1. Trang chủ >
  2. Kỹ Thuật - Công Nghệ >
  3. Cơ khí - Chế tạo máy >

2 Quy trình kiểm tra và sửa chữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.23 MB, 68 trang )


Khoa Công nghệ Ô tô



Giáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mát



- Kiểm tra khe hở giữa mặt đầu bánh răng với

nắp bơm.

- Kiểm tra khe hở giữa mặt đầu bánh răng với

nắp bơm có các cách sau:

+ Sau khi lắp bánh răng dẫn động dùng đồng hồ

so để kiểm tra, tỳ đầu đo của đồng hồ xo vào

mặt đầu bánh răng, sau đó dùng tay đẩy, kéo

trục bơm theo chiều dọc trục chỉ số đọc được

trên đồng hồ xo cho biết khe hở giữa nắp bơm

mặt đầu bánh răng.

+ Nếu chưa tháo bánh răng dẫn động ta có thể

đặt vào đầu bánh răng một đoạn dây chì và vặn

chặt nắp bơm lại. Sau đó dùng thước cặp đo

chiều dầy rộng nhất trị số đọc được chính là

khe hở giữa nắp bơm và mặt đầu bánh răng.

+ Có thể kiểm tra khe hở giữa mặt đầu bánh

răng và nắp bơm bằng cách đo khe hở giữa mặt

cuối của bơm với bánh răng dẫn động.

Khe hở tiêu chuẩn là: 0,12

+ Dùng thước kiểm phẳng và căn lá để kiểm tra

khe hở giữa mặt đầu bánh răng và nắp bơm,

khe hở tiêu chuẩn là:

0,12 ÷ 0,20 (mm).



- Có thể dùng căn lá và thước phẳng để phối

hợp kiểm tra chiều sâu vết lõm của nắp bơm do

mài mòn với bánh răng chủ động. Khe hở

không được vượt quá 0,10 (mm).



29



Khoa Công nghệ Ô tô



Giáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mát



- Kiểm tra khe hở giữa bánh răng chủ động và

bánh răng bị động dùng căn lá đo.

- Khe hở tiêu chuẩn 0,14 ÷ 0,20mm. (Chú ý:giữ

cố định một bánh răng)



- Kiểm tra khe hở giữa đỉnh răng của bánh

răng chủ động và bánh răng bị động với lòng

thân bơm bằng cách.

- Dùng căn lá đo khe hở giữa đỉnh răng và lòng

thân bơm khe hở tiêu chuẩn là: 0,10 ÷

0,17(mm).



- Sau khi tháo, lắp xong ta có thể dùng đồng hồ

đo áp suất của bơm dầu để kiểm tra áp suất dầu

bằng cách.

- Tháo van báo áp suất dầu.

- lắp đầu nối đồng hồ đo áp suất dầu vào. Nổ

máy hâm nóng động cơ tới nhiệt độ bình thường thì lúc đó ta có thể thấy áp suất của bơm

sau khi lắp có thể đạt đưîc ®óng tiªu chuÈn

kh«ng.

- Kiểm tra độ đàn tính của lò xo van an toàn

bằng cách dùng đồng hồ đo áp suất lắp ngay

sau bơm dầu để đo áp lực của dầu.



30



Khoa Công nghệ Ô tô



Giáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mát



3.2.1.2. Quy trình tháo bơm dầu:

TT



1



Các bước thực

Dụng cụ.

hiện.

- Tháo bơm dầu - Dùng clê

từ trên động cơ hoặc

dùng

xuống.

khẩu để tháo.

- Nhấc bơm ra

khỏi động cơ đặt

lên bàn sửa chữa.



Sơ đồ các bước.



Yêu cầu kĩ

thuật.

- Chú ý gioăng

đệm giữa bơm

và thân máy.



- Tháo van giảm - Dùng clê .

áp ra khỏi nắp

bơm.



- Chú ý để gọn

gàng các chi

tiết.



- Tháo rời các chi - Dùng clê,

tiết :

kìm mỏ nhọn.

+ Tháo các

bulông bắt giữa

nắp bơm và thân

bơm.

+ Tháo nắp

bơm và đệm lót ra

khỏi bơm.



