Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 64 trang )
19.
Danh mục tín dụng
DMTD
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng Trang
Trang
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của NHNT38
38
Bảng 2.2: Dư nợ và tổng tài sản NHNT 1999-200339
39
Bảng 2.3: Lợi nhuận của NHNT từ 1999-200340
40
Bảng 2.4: Nợ xấu/Tổng dư nợ của các NHTM43
43
Bảng 2.5:Nợ xấu của NHNT thời điểm 31.12.200044
44
Bảng 2.6: Phân loại nợ xấu thời điểm 31.12.2000 theo nhóm của NHNT45 45
Bảng 2.7:Tổng hợp nợ xấu tại NHNT 2000-200346
46
Bảng 2.8: Quỹ DPRR và sử dụng quỹ DPRR của NHNT 2000-200351
51
Bảng 2.9: Cơ cấu danh mục tài sản thế chấp, cầm cố tại NHNT54
54
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản NHNT năm 2000-200337
37
Biểu đồ 2.2: Dư nợ / Tổng tài sản của NHNT42
42
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ xấu tín dụng NHNT tại 31.12.200045
45
Biều đồ 2.4: Nợ xấu / Dư nợ47
47
4
Sơ đồ:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức NHNT Việt Nam 34
34
Sơ đồ 3.1: Tổ chức quản lý nợ xấu76
76
Sơ đồ3.2: Quy trình giám sát và xử lý nợ xấu77
77
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công cuộc cải cách kinh tế tại Việt Nam được thực hiện từ năm 1986 và đã
mang lại nhiều thành tựu kinh tế trên mọi mặt của thập kỷ 90. Cùng với tiến trình
cải tổ, hệ thống ngân hàng cũng được đổi mới một cách đáng kể. Tuy nhiên, Việt
Nam vẫn là một nước nghèo và lạc hậu so với các nước trong khu vực trên nhiều
phương diện. Riêng hệ thống tài chính trong nước với các ngân hàng thương mại
chiếm đa số, còn nhiều yếu kém và chưa đủ năng lực huy động các nguồn lực cần
thiết cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế, nợ xấu còn nhiều và có xu hướng gia tăng.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia nhiều cam kết mở cửa thị trường tài chính và
hội nhập quốc tế, điều này khiến hệ thống ngân hàng Việt Nam cần phải cải cách
tòan diện và sâu sắc để đáp ứng nhu cầu phát triển mới của nền kinh tế trong tiến
trình hội nhập và phát triển này. Trong bối cảnh chung như vậy, đòi hỏi tất yếu đặt
ra cho các NHTM Việt Nam nói chung và NHNT nói riêng phải có các biện pháp
cải tổ một cách toàn diện nhằm tăng cường hiệu qủa hoạt động, cũng như khả năng
cạnh tranh trong một môi trường mới. Một trong những việc cần giải quyết bước
đầu của NHNT đó là xử lý nợ xấu và cần nghiên cứu một cách nghiêm túc để đưa ra
được các giải pháp hạn chế nợ xấu trong tương lai. Thực hiện điều này là một
chương trình trọng tâm lớn trong tiến trình tái cơ cấu NHNT Việt Nam, tạo ra điểm
5
tựa vững chắc trong quá trình cải cách sâu rộng hơn nữa của nền kinh tế và tiến
trình thực hiện đổi mới, hiện đại hóa Ngân hàng Ngoại thương.
Nhận thức được tầm quan trọng này, mà đề tài “Giải pháp hạn chế nợ xấu
tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” đã được tác giả lùa chọn làm đề tài luận
văn thạc sỹ nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-
Trình bày những vấn đề về nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM và
nghiên cứu quá trình hình thành và phát sinh nợ xấu.
-
Đánh giá tình hình nợ xấu và hạn chế nợ xấu tại NHNT Việt Nam thời gian qua.
Phân tích các nguyên nhân phát sinh nợ xấu và tồn tại trong công tác hạn chế
nợ xấu tại NHNT Việt Nam.
