1. Trang chủ >
  2. Công nghệ thông tin >
  3. Đồ họa >

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ ĐẶC ĐIỂM ẢNH VỆ TINH ĐỘ PHÂN GIẢI CAO QUICKBIR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 56 trang )


lý thuyết quang học đã đạt được từ thế kỷ 17 cũng như thấu kính quang học đã

xuất hiện sớm hơn, bước phát triển thực sự đầu tiên của khoa học viễn thám là

vào giữa thế kỷ 19. Vào năm 1839, Louis Daguerre đã đưa ra báo cáo công trình

nghiên cứu về hóa ảnh photo, khởi đầu cho ngành chụp ảnh. Bức ảnh đầu tiên

chụp bề mặt trái đất từ khinh khí cầu được thực hiện vào năm 1858 bởi nhà

nhiếp ảnh người Pháp Gaspard Tournachon. Ông đã sử dụng khinh khí cầu ở độ

cao 80 m để chụp ảnh vùng Bievre nước Pháp. Từ sự việc này, năm 1858 được

coi là năm khai sinh của kỹ thuật viễn thám. Năm 1860, James Black đã chụp

ảnh vùng Boston, Mỹ cũng từ khinh khí cầu. Năm 1863, Mackwell đã tìm ra các

định luật về sóng điện từ, kết quả này là cơ sở vật lý cơ bản của lý thuyết viễn

thám.



Hình 1.1 Ảnh viễn thám đầu tiên trên thế giới (vùng Bievre, Pháp, 1858)



Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đánh dấu giai đoạn khởi đầu

của công nghệ chụp ảnh từ máy bay phục vụ mục đích quân sự. Công nghệ chụp

ảnh từ máy bay đã kéo theo sự ra đời của rất nhiều thiết kế về các loại máy chụp

ảnh, là cơ sở hình thành một ngành khoa học mới: đo đạc ảnh (photogrametry).

Năm 1929 ở Liên Xô cũ đã thành lập Viện nghiên cứu ảnh hàng không

Leningrad, viện đã sử dụng ảnh hàng không để nghiên cứu địa mạo, thực vật,

thổ nhưỡng. Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ 2 đã chứng kiến những

bước nhảy thực sự trong công nghệ viễn thám. Ngành khoa học đo đạc ảnh đã

37



phát triển lên tầm cao mới: tạo ra các dụng cụ cảm biến bước sóng hồng ngoại,

các hệ thống radar,...Trong thời gian này đã chứng kiến những cuộc thử nghiệm

nghiên cứu các tính chất phản xạ phổ của bề mặt địa hình và chế thử các lớp cản

quang cho chụp ảnh màu hồng ngoại. Dựa trên kỹ thuật này, một kỹ thuật do

thám hàng không đã ra đời. Trong vùng sóng dài của sóng điện từ, các hệ thống

siêu cao tần (RADAR) đã được thiết kế và sử dụng để theo dõi và phát hiện

những vật thể chuyển động, nghiên cứu tầng ion. Vào những năm 50 của thế kỷ

20 người ta tập trung nghiên cứu nhiều vào việc phát triển các hệ thống radar tạo

ảnh có cửa mở thực (RAR), đồng thời hệ thống radar có cửa mở tổng hợp

(Syntheric Aparture Radar - SAR) cũng được xúc tiến nghiên cứu. Vào năm

1956, tại Mỹ đã tiến hành thử nghiệm khả năng dủng ảnh hàng không trong việc

phân loại và phát hiện kiểu thực vật. Đến những năm 1960, các cuộc thử nghiệm

về ứng dụng ảnh hồng ngoại màu và đa phổ đã được tiến hành.

Năm 1972, một mốc quan trọng trong lịch sử phát triển viễn thám được

đánh dấu với việc Mỹ đã phóng thành công lên quỹ đạo vệ tinh nghiên cứu tài

nguyên thiên nhiên Landsat. Sự kiện này mang đến khả năng thu nhận thông tin

có tính chất toàn cầu về môi trường xung quanh. Cho đến hiện nay, đã có 7 vệ

tinh trong chương trình Landsat được thực hiện, trong đó có 6 vệ tinh được

phóng thành công lên quỹ đạo. Hiện nay, vệ tinh Landsat 7 vẫn hoạt động và

cung cấp một kho dữ liệu lớn trong nghiên cứu tài nguyên Trái đất.