- Chú ý khi

tháo

các

bulông thì ta

tháo theo thứ

tự bắt chéo,

nới đều rồi mới

tháo hẳn.

-Tránh

làm

hỏng

gioăng

đệm.

- Ngoài ra

trước khi tháo

phải vệ sinh

sạch sẽ.



2



3



31



Khoa Công nghệ Ô tô



4



5



Giáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mát



- Tháo bánh răng - Kìm mỏ nhọn

bị động ra khỏi

thân bơm



- Tháo chốt và

bánh răng dẫn

động ra.

- Rút trục bơm và

bánh răng chủ

động ra ngoài

tháo bánh răng

chủ động ra.



- Búa, kìm

tông, và vam

để tháo bánh

răng dẫn động.



- Chú ý khi

tháo tránh làm

cong trục.



3.2.1.3. Sửa chữa bơm dầu bánh răng ăn khớp ngoài

- Bánh răng mòn nhiều sứt mẻ thì thay mới.

- Bề mặt làm việc của nắp bơm bị mòn thành gờ, rãnh thì mài rà lại bằng bột

rà trên kính phẳng.

- Nếu khe hở giữa mặt đầu bánh và nắp bơm vợt quá giới hạn cho phép có thể

mài lại mặt phẳng lắp ghép của thân bơm.Sau khi mài lại mặt phẳng không bị cong

vênh quá 0,03 (mm) sau đó ép sâu trục vào lòng thân bơm.

- Thay đệm có chiều dày nhỏ hơn để tăng áp suất dầu.

- Khe hở lắp ghép giữa bạc và trục mà lớn hơn 0,16 (mm) thì thay trục bơm.

Trục bị mòn ít thì hàn đắp và tiện lại, bạc bị mòn nhiều thì thay bạc mới đúng với

chiều dầy hoặc tăng chiều dầy bạc.

- Van giảm áp mòn hỏng thì thay, lò xo gãy thì thay lò xo mới còn yếu thì ta

tăng căn đệm.

3.2.1.4. Quy trình lắp bơm dầu bánh răng ăn khớp ngoài

Bơm dầu sau khi kiểm tra, sửa chữa xong phải làm sạch các chi tiến và bôi

vào trục các bánh răng ăn khớp một ít dầu bôi trơn sau đó mới lắp các chi tiết lại với

nhau theo trình tự sau:



32



Khoa Công nghệ Ô tô



TT



1



2



3



Các bước

thực hiện

- Lắp trục bơm

và bánh răng

chủ động vào

lòng thân bơm.



Giáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mát



Dụng cụ



Sơ đồ các bước



- Dùng các

dụng cụ

sau: Tông,

búa, kìm và

vam.



- Lắp bánh răng

dẫn động và lắp

chốt vào trục

bơm.



Tránh làm cong

trục.



- Lắp bánh răng .

bị động vào.



- Lắp nắp bơm

và đệm lót vào

thân bơm.



- Dùng clê.



Chú ý gioăng

đệm giữa nắp

bơm và thân

bơm.

- Khi xiết các

bulông xiết đều

và đủ cân lực.



4



5



6



Yêu cầu

kĩ thuật



- Lắp van giảm - Dùng clê

áp vào nắp

bơm.



Khi xiết bulông

phải đủ cân lực.



- Lắp bơm dầu - Dùng clê.

vào động cơ.

- Bắt các bulông

giữa bơm và

thân máy.



Chú ý trước khi

lắp ta đặt bơm

dầu lên bàn

khảo

nghiệm

kiểm tra rồi mới

33



Khoa Công nghệ Ô tô



Giáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mát

lắp vào động cơ.

+ chú ý xiết các

bulông phải đủ

cân



3.2.1.5. Chạy rà và kiểm tra chất lượng bơm dầu

Sau khi sửa chữa các chỗ hỏng,bơm dầu được đưa lên thiết bị chạy rà và kiểm

tra chất lượng. vid dụ: khi thử bơm dầu động cơ CMD 14 các bước thử gồm:

ở số vòng quay n= 500 vg/phút, áp lực dầu trong đường ống ra của bơm trong

2



khoảng 0- 1,5 KG/ cm , thời gian chạy 4 phút.

