1. Trang chủ >
  2. Công nghệ thông tin >
  3. Lập trình web >

II. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 32 trang )


II. Ngôn ngữ là một hệ thống

tín hiệu đặc biệt

B. Tính đa trị:

Trong ngôn ngữ có khi một cái biểu hiện tương ứng với nhiều

cái được biểu hiện khác nhau (hiện tượng đa nghĩa) có khi có

một cái được biểu đạt tương ứng với nhiều cái biểu đạt khác

như các từ đồng nghĩa. Mặt khác, chức năng giao tiếp và tư duy

của ngôn ngữ đòi hỏi tín hiệu phải có nhiều chức năng tương

ứng: chức năng thông báo, chức năng biểu cảm, chức năng tổ

chức các tín hiệu trong hệ thống ngôn ngữ. Cụ thể là tính đa giá

trị nghĩa từ vựng, nghĩa cấu trúc trong hoạt động giao tiếp.

Ví dụ:

- He is going tomorrow

- Is he going?

- He is going!



II. Ngôn ngữ là một hệ thống

tín hiệu đặc biệt



C. Tính độc lập:



Ngôn ngữ mang tính xã hội, có quy luật phát triển nội tại, không lệ

thuộc ý kiến cá nhân. Ngôn ngữ tồn tại độc lập từ phương thức sản

xuất này đến phương thức sản xuất khác, từ chế độ xã hội này đến chế

độ xã hội khác. Tuy nhiên, ngôn ngữ có tính độc lập tương đối, vì bằng

chính sách ngôn ngữ cụ thể, hợp với quy luật phát triển của nó, con

người có thể tạo điều kiện cho ngôn ngữ phát triển theo hướng nhất

định



D. Tính năng sản của tín hiệu ngôn ngữ:

Từ tín hiệu đã có sẵn, tín hiệu ngôn ngữ có thể tạo ra các tín hiệu

mới cho hệ thống của nó. Đó là phương thức tạo từ mới. Xuất phát trên

cơ sở từ đơn, người Việt đã dùng các phương thức cấu tạo từ khác

nhau để tạo ra những từ mới, chẳng hạn từ láy và từ ghép. Chính nhờ

đặc điểm này mà hệ thống ngôn ngữ ngày càng phát triển.

Ví dụ: Dễ -> dễ dãi, dễ dàng

Đất -> đất đai, đất vườn, đất ruộng



II. Ngôn ngữ là một hệ thống

tín hiệu đặc biệt

E. Tính bất biến và tính khả biến:

E.1. Tính bất biến:

Xuất phát từ tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ nên cá

nhân sử dụng nó không thể tự mình thay đổi được gì trong

hệ thống tín hiệu ngôn ngữ, dù chỉ thay đổi một từ. Thậm

chí, quần chúng sử dụng ngôn ngữ đó đều phải tuân theo

những quy luật ngôn ngữ đã được quy ước trong trạng

thái đương đại của nó. Hơn nữa, ở bất cứ thời đại nào,

ngôn ngữ vẫn thể hiện ra như di sản của thời đại trước đó

mà con người thừa hưởng và chấp nhận sự hình thành

của nó. Các nhân tố sau đây có thể giải thích sự bất biến

của tín hiệu ngôn ngữ:



II. Ngôn ngữ là một hệ thống

tín hiệu đặc biệt



-



Tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ đã bảo vệ sự bất

biến của nó trong cộng đồng người sử dụng. Bởi vì khi

ngôn ngữ đã được phổ cập hoá trong quần chúng thì

không có cá nhân nào có thể thay đổi được dù chỉ là 1 tín

hiệu (1 từ).

Số lượng tín hiệu để tạo nên một ngôn ngữ quá lớn không

thể thay đổi được ngôn ngữ

Xuất phát từ tính chất phức tạp của hệ thống tín hiệu ngôn

ngữ nên quần chúng không có khả năng thay đổi ngôn

ngữ.

Tập quán sử dụng ngôn ngữ của quần chúng đã gây khó

khăn trong canh tân ngôn ngữ

Trong tất cả các thiết chế xã hội, ngôn ngữ là thiết chế ít

chịu tác động của sáng kiến. Nó đi sâu vào tập quán, sinh

hoạt của xã hội. Bởi vậy, ngôn ngữ đóng vai trò bảo thủ

trong sự canh tân ngôn ngữ



II. Ngôn ngữ là một hệ thống

tín hiệu đặc biệt

E.2. Tính khả biến:

Tính kế thừa, tính võ đoán, tính xã hội, tính phức tạp đã

làm cho tín hiệu ngôn ngữ bất biến. Tuy nhiên, tín hiệu

ngôn ngữ có thể biến đổi vì tự thân nó kế tục trong thời

gian. Sự biến hoá của tín hiệu ngôn ngữ trong thời gian đã

dẫn đến sự di chuyển của mối quan hệ biểu đạt: hình thức

ân thanh lẫn khái niệm đều thay đổi hoặc đôi khi mối quan

hệ giữa tín hiệu và ý niệm bị lỏng lẻo đi.

Ví dụ: Trong tiếng La Tinh từ necăre chuyển sang tiếng

Pháp thành noyer (chết đuối). Trong tiếng Việt từ: Bẩm ->

Kính (kính thưa) có sự thay đổi lẫn âm và nghĩa.

Do đó, tính khả biến của tín hiệu ngôn ngữ là làm di

chuyển mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu

hiện



II. Ngôn ngữ là một hệ thống

tín hiệu đặc biệt

Cũng vậy, sự biến đổi nghĩa của từ “nắm” khởi đầu là từ đơn,

nghĩa biểu vật là dùng bàn tay siết chặt để giữ vật gì hoặc gấp các

ngón tay lại vào lòng bàn tay. Theo dòng thời gian, tín hiệu này được

phối hợp với một số tín hiệu khác, tạo thành từ ghép, tự thân nó

chuyển sang nghĩa khác mang tính trừu tượng như: nắm tình hình,

nắm kiến thức, nắm ngoại ngữ, nắm chiến thuật…Sự kết hợp các từ

này đã làm biến hoá cái biểu hiện và cái được biểu hiện nguyên thuỷ

của nó. Như vậy, theo thời gian và kết hợp với sự phát triển xã hội,

ngôn ngữ phát triển. Sự phát triển này kéo theo sự thay đổi mối quan

hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện.

Đây là một trong những hệ quả của tính võ đoán của tín hiệu ngôn

ngữ. Nó có thể tự do xác lập các mối quan hệ giữa chất liệu âm thanh

(từ) và các ý niệm (nghĩa của từ) và theo thời gian ngôn ngữ cứ biến

hoá. Sự biến hoá này là tất yếu trong sự phát triển của loài người.



Nội dung: Vũ Kim Cúc

Trình bày: Nguyễn Việt Hà

Thuyết trình: Nguyễn Việt Hà

Lớp: Tiếng Anh Tài Chính – Ngân Hàng A (ATC A) –

K11, Học viện Ngân Hàng

Bài viết có sử dụng tư liệu và hình ảnh tại:

http://ngonngu.net

và một số tài liệu tham khảo khác.

Thanks



The end



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

×