Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.53 KB, 32 trang )
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Thu nhập bình quân đầu người 8 triệu đồng/người/năm. Bình quân lương
thực 467 kg/người/năm.
b) Cơ sở vật chất xã:
- Giáo dục: có 3 trường Mầm mon, tiểu học, trung học cơ sở với tổng số
phòng là 60 phòng 1313 họ sinh.
- Y Tế: Trạm y tế đã được đầu tư xây dựng mới với 19 phòng khám và chữa
bệnh.
- Giao thông, cơ sở hạ tầng:
Tổng chiều dài đường giao thông xã: 32 km, Tuyến đường quốc lộ 15C từ
bản PT chạy qua trung tâm xã dài khoảng 10km; đặc biệt tuyến đường từ bản
NT đi vào bản HP dài khoảng 3km là khó khăn nhất.
-
Hệ thống thủy lợi
Trên địa bàn xã có 27 công trình thuỷ lợi, trong đó có 10 đập dâng. Hệ
thống kênh mương dài khoảng 52,24 km phục vụ tưới cho 72,2 ha đất lúa. Xã có
3 hệ thống đường ống dẫn nước phục vụ tưới cho 5 ha lúa nước. Hiện tại xã có 3
đập dâng và 4 kênh mương đang sử dụng tưới tiêu tốt, còn lại 9 đập dâng và 20
km kênh mương đã hư hỏng cần được nâng cấp sửa chữa.
c) Hoạt động quản lý, điều hành của UBND xã
Tổng số cán bộ xã là 40 người, trong đó 19 cán bộ chuyên trách, 21 cán bộ
không chuyên trách. Trình độ đào tạo từ trung cấp trở lên. Đảng uỷ - HĐND –
UBND quan tâm chỉ đạo đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc
phòng của xã. Nhất là giúp các hộ gia đình xoá đói, giảm nghèo. Tập trung chỉ
đạo chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, xem chăn nuôi theo hộ gia đình là lợi thế, đẩy
mạnh trồng rừng nâng cao đời sống cho nhân dân.
d) Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi
- Diện tích đất lâm nghiệp lớn là tiềm năng về tư liệu sản xuất, phát triển
lâm nghiệp, kinh tế trang trại và sản xuất nông lâm kết hợp; có quỹ đất để khai
hoang mở rộng diện tích lúa nước.
Người thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, được hưởng chính sách 30a nên được
Nhà nước đầu tư hỗ trợ thông qua các chương trình, dự án. Chủ tịch UBND tỉnh
đã phê duyệt kế hoạch phát triển lâm, nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 tại
Quyết định số 2772/QĐ-UBND ngày 24/8/2011; được Chủ tịch UBND huyện
thành lập 3 BQL dự án trồng rừng sản xuất 147 (Hạt Kiểm lâm, Ban QLRPH B,
Đồn Biên phòng A) trực tiếp đầu tư trên địa bàn xã.
- Nhân dân tin tưởng vào đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước.
- Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thống nhất đoàn kết trong lãnh đạo, chỉ
đạo điều hành kế hoạch hàng năm của xã.
- Xã có khoảng 12 km đường quốc lộ15C đi qua 4 bản, thuận lợi cho việc
phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống.
- Đảng, Nhà nước và Chính phủ quan tâm hỗ trợ gạo cho bà con trồng rừng
từ năm 2013 – 2018 là yếu tố rất thuận lợi cho việc hoàn thành kế hoạch trồng
rừng hàng năm.
* Khó khăn:
- Địa hình cao, dốc, gây khó khăn trong công tác trồng rừng và các loài cây
nông nghiệp khác, ̣(nhất là vận chuyển giống, vật tư và sản phẩm thu hoạch).
- Lượng mưa phân bố không đều trong năm, chỉ tập trung chủ yếu từ tháng
6 đến tháng 8. Khu vực núi cao thường xuất hiện lũ ống, lũ quét và gió lốc. Gió
Lào khắc nghiệt ảnh hưởng đến sản xuất, việc trồng rừng chỉ bố trí được ở vụ hè
thu từ tháng 6 đến tháng 8. Rừng phòng hộ của xã chủ yếu là rừng Le rất dễ
cháy vào mùa khô hanh, chưa được cải tạo để trồng rừng.
- Phần lớn nhân dân có trình độ nhận thức, văn hóa, dân trí còn thấp. Tập
quán sản xuất của người dân còn mang tính tự cấp, tự túc. Số hộ nghèo cao nên
không có vốn để đầu tư vào sản xuất nông lâm nghiệp.
