1. Trang chủ >
  2. Kỹ Năng Mềm >
  3. Kỹ năng thuyết trình >

HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.9 KB, 21 trang )


+ Có giả thuyết cho rằng trước Hình Thư của nhà Lý, nước ta đã có những luật lệ thành văn rồi

(Ví dụ: Thời Ngô, thời Đinh, thời Tiền Lê).

Thời Trần, sau khi đánh thắng quân Nguyên - Mông, Trần Thái Tông ban hành bộ luật mới, khảo

xét và sửa đổi các hình luật lễ nghi, soạn thành Quốc Triều Thông Chế.

+ Năm 1244, vua Trần Thánh Tông ban lệnh “định các hiến pháp về luật hình”.

+ Tháng 8 năm Tân Tỵ (1341), niên hiệu Thiệu Phông thứ nhất (1341), Trần Dụ Tông sai

Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn soạn bộ Hoàn Triều Đại Điển và khảo soạn bộ Hình Thư

để ban hành.

Quốc triều hình luật đã trải qua một quá trình xây dựng lâu dài, từ đời vua Lê Thái Tổ, đến đời

vua Lê Thánh Tông mới hoàn thành.

Sau khi lên ngôi vua, trong năm 1428, Lê Lợi cùng với các đại thần bàn luận một số luật lệ kiện

tụng và phân chia ruộng đất của thôn xã. Những thứ hình phạt, những lễ ân giám trong Luật Hồng

Đức (49 điều thuộc chương Danh lệ) phần lớn đều được quy định trong thời Lê Thái Tổ. Ba mươi

hai điều luật trong chương Điền sản để pháp chế hóa các thể lệ quân điền cũng được quy định

chặt chẽ trong những năm Thuận Thiên (1428- 1433) và được thực hiện trong suốt thời Lê sơ.

Tuy vậy chỉ mới là bước đầu xây dựng, nên luật pháp thời Lý Thái Tổ còn có nhiều thiếu sót nhất

là về phương diện tư hữu tài sản. Những thiếu sót ấy sẽ được các vua triều sau bổ sung thêm.

Trong thời Thái Tông (1434- 1442), một số nguyên tắc xét xử các vụ kiện cáo và một số điều luật

nghiêm cấm nạn hối lộ, hành động giao thiệp với nước ngoài được xây dựng thêm.

Đến 1449, Nhân Tông ban hành 14 điều luật khẳng định và bảo vệ quyền tư hữu ruộng đất, quy

định nguyên tắc xét xử những hành động xâm phạm quyền tư hữu ruộng đất. Theo nhà sử học

Phan Huy Chú thì “ từ đó về sau các vụ tranh kiện về phân chia tài sản trong dân gian mới có tiêu

chuẩn” (Hình luật chí trong lịch triều hiến chương loại chí).

Sang thời Thánh Tông , triều đình liên tiếp ban bố nhiều điều lệnh về kế thừa hương hỏa, về việc

bảo vệ tôn ty trật tự và đạo đức phong kiến, về việc trấn áp mọi hành vi chống đối hay làm nguy

hại đến địa vị thống trị của giai cấp phong kiến. Sách Hồng Đức thiện chính thư và Thiên Nam dư

hạ tập còn ghi chép lại nhiều điều luật ban bố và thi hành trong thời Thánh Tông theo thứ tự từng

năm. Riêng trong Thiên Nam dư hạ tập , còn ghi lại 40 điều luật thi hành trong năm Quang Thuận

(1460- 1469) và 61 điều trong năm Hồng Đức (1470- 1497).

Năm 1483, Thánh Tông sai các triều thần sưu tập các điều luật các pháp lệnh đó ban bố và thi

hành trong các triều thời Lê sơ, san định lại, xây dựng thành một bộ pháp điển hoàn chỉnh. Đó là



bộ Quốc triều hình luật, mà người ta thường gọi là Quốc triều hình luật để đề cao vai trò xây dựng

của vua Lê Thánh Tông.

Quốc triều hình luật sau khi xây dựng đã trở thành pháp luật của thời Lê sơ và các triều đại sau

cho đến thế kỷ XVIII. Các triều đại phong kiến thời Lê Trung Hưng (1533- 1789) sau này vẫn lấy

bộ luật Hồng Đức làm quy tắc mẫu mực, chỉ sửa đổi, bổ sung thêm một số điều khoản phụ cho

thích hợp với hoàn cảnh xã hội đương thời mà thôi

Quốc triều hình luật hiện tại mà ta có trong tay chắc chắn là thành tựu chung của toàn bộ nề pháp

luật thời Lê.



