Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.36 MB, 129 trang )
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
SVTH: DƯƠNG ĐỒNG QUANG
vị trí IG, có dòng điện đi qua cuộn dây làm tiếp điểm trong rơ le đóng, có dòng điện
từ ắc quy được đưa đến chân +B và +B 1 của ECU, cấp nguồn cho ECU. Cực E 1 của
ECU được nối với thân động cơ.
Khi bật công tắc máy “ON” mà không có điện áp tại cực +B và +B 1 của ECU
thì kiểm tra cầu chì EFI (15A), cầu chì IG (7.5A) và rơle chính EFI.
Kiểm tra
• Kiểm tra điện áp cấp cho ECU động cơ
Bước 1: Bật công tắc OFF.
Bước 2: Dùng Vôn kế đo điện áp giữa cực BATT – E1.
Điện áp chuẩn: 12V
Bước 3: Bật khóa điện sang vị trí ON.
Bước 4: Dùng Vôn kế đo điện áp giữa cực BATT – E1, +B – E1.
Điện áp chuẩn : 9 ÷ 14V
Hình 3.52: Kiểm tra điện áp cấp cho ECU động cơ
•
Kiểm tra rơle EFI chính
Bước 1: Tháo rơle chính ra .
Bước 2: Dùng Ohm kế kiểm tra thông mạch giữa chân số 3 và số 5
Bước 3: Kiểm tra sự hở mạch giữa chân số 1 và số 2 như hình vẽ.
42
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
SVTH: DƯƠNG ĐỒNG QUANG
Hình 3.53: Kiểm tra rơle EFI chính.
Bước 4: Sau khi kiểm tra thông mạch, cấp nguồn 12V vào chân số 3 và số 5 của
rơle để kiểm tra hoạt động của rơle.
Bước 5: Kiểm tra sự đóng mạch chân số 1 và số 2.
Bước 6: Lắp lại rơle .
Hình 3.54: Kiểm tra hoạt động của rơle EFI chính.
• Kiểm tra khóa điện
Bước 1: Ngắt các giắc nối của công tắc điện.
Bước 2: Dùng Ohm kế kiểm tra thông mạch giữa các cực của khóa điện
(R = 0Ω).
Bước 3: Nếu kiểm tra không đảm bảo yêu cầu trên thì ta phải thay công tắc mới.
43
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
SVTH: DƯƠNG ĐỒNG QUANG
3.2.3.2 Mạch VC
Từ điện áp Accu cung cấp cho cực +B, ECU động cơ dùng mạch ổn áp tạo ra
một điện áp không đổi 5V cấp nguồn cho bộ vi xử lý cũng như các cảm biến.
Hình 3.55: Sơ đồ mạch VC
Mạch điện 5V cung cấp nguồn cho bộ vi xử lý, cấp nguồn từ cực Vcc cho các
cảm biến và cấp nguồn 5V qua các điện trở cho các cảm biến.
Hình 3.56: Mạch cấp nguồn 5V.
Kiểm tra
Bước 1: Cấp điện áp nguồn cho ECU.
Bước 2: Dùng đồng hồ đo điện áp cực Vcc với chân mát E1 của ECU, điện áp
chuẩn 4,7 - 5,6V.
44
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
SVTH: DƯƠNG ĐỒNG QUANG
Nếu không có điện áp Vcc thì ECU đã bị hỏng.
Hình 3.57: Đo điện áp VC
3.2.3.3 Mạch nối đất
ECU động cơ có 3 loại nối đất cơ bản như sau:
• Cực E1, nối đất ECU động cơ.
• Cực E2, nối đất các cảm biến.
• Cực E01, E02 nối đất cơ cấu chấp hành, mạch dẫn động kim phun, van
ISC…
Hình 3.58: Sơ đồ mạch nối đất.
Mạch nối mát là một bộ phận không thể thiếu trong các mạch điện. ECU có nhiều
mạch nối mát, và thường dùng đường dẫn chung cho các cảm biến và các cơ cấu
chấp hành. Các mạch nối mát thường được kiểm tra bằng cách đo điện trở và kiểm
tra dây dẫn xem có đứt không: Nếu thông mạch là tốt, nếu không thông mạch là bị
hư hỏng. Dùng Ohm kế kiểm tra thông mạch cực E1 với mass.