- Phong tục tập quán còn lạc hậu, tư tưởng ỷ lại, tệ nạn xã hội diễn biến phức
tạp.
2. Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình.
a) Các chính sách của Trung ương, của tỉnh, huyện, xã
Người thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Căn cứ vào thực tế của xã A 91,8% các hộ gia đình là hộ làm nông nghiệp,
do vậy trong bài báo cáo thực tập tập chung nghiên cứu về phát triển kinh tế
nông, lâm nghiệp.
* Các chính sách của Trung ương
- Chính sách giao đất: Năm 1981 là năm mở đầu cho sự chuyển mình của
nền nông nghiệp Việt Nam và từ đó có thực tế để kiểm định lại mô hình hợp tác
xã nông nghiệp kém hiệu quả trước đây và xem xét lại vai trò của kinh tế hộ.
Trong năm này cơ chế khoán theo Chỉ thị 100 được thực hiện công khai hợp
pháp trên thực tế, sau nhiều năm được xem là “khoán chui”, kể từ đó kinh tế hộ
từng bước được xác lập trên cơ sở giải phóng các nguồn lực ra khỏi các cơ chế
quản lý trói buộc.
- Trên địa bàn xã các hộ gia đình được giao đất sản xuất nông nghiệp và đất
lâm nghiệp theo chính sách khoán theo chỉ thị 100 và theo Nghị định
Số:163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ Về giao đất, cho thuê đất
lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn dịnh, lâu dài vào
mục đích lâm nghiệp.
- Nghị định số 67/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/9/2012
sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ-CP quy định chi tiết
thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
- Theo Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa vừa
được Chính phủ ban hành, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ địa phương sản xuất
lúa 1 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước.
- Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 về phát triển ngành nghề
nông thôn
- Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của chính phủ về phê
duyệt Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
- Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính
phủ “Về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi
phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh”
- Nghị định Số 02/2010/NĐ-CP ngày 8/1/2010 của Chính phủ về Khuyến
nông.
Người thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/ 2011 của Thủ tướng Chính phủ “
Về sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/
2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm”
- Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ
sung điều 3 của quyết định số 142/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản
xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
- Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 Phê duyệt Chương trình
Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự
do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính
phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn. (thay NĐ 61/2010/NĐ-CP)
- Chính sách miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước.
- Căn cứ vào nghị quyết số: 30a/ 2008/NQ-CP. Ngày 27 tháng 12 năm 2008
của Chính phủ; về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với
61 huyện nghèo;
- Căn cứ Quyết định số 162/2008/QĐ-TTg ngày 04/12/2008 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách khuyến nông khuyến ngư ở địa bàn khó khăn;
- Quyết định 135/2009/QĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ về Ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương
trình mục tiêu quốc gia.
- Căn cứ Quyết định số 552/QĐ-TTTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về việc hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện
B, tỉnh Thanh Hóa;
*Các chính sách của Tỉnh Thanh Hoá đối với địa bàn
Căn cứ Quyết định số 2570/QĐ-UBND ngày 25/7/2013 của UBND tỉnh
Thanh Hóa về ciệc phê duyệt phương án hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu
số sống trên địa bàn huyện B tự nguyện trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng sản xuất
Người thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
thay thế nương rẫy trong thời gian chưa tự túc được lương thực, giai đoạn 20132015.
Thực hiện QĐ Số 2539/2010/QĐ – UBND ngày 23/7/2010 của UBND
tỉnh Thanh Hóa về tổ chức nhiện vụ và chính sách đối với KNV thôn bản thuộc
2 huyện nghèo của tỉnh thanh hóa theo Nghị quyết 30a/ 2008/ NQ – CP của
Chính phủ.
* Các chính sách của huyện B
- Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 16/01/2013 của BCH Đảng bộ
huyện về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong chuyển dịch cơ cấu giống cây
trồng, mùa vụ. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2013-2015;
- Căn cứ Quyết định định số: 688/QĐ-UBND ngày 22/7/2014 của UBND
huyện B về việc ban hành Quy chế hỗ trợ dự án phát triển sản xuất thuộc
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh, bền vững trên địa bàn huyện
B;
* Các chính sách của xã
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã A khóa 12 (Nhiệm kỳ 2010 – 2015)
ngày 19 tháng 4 năm 2010.
- Nghị quyết số 01/2011/NQ-HĐND ngày 12/2/2011của HĐND xã A về
phát triển kinh tế xã hội của HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016.
b) Triển khai thực hiện chính sách kinh tế hộ gia đình
* Thực hiện chính sách về lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp.
Thực hiện Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2016.