3.BỐ CỤC CỦA QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT

Mở đầu bằng ba đồ biểu quy định về các kích thước của các hình cụ, tang phục và việc để tang.

Bộ luật có 13 chương, cộng lại có 722 điều, phân làm 6 quyển, trong đó có 5 quyển gồm 2

chương và 1 quyển 3 chương:





Quyển 1:



1. Chương Danh lệ (tên gọi luật lệ

2. Chương Vệ cấm (Canh giữ bảo vệ)





Quyển 2:



3. Chương Vi chế (Làm trái pháp luật

4. Chương Quân chính





Quyển 3:



5. Chương Hộ hôn ( Hôn nhân gia đình)

6. Chương Điền sản

7. Chương Thông gian – 10 Điều quy định về các tội phạm tình dục.





Quyển 4:



8. Chương Đạo tặc ( Trộm cướp)

9. Chương Đấu tụng (Đánh nhau kiện cáo)





Quyển 5:



10. Chương Trá ngụy (Gian dối)

11. Chương Tạp luật





Quyển 6:



12. Chương Bộ vong (Bắt tội phạm chạy trốn)

13. Chương Đoán ngục ( Xử án)

Hai chương cuối này đã có những quy định về tố tụng nhưng chưa hoàn thành.



Cụ thể về các quyền thì chúng mình đã trình bày trong bài báo cáo, các bạn có thể tham

khảo thêm…

4.CẤU TRÚC VÀ CÁCH THỂ HIỆN CẤU TRÚC VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG

QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT

Quốc triều hình luật là bộ luật thành văn nổi tiếng và có giá trị bậc nhất trong cổ pháp Việt Nam.

Bộ luật này gồm 722 Điều, được chia làm 13 chương, đa phần các điều luật được xây dựng theo

phương thức cả 3 bộ phận là giả định, quy định và chế tài đồng thời xuất hiện trực tiếp, thậm chí

ngay trong cùng một Điều luật.

Chẳng hạn như:

Điều 586 có ghi: “Trâu của 2 nhà đánh nhau, con nào chết thì 2 nhà cùng ăn thịt, con nào sống thì

2 nhà cùng cày, trái luật thì sẽ xử phạt 80 trượng”. Trong đó: trâu của 2 nhà đánh nhau là giả

định; con nào chết thì 2 nhà cùng ăn thịt, con nào sống thì 2 nhà cùng cày là quy định; trái luật thì

sẽ xử phạt 80 trượng là chế tài.

Với cách mô tả hành vi vi phạm pháp luật và chế tài đối với chủ thể thực hiện hành vi đó rõ ràng

như vậy, người dân sẽ biết được hành vi nào nên làm, hành vi nào nên tránh. Quan xử án cũng

biết được cần phải xử như thế nào, mức cụ thể ra sao.

Một nét đặc sắc khác trong quy phạm pháp luật của Bộ luật Hồng Đức chính là cách qui định chế

tài dưới dạng chế tài cố định. Nghĩa là với mỗi một vi phạm cụ thể thì có một hình phạt cụ thể

tương ứng; mức độ tăng nặng hay giảm nhẹ cũng được quy định ngay sau đó một cách cụ thể, rõ

ràng.

Ví dụ như điều 466 quy định: “Đánh gãy răng, sứt tai mũi, chột 1 mắt, gãy ngón chân, ngón tay,

giập xương, hay lấy nước sôi, lửa làm người bị thương và rụng tóc, thì xử tội đồ làm khao đinh.

Lấy đồ bẩn thỉu ném vào đầu mặt người ta thì xử biếm 2 tư; đổ vào miệng mũi thì biếm 3 tư.

Đánh gãy 2 răng, 2 ngón tay trở lên thì xử tội đồ làm tượng phường binh. Lấy gươm giáo đâm

chém người, dẫu không trúng cũng phải lưu đi châu gần (người quyền quý phạm tội thì xử tội

biếm). Nếu đâm chém bị thương và làm đứt gân, chột 2 mắt, đọa thai thì xử tội lưu đi châu xa.

Nếu trong khi đương xét hỏi, người bị thương lại bình phục, thì tội nhân được giảm tội 2

bậc. Nếu đánh bị thương 2 người trở lên và nhân bị thương mà thành cố tật, hay đánh đứt lưỡi,

huỷ hoại âm, dương vật đều xử tội giảo; và phải đền tiền thương tổn như lệ định”.

Với chế tài cố định này, nó đã đảm bảo tính chính xác trong việc áp dụng luật của các cơ quan

Nhà nước, tránh được sự tuỳ tiện trong việc áp dụng luật.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

×