45
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
SVTH: DƯƠNG ĐỒNG QUANG
3.3. Hệ thống phun xăng điện tử EFI
3.3.1 Tổng quan về hệ thống phun xăng điện tử EFI
3.3.1.1 Cấu tạo hệ thống phun xăng điện tử EFI
Hệ thống EFI sử dụng các cảm biến khác nhau để phát hiện tình trạng của động cơ
và điều kiện chạy của xe. Và ECU động cơ tính toán lượng phun nhiên liệu tối ưu và
gửi tín hiệu điện tới làm các vòi phun phun nhiên liệu.
Hình 3.59: Sơ đồ cấu tạo hệ thống phun xăng.
Các bộ phận của hệ thống: hộp ECU, các cảm biến, hệ thống bơm nhiên liệu,
kim phun …
+ ECU động cơ: ECU này tính lượng phun nhiên liệu tối ưu dựa vào các tín
hiệu từ các cảm biến.
+ Cảm biến lưu lượng khí nạp hoặc cảm biến áp suất đường ống nạp: Cảm biến
này phát hiện khối lượng không khí nạp hoặc áp suất đường ống nạp.
+ Cảm biến vị trí trục khuỷu: Cảm biến này phát hiện góc quay trục khuỷu và
tốc độ của động cơ.
+ Cảm biến vị trí trục cam: Cảm biến này phát hiện góc quay chuẩn và thời
điểm của trục cam.
+ Cảm biến nhiệt độ nước: Cảm biến này phát hiện nhiệt độ của nước làm mát
46
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
SVTH: DƯƠNG ĐỒNG QUANG
+ Cảm biến vị trí bướm ga: Cảm biến này phát hiện độ mở của bướm ga
+ Cảm biến oxy: Cảm biến này phát hiện nồng độ của oxy trong khí thải
3.3.1.2 Nguyên lý hoạt động hệ thống phun xăng điện tử EFI
Hình 3.60: Sơ đồ khối hệ thống phun xăng.
Các cảm biến thường xuyên cung cấp cho ECU thông tin về tình trạng của
động cơ.
Các kim phun xăng được cung cấp nhiên liệu dưới áp suất không đổi nhờ bơm
xăng điện và bộ điều áp xăng.
ECU liên tục tiếp nhận thông tin từ các bộ cảm biến, xử lý các thông tin này
bằng cách so sánh với các dữ liệu đã được cài đặt trong bộ nhớ vi xử lý. Sau đó nó
quyết định thời điểm và thời lượng phun xăng bằng cách đặt điện áp vào cuộn dây
solenoid trong kim phun. Cuộn dây solenoid sẽ được từ hóa khi ECU đặt điện áp
vào. Lúc này từ trường sẽ hút lõi làm nhất van kim cho phun xăng. Lượng xăng
phun ra nhiều hay ít tùy thuộc vào thời gian van kim mở dài hay ngắn. Khi ECU
ngắt điện, cuộn dây solenoid mất từ tính, lò xo đẩy van kim đóng bệ van chấm dứt
phun xăng.
Tùy theo chế độ hoạt động của ôtô, ECU điều khiển thay đổi tỷ lệ xăng –
không khí một cách chính xác. Cụ thể ở chế độ khởi động trong thời tiết giá lạnh,
khí hỗn hợp được cung cấp giàu xăng. Sau khi động cơ đã đat nhiệt độ vận hành, khí
hỗn hợp sẽ nghèo xăng hơn. Ở các chế độ cao tốc và tăng tốc khí hỗn hợp lại được
cung cấp giàu xăng đúng yêu cầu.
47
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
SVTH: DƯƠNG ĐỒNG QUANG
3.3.2 Kiểm tra chẩn đoán hư hỏng các chi tiết của hệ thống
3.3.2.1 Kiểm tra bơm nhiên liệu
Kiểm tra hoạt động của bơm nhiên liệu
Hình 3.61 – Sơ đồ mạch điện bơm xăng
Bước 1: Bật khóa điện đến vị trí ON
Bước 2: Dùng dây dẫn nối cực +B và FP của giắc kiểm tra (Diagnosis)
Hình 3.62: Nối tắt trên giắc chẩn đoán để kiểm tra bơm xăng
Bước 3: Xem hiển thị trên đồng hồ đo áp suất nhiên liệu.