Trong những năm 60, 70 thế kỉ 20, tàu Apolo đã chụp Trái đất dưới dạng

ảnh nổi và đa phổ, cho ra các thông tin vô cùng hữu ích trong nghiên cứu mặt

đất. Ngành hàng không vũ trụ Liên Xô (cũ) và Nga ngày nay đã đóng vai trò tiên

phong trong nghiên cứu Trái đất từ vũ trụ. Các nghiên cứu đã được thực hiện

trên các tàu vũ trụ có người như Soynz, Meteor, Cosmos hoặc trên các trạm

Salyut. Sản phẩm thu được là các ảnh chụp trên các thiết bị quét đa phổ độ phân

giải cao, như MSU-E (trên Meteor - priroda). Các bức ảnh chụp từ vệ tinh

Cosmos có 5 kênh phổ khác nhau, với kích thước 18 x 18 cm. Ngoài ra các ảnh

chụp từ các thiết bị chụp KATE-140, MKF-6M trên trạm quỹ đạo Salyut cho ra



37



6 kênh ảnh thuộc dải phổ từ 0.4 µm đến 0.89 µm . Độ phân giải mặt đất tại tâm

ảnh đạt 20 m.

Các mốc thời gian cơ bản của lịch sử phát triển viễn thám được trình bày

trong bảng dưới đây

Bảng 1.1: Các mốc thời gian cơ bản của lịch sử phát triển Viễn thám



Thời gian (năm)



Sự kiện



1800



Phát hiện ra tia hồng ngoại



1839



Bắt đầu chụp ảnh



1847



Phổ hồng ngoại và phổ nhìn thấy



1850-1860

1909



Chụp ảnh từ khinh khí cầu

Chụp ảnh từ máy bay



1010 – 1920



Nhận biết từ hàng không



1920 – 1930



Phát triển ngành chụp và đo ảnh



1930 – 1940



Phát triển radar



1940



Phân tích và ứng dụng ảnh chụp



1950



Từ phổ nhìn thấy đến không nhìn thấy



1950 – 1960



Nghiên cứu sâu về ảnh phục vụ mục đích quân sự



1960 – 1970



Lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ viễn thám



1972



Phóng vệ tinh Landsat – 1



1970 – 1980



Phát triển mạnh mẽ phương pháp xử lý ảnh số



1980 – 1990



Phát triển thế hệ mới của vệ tinh Landsat



1986

1990 đến nay



Vệ tinh SPOT vào quỹ đạo

Phát triển bộ cảm thu phổ đo tăng dải phổ và số lượng kênh phổ,

tăng độ phân giải của bộ cảm



1.2 Nguyên lý hoạt động của viễn thám

Viễn thám nghiên cứu đối tượng bằng giải đoán và tách lọc thong tin từ

dữ liệu chụp ảnh hàng không hoặc bằng giải đoán ảnh vệ tinh dạng số. Các dữ

liệu dưới dạng ảnh chụp và ảnh số được thu nhận dựa trên việc ghi nhận năng

lượng bức xạ và sóng phản hồi phát ra từ vật thể khi khảo sát. Năng lượng phổ



37



dưới dạng sóng điện tử, nằm trên các dãi phổ khác nhau, cùng cho thong tin về

một vật thể từ nhiều góc độ. Xử lý ảnh số làm hiển thị rõ ảnh và tách lọc thông

tin từ các dữ liệu ảnh số dựa vào các thông tin chìa khóa về phổ bức xạ phát ra.

Việc giải đoán tách lọc thông tịn từ dữ liệu ảnh viễn thám được thực hiện

dựa trên các cách tiếp cận khác nhau:

• Đa phổ

• Đa nguồn dữ liệu

• Đa thời gian

• Đa độ phân giải

• Đa phương pháp

Một hệ thống viễn thám thường bao gồm 7 phần tử có quan hệ chặt chẽ

với nhau. Trình tự hoạt động của các thành phần trong hệ thống viễn thám được

mô tả trong hình sau:



Hình 1.2: Các thành phần trong hệ thống viễn thám



Nguồn năng lượng (A): thành phần đầu tiên của hệ thống viễn thám là

nguồn năng lượng để chiếu sáng hay cung cấp năng lượng điện từ tới đối tượng

cần nghiên cứu. Trong viễn thám chủ động sử dụng năng lượng phát ra từ nguồn

phát đặt trên vật mang, còn trong viễn thám bị động, nguồn năng lượng chủ yếu

là bức xạ mặt trời.

