1. Trang chủ >
  2. Công nghệ thông tin >
  3. Đồ họa >

5 Ảnh vệ tinh độ phân giải cao và đặc điểm ảnh Quickbird

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 56 trang )


Hình 1.3 Vệ tinh Ikonos (Mỹ)



1.5.2 Vệ tinh ORBVIEW (MỸ)

Vệ tinh Orbview là một trong những vệ tinh thương mại có độ phân giải

không gian cao đầu tiên trên thế giới. Orbview được phóng lên quỹ đạo vào 16–

06–2003, độ cao quỹ đạo 470 km, độ nghiêng quỹ đạo 97 độ. Độ phân giải

không gian tại kênh toàn sắc là 1 m, tại các kênh đa phổ là 4 m. Dữ liệu có cấu

trúc 11 bit (2048 mức độ xám). Độ rộng của ảnh vệ tinh tại trực tâm 8 km. Chu

kỳ lặp lại của ảnh tại một điểm trên mặt đất: 1–5 ngày phụ thuộc độ rộng của

vùng chụp. Do sự cố trong phần cứng, ngày 04– 03–2007 vệ tinh Orbview đã

dừng hoạt động.



Hình 1.4 Vệ tinh Orbview và ảnh chụp từ vệ tinh Orbview

37



Víi viÖc ph¸t triÓn cña c«ng nghÖ viÔn th¸m, nhiều thÕ hÖ bé c¶m cã ®é

ph©n gi¶i cao ®· ®îc thiÕt kÕ.

Ưng dụng của vệ tinh ORBVIEW (MỸ)

• Thành lập và hiện chỉnh bản đồ địa hình cũng như các bản đồ chuyên đề tỉ

lệ đến 1: 5000;

• Xây dựng mô hình số địa hình có độ chính xác đến 1 – 3 m theo độ cao;

• Quản lý rừng;

• Quản lý cơ sở hạ tầng các khu vực xây dựng, công nghiệp dầu khí, khí

đốt;

• Nghiên cứu mùa vụ trong nông nghiệp,...

1.5.3 Vệ tinh QUICKBIRD (MỸ)



Hình 1.5 Vệ tinh Quickbird (MỸ)



Đặc điểm ảnh Quickbird. Vệ tinh Quickbird là một trong những vệ tinh

cung cấp ảnh có độ phân giải không gian cao nhất hiên nay (0.61 m – kênh toàn

sắc), độ phân giải không gian ở các kênh đa phổ là 2.44 m. Khi ghi ghép các

kênh đa phổ và toàn sắc, Quickbird cho ảnh có độ phân giải 0.7 m.

Quickbird được phóng lên quỹ đạo vào 18 – 10 – 2001, là vệ tinh thứ 2

sau Ikonos cho ra ảnh có độ phân giải cao so với ảnh chụp photos. Chu kỳ lặp tại

một điểm trên mặt đất là 3 – 4 ngày. Diện tích phủ mặt đất tại trực tâm 16.5 x

16.5 km, tại vị trí cách trực tâm 25 độ: 28 x 28 km. Dữ liệu vệ tinh Quickbird có

cấu trúc 11 bit (2048 mức độ xám).

37



Bảng 1.2 Một số tính chất của ảnh vệ tinh Quickbird

Tên kênh ảnh



Tên phổ



Bước sóng ( µm )



Độ phân giải (m)



Kênh 1



Xanh lam



0.45 – 0.52



2.44



Kênh 2



Xanh lục



0.51 – 0.60



2.44



Kênh 3



Đỏ



0.63 – 0.7



2.44



Kênh 4



Cận hồng ngoại



0.76 – 0.9



2.44



Kênh toàn sắc



Toàn sắc



0.45 – 0.9



0.61



Ảnh vệ tinh Quickbird có ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế và

môi trường, cũng như sử dụng trong mục đích quân sự. Một số lĩnh vực chính

ứng dụng ảnh vệ tinh Quickbird:

