plasmid có nhiều loại, có tên gọi liên quan đến tính
trạng mà nó qui đònh :
Yếu tố F: plasmid qui đònh tính trạng phái tính của vi
khuẩn.
Yếu tố R: plasmid qui đònh tính trạng đề kháng với kháng
sinh ở vi khuẩn.
Mesosome :
Là những thể hình cầu giống như bong bóng
nằm gần vách ngăn ngang và chỉ xuất hiện khi tế
bào phân chia. Mesosome có đường kính khoảng
2.500A0, gồm nhiều lớp màng bện lại với nhau.
Chiều dầy của mỗi màng khoảng 75A0. Mesosome
liên kết chặt chẻ với thể nhân của vi khuẩn và có
vai trò quan trọng trong hình thành vách ngăn
ngang khi tế bào phân chia. Người ta tìm thấy
trong mesosome nhiều hệ thống enzime vận chuyển
điện tửû nên có ý kiến cho rằng mesosome tham gia
vào hoạt động hô hấp của tế bào (có thể so sánh
với ti thể của nhóm tế bào Eucaryote )
Ribosome:
Cấu tạo của ribosome gồm 2 tiểu thể có kích thước
khác nhau. Tiểu thể lớn có hằng số lắng là 50 S ( S là đơn
vò Svedberg, 1S = 10-13 cm/ giây). Tiểu thể nhỏ có hằng số
lắng 30 S. Ribosome gồm 2 tiểu thể có hằng số lắng 70 S.
Hai ribosome dính với nhau có hằng số lắng 100S. Có thể
thực hiện sự liên kết hoặc tách các tiểu thể nầy bằng cách
thay đổi nồng độ ion Mg++ trong môi trường.
Thành phần hóa học của ribosome gồm 40 - 60 %
ARN, 60 -35 % protein, ngoài ra còn chứa một ít lipid, một
số enzime như ribonucleaza...một số chất khoáng (giàu Mg
2+ , ít Ca 2+)
Ribosome là trung tâm tổng hợp protein của tế bào ,
nhưng chỉ khoảng 5 - 10 % tổng số ribosome có trong tế bào
tham gia hoạt động nầy . Các ribosome hoạt động nầy ở
dạng tập hợp gồm vài ribosome gọi là poliribosome. Trong
poliribosome các ribosome liên kết nhau nhờ sợi ARN thông
tin.