Những tia phát xạ và khí quyển (B): năng lượng từ nguồn năng lượng tới

đối tượng nghiên cứu sẽ phải tương tác qua lại với khí quyển nơi nó đi qua.



37



Sự tương tác với đối tượng (C): sau khi truyền qua khí quyển đến đối

tượng, năng lượng sẽ tương tác với đối tượng tùy thuộc vào đặc điểm của đối

tượng và sóng điện từ. Sự tương tác này có thể là sự truyền qua, sự hấp thụ hay

bị phản xạ trở lại khí quyển.

Thu nhận năng lượng bằng bộ cảm biến (D): sau khi năng lượng được

phát ra hoặc bị phản xạ từ đối tượng, cần có bộ cảm biến để tập hợp lại và thu

nhận sóng điện từ. Năng lượng điện từ truyền về bộ cảm sẽ mang thông tin của

đối tượng.

Sự truyền tải, thu nhận và xử lý (E): năng lượng được thu nhận bởi bộ

cảm cần được truyền tải (thường dưới dạng điện từ) đến một trạm thu nhận dữ

liệu để xử lý sang dạng ảnh. Ảnh này là dữ liệu thô.

Giải đoán và phân tích ảnh (F): ảnh thô sẽ được xử lý để có thể sử dụng

trong các mục đích khác nhau. Để nhận biết được các đối tượng trên ảnh cần

phải giải đoán chúng. Ảnh được giải đoán bằng việc kết hợp các phương pháp

khác nhau (giải đoán bằng mắt, giải đoán thực địa, giải đoán tự động,...).

Ứng dụng (G): đây là thành phần cuối cùng của hệ thống viễn thám, được

thực hiện khi ứng dụng thông tin thu nhận được trong qúa trình xử lý ảnh vào

các lĩnh vực, bài toán cụ thể.

1.3 Phân loại ảnh vệ tinh

Ảnh vệ tinh có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau: độ phân

giải không gian, độ phân giải thời gian, tỉ lệ ảnh, diện tích phủ của ảnh, …

Dựa vào độ phân giải không gian, ảnh vệ tinh được chia làm các loại cơ

bản sau:

Ảnh vệ tinh độ phân giải thấp có độ phân giải không gian từ 100 m – 1000

m. Một số ảnh vệ tinh độ phân giải thấp như Terra, AQUA (scaner MODIS 250

m, 1000 m), NOIAA ( AVHRR 1000 m, 4000 m), ENVISAT/MERIS (300 m –

1200 m), SPOT/Vegetation (1000m), KOMPSAT (Korea, 850 m), IRS-P4

(India, 240m – 500m), Orbview – 2 (Mỹ, 1000m). Ảnh vệ tinh độ phân giải thấp

được dùng để giải quyết các bài toán về khí tượng thủy văn, nghiên cứu thực vật

37



ở quy mô toàn cầu, nghiên cứu nhiệt độ mặt nước các đại dương, nghiên cứu và

dự đoán vụ mùa trong nông nghiệp, hiện tượng lũ lụt, hạn hán.

Ảnh vệ tinh độ phân giải trung bình có độ phân giải không gian từ 10 m –

100 m. Một số ảnh vệ tinh độ phân giải trung bình như LANDSAT (10m –

60m), SPOT (15 m), ALOS (10m), ASTER (15m – 90m), RADARSAT – 1,

RADARSAT – 2 (8m – 100m), ENVISAT (30 – 100m), .... Ảnh vệ tinh độ phân

giải trung bình là nguồn dữ liệu viễn thám chính hiện nay. Nó được dùng để giải

quyết các bài toán nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên, đánh giá biến động lớp

phủ mặt đất, thành lập và hiện chỉnh bản đồ tỉ lệ trung bình, đánh giá ô nhiễm

môi trường, ....

Ảnh vệ tinh độ phân giải cao có độ phân giải không gian từ 1 m – 10 m.