 Thành lập và hiện chỉnh bản đồ địa hình cũng như các bản đồ chuyên đề tỉ

lệ đến 1: 2000;

 Kiểm tra, đánh giá các khu vực xây dựng, khu công nghiệp dầu khí và khí

đốt;

 Quan sát cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, thông tin viễn thông;

 Quan sát mùa vụ trong nông nghiệp, lập sơ đồ sử dụng đất đai, phân loại

các loại đất sử dụng;

 Sử dụng trong lâm nghiệp, đánh giá hiện trạng rừng,....



a) b)



c)



Hình 1.6 Một số ảnh vệ tinh thu nhận từ vệ tinh Quickbird (a – Khakhasia, 2007, b – Saudi Arabi,

2005, c – Nga, 2003)



Ứng dụng của vệ tinh QUICKBIRD (MỸ)



37



• Thành lập và hiện chỉnh bản đồ địa hình cũng như các bản đồ chuyên đề tỉ

lệ đến 1: 2000;

• Kiểm tra, đánh giá các khu vực xây dựng, khu công nghiệp dầu khí và khí

đốt;

• Quan sát hiện trạng giao thông, năng lượng, thông tin viễn thông;

• Quan sát mùa vụ trong nông nghiệp, lập sơ đồ sử dụng đất đai, phân loại

các loại đất sử dụng;

• Sử dụng trong lâm nghiệp, đánh giá hiện trạng rừng,....



CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH PHỔ THỰC VẬT NGẬP MẶN

VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ TRÊN ẢNH QUICKBIRD

2.1 Đặc tính phản xạ phô của thực vật

Khả năng phản xạ phổ phụ thuộc vào bước sóng điện từ là cơ sở quan

trọng nhất khi giải đoán thực vật. Trong dải sóng điện từ nhìn thấy, các sắc tố

của lá cây ảnh hưởng đến đặc tính phản xạ phổ của nó, đặc biệt là chất diệp lục

(clorophyl) trong lá cây. Trong dải sóng nhìn thấy, thực vật ở trạng thái tươi tốt

với hàm lượng diệp lục cao trong lá cây sẽ có khả năng phản xạ phổ cao ở bước

sóng xanh lá cây (green), giảm xuống ở vùng sóng đỏ (red) và tăng rất mạnh ở

vùng sóng cận hồng ngoại (NIR).



37



Hình 2.1 Đặc tính phản xạ phổ của thực vật



Khả năng phản xạ phổ của lá cây ở vùng sóng ngắn và vùng ánh sáng đỏ

thấp. Hai vùng suy giảm khả năng phản xạ phổ này tương ứng với hai dải sóng

bị chất diệp lục (clorophyl) hấp thụ. Ở vùng sóng này, chất diệp lục hấp thụ

phần lớn năng lượng chiếu tới, do vậy khả năng phản xạ phổ của lá cây không

lớn. Ở bước sóng xanh lá cây (green), khả năng phản xạ phổ của lá cây rất cao,

do đó lá cây ở trạng thái tươi tốt được mắt người cảm nhận ở màu lục (green).

Khi lá úa hoặc có bệnh, hàm lượng clorophyl giảm đi, khả năng phản xạ phổ

cũng thay đổi, mắt người sẽ cảm nhận lá cây có màu vàng, đỏ. Ở vùng sóng

hồng ngoại, ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng phản xạ phổ của lá cây là hàm

lượng nước chứa trong lá. Khả năng hấp thụ năng lượng mạnh nhất ở các bước

sóng 1.4 μm, 1.9 μm, 2.7 μm. Bước sóng 2.7 μm hấp thụ năng lượng mạnh nhất

gọi là dải sóng cộng hưởng hấp thụ (sự hấp thụ mạnh diễn ra với dải sóng trong

khoảng từ 2.66 μm – 2.73 μm). Khi hàm lượng nước chứa trong lá giảm đi, khả

nang phản xạ phổ của lá cây cũng tăng lên đáng kể.



37



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

×