2



Khi n = 1500 vg/ph thì áp suất = 3,5 KG/ Cm , thời gian chạy 2 ph.

2



Khi n tăng dần thì áp suấttawng từ 3,5 đến 6 KG/ Cm

Chạy ở số vòng quay 2000vg/ph để điều chỉnh van giảm áp trên bơm với áp

2



suất mở van 6- 8 KG/Cm .

Cuối cùng kiểm tra lưu lượng bơm ở số vòng quay định mức trong điều kiện

o



nhiệt độ 20 -25 C. Dùng hỗn hợp dầu 50% bôi trơn và 50%dầu điêzen . lưu lượng

được đo bằng các bình đo.

3.2.2. Bầu lọc dầu.

3.2.2.1. Kiểm tra:

- Kiểm tra bầu lọc trên động cơ bằng mắt quan sát ta có thể phát hiện các h ư

hỏng sau:

+ Tại các vị trí lắp ghép có bị rò rỉ dầu hay không.

+ Các nút xả có bị chảy dầu hay không.

- Kiểm tra trong quá trình tháo, lắp:

+ Kiểm tra bằng mắt quan sát xem các gioăng đệm có bị rách không.

+ Các lõi lọc của bầu lọc thấm có bị rách, mủn không.

+ Kiểm tra van an toàn có đóng kín không, bằng cách: Dùng tay bịt đường

dầu chính của bầu lọc sau đó quan sát trên đường dầu phụ xem. Nếu dầu không thoát

ra qua đường dầu phụ chứng tỏ van an toàn bị hỏng.

+ Đối với bầu lọc li tâm kiểm tra các bộ phun dầu có bị tắc không, các ổ bi

có bị tróc rỗ không, trục có bị rơ không.

- Kiểm tra sau khi lắp giáp hoàn chỉnh:

+ Ta đặt bầu lọc lên thiết bị khảo nghiệm để xác định khả năng lọc sạch của

bầu lọc và năng xuất lọc của bầu lọc và điều chỉnh lại các van.

3.2.2.2. Bảo dưỡng, sửa chữa bầu lọc:



34



Khoa Công nghệ Ô tô



Giáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mát



- Đối với bầu lọc thô loại tấm kim

loại ta nên bảo dưỡng định kỳ.

+ Muốn khử cặn bẩn trên những tấm lọc

thì hàng ngày ta nên quay tay (1) của trục

lõi lọc khoảng 2 đến 3 lần lúc động cơ còn

Hình 3.1. Bảo dưỡng bầu lọc

nóng lúc đó các tấm cố định sẽ lau sạch

những tấm lọc kim loại vì những tấm này

quay cùng chiều với trục (2) (Hình 3.1).

+ Với mỗi lần thay dầu động cơ

thì ta thay toàn bộ dầu chứa trong bầu lọc

bằng cách mở nút (3) của thân bầu lọc (4)

để thải hết các cặn bẩn ra ngoài (Hình 3.2).

+ Việc xúc rửa bầu lọc thô theo

Hình 3.2. Bảo bầu dưỡng lọc

định kỳ rất cần thiết lõi lọc (6) được tháo ra

kiểu tấm có khe hở.

và được rửa trong dầu hoả sau đó thổi sạch

bằng khí nén, khi rửa các tấm lọc không

nên dùng bàn trải và cạo sắt để tránh làm

hư hỏng các tấm ấy (Hình 3.3).

+ Khi lắp bầu lọc phải đặt đệm

(7) đúng chỗ lắp song quay tay quay (1) để

kiểm tra (Hình 3.1).

Hình 3.3. Bảo dưỡng, làm

- Đối với bầu lọc tinh có thể phải

sạch lõi lọc dầu.

thay lõi lọc nếu cần thiết nếu còn sạch thì ta

rửa và dùng lại.

- Đối với bầu lọc ly tâm các lỗ phun

dầu bị tắc thì phải thông rửa, vòng bi bị rỉ,

tróc rỗ, bạc bị mòn thì ta phải thay mới.

+ Van an toàn bị mòn, đóng không

Hình 3.4. Tháo bầu lọc

kín thì ta mài rà lại.

+ Lò xo van an toàn yếu thì tăng

căn đệm, gãy thì thay mới.

