1. Trang chủ >
  2. Kỹ Thuật - Công Nghệ >
  3. Cơ khí - Chế tạo máy >

2 Kiểm tra và sửa chữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.23 MB, 68 trang )


Khoa Công nghệ Ô tô



Giáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mát



Quan sát những hư hỏng nêu trên, dùng pan me, đồng hồ so kiểm tra độ mòn

ổ bi, độ cong của trục bơm.

6.2.1.2. Quy trình công nghệ tháo, lắp bơm nước

a) Tháo bơm nước:

- Tháo khớp chất lỏng:

+ Kéo căn dây đai để hãm và nới lỏng các đai ốc bắt puli cánh quạt

+ Nới lỏng bulông chốt xoay và bulông điều chỉnh và tháodây đai ra.

+ Tháo 4 đai ốc, khớp (trục) dẫn động quạt gió với cả cánh quạt và puli

bơm nước.



Hình 6.1. Tháo khớp chất lỏng



- Tháo bơm nước: Tháo các bulông lấy bơm nước và đệm làm kín ra.



a)



b)



Hình 6.2. Tháo bơm nước.

a) Tháo các bu lông; b) Tháo đệm làm kín.

b) Lắp bơm nước:

- Lắp bơm nước: Gá đệm và bơm nước lên động cơ và bắt chặt bằng 10

bulông.

+ Moment siết: A 200 kG.cm

+ B 90 kG.cm

- Lắp puli bơm nước, khớp (hoặc trục) dẫn động quạt gió và dây đai máy phát

- Lắp puli bơm nước, khớp chất lỏng (truc) dẫn động quạt gió với cả cánh

quạt và bắt bằng 4 đai ốc.

- Quàng dây đai máy phát lên các puli.

- Kéo căn dây đai và bắt chặt 4 đai ốc.

62



Khoa Công nghệ Ô tô



Giáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mát



+ Moment siết: 210 kG.cm

6.2.1.3. Sửa chữa

- Hỏng cánh bơm, hỏng bi và bộ phận gioăng đệm bao kín, cách sửa chữa chủ

yếu là thay thế bằng chi tiết mới phù hợp.

- Lỗ đế trên thân bơm làm việc với tấm đệm bao kín bằng phíp thường bị mòn

hoặc rỗ, được sửa chữa bằng cách doa rộng ổ đế sau đó đóng ống lót và mài nghiền

nhẵn phẳng bề mặt làm việc.

- Trục cong nắn thẳng bằng máy ép thuỷ lực.

- Phải thông và bơm mỡ thường xuyên.

6.2.2. Két nước

6.2.2.1. Kiểm tra:

- Kiểm tra các ống nước bị cặn, tắc: Có thể kiểm tra bằng cách mở nắp két

nước, tăng tốc động cơ vài lần, nếu nước làm mát trào ra càng nhiều thì két càng tắc.

- Kiểm tra rò rỉ: dùng áp suất khí nén 2,5 at, ngâm két vào nước dung dịch

làm mát và quan sát chỗ sủi bọt để phát hiện ống dẫn bị thủng, nứt.

- Có thể kiểm tra độ kín của két bằng bộ kiểm tra áp suất (hình 6.3) như sau:

+ Đổ nước vào két cách đáy cổ đổ nước khoảng 13 mm

+ Lắp kín thiết bị vào miệng két nước

+ Bơm tay cho áp suất tăng lên khoảng 0,2 at ( khoảng 3 psi )

+ Quan sát đồng hồ áp suất, nếu kim đồng hồ không dao động chứng tỏ két

kín, tốt.

- Dùng tay bóp các ống cao su, kiểm tra các ống bị phồng, rộp, bục.

- Mở nắp két nước phát hiện xem có váng dầu nổi lên hay không, nếu có phải

hớt hết váng, sau đó cho động cơ làm việc và kiểm tra lại, nếu váng dầu tiếp tục hình

thành chứng tỏ có khả năng lọt khí cháy từ xi lanh hoặc dầu từ bộ làm mát dầu nhờn

sang đường nước làm mát.

- Kiểm tra nắp két nước: Sử dụng bơm gắn đồng hồ đo áp suất để kiểm tra độ

kín của gioăng cao su, độ kín và trạng thái làm việc của các van áp suất, van chân

không trên nắp. Kiểm tra áp suất mở van bằng cách lắp nắp két nước cần kiểm tra

lên đầu bơm hút, dùng tay kéo pít tông để tạo chân không trong khoang bơm, nếu độ

chân không đạt giá trị trong phạm vi: 0,7÷1,0 at mà van mở là đạt yêu cầu (hình

6.4).



63



Khoa Công nghệ Ô tô



Giáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mát



Hình 6.3 Kiểm tra áp suất mở van

Hình 6.4 Kiểm tra độ kín két nước bằng

chân không của nắp két nước

áp suất

6.2.2.2. Sửa chữa:

- Két nước bị thủng thường phải gỡ mối hàn của phần tản nhiệt và ngăn trên

và ngăn dưới để sửa chữa hoặc hàn lấp ống, nếu ống thủng ở phần giữa không thể

hàn vá được. Cho phép số lượng ống hàn lấp hoặc bóp kín không quá 10% số ống.

