1. Trang chủ >
  2. Y Tế - Sức Khỏe >
  3. Sức khỏe giới tính >

VẾT ĐỨT VÀ XÂY XÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.14 MB, 495 trang )


Bôi kháng sinh: sau khi rửa sạch vết thương, bôi một lớp mỏng kem hoặc mỡ

kháng sinh như Neosporin hoặc Polysporin để giữ cho bề mặt vết thương ướt. Các

sản phẩm này không làm cho vết thương chóng liền hơn, nhưng chúng có thể

ngăn chặn nhiễm trùng và tạo điều kiện cho quá trình liền vết thương diễn ra hiệu

quả hơn. Một số thành phần có trong thuốc mỡ có thể gây phát ban nhẹ ở một số

người. Nếu phát ban xuất hiện, hãy dừng bôi thuốc.

Che phủ vết thương: băng có thể giúp giữ cho vết thương sạch và ngăn ngừa vi

khuẩn có hại. Sau khi vết thương đã liền đủ để không thể bị nhiễm trùng, việc để

hở sẽ làm cho vết thương liền nhanh hơn.

Thay băng: thay băng ít nhất là hằng ngày hoặc bất kì lúc nào vết thương bị ướt

hoặc bẩn. Nếu bạn bị dị ứng với các chất dính có trong hầu hết các loại băng, hãy

chuyển sang sử dụng loại băng không dính hoặc gạc vô trùng được giữ cố định

bằng băng giấy, băng cuộn hoặc băng chun buộc lỏng. Các loại băng này nói chung

được bán tại các nhà thuốc.

Khâu đối với những vết thương sâu: một vết thương bị đứt sâu qua lớp da hoặc

bị hở miệng hay mép vết thương nham nhở và có mỡ hay cơ lồi ra thường phải

khâu. Một hoặc 2 miếng băng phẫu thuật có thể làm kín miệng vết cắt nhỏ, nhưng

nếu bạn không thể đóng miệng vết thương lớn dễ dàng, hãy đến gặp bác sĩ càng

sớm càng tốt. Đóng kín miệng vết thương kịp thời trong vòng vài giờ sẽ giảm thiểu

nguy cơ nhiễm trùng.

Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng: đi gặp bác sĩ nếu vết thương không liền hoặc bị

đỏ, chảy dịch, nóng hoặc sưng.

Tiêm phòng uốn ván: bác sĩ thường khuyên bạn tiêm phòng uốn ván 10 năm một

lần. Nếu vết thương của bạn sâu hoặc bẩn và lần tiêm cuối cùng của bạn là từ hơn

5 năm trước, bác sĩ có thể đề nghị tiêm nhắc lại. Hãy tiêm nhắc lại trong vòng 48

giờ sau khi bị thương.



31.



BỎNG



Để phân biệt bỏng nhẹ với bỏng nặng, bước đầu tiên là xác định mức độ và phạm

vi tổn thương mô cơ thể. Phân loại bỏng độ 1, độ 2 và độ 3 sẽ giúp bạn xác định

cách sơ cứu:

Bỏng độ 1

Ở những vết bỏng nhẹ nhất này chỉ có lớp da ngoài cùng (biểu bì) bị bỏng. Da có

màu đỏ, đôi khi có sưng và đau. Lớp da ngoài cùng không bị bỏng hết. Điều trị

bỏng độ 1 như bỏng nhẹ trừ khi bỏng xảy ra trên những phần đáng kể của bàn

tay, bàn chân, mặt, bẹn hoặc mông, hoặc ở khớp lớn.

Bỏng độ 2

Khi lớp da ngoài cùng bị bỏng hết và lớp da thứ hai (lớp bì) cũng bị bỏng, tổn

thương được gọi là bỏng độ 2. Bọng nước xuất hiện và da có biểu hiện loang lổ và

đỏ nhiều. Bỏng độ 2 gây đau và sưng nhiều.

Nếu bỏng độ 2 có đường kính không quá 5 - 8cm đường , điều trị như bỏng nhẹ.

