1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

Tình hình trong nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.84 KB, 38 trang )


Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam



Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ



Do đặc điểm tuần hoàn, lưu chuyển vốn khác nhau, trong những đơn vị sản

xuất kinh doanh, nên xảy ra sự không ăn khớp giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đây

là tình trạng phổ biến của các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất ở Việt Nam hiện nay.

Tại một thời điểm, trong khi một số nhà sản xuất có hàng hóa muốn bán thì số khác

lại muốn mua hàng hóa đó nhưng không có tiền. Từ đó phát sinh việc mua bán chịu

giữa các đối tượng này ngày càng phổ biến hơn. Đây cũng chính là cơ sở của tín dụng

thương mại. Và tín dụng thương mại đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong

quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Trong nền kinh tế thị trường hiện tượng thừa thiếu vốn ở các doanh nghiệp

thường xuyên xảy ra, vì vậy hoạt động của tín dụng thương mại một mặt đáp ứng

được nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tạm thời thiếu đồng thời giúp cho các doanh

nghiệp tiêu thụ được hàng hoá của mình. Mặt khác sự tồn tại của hình thức tín dụng

này giúp cho các doanh nghiệp khai thác được vốn nhằm đáp ứng kịp thời cho hoạt

động sản xuất kinh doanh.

Ngay từ khi xuất hiện thương phiếu được xem là một phương tiện thanh toán

hữu hiệu, đáp ứng các nhu cầu thanh toán trong trường hợp có sự khác biệt về địa lý

giữa nơi bán và nơi mua. Và hiện nay, thương phiếu vẫn giữ vai trò quan trọng trong

hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh vai trò là một phương tiện thanh toán, thương phiếu còn được xem là

một công cụ tín dụng, sỡ dĩ có vai trò này bởi vì các doanh nghiệp kinh doanh sản

xuất thực hiện các hoạt động chiết khấu trên thương phiếu. Tín dụng chiết khấu

thương phiếu được hiểu là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, mà thực chất của hình thức

này là ngân hàng tiến hành mua lại các thương phiếu đang trong thời kỳ chưa đến hạn

thanh toán và cung ứng một khoản vốn cho các thương nhân để họ có điều kiện tiếp

tục tái sản xuất. Khi kết thúc thời hạn chiết khấu, ngân hàng sẽ đòi tiền ở người có

nhiệm vụ trả tiền thương phiếu.

a. Tăng nguồn vốn kinh doanh

Thực hiện: Nhóm 12



30



Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam



Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ



Trong tín dụng thương mại, các nhà sản xuất có thể tận dụng được nguồn vốn

nhàn rỗi để sản xuất, làm tăng nguồn vốn kinh doanh trong thời gian ngắn, với chi phí

thấp hoặc chi phí có thể bằng không, tùy theo mối quan hệ giữa người cấp tín dụng và

người sử dụng nguồn vốn đó.

b. Tiết kiệm chi phí và lưu thông tiền tệ

Sử dụng vốn tín dụng thương mại giúp cho các nhà sản xuất giảm chi phí sử

dụng vốn. Để đáp ứng nhu cầu vốn, thay vì đi vay tại các các ngân hàng hoặc các tổ

chức tín dụng khác với mức lãi suất cao, thủ tục phức tạp, phát sinh nhiều chi phí

trung gian từ việc vay vốn, thì nhà sản xuất có thể mua chịu nguyên vật liệu, hay nhập

hàng từ nhà cung ứng với chi phí trả sau và có mức chiết khấu hợp lý thỏa thuận

được. Việc sử dụng nguồn vốn tín dụng không chỉ có lợi cho nhà sản xuất mà còn có

lợi cho kinh tế về mặt vĩ mô, khi không phải cung ứng thêm lượng tiền ra lưu thông.

Giúp cho ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ dễ dàng hơn.

c. Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hóa

Trong nền kinh tế thị trường hiện tượng thừa thiếu vốn ở các doanh nghiệp

thường xuyên xảy ra, vì vậy hoạt động của tín dụng thương mại một mặt đáp ứng

được nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tạm thời thiếu đồng thời giúp cho các doanh

nghiệp tiêu thụ được hàng hoá của mình. Nguồn vốn tín dụng thương mại giúp đáp

ứng nhu cầu vốn trong thời vụ sản xuất cao điểm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng

thời dưới cơ chế hoạt động của tín dụng thương mại, nhà sản xuất có thể bán được

hàng hóa của mình, giải quyết tình trạng tồn kho, và các chi phí có liên quan đến tồn

trữ hàng hóa. Người sản xuất được cấp tín dụng thương mại sẽ bắt đầu chu kì sản xuất

mới mà không cần chờ đợi đến khi có vốn mới. Như vậy, tín dụng thương mại đã huy

động được nguồn vốn nhàn rỗi vào vòng quay sản xuất, làm sản xuất hiệu quả hơn,

dòng tiền có khả năng sinh lời nhiều hơn. Trong sản xuất kinh doanh, tín dụng thương

mại là một phần không thể thiếu nhằm cung ứng vốn. Qua đó, còn liên kết các nhà sản



