Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.16 KB, 17 trang )
Cập nhật 11/02/2015
* Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (hay quy luật mâu thuẫn)
Mọi sự vật và hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập
tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân mình; sự thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi
của cái cũ và sự ra đời của cái mới. Quy luật này là hạt nhân của phép biện chứng vì nó
chỉ ra nguyên nhân và động lực của sự phát triển.
Mâu thuẫn là thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Mặt đối lập là những
thuộc tính bên trong của sự vật, tồn tại bên cạnh một thuộc tính đối lập với nó. Sự thống
nhất của các mặt đối lập là sự ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau, cái này lấy cái kia làm
điều kiện tồn tại của nhau và sự vật là thể thống nhất của các mặt đối lập, bao hàm trong
nó những mâu thuẫn khách quan và phổ biến.
Mâu thuẫn là một quá trình, khi sự vật hình thành mâu thuẫn xuất hiện, biểu hiện ở
sự khác biệt của các mặt đối lập và mâu thuẫn sẽ gay gắt dần lên đến đỉnh điểm (xung
đột). Mâu thuẫn đòi hỏi phải giải quyết và khi mâu thuẫn được giải quyết thì có sự
chuyển hóa làm cho sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời.
Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hứng bài trừ và phủ
định lẫn nhau giữa các mặt đó. Tính đa dạng của hình thức đấu tranh giữa các mặt đối
lập tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như mối quan hệ qua lại giữa
chúng, phu thuộc vào lĩnh vực tồn tại của các mặt đối lập, vào điều kiện trong đó diễn ra
cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập.
VD minh họa: …
Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Khi phân tích mâu thuẫn phải xem xét toàn diện các mặt đối lập; theo dõi quá
trình phát sinh, phát triển của các mặt đó; nghiên cứu sự đấu tranh của chúng qua từng
giai đoạn; đánh giá đúng tính chất và vai trò của từng mặt và của cả mâu thuẫn trong
từng giai đoạn.
+ Xác định trạng thái chín muồi của mâu thuẫn; tìm ra phương thức, phương tiện
và lực lượng có khả năng giải quyết mâu thuẫn và tổ chức thực tiễn để giải quyết mâu
thuẫn một cách thực tế. Tùy thuộc vào bản chất của mâu thuẫn, vào những điều kiện cụ
thể mà có biện pháp giải quyết thích hợp với từng loại mâu thuẫn.
+ Không được giải quyết mâu thuẫn một cách vội vàng khi chưa có đủ điều kiện;
cũng không để cho việc giải quyết mâu thuẫn diễn ra một cách tự phát, cố gắng tạo điều
kiện thúc đẩy sự chín muồi của mâu thuẫn và điều kiện giải quyết.
+ Nếu mâu thuẫn là bất lợi, có thể tác động làm hạn chế mâu thuẫn.
* Quy luật phủ định của phủ định
Phủ định biện chứng là khái niệm nói lên sự thay thế cái cũ bằng cái mới. Phủ
định biện chứng là kết quả của việc thực hiện bước nhảy, của việc giải quyết mâu thuẫn.
Nguyên nhân của phủ định biện chứng là nguyên nhân bên trong và có tính khách quan,
tính kế thừa.
Sau các lần phủ định sự vật dường như lặp lại nhưng ở mức độ cao hơn, đó chính
là sự phủ định của phủ định. Sự phủ định của phủ định là kết quả của ít nhất 2 lần biện
chứng trở lên, đối với các sự vật khác nhau thì số bước phủ định là khác nhau. Sự phủ
định của phủ định là kết thúc một chu kỳ phát triển để bắt đầu một chu kỳ mới.
9
Cập nhật 11/02/2015
Nội dung chính của quy luật phủ định của phủ định:
+ Sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng là một chuỗi liên tục các bước
phủ định biện chứng trong đó sự vật cũ mất đi và sự vật mới ra đời, nhưng sự vật mới
lại dần dần trở thành sự vật cũ và bị sự vật mới khác thay thế.