+ Các gioăng đệm bị rách hỏng thay mới.

+ Các ren bị hỏng thì tarô lại.

+ Trục rôto của bầu lọc bị mòn hỏng thì

ta mạ thép sau đó gia công lại. mòn hỏng

ngõng trục dưới bạc, mòn ren thì ta hồi phục

bằng cách mạ crôm.

35



Khoa Công nghệ Ô tô



Giáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mát



- Những loại bầu lọc dùng một lần quy

Hình 3.5. Làm sạch phần đế

trình thay thế như sau:

+ Dùng dụng cụ chuyên dùng để

tháo bầu lọc ra (Hình 3.4).

+ Dùng khăn lau sạch phần đế của

bầu lọc (Hình 3.5).

+ Phủ một lớp dầu sạch của của động

cơ lên đệm làm kín của bộ lọc mới (Hình 3.6).

+ Dùng tay lắp bộ lọc mới vào động

Hình 3.6. Bôi trơn đệm kín

cơ dùng dụng cụ chuyên dùng xiết chặt bầu lọc

(Hình 3.7).

+ Sau đó khởi động động cơ và kiểm

tra rò rỉ .

3.2.3. Két làm mát dầu

Hình 3.7. Xiết chặt bầu lọc

3.2.3.1. Phương pháp kiểm tra:

- Quan sát bên ngoài để phát hiện các hư hỏng.

- Nới đầu ra của két dầu xem có áp lực dầu hay không?, nếu không có thì két

dầu có thể bị tắc.

3.2.3.2. Sửa chữa két làm mát dầu:

a. Tháo két làm mát dầu:

- Chuẩn bị các loại clê, tuýp, giẻ lau, dụng cụ kê chèn, thùng chứa. ..

- Tháo cút nối, Tháo bulông dẫn dầu, 2 gioăng và cút nối.

- Tháo lọc dầu.

- Tháo rời tấm bắt lọc dầu.

b. Kiểm tra thủng két:

Bơm khí vào két đang ngâm trong bể nước, không thấy có không khí thoát ra

là két còn kín.

c.Sửa chữa két mát dầu:

Rửa bằng dung dịch xút (10 -20)%, ngâm trong 2 -3 giờ sau đó xúc rửa bằng

nước nóng. Các vị trị bị thủng phải hàn lại đồng hoặc nhôm

Sửa chữa xong đậy kín các đường ống thông, bơm khí nén vào với áp suất 3

2



KG/Cm quan sát, không thấy không khí thoát ra là được.

Kiểm tra van an toàn, nếu hư hỏng phải tiến hành sửa chữa, điều chỉnh



36



Khoa Công nghệ Ô tô



Giáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mát



Bài 4

THÁO, LẮP VÀ NHẬN DẠNG HỆ THỐNG LÀM MÁT

Sự cần thiết phải làm mát động cơ

Khi động cơ làm việc hỗn hợp khí và nhiên liêụ cháy trong xi lanh của động

cơ. Nhiệt độ trong các xi lanh có thể đạt đến 2.200 0C hoặc cao hơn, làm cho nhiệt độ

của các bộ phận trong động cơ nóng lên, nó có thể gây tác hại cho động cơ. Vì vậy

để giảm bớt nhiệt độ trong động cơ ô tô người ta đã chế tạo ra hệ thống làm mát để

giảm nhiệt độ của các chi tiết, để giữ nhiệt độ của các chi tiết không vượt quá giá trị

cho phép, và do đó đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của động cơ.

Hệ thống làm mát hấp thụ tới các chi tiết của động cơ, đảm bảo cho động cơ

làm việc ở nhiệt độ thích hợp, trung bình nhiệt độ hỗn hợp khí có thể lên tới hàng

nghìn độ. Khí cháy tới nhiệt độ 2000 0C. Nếu được mát tốt nó sẽ tăng hệ số nạp, tăng

công suất, tăng sức bền, tăng độ cứng vững, tăng tuổi thọ của các chi tiết. Nếu không

làm mát tốt gây ra sự bó kẹt giữa các cặp chi tiết chuyển động như pit tông - xi lanh,

trục khuỷu với bạc lót. Độ nhớt của dầu bị giảm mất tính năng bôi trơn, giảm sức

bền, giảm độ cứng vững, giảm tuổi thọ của các chi tiết. Gây kích nổ trong động cơ

xăng, làm cho hỗn hợp khó bốc hơi, quá trình hoà trộn nhiên liệu kém.

