Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.14 MB, 495 trang )
Ngộ độc nhẹ hơn: mạch nhanh, tim đập nhanh, nôn oẹ liên tiếp, thiểu niệu,
vật vã, mê sảng, đồng tử co. Sau vài giờ: mạch và nhịp thở chậm lại, huyết
áp hạ, tím tái tăng, co giật, giãn đồng tử báo hiệu sắp tử vong. Tổn thương
trung khu hô hấp có thể gây ngừng thở và chết nhanh.
Tiên lượng khả quan nếu nạn nhân còn phản ứng dù rất nhẹ với các kích thích bên
ngoài.
Xử trí:
Rửa dạ dày bằng thuốc tím 1%o, Tanin 1-2% kể cả ngộ độc do tiêm vì
morphin thải một phần qua niêm mạc dạ dày.
Nếu trụy hô hấp: hô hấp hỗ trợ cấp. Đặt nhanh nội khí quản và dùng máy
hô hấp.
Thuốc giải độc: tiêm Nallylnormorphin (Nalorphin) thuốc kháng các loại opi,
có tác dụng kích thích hô hấp mạnh, liều 0,25mg/kg tiêm dưới da 5-10mg.
Kích thích hô hấp: tiêm lobelin, cafein, syntophylin.
Nếu tụt huyết áp: truyền dung dịch glucose 5% với Aramin, Noradrenalin,
long não.
Lợi tiểu: lasix.
Kháng sinh chống bội nhiễm nếu hôn mê kéo dài.
Nếu tình trạng thiếu oxy không nặng, bệnh nhân khỏi không có di chứng.
40.
NGỘ ĐỘC COCAIN
Triệu chứng:
Xử trí:
Kích động, hoang tưởng, tim đập nhanh, tăng huyết áp, giãn đồng tử, vã mồ
hôi, sốt, có khi lên cơn động kinh.
Bôi vào niêm mạc có thể ngất.
Ngộ độc do uống: rửa dạ dày, an thần, thở oxy, trợ tim mạch, truyền dung
dịch glucose.
Ngộ độc do bôi: tiêm Adrenalin 1mg dưới da, thở oxy, hồi sức nội khoa nếu
ngừng tim ngừng thở.
CHƯƠNG 2. HỒI SỨC CẤP CỨU
41.
CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN TRONG HSCC
GS. Vũ Văn Đính
Các định nghĩa:
Cấp cứu là một tình trạng khẩn cấp cần có sự can thiệp của y tế để:
1. Duy trì, ổn định các chức năng sống đặc biệt là hô hấp và tuần hoàn.
2. ổn định các chức năng quan trọng như vận động các chi.
3. Mau chóng loại trừ, trung hoà chất độc ra khỏi cơ thể
4. Hạn chế, làm dịu sự đau đớn
5. Hạn chế các tổn thương về thẩm mỹ như gãy răng, rách mặt, bỏng mặt.
- ở khoa Cấp cứu các thủ thuật thường được thực hiện là băng bó, cầm máu, cố
định các chi, đặt ống nội khí quản, bóp bóng cấp cứu. Các biện pháp này chỉ thực
hiên trong 1 thời gian ngắn (24h – 48h đầu) nếu cần thiết phải cho bệnh nhân thở
máy thì thời gian cho bệnh nhân cấp cứu không quá 48h thí dụ trong phù phổi
cấp. Chuyên khoa cấp cứu có nhiệm vụ tiếp đón tất cả các loại bệnh cấp cứu
thuộc các ngành khác nhau, nhưng lại có những quy trình cấp cứu giống nhau.
- Hồi sức là các biện pháp điều trị tích cực cần được sử dụng tiếp theo, sau khi
tình trạng cấp cứu đã được ổn định để chờ đợi sự hồi phục của các chức năng
sống.
- Khoa chống độc là 1 đơn vị cấp cứu ngộ độc có thêm đơn vị thông tin chống độc.
Khoa chống độc và trung tâm chống độc là các đơn vị được thiết lập ở các trung
tâm y tế lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Cấp cứu và hồi sức có những nhiệm vụ phân công khác nhau nhưng đều có mục
đích chung là cứu sống người bệnh và phải tuân thủ những quy trình cấp cứu và
hồi sức giống nhau.
Các nguyên l{ cơ bản:
1. Nguyên l{ cơ bản nhất trong HSCC là bảo đảm được sự oxy hoá máu ở phạm vi
sinh l{ mà không làm cho tăng thán và toan máu.
Các biện pháp dùng để thực hiện nguyên lý này bao gồm:
- Để bệnh nhân nằm đúng tư thế, tránh bị sặc, tụt lưỡi tắc đờm.
- Thở oxy mũi qua gọng kính (hiện nay đã bỏ không dùng ống thông mũi)
- Thở mặt nạ oxy