-
Đề xuất các giải pháp đồng bộ để hạn chế nợ xấu trong tương lai tại NHNT Việt
Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nợ xấu của NHTM trong họat động tín
dụng.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về thực trạng nợ xấu trong
hoạt động tín dụng tại NHNT Việt Nam trong giai đoạn 2000-2003.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện luận văn, tác giả sử dụng tổng hợp
các phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử, phương pháp phân tích hệ thống, thống kê và so sánh để tiến hành
nghiên cứu đề tài.
5. Kết cấu của luận văn
6
Ngoài phần Lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của Luận văn bao gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân
hàng Thương mại
Chương 2: Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỢ XẤU TRONG HOẠT
ĐỘNG TÍN DÔNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng ngân hàng
1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh
tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói
chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường
chiếm tỷ trọng lớn nhất về qui mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Có
nhiều cách tiếp cận để đưa ra được một khái niệm về ngân hàng thương mại, song
cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét các tổ chức này trên phương diện
những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp: Ngân hàng thương mại là tổ chức tài
chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tín
dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so
với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Trong đó tín dụng là loại
tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM, phản ánh hoạt động đặc
trưng của ngân hàng.
Có thể thấy tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên
là Ngân hàng – một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vự tiền tệ với một bên là
tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội, trong đó Ngân hàng đóng vai trò vừa là
người huy động vừa là người cho vay.
7
Với tư cách là người đi huy động. Ngân hàng huy động mọi nguồn vốn tạm
thời nhàn rỗi trong xã hội bằng hình thức nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ
chức, cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong
xã hội. Với tư cách là người cho vay, Ngân hàng đáp ứng nhu cầu cho các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu thiếu vốn cần được bổ sung trong hoạt
động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Với vai trò này Ngân hàng đã thực hiện
chức năng phân phối lại vốn tiền tệ để đáp ứng nhu cầu tái sản xuất xã hội. Cơ sở
khách quan để hình thành các chức năng phân phối lại vốn tiền tệ của tín dụng
Ngân hàng chính là do đặc điểm tuần hoàn vốn trong quá trình tái sản xuất xã hội
đã thường xuyên xuất hiện hiện tượng thừa vốn tạm thời ở các tổ chức cá nhân này,
trong khi đó ở các tổ chức cá nhân khác lại thiếu vốn cần được bổ sung. Hiện tượng
thừa vốn phát sinh do có sự chênh lệch về thời gian, số lượng giữa các khoản thu
nhập và chi tiêu ở tất cả các tổ chức, cá nhân trong khi quá trình tái sản xuất đòi hỏi
phải được tiến hành liên tục. Tín dụng thương mại cũng đã giải quyết quan hệ trực
tiếp giữa các doanh nghiệp cần tiêu thụ hàng hóa với các doanh nghiệp có nhu cầu
sử dụng hàng hóa mà chưa có tiền. Nhưng do hạn chế của tín dụng thương mại đã
không đáp ứng được nhu cầu vay vốn với khối lượng, thời hạn khác nhau. Chỉ có
Ngân hàng chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ mới có khả năng giải quyết mâu
thuẫn khi Ngân hàng vừa giữ vai trò là người đi huy động vừa giữ vai trò là người
cho vay.
1.1.2 Rủi ro tín dụng Ngân hàng
Đây là rủi ro cần được đề cập trước tiên đối với Ngân hàng. Ngân hàng cho
vay và đầu tư chứng khoán, những tài sản mà không có gì khác hơn một cam kết
thanh toán. Khi người vay tiền không thể thanh toán được vốn và lãi, những khỏan
cho vay, đầu tư không thể thu hồi này cuối cùng sẽ ăn mòn hết vốn của ngân hàng.