Nếu diện tích bỏng lớn hơn hoặc nếu bỏng ở bàn tay, bàn chân, mặt, bẹn hoặc

mông, hoặc ở khớp lớn, cần đến ngay cơ sở y tế.

Với bỏng nhẹ, bao gồm bỏng độ 2 với đường kính không quá 5 - 8cm, hãy thực

hiện những bước sau:













Làm mát vết bỏng: Để vùng bị bỏng dưới vòi nước lạnh trong ít nhất 5 phút

hoặc cho đến khi dịu đau. Nếu không thể làm được điều này, hãy ngâm vết

bỏng vào nước lạnh hoặc chườm lạnh vết bỏng. Làm mát vết bỏng sẽ làm

giảm sưng nhờ dẫn nhiệt ra khỏi da. Không áp đá lên vết bỏng.

Che phủ vết bỏng bằng băng gạc vô trùng: Không dùng bông có sợi có thể

kích ứng da. Băng lỏng để tránh đè ép lên vùng da bị bỏng. Băng ngăn

không khí ở ngoài chỗ da bị bỏng, làm giảm đau và bảo vệ chỗ da phồng

rộp.

Uống thuốc giảm đau: Uống một loại thuốc giảm đau không cần kê đơn như

aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, các thuốc khác), naproxen (aleve) hoặc

acetaminophen (Tylenol, các thuốc khác). Không dùng aspirin cho trẻ em

hoặc trẻ vị thành niên.



Bỏng nhẹ thường liền mà không cần điều trị gì thêm. Vết bỏng khi liền có thể bị

thay đổi sắc tố, nghĩa là có màu khác với màu da xung quanh. Chú ý phát hiện các

dấu hiệu nhiễm trùng, như đau tăng lên, đỏ, sốt, sưng hoặc chảy nước. Nếu

nhiễm trùng diễn ra, cần đi khám ngay. Tránh làm bị thương lại hoặc phơi nắng

nếu vết bỏng liền chưa được một năm, làm như thế có thể gây thay đổi sắc tố

nhiều hơn. Sử dụng kem chống nắng cho vùng bị bỏng trong ít nhất 1 năm.

Thận trọng









Không dùng đá: Đặt đá trực tiếp lên vết bỏng có thể gây tê cóng, làm da bị

tổn thương thêm.

Không làm vỡ bọng nước: Bọng nước vỡ rất dễ bị nhiễm trùng.



Bỏng độ 3

Những vết bỏng nặng nhất thường không đau và tổn thương tất cả các lớp của

da. Mỡ, cơ và thậm chí cả xương có thể bị ảnh hưởng. Vùng bỏng có thể bị cháy

đen hoặc có vẻ khô và trắng. Khó hít vào và thở ra, ngộ độc carbon monoxid hoặc

các ảnh hưởng độc hại khác có thể xảy ra nếu bệnh nhân hít phải khói kèm theo bị

bỏng.

Đối với bỏng nặng, gọi cấp cứu hoặc sự giúp đỡ của y tế. Trong khi chờ đợi, hãy

thực hiện những bước sau:

















Không cởi quần áo bị cháy. Tuy nhiên, hãy đảm bảo là nạn nhân không còn

tiếp xúc với chất liệu đang cháy âm ỉ hoặc khói hay sức nóng.

Không ngâm vết bỏng rộng và nặng vào nước lạnh. Làm như vậy có thể gây

sốc.

Kiểm tra các dấu hiệu tuần hoàn (thở, ho hoặc cử động). Nếu không thấy

thở hoặc các dấu hiệu khác của tuần hoàn, tiến hành hồi sức tim phổi.

Che phủ vùng bị bỏng. Dùng băng vô trùng lạnh, ẩm; quần áo sạch, ẩm hoặc

khăn ẩm



32.



NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU PHOSPHO HỮU CƠ



4 loại phospho hữu cơ đã và đang được sử dụng phổ biến ở nước ta là:













Thiophốt (Parathion) màu vàng, mùi tỏi, dạng nhũ tương.

Vôfatốc (methyl parathion) màu nâu thẫm (dạng nhũ tương) hoặc màu đỏ

tươi (dạng bột) mùi cỏ thối.

