1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

Ưu - nhược điểm của tín dụng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.84 KB, 38 trang )


Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam



Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ



- Tín dụng thương mại được cấp giữa các doanh nghiệp quen biết, uy tín nên

có lợi thế là thủ tục nhanh, gọn, đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn và góp phần đẩy

nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp.

- Tín dụng thương mại góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu

thông, làm giảm chi phí lưu thông xã hội.

- Tạo điều kiện mở rộng hoạt động của tín dụng ngân hàng thông qua nghiệp

vụ chiết khấu, bảo lãnh và thu hộ thương phiếu, sẽ giúp ngân hàng tăng thu nhập

nhưng ít rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.

- Trong trường hợp người đi vay vốn ngân hàng nhận nợ bằng lệnh phiếu, khi

cần thiết, ngân hàng có thể bán khoản nợ này để thu nợ trước hạn bằng cách

chuyển nhượng lệnh phiếu cho ngân hàng khác. Đây là một giải pháp chứng khoán

hoá các khoản cho vay của ngân hàng.

- Tín dụng thương mại tạo ra thương phiếu bổ sung hàng hoá cho thị trường

mở, tạo điều kiện cho ngân hàng trung ương thực hiện tốt công tác điều hoà khối

tiền trong lưu thông.

- Tạo thuận lợi với doanh nghiệp có quan hệ thường xuyên với nhà cung cấp.



Nhược điểm

- Về quy mô: lượng giá trị cho vay bị hạn chế do tín dụng thương mại được

cấp bằng hàng hoá nên doanh nghiệp cho vay chỉ có thể cung cấp được cho một số

doanh nghiệp nhất định - những doanh nghiệp cần đúng thứ hàng hoá đó để phục vụ

sản xuất hoặc bán ra. Hơn nữa, Tín dụng thương mại là do các nhà doanh nghiệp

cung cấp và họ chỉ cung cấp với khả năng giới hạn của họ. Nếu người đi vay có nhu

cầu cao hơn thì người cho vay không thể đáp ứng được.



Thực hiện: Nhóm 12



13



Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam



Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ



- Về phạm vi: Phạm vi hẹp, chỉ xảy ra giữa các doanh nghiệp, hơn nữa là chỉ

thực hiện được giữa các doanh nghiệp quen biết, tín nhiệm lẫn nhau và chỉ đầu tư

một chiều, không có quan hệ cho vay ngược lại.

- Về thời gian: thời hạn tín dụng ngắn thường là dưới 1 năm, điều kiện kinh

doanh và chu kỳ sản xuất của các doanh nghiệp có thể không phù hợp nhau, do vậy

khi thời gian mà doanh nghiệp cho vay muốn cung cấp không phù hợp với nhu cầu

của doanh nghiệp cần đi vay thì tín dụng thương mại không thể xảy ra.

- Là loại tín dụng không có đảm bảo nên rủi ro dễ phát sinh.

- Do tính trừu tượng của thương phiếu, sẽ dẫn đến tình trạng hai doanh nghiệp

thông đồng nhau lập ra thương phiếu khống (thương phiếu không phát sinh từ quan

hệ mua bán chịu) để mang đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố. Chính điều

này đã làm cho cơ sở đảm bảo của thương phiếu là tín dụng hàng hoá không thể tồn

tại, số tiền cho vay được ngân hàng phát ra không có cơ sở đảm bảo.

- Các chủ thể tham gia vào nghiệp vụ thương phiếu (Người bán chịu hàng hoá,

người được chuyển nhượng thương phiếu, ngân hàng bảo lãnh…) chưa thật sự có

lòng tin đối với thương phiếu và khả năng chuyển hoá ra.

- Pháp lệnh thương phiếu vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng nên tính khả thi

vẫn còn kém.

b. Quốc tế:

Ưu điểm:

- Đáp ứng được nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội khi mà các nguồn

vốn trong nước còn hạn chế.

- Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế một cách nhanh chóng

- Mở rộng quan hệ quốc tế với các nước trên thế giới

Nhược điểm:

Thực hiện: Nhóm 12



14



Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam



Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ



- Tín dụng quốc tế có rủi ro do bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của tỷ giá hối

đoái quốc tế.



Thực hiện: Nhóm 12



15



Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam



Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ



CHƯƠNG II. CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÍN DỤNG

THƯƠNG MẠI

Bất cứ khi nào một công ty mua hàng từ nhà cung cấp và được quyền trả

chậm hơn thời điểm mua hàng thì khi đó họ được cấp tín dụng thương mại. Nói

chung, tín dụng thương mại là nguồn tài trợ ngắn hạn phổ biến và quan trọng nhất

đối với các công ty. Các doanh nghiệp càng nhỏ thì càng phụ thuộc nhiều vào tín

dụng thương mại để tài trợ cho hoạt động vì họ gặp khó khăn hơn trong việc huy

động vốn từ ngân hàng hay các nhà cho vay khác trên thị trường tài chính.

Hồ sơ ghi chép tín dụng thương mại của bạn là cách chủ yếu mà các công ty

đánh giá xem liệu có nên hợp tác làm ăn với bạn không, và theo phương thức nào.

