Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.29 KB, 20 trang )
khổ, quá tải, hàng siêu trường, siêu trọng với thời gian đúng cam kết, chất lượng cao và
giá cả hợp lý.
- Vận tải đường bộ kết nối: HCM – Danang – Hanoi
- Vận tải biển nội địa tuyến HCM-HP và ngược lại
- Vận tải biển nội địa tuyến HCM–Danang và ngược lại
- Vận tải phân phối trực tiếp từ nhà máy
- Vận tải phân phối từ Trung tâm phân phối
VINAFCO cung cấp dịch vụ vận tải biển, vận tải hàng không quốc tế với mạng
lưới đại lý trên toàn cầu, thông quan xuất nhập khẩu tại các cảng biển, sân bay, cửa khẩu,
điểm thông quan trên toàn quốc
Những năm gần đây, cùng với việc tập trung nguồn lực đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở
hạ tầng, kho bãi, phương tiện, VINAFCO còn tập trung cho việc đầu tư, áp dụng các hệ
thống, công cụ quản trị tiên tiến, hiện đại, áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào
hoạt động quản trị nhằm tăng tính hiệu quả, thuận tiện trong sử dụng và vận hành hệ
thống, đáp ứng các yêu cầu quản trị điều hành kịp thời trong hoạt động công ty như: Phần
mềm Warehouse management software (WMS) trong quản trị kho hàng; Phần mềm
Transportation management software ( TMS ); Hệ thống quản lý chất lượng ISO 90012008 trong hoạt động SXKD...
Đến nay, các công cụ và hệ thống trên đang được triển khai và phát huy hiệu quả
trong quản trị, điều hành công ty, cùng với mạng lưới kho bãi, phương tiện vận tải và
nguồn lực khác đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ cho khách hàng và công
ty.
18
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trong quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước, ngành Logistics đóng vai
trò không nhỏ trong sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.Với việc gia nhập hiệp
định đối tác xuyên thái bình dương thì ngành Logistics ở Việt Nam sẽ có cơ hội phát
triển và tham gia sâu hơn vào những trung tâm giao dịch vận tải thế giới. Đây là thị
trường được đánh giá nhiều tiềm năng cần phải có sự phối hợp chung tay giữa các bộ
ngành và doanh nghiệp để phát triển. Trong thời gian tới, khi TPP chính thức được ký
kết với nhiều dòng thuế về 0%, sẽ phát triển sôi động của hoạt động xuất nhập khẩu
tại việt nam. Đây là cơ hội lớn cho ngành Logistics bùng nổ.
Để phát triển nền kinh tế đất nước và nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics
cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thì các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập
khẩu Logistics cần chuẩn bị nguồn nhân lực, hạ tầng kĩ thuật đáp ứng yêu cầu thực
hiện cơ chế một cửa quốc gia và chủ động phối hợp với các cơ quan Nhà nước trong
việc thực hiện các thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia; tích cực
tham gia ý kiến vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật triển khai Cơ chế một
cửa quốc gia; tham dự đầy đủ các buổi tập huấn do cơ quan Hải quan và các bộ,
ngành tổ chức...
Mặc dù trong thời gian gần đây ngành Logistics Việt Nam đã được Chính phủ
quan tâm về mặt quy hoạch, chiến lược phát triển, các chính sách tạo thuận lợi về
kinh doanh, thương mại XNK, hải quan, thuế… Nhưng các chính sách, thể chế ấy
chưa thực sự đồng bộ, thiếu cập nhật đầy đủ, phù hợp với các tiến bộ, cũng như các
yêu cầu đối với ngành dịch vụ trong bối cảnh mới. Do đó, để ngành dịch vụ Logistics
Việt Nam thực sự phát triển, xứng với tiềm năng của nó, cần phải có sự hỗ trợ và
quan tâm hơn nữa từ phía các cơ quan quản lý vĩ mô của Việt Nam. Nhà nước cần có
biện pháp, chính sách hướng dẫn, thúc đẩy các doanh nghiệp giao nhận, kho vận liên
kết với nhau, hình thành những công ty Logistics có quy mô và năng lực hoạt động đủ
mạnh, có khả năng cạnh tranh với các công ty Logistics nước ngoài. Đồng thời, các
bộ ngành có liên quan nên xây dựng kế hoạch lộ trình phát triển cho các doanh nghiệp
19
Logistics từ giai đoạn liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài đến giai đoạn
hoạt động kinh doanh độc lập, đặc biệt đối với những công ty, tổng công ty lớn trong
lĩnh vực Logistics.
20