Dipterec dạng tinh thể, màu trắng.

DDVP (dichloro diphenyl vinyl phosphat) màu vàng nhạt.



Phospho hữu cơ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, da, niêm mạc (nhất là

mắt) và chủ yếu là đường tiêu hóa (do bàn tay dính thuốc, ăn uống nhầm, tự tử,

đầu độc...).

Triệu chứng ngộ độc phospho hữu cơ

có 2 nhóm triệu chứng chính:

Giống muscarin: kích thích hệ thần kinh phó giao cảm, gây:













co đồng tử (có khi co nhỏ như đầu đinh,

tăng tiết (vã mồ hôi, nhiều nước bọt),

tăng co bóp ruột: đau bụng, nôn mửa,

co thắt phế quản: tím tái, phù phổi, có thể liệt hô hấp,

hạ huyết áp.



Giống nicotin: kích thích các hạch thần kinh thực vật và hệ thần kinh trung ương.









giật cơ, co cơ: co giật mi mắt, cơ mặt, rút lưỡi, co cứng toàn thân...

rối loạn phối hợp vận động...

hoa mắt, chóng mặt, run, nói khó, nhìn lóa, nặng thì hôn mê.



Chẩn đoán

Thường thì chẩn đoán không khó, nếu là vô tình bị ngộ độc, thì triệu chứng quan

trọng và khá đặc trưng là đồng tử co nhỏ, vã mồ hôi và nước bọt tiết nhiều...











Xét nghiệm máu: hoạt độ men cholinesterase bình thường ở nam giới là

2,54 ? 0,53 micromol, nữ giới: 2,18 ? 0,51 micromol. Nếu giảm 30% là

nhiễm độc nhẹ, giảm 50%: nhiễm độc vừa, giảm trên 70% là nhiễm độc

nặng.

Xét nghiệm nước tiểu định lượng paranitrophenol: chỉ có trong nước tiểu

người ngộ độc Thiôphốt và Vôfatốc.



Xử trí

phải rất khẩn trương, sớm phút nào lợi phút ấy.

Xử trí theo đường ngộ độc













Nếu uống phải: bệnh nhân còn tỉnh: ngoáy họng gây nôn, đồng thời cho

uống nhiều nước để hòa loãng chất độc. Rửa dạ dày trước 6 giờ, mỗi lần

rửa dùng khoảng 20-30 lít nước sạch (đun ấm nếu trời rét), sau 3 giờ phải

rửa lại. Hòa vào mỗi lít nước 1 thìa cà phê muối và 1 thìa to (20g) than hoạt

tính. Sau mỗi lần rửa, cho vào dạ dày 200ml dầu parafin (người lớn) và

3ml/kg thể trọng (trẻ em).

Nếu hấp thụ qua da: bỏ hết quần áo bị nhiễm và rửa da bằng nước và xà

phòng.

Nếu nhiễm vào mắt: rửa mắt bằng nước trong 10'.



Hồi sức:

Sulfat atropin liều cao: giải quyết triệu chứng nhiễm độc giống muscarin. Phải cho

đầu tiên, tiêm ngay tức khắc khi xác định là ngộ độc phospho hữu cơ. Tiêm

atropin ngay sau khi đặt nội khí quản và hô hấp hỗ trợ.











Trường hợp ngộ độc nặng: tiêm tĩnh mạch 2-3mg, sau đó cứ cách 10' lại

tiêm một lần cho đến khi đồng tử bắt đầu giãn thì chuyển sang tiêm dưới

da, cứ cách 30' lại tiêm 1-2mg cho đến khi tỉnh lại và đồng tử trở lại bình

thường. Tổng liều có thể tới 20-60mg. Liều thường dùng: 24mg/24h.

Ngộ độc vừa: tiêm dưới da 1-2mg, cứ 15-30' một lần. Tổng liều 10-30mg.

Ngộ độc nhẹ: tiêm dưới da 0,5-1mg, 2 giờ 1 lần. Tổng liều 3-9mg.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (495 trang)

×