Đảng ủy chính quyền đã chỉ đạo điều hành cán bộ chuyên môn, phối hợp với các
thôn bản tập trung tuyên truyền vận động nhân dân triển khai gieo trồng đúng
thời vụ, tận dụng diện tích đất đủ điều kiện gieo cấy, thực hiện chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, đưa giống lúa, ngô có năng suất cao như lúa ĐT 52, N97, Nhị ưu
63... giống ngô như CP999 và sản xuất, thực hiện các mô hình thí điểm như Mô
hình Ngô lai tại bản ĐB, mô hình lúa có năng suất cao tại bản NT....từ đó thay
đổi rõ rệt nhận thức của nhân dân trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào đời
sống. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật bà con đã biết sử dụng phân
bón, máy cày, máy cắt lúa làm tăng năng suất lao động.
Người thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tổng số hộ tham gia mô hình: 300 hộ với tổng số tiền là 200.000.000 đ.
Đối với lúa vụ chiêm: năng suất từ 28 tạ/ha sau khi triển khai mô hình đạt
43 tạ/ha;
Đối với ngô vụ mùa: năng suất từ 30 tạ/ha sau khi triển khai mô hình đạt 35
ha.
- Theo Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa vừa
được Chính phủ ban hành, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ địa phương sản xuất
lúa 1 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước. Tổng diện tích đất
lúa nước toàn xã là 82 ha = 679 hộ, trong đó đất 2 vụ là 40 ha = 300 hộ. Chính
quyền xã đã thực hiện cấp phát tiền đúng đối tượng, bảo vệ diện tích lúa nước
hiện có.
- Quyết định số 456/QĐ-TTg cho phép đầu tư Dự án ổn định đời sống, sản
xuất và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào Mông huyện B, tỉnh Thanh Hóa
đến năm 2010. Hiện nay vẫn tiếp tục triển khai, dự án đã đến được với các hộ
gia đình như: chương trình nước sinh hoạt tập chung, khai hoang ruộng bậc
thang ,tổng số diện tích khai hoang được là 15 ha, tại bản B và PN. Bà con đã
từng bước chuyển đổi từ phương thức trồng lúa rẫy năng suất thấp, sang lúa
ruộng có năng xuất cao, ít chịu ảnh hưởng của thời tiết.
Nghị định số 67/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/9/2012 sửa
đổi bổ sung một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi
hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Đối với
xã A đã thành lập hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, triển khai chính sách có hiệu
quả. Hàng năm kiểm tra hiện trạng của các kênh mương trên địa bàn nhằm tu
sửa, khắc phục hư hỏng, đảm bảo nước tưới cho các hộ gia đình canh tác.
*Thực hiện chính sách phát triển chăn nuôi
Đối với xã A có nhiều chương trình hỗ trợ phát triển chăn nuôi năm 2015
như:
- Hỗ trợ 180 giống bò do tập đoàn viễn thông quân đội phối hợp với hội
chữ thập đỏ, và các đơn vị từ thiện khác trao tặng hộ nghèo.
- Hỗ trợ 50 giống bò thuộc chương trình 30a của Chính phủ cho hộ nghèo
Người thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Thực hiện mô hình nuôi gà H’Mông sinh sản tại bản NT với 30 hộ, mức
110 giống gà/hộ, tổng mức hỗ trợ 300.000.000 đ, theo vốn chương trình 30a của
Chính phủ.
- Thực hiện mô hình nuôi dê dưới tán rừng tại 2 bản B và PN với 30 hộ
tham gia, định mức hỗ trợ 3 con/ hộ, tổng mức dự án là 330.000.000 theo vốn
chương trình 135.
- Thực hiện mô hình nuôi dê sinh sản tại bản CT theo vốn chính sách
khuyến nông do trạm khuyến nông huyện làm chủ dự án với 5 hộ tham gia, tổng
mức đầu tư là 150 triệu đồng, định mức hỗ trợ là 5 con giống/hộ.
- Thực hiện nghị quyết 30a/NQ-CP các hộ chăn nuôi được hỗ trợ vác xin
tiêm phòng, gia súc, gia cầm hàng năm hỗ trợ 100% diệm tiêm đối với vác xin
lở mồm long móng trên đàn trâu, bò, dê; 80% đối với vác xin tụ huyết trùng trên
đàn lợn. Do vậy không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn xã.
- Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ
sung điều 3 của quyết định số 142/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản
xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Trong năm 2015 xảy ra rét đậm, rét
hại do vậy số lượng trâu bò chết rét là 30 con, các hộ gia đình đã được hỗ trợ
tiền để khôi phục giống, giảm thiểu thất thoát cho nhân dân.
