1. Trang chủ >
  2. Công nghệ thông tin >
  3. Đồ họa >

3 Phân loại ảnh vệ tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 56 trang )


ở quy mô toàn cầu, nghiên cứu nhiệt độ mặt nước các đại dương, nghiên cứu và

dự đoán vụ mùa trong nông nghiệp, hiện tượng lũ lụt, hạn hán.

Ảnh vệ tinh độ phân giải trung bình có độ phân giải không gian từ 10 m –

100 m. Một số ảnh vệ tinh độ phân giải trung bình như LANDSAT (10m –

60m), SPOT (15 m), ALOS (10m), ASTER (15m – 90m), RADARSAT – 1,

RADARSAT – 2 (8m – 100m), ENVISAT (30 – 100m), .... Ảnh vệ tinh độ phân

giải trung bình là nguồn dữ liệu viễn thám chính hiện nay. Nó được dùng để giải

quyết các bài toán nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên, đánh giá biến động lớp

phủ mặt đất, thành lập và hiện chỉnh bản đồ tỉ lệ trung bình, đánh giá ô nhiễm

môi trường, ....

Ảnh vệ tinh độ phân giải cao có độ phân giải không gian từ 1 m – 10 m.

Hiện nay, đa số các vệ tinh đều tích hợp các chế độ chụp ảnh ở độ phân giải cao.

Một số ảnh vệ tinh độ phân giải cao như SPOT (PAN, 2.5 m), RADARSAT – 1,

RADARSAT – 2 (Sportline, Untra-Fine, 1m – 3m), GEO-EYE 1 (1.65 m), ...

Ảnh vệ tinh độ phân giải cao được dùng để thành lập và hiện chỉnh bản đồ

chuyên đề tỉ lệ lớn (> 1: 10 000), dùng trong nghiên cứu nông – lâm nghiệp,

trong mục đích quân sự,...

Ảnh vệ tinh độ phân giải siêu cao có độ phân giải không gian từ 1m trở

xuống. Ảnh vệ tinh độ phân giải siêu cao được dùng trong mục đích quân sự để

do thám, phát hiện ngụy trang, dùng trong thành lập và hiện chỉnh bản đồ tỉ lệ

lớn ( > 1: 1000), trong quy hoạch đất đai đô thị, ... Một số vệ tinh chụp ảnh độ

phân giải siêu cao như Orbview (PAN, 1m), Worldview (0.5 – 0.59 m),

Quickbird (PAN, 0.61 – 0.72 m),...

Dựa vào độ phân giải phô, ảnh vệ tinh có thể chia làm các loại như sau:

Ảnh đơn sắc. Ảnh vệ tinh đơn sắc là những ảnh chỉ có một kênh phổ (ảnh

Panchromatic, ảnh radar,...).

Ảnh đa phổ là những ảnh vệ tinh gồm một số kênh phổ. Những vệ tinh

thu nhận ảnh đa phổ thông dụng hiện nay như Landsat (7 kênh đa phổ), Spot – 5

(4 kênh đa phổ), Aster (14 kênh phổ), ...



37



Ảnh siêu phổ là những ảnh vệ tinh bao gồm số lượng lớn kênh phổ (từ

hàng chục đến hàng trăm kênh phổ). Ảnh siêu phổ thu nhận thông tin về vật thể

trong một dải phổ rất hẹp nên có thể hiện được đặc trưng phổ của các đối tượng

mà trên ảnh đa phổ không nhận biết được. Một số loại ảnh siêu phổ thông dụng

hiện nay như AVIRIS (224 kênh phổ), HyMap, …

Theo tỉ lệ ảnh, ảnh vệ tinh được chia làm các loại: ảnh vệ tinh tỉ lệ rất

nhỏ, tỉ lệ nhỏ, tỉ lệ trung bình, tỉ lệ lớn.

Ảnh vệ tinh tỉ lệ rất nho. Ảnh vệ tinh tỉ lệ rất nhỏ có tỉ lệ trong khoảng 1:

10 000 000 – 1: 100 000 000. Ảnh vệ tinh loại này thường được chụp trên các vệ

tinh địa tĩnh và các vệ tinh thời tiết ở quỹ đạo gần của Trái đất.

Ảnh vệ tinh tỉ lệ nho: 1: 1000 000 – 1: 10 000 000. Ảnh vệ tinh loại này

được chụp trên các vệ tinh nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên, tàu vũ trụ và trạm

nghiên cứu không gian.

Ảnh vệ tinh tỉ lệ trung bình: 1: 100 000 – 1: 1000 000. Ảnh vệ tinh loại

này được thu nhận từ các vệ tinh nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên – bản đồ.

Ảnh vệ tinh tỉ lệ lớn: 1: 10 000 – 1: 100 000. Ảnh vệ tinh loại này thu

nhận từ các vệ tinh với mục đích do thám, lập bản đồ địa hình tỉ lệ lớn. Tỉ lệ ảnh

vệ tinh loại này tương đương với ảnh hàng không.