Thực hiện: Nhóm 12



31



Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam



Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ



xuất với nhau, bởi mối quan hệ của nhà sản xuất được hiểu là đầu ra của người này là

đầu vào của người kia.

d. Khuyến khích sản xuất kinh doanh

Tín dụng thương mại dưa trên sự tín nhiệm giữa các nhà sản xuất với nhau, hỗ

trợ nhau trong quá trình sản xuất. Thực tế, các nhà sản xuất sử dụng vốn tín dụng vốn

thương mại trong hầu hết các trường hợp mua nguyên vật liệu, nhập hàng, tiêu thụ sản

phẩm,… thay vì đi vay tại ngân hàng với thủ tục phức tạp, lãi suất cao. Trong những

giai đoạn lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho nguồn vốn đến tay các doanh

nghiệp khó khăn hơn thì tín dụng thương mại với cam kết đơn giản giữa các doanh

nghiệp, cùng chi phí sử dụng vốn cực thấp lại là biện pháp vốn tối ưu cho các doanh

nghiệp, giúp duy trì sản xuất kinh doanh. Tín dụng thương mại được xem là hình thức

tài trợ rẻ tiền, rất linh hoạt trong kinh doanh. Bên cạnh đó, nó còn tạo điều kiện mở

rộng mối quan hệ với đối tác lâu bền giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

2. Tín dụng thương mại quốc tế

Trong các quan hệ quốc tế, quan hệ về tài chính - tín dụng - ngân hàng là quan

hệ phổ biến giữa các nước trên thế giới hiện nay; mối quan hệ này được đặc biệt quan

tâm ở các nước đã và đang phát triển đối với các nước kém phát triển.

Đảng, Nhà nước ta đã xác định đường lối phát triển kinh tế - xã hội trong giai

đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH là tăng trưởng nhanh và bền vững cả trước mắt cũng như

lâu dài phải dựa trên hai yếu tố: Nội lực và ngoại lực, trong đó nội lực là yếu tố quyết

định và bên ngoài là yếu tố quan trọng. Chính vì vậy, hơn 10 năm qua nước ta đã sử

dụng vốn vay nước ngoài chủ yếu là vay vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

(FDI), vốn viện trợ cùng với nguồn lực tài chính trong nước là yếu tố quyết định để

xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ; Mức tăng

trưởng kinh tế mấy năm qua xấp xỉ 8%, nước ta đã dần dần khẳng định vị thế trên thế

giới và các nước trong khu vực; Đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân được

nâng lên một bước khả quan.

Thực hiện: Nhóm 12



32



Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam



Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ



Một trong những yếu tố tạo nên thắng lợi về phát triển kinh tế thời gian qua là

nguồn vốn vay nước ngoài mà chủ yếu là vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

của nhiều nước.



Nguồn :www.vdb.gov.vn

Biểu đồ: Nợ vay nước ngoài và tín dụng thương mại quốc tế năm 2010

Tính đến thời điểm này, nước ta đang có số nợ vay khoảng 14 tỷ USD, trong

đó vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) chiếm khoảng 85%, còn lại trên là 15%

vay tín dụng thương mại. Hàng năm ngân sách nhà nước bố trí chi khoảng 1/3 tổng số

tiền chi trả nợ để trả nợ nước ngoài, chủ yếu là vốn ODA của các nước phương Tây.

Tình hình kinh tế nước ta đang trên đà tăng trưởng, nguồn đầu tư trực tiếp bằng

vốn nước ngoài (FDI) và nguồn vốn của các nhà đầu tư trong nước tăng lên thì lượng

vốn vay ODA nên giảm dần và có thể vay vốn tín dụng thương mại thông thường ở

các tổ chức OCR, vay của ADB, vay của IBRRD, hoặc của WB … khi cần thiết.

Chúng ta cũng không nên dựa vào ngưỡng an toàn cho nợ nước ngoài theo tập

quán quốc tế là 50% GDP. Thực tế ở nước ta thì năm 2000 tỷ trọng nợ gần 40% trong

GDP; Dự kiến năm 2006 là gần 37% GDP; Bình quân 2001-2005 là gần 36% GDP;

Thực hiện: Nhóm 12



33



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

×