Các công ty dựa vào mức độ giá trị tín dụng thương mại của công ty bạn để đưa ra

những quyết định chắc chắn, bao gồm việc:





Có nên bán cho bạn không?







Có nên cho bạn vay không?







Bạn có đủ vững chắc để làm đối tác không?







Có nên cho bạn thuê những thiết bị cần thiết để phát triển kinh doanh không?







Có nên tăng những khoản nợ tín dụng của bạn không?







Có nên giúp bạn tiêu thụ hàng tồn kho với giá cả cạnh tranh?







Có nên giúp bạn tiêu thụ hàng tồn kho với giá cả cạnh tranh?







Bạn có chiếm ưu thế so với những công ty có sức cạnh tranh trong thị trường

của bạn không?



Thực hiện: Nhóm 12



16



Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam



Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ



Tín dụng thương mại bao gồm rất nhiều dữ liệu miêu tả về việc kinh doanh

của bạn, ví dụ như ngày bắt đầu, các kỹ năng và kinh nghiệm của ban lãnh đạo, số

nhân viên và doanh số bán hàng hàng năm. Loại thông tin này được liệt kê trong hồ

sơ tín dụng thương mại của bạn, cùng với điểm số và tỷ lệ mà bắt nguồn từ những

hành vi trong công việc kinh doanh trước đây của bạn để tiên đoán việc kinh doanh

trong tương lai. Ví dụ, khả năng và sự sẵn sàng thanh toán hoá đơn đúng thời hạn của

bạn trong quá khứ được nhìn nhận là khả năng và việc bạn thanh toán đúng thời hạn

là rất có thể xảy ra trong tương lai.

Tín dụng thương mại là một nguồn tài trợ tự nhiên, nghĩa là nó tự động tăng

lên qua các giao dịch kinh doanh thông thường.



I. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA TIN DỤNG THUƠNG MẠI

Quan hệ tín dụng thuơng mại đuợc hoạt động trên các nguyên tắc sau:

- Quan hệ tín dụng thuơng mại là quan hệ mua bán chịu hàng hoá dựa trên sự

tin tuờng và tín nhiệm.

- Tín dụng thuơng mại hoạt động trên cơ sở phân tán rủi ro và phân loại khách

hàng theo nhu cầu phát triển.

- Đối tuợng giao dịch là hàng hoá, nguyên vật liệu.

- Giá trị hoàn trả sau thời gian đuợc phép trả chậm thông thuờng bằng đúng

giá trị ban đầu lúc mua bán.

Thông thuờng quy trình cấp tín dụng có các buớc sau:

Buớc 1: thẩm định năng lực tài chính, kinh doanh của khách hàng và khả

năng phát triển của khách hàng mới thành khách hàng tiềm năng.

Buớc 2: theo dõi lịch sử giao dịch mua bán qua một thời gian nhất định.

Buớc 3: đánh giá kế hoạch cam kết doanh số của khách hàng với nhà cung

cấp.

Buớc 4: quyết đinh cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng.

Thực hiện: Nhóm 12



17



Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam



Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ



II. CHI PHÍ TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI

Trong truờng hợp giá mua chịu và giá mua trả tiền ngay có sự chênh lệch,

thuờng là chênh lệch của việc phải chịu giá cao hơn thì cho phí tín dụng thuơng mại

chính là chênh lệch giữa giá bán chịu và giá trả tiền ngay.

Thông thuờng càc nhà cung cấp thuờng kèm theo các điều kiện chiết khấu để

khuyến khích khách hàng sớm trả tiền. ví dụ một giao dịch tín dụng thuơng mại có

quy định điều kiện chiết khấu “2/15 net 40” trên hoá đơn, có nghĩa là nguời bán sẽ

chiết khấu 2% trên giá trị của hoá đơn mua hàng nếu nguời mua trả tiền trong 15

ngày kể từ ngày giao hàng. ngừoi mua sẽ phải trả toàn bộ giá bán rong 15 ngày và

đuợc trả chậm trong 40 ngày.

Trong truờng hợp này, chi phí của tín dụng thuơng mại là chi phí mà khi

nguời mua không thanh toán đuợc tiền trong thời hạn đuợc huởng chiết khấu. trong

trùơng hợp này đã mất khoản chiết khấu mà có thể coi là chi phí cơ hội mà doanh

nghiệp phải trả để đựoc sử dụng khoản tiền mua hàng trong thời gian kể từ sau ngày

đuợc huởng chiết khấu. chi phí này tính cho 1 năm, có thể đuợc tính như sau:

Tỷ lệ chi phí = x

trong đó:

i - tỷ lệ chiết khấu

n - số ngày mua chịu

t - thời gian huởng chiết khấu (ngày)

Như vậy, Chi phí tín dụng thuơng mại là những chi phí, phí tổn khi thực

hiện chính sách tín dụng và chấp nhận tín dụng. Chi phí của tín dụng thương mại

được xác định bằng công thức:

ví dụ: tín dụng thuơng mại với điều kiện “3/10 net 45”, ta có:

tỷ lệ chiết khấu i=3%

số này mua chịu n=45 (ngày)

thởi gian huởng chiết khấu t=10 (ngày)

Thực hiện: Nhóm 12



18



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

×