- Chính sách hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp: Hiện nay trên địa bàn các hộ
tham gia vay vốn phát triển chăn nuôi là 17 tỷ đồng/600 hộ gia đình vay. Đây là
điều kiện để các hộ gia đình phát triển chăn nuôi, là lợi thế của vùng.
*Thực hiện chính sách lâm nghiệp
Thực hiện Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 về một số chính
sách phát triển rừng giai đoạn 2007 – 2015. Do vậy để đảm bảo chỉ tiêu đề ra và
thực hiện dự án 147 trồng rừng sản xuất cây chính là xoan và lát đến năm 2015
tổng diện tích trồng mới diện tích là 1.581,30 ha, ước tính đến năm 2016 trồng
thêm 265 ha.
Các hộ gia đình được hưởng công chăm sóc bảo vệ theo diện tích là 5 triệu
đồng/ha do vậy nguồn thu nhập của hộ gia đình được nâng lên, cải thiện đời
sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
Người thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Diện tích rừng khoanh nuôi bảo vệ theo chương trình 611 là 531,9 ha, tỷ
lệ che phủ rừng đến đầu năm 2015 52%.
- Quyết định số 552/QĐ-TTTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện B, tỉnh
Thanh Hóa;
Cấp năm 2013 : 444 ha/ 2.466 khẩu /575,16 ha = 290.000 kg
Cấp năm 2014 : 636 ha/ 3.555 khẩu /975,75 ha = 270.088 kg
Cấp năm 2015 : 747 hộ = 4046 khẩu/ 1394,26 ha/ = 351.589 kg
- UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành quyết định 252/QĐ-UBND về việc phê
duyệt phân bổ hỗ trợ gạo cho các hộ nghèo ở nông thôn, vùng biên giới trong
thời gian chưa tự túc được lương thực trong Chương trình giảm nghèo nhanh và
bền vững theo nghị quyết 30a/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Có 312 hộ nghèo
thuộc 2 bản B và PN giáp biên được hỗ trợ 15kg/khẩu=4680kg. Từ đó các hộ
nghèo vùng biên giới ổn định đời sống, bảo vệ diện tích rừng giáp biên.
3. Đánh giá
a) Những kết quả đạt được
Xã A là vùng cao, biên giới, thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Được sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước, thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước. Đảng uỷ, chính quyền đã thực hiện các chương trình: Chương trình
Nghị quyết 30a về giảm nghèo nhanh và bền vững, chương trình xây dựng nông
thôn mới, đầu tư công, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng đã tạo điều kiện thuận lợi cho xã A từng bước phát triển vững chắc, xã
đang từng bước thay da đổi thịt.
Thực hiện chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, các dự án phát
triển sản xuất được đầu tư đồng bộ, dự án thâm canh lúa nước, dự án Ngô vụ hè
thu, dự án chăn nuôi, hỗ trợ giống, phân bón, vật nuôi cho các hộ nghèo, hỗ trợ
vay vốn với lãi suất thấp, thực hiện.. chương trình trồng rừng 147, hỗ trợ gạo
cho hộ trồng rừng, học sinh bán trú, hỗ trợ tiền điện, chi phí học tập. Từ đó năng
suất sản lượng nông nghiệp tăng cao, bà con biết cách canh tác theo phương
phát mới đem lại hiệu quả kinh tế cao, số hộ nghèo, cận nghèo giảm từ 68%
xuống 51,5%.
Người thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bên cạnh các chính sách chăm lo đời sống cho nhân dân, chính sách được
nhà nước quan tâm đưa đến đầu tư công, các công trình điện, đường, trường
trạm được triển khai đáp ứng nhu cầu của nhân dân, giúp người dân tiếp cận với
khoa học kỹ thuật, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát triển
trao đổi hàng hoá, nhân dân được chăm lo sức khoẻ, đảm bảo lao động, công tác.
Thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, đưa xã thành xã nông thôn mới,
các chính sách xây dưng nông thôn mới được Nhà nước quan tâm, các tiêu chí
được đề ra Đảng uỷ, Chính quyền cùng toàn nhân dân xã đang từng bước thực
hiện, đến nay đã hoàn thành 3 tiêu chí, chọn bản điểm để tập trung thực hiện có
hiệu quả nguồn vốn, và làm tiền đề nhân rộng ra toàn xã, các công trình được
xây dựng mang lại hiệu quả cao, góp phần vào sự phát triển chung của xã.