Hiện nay, đa số các vệ tinh đều tích hợp các chế độ chụp ảnh ở độ phân giải cao.

Một số ảnh vệ tinh độ phân giải cao như SPOT (PAN, 2.5 m), RADARSAT – 1,

RADARSAT – 2 (Sportline, Untra-Fine, 1m – 3m), GEO-EYE 1 (1.65 m), ...

Ảnh vệ tinh độ phân giải cao được dùng để thành lập và hiện chỉnh bản đồ

chuyên đề tỉ lệ lớn (> 1: 10 000), dùng trong nghiên cứu nông – lâm nghiệp,

trong mục đích quân sự,...

Ảnh vệ tinh độ phân giải siêu cao có độ phân giải không gian từ 1m trở

xuống. Ảnh vệ tinh độ phân giải siêu cao được dùng trong mục đích quân sự để

do thám, phát hiện ngụy trang, dùng trong thành lập và hiện chỉnh bản đồ tỉ lệ

lớn ( > 1: 1000), trong quy hoạch đất đai đô thị, ... Một số vệ tinh chụp ảnh độ

phân giải siêu cao như Orbview (PAN, 1m), Worldview (0.5 – 0.59 m),

Quickbird (PAN, 0.61 – 0.72 m),...

Dựa vào độ phân giải phô, ảnh vệ tinh có thể chia làm các loại như sau:

Ảnh đơn sắc. Ảnh vệ tinh đơn sắc là những ảnh chỉ có một kênh phổ (ảnh

Panchromatic, ảnh radar,...).

Ảnh đa phổ là những ảnh vệ tinh gồm một số kênh phổ. Những vệ tinh

thu nhận ảnh đa phổ thông dụng hiện nay như Landsat (7 kênh đa phổ), Spot – 5

(4 kênh đa phổ), Aster (14 kênh phổ), ...



37



Ảnh siêu phổ là những ảnh vệ tinh bao gồm số lượng lớn kênh phổ (từ

hàng chục đến hàng trăm kênh phổ). Ảnh siêu phổ thu nhận thông tin về vật thể

trong một dải phổ rất hẹp nên có thể hiện được đặc trưng phổ của các đối tượng

mà trên ảnh đa phổ không nhận biết được. Một số loại ảnh siêu phổ thông dụng

hiện nay như AVIRIS (224 kênh phổ), HyMap, …

Theo tỉ lệ ảnh, ảnh vệ tinh được chia làm các loại: ảnh vệ tinh tỉ lệ rất

nhỏ, tỉ lệ nhỏ, tỉ lệ trung bình, tỉ lệ lớn.

Ảnh vệ tinh tỉ lệ rất nho. Ảnh vệ tinh tỉ lệ rất nhỏ có tỉ lệ trong khoảng 1:

10 000 000 – 1: 100 000 000. Ảnh vệ tinh loại này thường được chụp trên các vệ

tinh địa tĩnh và các vệ tinh thời tiết ở quỹ đạo gần của Trái đất.

Ảnh vệ tinh tỉ lệ nho: 1: 1000 000 – 1: 10 000 000. Ảnh vệ tinh loại này

được chụp trên các vệ tinh nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên, tàu vũ trụ và trạm

nghiên cứu không gian.

Ảnh vệ tinh tỉ lệ trung bình: 1: 100 000 – 1: 1000 000. Ảnh vệ tinh loại

này được thu nhận từ các vệ tinh nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên – bản đồ.

Ảnh vệ tinh tỉ lệ lớn: 1: 10 000 – 1: 100 000. Ảnh vệ tinh loại này thu

nhận từ các vệ tinh với mục đích do thám, lập bản đồ địa hình tỉ lệ lớn. Tỉ lệ ảnh

vệ tinh loại này tương đương với ảnh hàng không.

Theo diện tích vùng phủ của một ảnh, ảnh vệ tinh được chia làm các loại

sau:

Ảnh vệ tinh vùng phủ toàn cầu: diện tích vùng phủ khoảng 10 triệu km2,

đường kính vùng phủ khoảng 10 000km.

Ảnh vệ tinh vùng phủ khu vực lớn: diện tích vùng phủ khoảng 1 triệu km2,

đường kính vùng phủ khoảng 500 – 3000 km.