Theo diện tích vùng phủ của một ảnh, ảnh vệ tinh được chia làm các loại

sau:

Ảnh vệ tinh vùng phủ toàn cầu: diện tích vùng phủ khoảng 10 triệu km2,

đường kính vùng phủ khoảng 10 000km.

Ảnh vệ tinh vùng phủ khu vực lớn: diện tích vùng phủ khoảng 1 triệu km2,

đường kính vùng phủ khoảng 500 – 3000 km.

Ảnh vệ tinh vùng phủ khu vực trung bình: diện tích vùng phủ khoảng 10

000 km2, đường kính vùng phủ khoảng 50 – 500 km.

Ảnh vệ tinh vùng phủ khu vực nho: diện tích vùng phủ khoảng 100 km2,

đường kính vùng phủ khoảng 10 – 50 km.



37



1.4 Ưu nhược điểm và ứng dụng của công nghệ viễn thám

Viễn thám là một khoa học có lịch sử phát triển lâu đời, tuy nhiên mới

được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu tài nguyên, giám sát môi trường trong

khoảng hơn 3 thập kỷ gần đây. So với những phương pháp nghiên cứu truyền

thống, công nghệ viễn thám có những ưu điểm vượt trội thể hiện qua các điểm

sau:

• Độ phủ trùm không gian của tư liệu bao gồm các thông tin về tài nguyên,

môi trường trên diện tích lớn của trái đất gồm cả những khu vực rất khó

đến được như rừng nguyên sinh, đầm lầy và hải đảo;

• Có khả năng giám sát sự biến đổi của tài nguyên, môi trường trái đất do

chu kỳ quan trắc lặp và liên tục trên cùng một đối tượng trên mặt đất của

các máy thu viễn thám. Khả năng này cho phép công nghệ viễn thám ghi

lại được các biến đổi của tài nguyên, môi truờng giúp công tác giám sát,

kiểm kê tài nguyên thiên nhiên và môi trường;

• Sử dụng các dải phổ đặc biệt khác nhau để quan trắc các đối tượng (ghi

nhận đối tượng), nhờ khả năng này mà tư liệu viễn thám được ứng dụng

cho nhiều mục đích, trong đó có nghiên cứu về khí hậu, nhiệt độ của trái

đất;

• Cung cấp nhanh các tư liệu ảnh số có độ phân giải cao và siêu cao, là dữ

liệu cơ bản cho việc thành lập và hiện chỉnh hệ thống bản đồ quốc gia và

hệ thống CSDL địa lý quốc gia.

Bên cạnh những ưu điểm to lớn trên, công nghệ viễn thám vẫn còn tồn tại

một số nhược điểm cơ bản:

• Để xử lý và phân tích dữ liệu ảnh vệ tinh yêu cầu trình độ chuyên môn

cao và kinh nghiệm trong thực hành;

• Đối với những vùng nghiên cứu có diện tích nhỏ, sử dụng kỹ thuật viễn

thám không kinh tể do giá thành cao;

• Các phần mềm để xử lý ảnh vệ tinh có giá thành cao;



37



• Nếu kết quả giải đoán ảnh viễn thám chưa được kiểm tra bằng công tác

ngoại nghiệp, việc sử dụng sẽ có nhiều hạn chế.

Với những ưu điểm to lớn trên, công nghệ viễn thám đã được ứng dụng

rộng rãi trong hầu khắp các lĩnh vực kinh tế và môi trường. Trong một số trường

hợp, công nghệ viễn thám là không thể thay thế, như khi nghiên cứu các vùng

biển, hải đảo, các vùng thiếu dữ liệu bản đồ, …Những lĩnh vực ứng dụng cơ bản

của công nghệ viễn thám bao gồm:

a) Nông, lâm nghiệp

 Xác định loại thực vật;

 Dự báo mùa vụ và kiểm tra trạng thái cây trồng;

 Kiểm kê rừng;

 Đánh giá trạng thái và xác định quần thể thực vật;

 Đánh giá trạng thái lớp phủ thực vật;

 Xác định mật độ phủ thực vật;

 Xác định trạng thái thổ nhưỡng;

 Xác định thành phần thổ nhưỡng;

 Đánh giá sự lây lan cháy rừng.

b) Sử dụng đất đai

 Giải đoán các loại đất đai;

 Lập và hiện chỉnh bản đồ sử dụng đất đai;

 Đánh giá độ phì nhiêu của đất;

 Xác định ranh giới lãnh thổ thành thị và nông thôn;

 Quy hoạch vùng;

 Lập hệ thống mạng giao thông;

 Lập bản đồ đường biên rừng ngập nước.

c) Địa chất

 Xác định các loại khoáng sản;

 Lập bản đồ cấu trúc các lớp địa chất, địa mạo;

 Hiện chỉnh bản đồ địa chất;



37



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

×