* Lĩnh vực kinh tế
Thực hiện chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế của Nghị quyết Đảng bộ, Nghị quyết
HĐND xã A trong 5 năm 2011 – 2015 đã đạt được một số mục tiêu đề ra tăng
trưởng kinh tế hàng từ 10% - 12%, đến nay đã đạt mục tiêu đạt được 12%. , thu
ngân sách tại chỗ hàng năm, tuy nhiên hiện nay thu ngân sách tại chỗ vẫn còn
thấp, chưa đạt mục tiêu đề ra.
Lương thực bình quân đầu người mục tiêu đến năm 2015 đạt được từ 280 –
320 kg/người/năm đến năm đã đạt được 467kg/người/năm vượt chỉ tiêu gia, thu
nhập bình quân mục tiêu đạt 3,5 – 4,5 triệu đồng/người/năm trở lên, đến năm
2013 đạt được 6 triệu đồng dự báo cuối năm 2015 đạt được 7 triệu
đồng/người/năm, vượt kế hoạch từ 2,5 triệu đồng.
+ Diện tích lúa vụ chiêm xuân từ 14,2 ha lên 41,95 ha, năng suất năm
2011 là 25 tạ/ha đến năm 2015 là 35 tạ/ha.
+ Diện tích lúa nước vụ mùa năm 2011 là 55 ha, đến năm 2015 là 75,8 ha,
tăng 20, 8 ha so với năm 2011, năng suất đạt từ: 30-37 ha , tăng ha tạ so với
năm 2011.
+ Diện tích lúa rẫy năm 2011 là 470 ha, do chuyển dịch cơ cấu, giảm diện
tích lúa rẫy đến năm 2015 còn 270 ha, năm xuất tăng thấp từ 16 – 18 tạ/ha.
+ Năm 2011 diện tích Ngô thực hiện là 480ha đến nay giảm còn 300ha,
năng suất từ 30 nay đạt 34 – 35 tạ/ha. Kết quả đạt được như vậy do việc thực
Người thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
hiện các mô hình thí điểm đưa giống Ngô lai chất lượng cao vào gieo trồng, thực
hiện hình thức bón phân, thâm canh.
- Lĩnh vực chăn nuôi gia súc gia cầm, thủy sản:
Đảng ủy, Chính quyền xã A xác định chăn nuôi là một trong thế mạnh
nhằm phát triển kinh tế của xã. Các hộ gia đình đã nhận thức về phát triển chăn
nuôi, năm 2011 – 2016 lĩnh vực chăn nuôi phát triển mạnh và đã đạt kết quả
nhất định
Tổng đàn trâu năm 2016 là: 770 con tăng 111 con so với năm 2011
Tổng đàn bò năm 2016: 1.372 con, tăng 62 con so với năm 2011
Tổng đàn dê năm 2016 là: 547 con, tăng 683 con so với năm 2011
Tổng đàn lợn năm 2016 là: 1.424 con, tăng 185 con so với năm 2011
Tổng đàn ngựa năm 2016 là: 25 con, tăng 21 con so với năm 2011
Tổng đàn chó, mèo năm 2016: 428 con, tăng 120 con so với năm 2011
Tổng đàn gia cầm năm 2016 là: 9.221 con, tăng 431 con so với năm 2011
Thực hiện kế hoạch chăn nuôi tập trung tăng gia súc gia cầm trên toàn xã.
Các hộ gia đình chăn nuôi theo hình thức bán chăn thả, khoanh vùng nuôi tập
trung gia súc, quy hoạch 123 ha diện tích trồng cỏ voi. Do vậy hiệu quả kinh tế
mang lại rõ rệt, giá trị sản phẩm chăn nuôi bán, giết thịt 4.693.097.000đ (bốn tỷ,
sáu trăm chín ba triệu, không trăm chín bảy nghìn đồng).
- Đối với lĩnh vực thuỷ sản: Do điều kiện địa hình đồi núi, diện tích ao cá
nhỏ 4,5 ha, hình thức sản xuất tự cung tự cấp, do vậy chưa mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Trong năm 2015 giá trị sản lượng 50.000.000đ (năm mươi triệu
đồng).
- Lĩnh vực lâm nghiệp
Là xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn, do vậy Đảng uỷ chính quyền xác
định mục tiêu những năm đầu nguồn thu chủ yếu từ tiền trồng, chăm sóc, bảo
vệ rừng, và sản xuất nông nghiệp, từ năm 2015 trở đi nguồn thu chủ yếu từ sản
phẩm rừng trồng. Do vậy để đảm bảo chỉ tiêu đề ra và thực hiện dự án 147
trồng rừng sản xuất cây chính là xoan và lát đến năm 2015 tổng diện tích trồng
mới diện tích là 1.581,30 ha.
Người thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:
16