Bước 4: Tháo dây chẩn đoán
Bước 5: Tắt khóa điện
- Nếu không có áp suất nhiên liệu, kiểm tra xem nguồn ắcquy có cấp đến giắc
bơm nhiên liệu không.
48
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
SVTH: DƯƠNG ĐỒNG QUANG
- Nếu có điện áp ắc quy cấp đến giắc bơm nhiên liệu: kiểm tra bơm nhiên liệu
và mạch nối đất. Điện trở giữa dây âm và dây dương của bơm nhiên liệu phải
là 0,5 – 3Ω.
Hình 3.63: Đo điện trở bơm xăng
- Nếu không có điện áp ắc quy cấp đến giắc bơm nhiên liệu: kiểm tra rơle mở
mạch và mạch điện điều khiển bơm xăng.
-
Kiểm tra rơle bơm
• Kiểm tra điện trở
Ta dùng đồng hồ Ohm để đo kiểm tra điện trở giữa cực STA và cực E1:
Điện trở tiêu chuẩn: 20 – 30 Ω.
- Đo điện trở giữa hai cực +B và cực FC :
Điện trở tiêu chuẩn: 120 - 150 Ω.
- Kiểm tra hai cực FC và cực FP không thông mạch là rơle bơm còn tốt.
Hình 3.64: Kiểm tra điện trở của rơ le bơm
•
Kiểm tra hoạt động của rơle bơm
49
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
SVTH: DƯƠNG ĐỒNG QUANG
Hình 3.65: Kiểm tra hoạt động của rơ le bơm
Dùng ắc quy cấp nguồn cho các cực của rơle và kiểm tra sự thông mạch của rơle
bơm xăng.
Cực cấp nguồn
STA – E1
B – FC
•
Cực đo
B – FP
B – FP
Điện áp (V)
0
0
Kiểm tra áp suất nhiên liệu
Bước 1: Kiểm tra điện áp Accu là trên 12V.
Bước 2: Tháo cáp nối với cực âm (-) Accu.
Bước 3: Tháo ống nhiên liệu ra.
Hình 3.66: Tháo ống nhiên liệu.
Bước 4: Kết nối đồng hồ đo áp suất với ống nhiên liệu bằng đầu cút nối chuyên
dùng SST.
Bước 5: Lau chùi sạch những vết xăng bắn ra ngoài.
Bước 6: Nối lại cáp nối với cực âm (-) Accu.
50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
SVTH: DƯƠNG ĐỒNG QUANG
Hình 3.67: Kết nối đồng hồ đo áp suất với ống nhiên liệu
Bước 7: Kết nối chân âm và dương của bơm nhiên liệu tương ứng với cực âm và
dương của Accu.
Hình 3.68: Kết nối bơm xăng với nguồn Accu.
Bước 8: Đo áp suất nhiên liệu: áp suất: 2.7 – 3.1 kgf/cm2
Hình 3.69: Kiểm tra áp suất nhiên liệu.
Bước 9: Khởi động động cơ.
Bước 10: Đo áp suất nhiên liệu ở tốc độ không tải: áp suất: 2.3 – 2.6 kgf/cm2
51
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
SVTH: DƯƠNG ĐỒNG QUANG
Hình 3.70: Áp suất nhiên liệu ở tốc độ không tải.
Bước 11: Tắt khóa điện, ngừng động cơ.
Bước 12: Kiểm tra áp suất nhiên liệu vẫn còn ở mức trên 1.5 kgf/cm2 trong 5 phút
sau khi tắt máy.
Hình 3.71: Áp suất nhiên liệu sau khi tắt máy.
Bước 13: Sau khi kiểm tra áp suất nhiên liệu, tháo cáp nối với cọc âm Accu và cẩn
thận tháo SST để tránh nhiên liệu phun ra.
Bước 14: Nối lại đường ống nhiên liệu.
Hình 3.72: Nối lại đường ống nhiên liệu.
Bước 15: Nối lại cáp nối với cọc âm Accu.
Bước 16: Kiểm tra sự rò rỉ nhiên liệu trong hệ thống.
3.3.2.2 Kiểm tra kim phun
Vị trí trên động cơ
52