Hiện nay két làm mát có ống bị rò rỉ, hay hư hỏng thường được thay thế vì giá thành

sửa chữa có thể cao hơn giá thành của két làm mát mới.

- Két nước tắc bẩn, đóng cặn tiến hành xúc rửa. Quy trình xúc rửa:

+ Xả hết nước trong hệ thống làm mát.

+ Để khô hệ thống làm mát từ 10 đến 12 giờ.

+ Đổ dung dịch hoá chất đã pha vào đầy hệ thống và ngâm theo thời gian

quy định.

+ Khởi động động cơ cho làm việc từ 15 đến 20 phút.

+ Xả sạch dung dịch khử cặn, rửa hệ thống làm mát 2 đến 3 lần bằng nước

sạch.

+ Rửa lần cuối bằng dung dịch K 2Cr2O7 nồng độ từ 0,5 đến 1% ở nhiệt độ

từ 70 đến 80 0C để trung hoà hết các chất ăn mòn.

+ Hoá chất dùng để khử cặn có rất nhiều loại. Một số dung dịch được sử

dụng chung cho các loại vật liệu, có thành phần như sau:

Tên hoá chất

- Axit lactic kỹ thuật CH63CH-COOH

- Crômpickali ( K2Cr2O7 )

- Hỗn hợp :

+ NaCO3 ( Nát ri cácbonát )

+ K2Cr2O7

- Hỗn hợp :

+ H3 PO4 (axit phốt pho rích )

+ CrO3 ( Crôm ô xit )



64



Tỷ lệ

(g/10 lít )

600

200



Thời gian

ngâm (h)

0,5 ÷ 3

8 ÷ 10



1000 ÷ 1200

20 ÷ 30



10 ÷ 12



1000

500



0,5 ÷ 1



Khoa Công nghệ Ô tô



Giáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mát



Cũng có thể dùng thiết bị rửa: Bơm hoá chất có áp suất 0,1÷0,2 at cho tuần

hoàn qua chi tiết (két, thân, nắp máy) trong thời gian 0,5÷1 giờ với nhiệt độ dung

dịch 450C÷ 500C, sau đó rửa sạch hoá chất sử dụng như trên.

6.2.3. Quạt gió.

6.2.3.1. Kiểm tra, sửa chữa:

- Khi cánh quạt bị cong phải nắn lại trên bàn gá, cần đảm bảo góc nghiêng của

cánh, cách đều nhau và các cánh cùng nằm trên một mặt phẳng.

- Đối với quạt gió dẫn động thuỷ lực khi thiếu dầu phải bổ sung, đồng thời

kiểm tra nguyên nhân gây rò rỉ để khắc phục.

- Đối với quạt điện xem phần kiểm tra, sửa chữa động cơ điện và hệ thống

điều khiển.

6.2.4. Van hằng nhiệt.

6.2.4.1. Kiểm tra

- Tháo van ngâm vào chậu nước nóng, có cắm nhiệt kế đo nhiệt độ nước,

khoảng 750C van bắt đầu mở, tăng nhiệt độ lên 850C van mở hoàn toàn là được (hình

6.5).

- Nếu không tháo van, theo dõi nhiệt

độ động cơ nóng đến nhiệt độ mở van (750C

÷ 850C) mà đường nước dẫn từ động cơ đến

két đột ngột nóng lên chứng tỏ van hoạt

động tốt.

- Nếu van mở ở nhiệt độ bình thường

hoặc không mở trong phạm vi nhiệt độ cho

phép thì thay thế van mới đúng loại.

Hình 6.5 Kiểm tra van hằng nhiệt

6.2.4.2. Quy trình tháo, lắp van hằng nhiệt:

a) Tháo van hằng nhiệt:

- Tháo 2 đai ốc, tháo cút dẫn nước vào bơm cả đệm và van hằng nhiệt ra khỏi

bơm

- Tháo đệm ra khỏi van hằng nhiệt.

b) Lắp van hằng nhiệt:

- Lắp đệm mới vào van hằng nhiệt.

- Lắp van hằng và cút nước vào bơm chú ý quay chiều van như chỉ

dẫn trên.

Hình 6.6. Tháo van hằng nhiệt

- Lắp 2 đai ốc và xiết chặt

65



Khoa Công nghệ Ô tô



Giáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mát



Moment xiết:120 KG.cm



Hình 6.7. Lắp van hằng nhiệt



66



Khoa Công nghệ Ô tô



Giáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mát

TÀI LIỆU THAM KHẢO



- Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn và làm mát do Tổng

cục dạy nghề ban hành

- Nguyễn Quốc Việt - Động cơ đốt trong và máy kéo nông nghiệp - Tập1,2,3 - NXB

HN-2005

- Trịnh Văn Đạt, Ninh Văn Hoàn, Lê Minh Miện-Cấu tạo và sửa chữa động cơ

ô tô - xe máy-NXB Lao động - Xã hội-2007

- Nguyễn Oanh-Kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại-NXB GTVT2008

- Nguyễn Tất Tiến, Đỗ Xuân Kính-Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô, máy nổNXB Giáo dục-2009



67



Khoa Công nghệ Ô tô



Giáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mát

MỤC LỤC



68



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

×