1. Trang chủ >
  2. Y Tế - Sức Khỏe >
  3. Sức khỏe giới tính >

CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN TRONG HSCC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.14 MB, 495 trang )


2. ổn định các chức năng quan trọng như vận động các chi.

3. Mau chóng loại trừ, trung hoà chất độc ra khỏi cơ thể

4. Hạn chế, làm dịu sự đau đớn

5. Hạn chế các tổn thương về thẩm mỹ như gãy răng, rách mặt, bỏng mặt.

- ở khoa Cấp cứu các thủ thuật thường được thực hiện là băng bó, cầm máu, cố

định các chi, đặt ống nội khí quản, bóp bóng cấp cứu. Các biện pháp này chỉ thực

hiên trong 1 thời gian ngắn (24h – 48h đầu) nếu cần thiết phải cho bệnh nhân thở

máy thì thời gian cho bệnh nhân cấp cứu không quá 48h thí dụ trong phù phổi

cấp. Chuyên khoa cấp cứu có nhiệm vụ tiếp đón tất cả các loại bệnh cấp cứu

thuộc các ngành khác nhau, nhưng lại có những quy trình cấp cứu giống nhau.

- Hồi sức là các biện pháp điều trị tích cực cần được sử dụng tiếp theo, sau khi

tình trạng cấp cứu đã được ổn định để chờ đợi sự hồi phục của các chức năng

sống.

- Khoa chống độc là 1 đơn vị cấp cứu ngộ độc có thêm đơn vị thông tin chống độc.

Khoa chống độc và trung tâm chống độc là các đơn vị được thiết lập ở các trung

tâm y tế lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Cấp cứu và hồi sức có những nhiệm vụ phân công khác nhau nhưng đều có mục

đích chung là cứu sống người bệnh và phải tuân thủ những quy trình cấp cứu và

hồi sức giống nhau.

Các nguyên l{ cơ bản:

1. Nguyên l{ cơ bản nhất trong HSCC là bảo đảm được sự oxy hoá máu ở phạm vi

sinh l{ mà không làm cho tăng thán và toan máu.

Các biện pháp dùng để thực hiện nguyên lý này bao gồm:

- Để bệnh nhân nằm đúng tư thế, tránh bị sặc, tụt lưỡi tắc đờm.

- Thở oxy mũi qua gọng kính (hiện nay đã bỏ không dùng ống thông mũi)

- Thở mặt nạ oxy



- Đặt ống nội khí quản: ở tuyến huyện xã cần biết làm thủ thuật đặt mò ống nội

khí quản qua mũi. Chỉ nên lưu ống nội khí quản trong 2 ngày, quá 2 ngày nên xem

xét việc mở khí quản. Nhưng nếu lượng giá được rằng sau 7 ngày bệnh nhân có

khả năng hồi phục chức năng hô hấp thì có thể lưu ống nội khí quản

- Mở khí quản có nhiều chỉ định nhưng trong HSCC, thủ thuật này chủ yếu được

thực hiện khi SHHC có nguy cơ kéo dài nhiều ngày (trên 1 tuần) hoặc quá 2 ngày

đã có xẹp phổi.

- Thông khí nhân tạo là kỹ thuật quan trọng nhất trong HSCC. Các thông số theo

dõi đơn giản: ý thức, nhịp tim, SpO2, nhịp thở tự nhiên và nhịp thở theo máy.

2. Đảm bảo huyết động ổn định. Các thông số theo dõi cơ bản: mạch, huyết áp, áp

lực tĩnh mạch trung tâm (CVP), lượng nước tiểu.

3. Đảm bảo một tình trạng nội môi bình thường: đường máu, urê máu, creatinin

máu, pH máu, nước và điện giải. Cần cố gắng tổ chức để làm được các xét nghiệm

này ở tuyến huyện.

4. ổn định các rối loạn thần kinh và tâm thần như hôn mê, co giật.

5. Nuôi dưỡng đầy đủ, chăm sóc chống loét, chống bội nhiễm (phổi, tiết niệu, da,

...) có { nghĩa tiên lượng cho tiến triển của mọi trường hợp cấp cứu.

6. Thời gian tiếp cận bệnh nhân càng sớm (chẩn đoán sớm, xử trí kịp thời), tiên

lượng bệnh càng tốt. Thí dụ: viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn máu, ngộ độc cấp. Đối

với cấp cứu ngừng tim, chỉ có ba phút để hành động.

7. Chỉ vận chuyển bệnh nhân khi các chức năng sinh tồn đã ồn định. Vận chuyển

cấp cứu phải đúng quy cách.

8. Không gây hại thêm cho bệnh nhân khi đang cấp cứu (primum non nocere). Các

thủ thuật, các thuốc đều là những con dao 2 lưỡi. Không phải đắp cho bệnh nhân

nhiều thuốc là sẽ khỏi.

9. Hồi sức cấp cứu không tách rời việc chẩn đoán và xử trí nguyên nhân.



10. Tổ chức cấp cứu tốt ở các khâu khác nhau là yếu tố quyết định để đảm bảo

cấp cứu thành công.

- Cấp cứu ban đầu ngoại viện

- Vận chuyển cấp cứu

- Tiếp đón, cấp cứu, ổn định

- Điều trị tích cực

- Luôn sẵn sàng đối phó với thảm hoạ, tai nạn hàng loạt.