Ảnh vệ tinh vùng phủ khu vực trung bình: diện tích vùng phủ khoảng 10

000 km2, đường kính vùng phủ khoảng 50 – 500 km.

Ảnh vệ tinh vùng phủ khu vực nho: diện tích vùng phủ khoảng 100 km2,

đường kính vùng phủ khoảng 10 – 50 km.



37



1.4 Ưu nhược điểm và ứng dụng của công nghệ viễn thám

Viễn thám là một khoa học có lịch sử phát triển lâu đời, tuy nhiên mới

được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu tài nguyên, giám sát môi trường trong

khoảng hơn 3 thập kỷ gần đây. So với những phương pháp nghiên cứu truyền

thống, công nghệ viễn thám có những ưu điểm vượt trội thể hiện qua các điểm

sau:

• Độ phủ trùm không gian của tư liệu bao gồm các thông tin về tài nguyên,

môi trường trên diện tích lớn của trái đất gồm cả những khu vực rất khó

đến được như rừng nguyên sinh, đầm lầy và hải đảo;

• Có khả năng giám sát sự biến đổi của tài nguyên, môi trường trái đất do

chu kỳ quan trắc lặp và liên tục trên cùng một đối tượng trên mặt đất của

các máy thu viễn thám. Khả năng này cho phép công nghệ viễn thám ghi

lại được các biến đổi của tài nguyên, môi truờng giúp công tác giám sát,

kiểm kê tài nguyên thiên nhiên và môi trường;

• Sử dụng các dải phổ đặc biệt khác nhau để quan trắc các đối tượng (ghi

nhận đối tượng), nhờ khả năng này mà tư liệu viễn thám được ứng dụng

cho nhiều mục đích, trong đó có nghiên cứu về khí hậu, nhiệt độ của trái

đất;

• Cung cấp nhanh các tư liệu ảnh số có độ phân giải cao và siêu cao, là dữ

liệu cơ bản cho việc thành lập và hiện chỉnh hệ thống bản đồ quốc gia và

hệ thống CSDL địa lý quốc gia.

Bên cạnh những ưu điểm to lớn trên, công nghệ viễn thám vẫn còn tồn tại

một số nhược điểm cơ bản:

• Để xử lý và phân tích dữ liệu ảnh vệ tinh yêu cầu trình độ chuyên môn

cao và kinh nghiệm trong thực hành;

• Đối với những vùng nghiên cứu có diện tích nhỏ, sử dụng kỹ thuật viễn

thám không kinh tể do giá thành cao;

• Các phần mềm để xử lý ảnh vệ tinh có giá thành cao;



37



• Nếu kết quả giải đoán ảnh viễn thám chưa được kiểm tra bằng công tác

ngoại nghiệp, việc sử dụng sẽ có nhiều hạn chế.

Với những ưu điểm to lớn trên, công nghệ viễn thám đã được ứng dụng

rộng rãi trong hầu khắp các lĩnh vực kinh tế và môi trường. Trong một số trường

hợp, công nghệ viễn thám là không thể thay thế, như khi nghiên cứu các vùng

biển, hải đảo, các vùng thiếu dữ liệu bản đồ, …Những lĩnh vực ứng dụng cơ bản

của công nghệ viễn thám bao gồm:

a) Nông, lâm nghiệp

 Xác định loại thực vật;

 Dự báo mùa vụ và kiểm tra trạng thái cây trồng;

 Kiểm kê rừng;

 Đánh giá trạng thái và xác định quần thể thực vật;

 Đánh giá trạng thái lớp phủ thực vật;

 Xác định mật độ phủ thực vật;

 Xác định trạng thái thổ nhưỡng;

 Xác định thành phần thổ nhưỡng;

 Đánh giá sự lây lan cháy rừng.

b) Sử dụng đất đai

 Giải đoán các loại đất đai;

 Lập và hiện chỉnh bản đồ sử dụng đất đai;

 Đánh giá độ phì nhiêu của đất;

 Xác định ranh giới lãnh thổ thành thị và nông thôn;

 Quy hoạch vùng;

 Lập hệ thống mạng giao thông;

 Lập bản đồ đường biên rừng ngập nước.

c) Địa chất

 Xác định các loại khoáng sản;

 Lập bản đồ cấu trúc các lớp địa chất, địa mạo;