+ Cứ như vậy sau một số lần phủ định, sự vật dường như lặp lại nhưng ở mức độ
cao hơn, đó là sự phủ định của phủ định.
+ Sự phát triển có khuynh hướng tiến lên ở trong những chu kỳ, do đó phải thể
hiện bằng đường xoáy ốc. Số bước phủ định ở các sự vật khác nhau thì khác nhau.
+ Quy luật phủ định của phủ định khái quát sự vận động phát triển của cả tự
nhiên, xã hội và tư duy.
Quy luật này chỉ ra khuynh hướng tiến lên của sự phát triển.
VD minh họa: …
Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Khuynh hướng chung của thế giới là cái mới nhất định sẽ thay thế cái cũ, cái
tiến bộ nhất định sẽ chiến thắng cái lạc hậu, cái mới ra đời từ cái cũ và kế thừa những gì
tích cực từ cái cũ.
+ Trong thực tế, cái mới thường xuất hiện dưới dạng đơn lẻ, số ít trong khi cái cũ
lại đang tồn tại. Vì vậy, phải biết phát hiện và quý trọng cái mới, ủng hộ cái mới và tạo
điều kiện cho cái mới để chiến thắng cái cũ.
+ Chống thái độ phủ định sạch trơn và thái độ bảo thủ, khư khư giữ lại những cái
lỗi thời cản trở sự phát triển của lịch sử.
Câu 4: Khái niệm phương pháp và phương pháp luận. Trình bày nội dung những
nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật đối với
quá trình nhận thức khoa học?
* Khái niệm phương pháp:
Phương pháp là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các quy luật
khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện
mục tiêu nhất định.
Phương pháp bắt nguồn từ thực tiễn, phản ánh những quy luật khách quan đã được
nhận thức để định hướng hoạt động có mục đích của con người.
* Khái niệm phương pháp luận:
Phương pháp luận là một hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát,
những cách thức chung để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn. Nó là hệ thống
quan điểm, nguyên tắc chung nhất chỉ đạo sự tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng
các phương pháp để thực hiện hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn đạt hiệu quả
cao nhất, là lý luận về hệ thống phương pháp và là khoa học về phương pháp.
* Nội dung những nguyên tắc cơ bản của phép biện chứng duy vật đối với quá trình
nhận thức khoa học:
10
Cập nhật 11/02/2015
Nội dung những nguyên tắc cơ bản của phép biện chứng duy vật đối với quá trình
nhận thức được xây dựng trên cơ sở 2 nguyên lý, 3 quy luật và 6 cặp phạm trù của phép
biện chứng duy vật.
+ Nguyên tắc toàn diện: cơ sở lý luận của nguyên tắc này là nguyên lý về mối liên
hệ phổ biến. Muốn nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng chúng ta phải xem
xét sự tồn tại của nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, thuộc tính khác
nhau trong tính chỉnh thể của sự vật, hiện tượng ấy và trong mối liên hệ qua lại giữa sự
vật hiện tượng đó với sự vật hiện tượng khác. Nguyên tắc này đòi hỏi phải xem xét,
đánh giá từng mặt, từng mối liên hệ và phải nắm được đâu là mối liên hệ chủ yếu, bản
chất quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Muốn cải tạo sự vật, hiện tượng phải áp dụng đồng bộ một hệ thống các biện pháp,
các phương tiện khác nhau để tác động làm thay đổi các mặt, các mối liên hệ tương ứng
của sự vật, hiện tượng. Trong từng giai đoạn phải nắm đúng khâu trọng tâm, then chốt
để tập trung lực lượng giải quyết.
+ Nguyên tắc phát triển: cơ sở lý luận của nguyên tắc này là nguyên lý về sự phát
triển của phép biện chứng duy vật. Khi xem xét sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong
trạng thái vận động, biến đổi, chuyển hóa để không chỉ nhận thức sự vật, hiện tượng
trong trạng thái hiện tại mà còn phải thấy được khuynh hướng phát triển của nó trong
tương lai. Phải nhận thức sự phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, từ thấp đến
cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn và trong mỗi giai đoạn thì phát triển lại có
những đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau.