4.1 Nhiệm vụ,yêu cầu và phân

4.1.1. Nhiệm vụ

- Hấp thụ và truyền ra ngoài không khí một phần nhiệt nung nóng các chi tiết

động cơ (khoảng 30 ÷3 5 % nhiệt lượng khí cháy sinh ra).

- Duy trì nhiệt độ làm việc của động cơ trong khoảng 82 ÷ 99 0C, đảm bảo chế

độ cháy thích hợp, giảm độc hại trong khí thải, tăng hiệu suất động cơ và đảm bảo

khe hở làm việc giữa các chi tiết trong động cơ tránh gây kẹt bó làm hỏng chi tiết.

- Làm tăng nhiệt độ động cơ từ trạng thái khởi động tới nhiệt độ làm việc một

cách nhanh chóng, làm tăng tính kinh tế của động cơ, tránh hiện tượng “cháy nghèo”

kéo dài làm mòn chi tiết chuyển động, nhiễm bẩn dầu nhờn và ô nhiễm môi trường.

- Sử dụng một phần nhiệt lượng lấy từ động cơ để sưởi ấm khoang hành

khách, ca bin. Ngoài ra nước bao quanh xi lanh còn có tác dụng thu hút tiếng động

do hỗn hợp khí cháy nổ phát ra.

4.1.2. Yêu cầu:

- Tốc độ làm mát vừa đủ giữ cho nhiệt độ động cơ thích hợp.

- Nếu làm mát bằng gió thì cánh tản nhiệt phải đảm bảo cho các xi lanh được

làm mát như nhau.



37



Khoa Công nghệ Ô tô



Giáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mát



- Nếu làm mát bằng nước phải đảm bảo đưa nước có nhiệt độ thấp đến vị trí

có nhiệt độ cao, nước phải chứa ít chất gây ăn mòn và đóng cặn.

- Kết cấu của hệ thống làm mát phải có khả năng xả hết nước khi súc rửa để

sử dụng bảo quản dễ dàng.

4.1.3. Phân loại

Hệ thống làm mát động cơ được phân loại theo các đặc điểm sau:

- Theo môi chất làm mát được sử dụng gồm có 2 loại :

+ Hệ thống làm mát bằng nước, dung dịch làm mát.

+ Hệ thống làm mát bằng không khí.

- Theo mức độ tăng cường làm mát gồm có 2 loại.

+ Làm mát tự nhiên.

+ Làm mát cưỡng bức

- Hệ thống làm mát cưỡng bức còn được phân theo đặc điểm của vòng tuần

hoàn nước gồm có:

+ Kiểu vòng tuần hoàn kín.

+ Kiểu vòng tuần hoàn hở.

+ Kiểu 2 vòng tuần hoàn.

- Hệ thống làm mát bằng nước tự nhiên gồm 2 loại:

+ Hệ thống làm mát kiểu bốc hơi.

+ Hệ thống làm mát kiểu đối lưu.

4.1.4. Các phương pháp làm mát

Căn cứ vào mỗi chất làm mát chia làm 2 loại hệ thống làm mát.

+ Hệ thống làm mát bằng nước.

+ Hệ thống làm mát bằng không khí.

4.1.4.1. Hệ thống làm mát bằng nước

Ở hệ thống làm mát bằng nước, nước được dùng làm môi chất trung gian tản

nhiệt cho các chi tiết. Tuỳ thuộc vào tính lưu động của nước trong hệ thống làm mát,

người ta chia thành các loại: bốc hơi, đối lưu tự nhiên và tuần hoàn cưỡng bức.

a. Hệ thống làm mát kiểu bốc hơi

Hình 4.1. Hệ thống làm mát kiểu bốc hơi

1. Thân máy.

2. Pit tông.

3. Thanh truyền.

4. Hộp các te trục khuỷu.

5. Thùng nhiên liệu.

6. Bình bốc hơi. 7. Nắp xi lanh

38



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

×