 Hiện chỉnh bản đồ địa chất;



37



 Xác định ranh giới các lớp trầm tích;

 Lập bản đồ sự phát triển của núi lửa;

 Lập bản đồ các lớp trầm tích mới do sự hoạt động của núi lửa;

 Lập bản đồ dạng địa hình;

 Hiển thị cấu trúc khu vực;

 Hiển thị các đối tượng thẳng.

d) Tài nguyên nước

 Lập bản đồ đường biên mặt nước;

 Lập bản đồ vị trí ngập lụt;

 Xác định đường biên và độ dày lớp tuyết phủ;

 Nghiên cứu sông băng;

 Nghiên cứu hiện tượng “nước nở hoa”, sự di chuyển và lắng đọng đất bồi;

 Kiểm kê hồ;

 Xác định đường biên các công trình thủy lợi.

e) Nghiên cứu biển

 Nghiên cứu quần thể động vật biển;

 Nghiên cứu dòng chảy và độ đục/trong của nước;

 Lập bản đồ biến động đường bờ;

 Lập bản đồ địa hình vùng nước nông;

 Theo dõi lớp băng phủ;

 Nghiên cứu sóng biển và các dòng xoáy

f) MÔI TRƯỜNG

 Quan trắc khu vực có tài nguyên thiên nhiên;

 Lập bản đồ và quan trắc ô nhiễm môi trường nước;

 Quan trắc ô nhiễm không khí;

 Xác định hậu quả thiên tai;

 Quan trắc những tác động tiêu cực đến môi trường.

Việc ứng dụng công nghệ viễn thám để giám sát tài nguyên và môi trường

ở VIỆT NAM trong thời gian qua tuy đã thu được một số kết quả song còn ít,



37



tản mạn và trên thực tế chưa đáp ứng được nhu cầu. Các ứng dụng công nghệ

viễn thám chủ yếu mới tập trung vào lĩnh vực hiện chỉnh bản đồ địa hình, thành

lập một số bản đồ chuyên đề, bước đầu đề cập đến ứng dụng công nghệ viễn

thám phục vụ quản lý đất đai và một số khía cạnh của môi trường. Thực tế đó

đòi hỏi phải đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi công nghệ viễn thám phục vụ quản lý

tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường. Để đạt được nhiệm vụ trên việc

đầu tư công nghệ mới nhằm xây dựng đồng bộ hệ thống thu nhận, xử lý dữ liệu

và áp dụng tư liệu ảnh vũ trụ là yêu cầu cần thiết với VIỆT NAM hiện nay. Năm

2003, dự án xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở

Việt Nam được thực hiện bằng nguồn vốn ODA của Pháp. Tháng 6 năm 2005

Trung tâm Viễn thám (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã ký hợp đồng với Công

ty Hàng không Vũ trụ Châu Âu (EADS) tiến hành thực hiện dự án trong thời

gian 3 năm. Hệ thống giám sát Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường bao gồm 3

thành phần:

• Trạm thu mặt đất cho phép thu trực tiếp từ vệ tinh ảnh Spot 2, 4 và 5 (các

ảnh có độ phân giải từ 2,5m, 5m, 10m và 20m), ảnh Envisat ASAR

(radar) độ phân giải 30m và ảnh MERIS độ phân giải thấp 300m phục vụ

cho nghiên cứu nhiệt độ và độ mặn nước biển;

• Trung tâm Dữ liệu Quốc gia có khả năng xử lý, phân tích, lưu trữ và phân

phối các dữ liệu thu nhận được;

• Hệ thống ứng dụng dữ liệu (gồm 15 đơn vị) cho phép sử dụng các dữ liệu

đã được xử lý ở Trung tâm dữ liệu vào các mục đích riêng của từng cơ

quan, tổ chức.

Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Cho đến nay, ảnh vệ tinh đã được

nhiều cơ quan ở nước ta sử dụng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phủ

trùm các vùng lãnh thổ khác nhau, từ khu vực nhỏ đến tỉnh, vùng và toàn quốc.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các vùng như Tây Nguyên, Đồng bằng

sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng,… được thành lập trong khuôn khổ các

chương trình điều tra tổng hợp, đều đã sử dụng ảnh vệ tinh như một nguồn tài



37



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

×