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải nhạy cảm với cái mới, sớm phát hiện
ra cái mới, ủng hộ cái mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho cái mới đó phát triển thay thế
cái cũ; phải chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ,…
Trên cơ sở phân tích xu hướng phát triển của thời đại và điều kiện cụ thể của đất
nước, Đảng ta luôn kiên định con đường tiến lên CNXH.
+ Nguyên tắc lịch sử - cụ thể: cơ sở của nguyên tắc này là sự tồn tại, vận động,
phát triển của các sự vật, hiện tượng diễn ra trong không gian và thời gian cụ thể.
Không gian, thời gian, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể khác nhau thì các mối liên hệ và hình
thức phát triển của sự vật, hiện tượng cũng khác nhau.
Nguyên tắc này yêu cầu phải nhận thức được vận động có tính phổ biến, là
phương thức tồn tại của vật chất, nghĩa là phải nhận thức được sự vận động làm cho sự
vật, hiện tượng xuất hiện, phát triển theo những quy luật nhất; phải chỉ rõ được những
giai đoạn cụ thể mà nó đã trải qua trong quá trình phát triển của mình.
Nguyên tắc lịch sử - cụ thể còn yêu cầu chỉ ra được các quy luật khách quan quy
định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng; quy định sự tồn tại hiện thời và khả
năng chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng mới.
Phải xem xét các sự vật, hiện tượng trong các mối liên hệ cụ thể của chúng. Xem
xét các mặt, các mối liên hệ trong quá trình hình thành, phát triển cũng như diệt vong
của sự vật, hiện tượng cho phép nhận thức đúng đắn bản chất của sự vật, hiện tượng và
từ đó mới có định hướng đúng đắn cho hoạt động thực tiễn của con người.
11
Cập nhật 11/02/2015
Câu 5: Khái niệm thực tiễn và lý luận? Những yêu cầu cơ bản và ý nghĩa phương
pháp luận của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn? Sự vận dụng
nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong cách mạng Việt Nam?
* Khái niệm lý luận:
Nhận thức là quá trình phản ánh tái tạo lại hiện thực trong tư duy con người trên
cơ sở của thực tiễn xã hội.
Lý luận là hệ thống tri thức của con người về thế giới, là kết quả của việc con
người nhận thức thế giới trong quá trình con người hoạt động thực tiễn.
* Khái niệm thực tiễn:
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, có tính lịch sử-xã hội của
con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
Hoạt động thực tiễn là hoạt động mang bản chất người. Có 3 loại hình cơ bản: sản
xuất vật chất, chính trị xã hội, thực nghiệm khoa học; trong đó hoạt động sản xuất vật
chất là loại hình cơ bản quan trọng nhất của thực tiễn vì nó quyết định sự tồn tại của xã
hội và quyết định cả hai hình thức sau. Loại hình hoạt động chính trị - xã hội là loại
hình cao nhất của thực tiễn, tác động làm biến đổi xã hội, hình thành vận động cao nhất
của thế giới vật chất – vận động xã hội. Hoạt động thực nghiệm khoa học để rút ngắn
quá trình nhận thức.
* Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn:
+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức: nhận thức thế giới để nhằm mục đích hoạt
động thực tiễn có hiệu quả.
+ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức: thực tiễn là nơi nhận thức bắt đầu hình thành
và thông qua đó con người nhận thức được cái bên trong của thế giới.
+ Thực tiễn là động lực làm cho nhận thức phát triển: chính thực tiễn đòi hỏi con
người phải phát triển nhận thức
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức: nhận thức là
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, những hình ảnh này cần phải được kiểm
nghiệm trong thực tiễn và thực tiễn có nhiệm vụ xác minh rằng hình ảnh chủ quan ấy có
khớp với khách thể hiện thực hay không. Nếu nhận thức mà khớp với khách thể hiện
thực thì trở thành chân lý, chân lý chính là tri thức của con người về thế giới đã được
thực tiễn kiểm nghiệm và chứng minh.
+ Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận, lý luận phải được vận dụng vào thực
tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong thực tiễn.
* Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn:
+ Lý luận phải luôn bám sát thực tiễn, phản ánh được yêu cầu của thực tiễn, khái
quát được những kinh nghiệm của thực tiễn.
+ Hoạt động thực tiễn phải lấy lý luận chỉ đạo, khi vận dụng lý luận phải phù hợp
với điều kiện lịch sử - cụ thể.
+ Khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều.
12
Cập nhật 11/02/2015
CHƯƠNG 3: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Câu 6: Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất? Sự
vận dụng mối quan hệ này trong quá trình đổi mới ở Việt Nam?
* Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX:
PTSX là cách thức người ta sản xuất ra của cải vật chất trong một giai đoạn nhất
định của lịch sử. PTSX là thống nhất biện chứng của hai mặt: LLSX và QHSX, lịch sử
là sự kế tiếp của các PTSX từ thấp đến cao.
LLSX là toàn bộ các lực lượng được con người sử dụng trong quá trình sản xuất
ra của cải vật chất. LLSX bao gồm 2 yếu tố: người lao động và tư liệu sản xuất. Người
lao động là chủ thể của quá trình nhận thức, là yếu tố quan trọng nhất trong LLSX.
TLSX là bộ phận của giới tự nhiên tham gia vào quá trình sản xuất, bao gồm đối tượng
lao động và tư liệu lao động. LLSX thì không ngừng phát triển, tùy thuộc vào công cụ
sản xuất và cách tổ chức phân công lao động mà LLSX có tính cá nhân hay tính xã hội.
Trình độ của LLSX phụ thuộc vào trình độ công cụ sản xuất, trình độ người lao động,
trình độ tổ chức phân công lao động; thước đo trình độ của LLSX là năng suất lao động
và hiệu quả lao động. Ngày nay, khoa học đã trở thành LLSX trực tiếp.
QHSX là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, thể hiện trên ba
mặt: quan hệ giữa người với người về sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ giữa người với
người trong tổ chức sản xuất (dẫn đến địa vị xã hội), quan hệ giữa người với người
trong phân phối sản phẩm của lao động. QHSX tương đối ổn định trong một PTSX và
có tính gián đoạn mỗi khi một PTSX cũ mất đi và một PTSX mới ra đời.
Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX:
+ LLSX quyết định QHSX; quyết định sự ra đời, biến đổi và mất đi của QHSX.
+ QHSX có tác động to lớn, mạnh mẽ đến LLSX; có thể thúc đẩy LLSX phát triển
hoặc có thể kìm hãm sự phát triển của LLSX (QHSX có thể tác động đến nhân tố người
lao động của LLSX)
Sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX là một trạng thái trong đó
các mặt của QHSX tạo địa bàn tối ưu cho sự kết hợp các yếu tố của LLSX, làm cho
LLSX phát triển. Mối quan hệ này tạo thành quy luật phổ biến của toàn bộ lịch sử loài
người.
* Sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX trong quá trình đổi mới
ở Việt Nam:
Đảng ta đã nhận thức đúng quy luật khách quan nên đã có những đường lối, chủ
trương đúng đắn, kịp thời. Mốc quan trọng đánh dấu sự biến đổi toàn diện và sâu sắc
nền kinh tế xã hội là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6 của Đảng vào tháng 12/1986.
+ Chúng ta đã đổi mới từng bước QHSX cho phù hợp với sự phát triển của LLSX,
do đó đã giải phóng sức sản xuất của xã hội, làm cho LLSX nước ta có những bước phát
triển nhảy vọt về chất. Chúng ta đã đoạt tuyệt với cơ chế hành chính, tập trung, quan
liêu, bao cấp và chuyển dần sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN.
+ Khi thừa nhận nền kinh tế thị trường, sẽ xuất hiện các yếu tố bất công do thành
phần kinh tế tư nhân TBCN gây ra. Vì vậy, Đảng và nhà nước đã có biện pháp bảo vệ
quyền lợi người lao động, hạn chế những mặt tiêu cực trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
13