Tóm tắt các nguyên l{ ABC và ABC cơ bản

A. Cấp cứu ban đầu hay cấp cứu cơ bản:

ABC cơ bản

A: airway (khai thông đường dẫn khí): tư thế, hút đờm dãi, đặt ống nội khí quản.

B: breathing (thở hỗ trợ): thổi ngạt, bóp bóng, thở máy.

C: circulation (bảo đảm tuần hoàn): truyền máu, truyền dịch, thuốc vận mạch.

B. Chẩn đoán nguyên nhân, phân biệt:

Khám toàn diện:

a) Từ đầu đến chân ở người có tai nạn, chấn thương.

b) Khám thần kinh và tâm thần.

c) Tìm các dấu hiệu và nguyên nhân chẩy máu.

Để xử trí nguyên nhân:

a) KS và thuốc kháng độc

b) Làm thông thoáng: stent, mở dẫn lưu, thuốc tiêu sợi huyết

c) Gây bít tắc, buộc thắt (phồng động, tĩnh mạch não).

C. Điều trị tích cực, chăm sóc toàn diện:



a) Thuốc, truyền dịch, cân bằng nước điện giải

b) Các biện pháp hỗ trợ, thay thế các chức năng sống: thở máy, TNT, lọc máu liên

tục, lọc gan liên tục.

c) Nuôi dưỡng chăm sóc, chống loét.



42.



ĐẠI CƯƠNG GÂY MÊ – HỒI SỨC



KHÁI NIỆM VỀ GÂY MÊ HỒI SỨC

Sự phát triển của phẫu thuật hiện đại không chỉ bị cản trở bởi sự thiếu hiểu biết

về quá trình bệnh lý, giải phẫu, về nhiễm trùng ngoại khoa mà còn do thiếu kỹ

thuật gây mê hồi sức an toàn và đáng tin cậy. Từ trước tới nay, gây mê đã phát

triênr từ thuốc mê hô hấp đến thuốc tê ® gây tê tại chỗ ® gây tê vùng và cuối cùng

là gây mê tĩnh mạch.

Để đảm bảo cho vô cảm cho người bệnh, người ta phải tiến hành các phương

pháp gây mê hoặc gây tê.

Gây mê là phương pháp điều trị đặc biệt, nó làm cho bệnh nhân ngủ, không gây

đau, không lo sợ, không nhớ gì về cuộc mổ, cũng như không có các phản ứng thần

kinh nội tiết trong mổ và không độc® đáp ứng với yêu cầu của cuộc mổ, sau mổ

hồi tỉnh nhanh và các chức năng sống cũng phục hồi nhanh và đảm bảo. Đó cũng

chính là yêu cầu của cuộc gây mê.

Muốn làm được như vậy người gây mê hồi sức phải hiểu được các quá trình sinh

lý, sinh lý bệnh, giải phẫu, quá trình bệnh lý ngoại khoa nói chung, các bệnh lý

chuyên khoa kèm theo, dược lý học và các kỹ thuật gây mê, hồi sức và điều trị

bệnh ngay cả trước, trong và sau khi phẫu thuật.



SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GÂY MÊ HỒI SỨC NGÀY NAY



Năm 1996, trong một cuốn sách về thông tin của Uỷ ban gây mê học Mỹ(the

American Board of Anesthesiology) đã định nghĩa gây mê học là việc giải quyết sự

hành nghề y học không bị giới hạn đó là:

Đánh giá, hội chẩn và chuẩn bị bệnh nhân để gây mê.

Chuẩn bị đầy đủ về vô cảm đối với đau trong các thủ thuật mổ xẻ, sản khoa, đìêu

trị và chẩn đoán, cũng như chăm sóc các bệnh nhân bị các tác động như vậy.

Theo dõi và phục hồi sự ổn định nội môi trong suốt thời kz phẫu thuật, cũng như

sự ổn định nội môi trong những chấn thương và bệnh hiểm nghèo(hoặc nói cách

khác là những bệnh nhân nặng) Chẩn đoán và điều trị những hội chứng đau.

Quản lý về lâm sàng và giảng dạy và đánh giá sự thực hiện của các nhân viên y tế

và lâm sàng trong gây mê, hồi sức ho hấp và hồi sức tăng cường.

Chỉ đạo hướng dẫn việc nghiên cứu khoa học ở mức khoa học cơ bản và lâm sàng

để giải thích và cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân.

Phối hợp về hành chính trong bệnh viện, các trường y và các cơ sở bệnh nhân

thăm ngoại trú cần thiết cho sự thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ này.



Các phương pháp gây mê



Ngày nay, gây mê hồi sức đã phát triển thành một ngành hoàn chỉnh, nên không

thể thoả mãn các kiến thức về gây mê hồi sức cho học viên trong một vài giờ. Vì

vậy, chúng tôi chọn một vấn đề mà trong thực tế các bác sỹ “không chuyên khoa”

cần biết. Vấn đề cấc phương pháp gây mê, ở đây chúng tôi đề cập một cách khái

quát không đi vào l{ luận cũng như chi tiết kỹ thuật, bởi vì một thực tế hàng ngày

là các thầy thuốc sẽ khó phân biệt từng trường hợp vì các nhà gây mê hồi sức



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (495 trang)

×