Bởi vì vốn chủ sở hữu của ngân hàng thường thấp hơn 10% các khoản cho vay và
đầu tư chứng khoán nên chỉ cần một lượng nhỏ các khỏan cho vay và đầu tư trở nên
không thể thu hồi được thì vốn ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm, không
đủ để gánh chịu thêm bất cứ khỏan thua lỗ nào khác. Trong tình trạng này ngân
hàng sẽ phải tuyên bố phá sản và đóng cửa trừ khi những nhà chức trách đồng ý duy
trì nó ở tình trạng “lơ lửng” cho đến khi tìm được tổ chức đồng ý mua lại ngân
hàng.
8
Nói chung, rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng không trả, hoặc không trả
đúng hạn, hoặc không trả đầy đủ gốc và lãi cho ngân hàng.
Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất, có qui mô lớn nhất
của ngân hàng thương mại – hoạt động tín dụng. Khi thực hiện một hoạt động tài
trợ cụ thể, ngân hàng cố gắng phân tích, đánh giá người vay sao cho độ an toàn là
cao nhất. Và nhìn chung ngân hàng chỉ quyết định cho vay khi thấy rằng rủi ro tín
dụng sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, không một nhà kinh doanh ngân hàng tài ba nào
có thể dự đoán chính xác các vấn đề sẽ xẩy ra. Khả năng hoàn trả tiền vay của
khách hàng có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân. Hơn nữa, nhiều cán bộ ngân
hàng không có khả năng thực hiện phân tích tín dụng thích đáng. Do vậy, trên quan
điểm quản lý toàn bộ ngân hàng, rủi ro tín dụng là khó có thể tránh khỏi, là khách
quan. Nhiều quan điểm nhất trí rằng, rủi ro tín dụng là bạn đường trong kinh doanh,
có thể đề phòng, hạn chế, chứ khó có thể loại trừ. Do vậy, rủi ro dự kiến luôn được
xác định trước trong chiến lược hoạt động chung của ngân hàng. Điều này cũng có
nghĩa, rủi ro tín dụng luôn là khách quan, là nguyên nhân chính gây ra những khỏan
nợ xấu trong ngân hàng và các khoản nợ xấu này cũng như một tồn tại khách quan,
song hành với tiến trình hoạt động của ngân hàng. Cũng từ điều đó mà ta chỉ có thể
hạn chế “Nợ xấu” mà thôi.
1.2
Nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.1 Quan niệm về nợ xấu.
1.2.1.1Quan niệm của một số nước
•
Những chuẩn mực quốc tế tiêu biểu
Dưới đây là một số đặc điểm nhận dạng, đánh giá một khoản tín dụng để sắp
xếp chúng vào từng hạng mục chất lượng tín dụng khác nhau do IMF và WB đưa ra
áp dụng.
Khoản vay
Đạt
tiêu -
Những đặc thù và thời hạn
Không nghi ngờ gì về khả năng trả nợ
chuẩn
-
Tài sản được bảo đảm hoàn toàn bằng tiền hoặc tương đương
Cần theo dõi
-
Quá hạn dưới 90 ngày
Những điểm yếu tiềm tàng có thể ảnh hưởng tới khả năng trả
nợ
-
Các điều kiện kinh tế hoặc viễn cảnh tài chính khó khăn
9
tiêu -
Dưới
chuẩn
Quá hạn dưới 90 ngày.
Các nhược điểm rõ rệt về tín dụng có thể ảnh hưởng tới khả
năng trả nợ
-
Đáng ngờ
Những khoản nợ đã được thỏa thuận lại
-
Quá hạn từ 90-180 ngày
Không chắc thu hồi được toàn bộ nợ dùa trên các điều kiện
hiện tại.
-
Qúa hạn từ 180-360 ngày
Các khoản vay không thu hồi được
-
Mất
Có khả năng thất thoát.
Luôn có khả năng thu hồi lại một phần
Quá hạn hơn 360 ngày.
(Nguồn: The Bank Credit Analysis Handbook, author Jonathan Golin)
Bản chất của cách phân chia này là luôn căn cứ vào 02 yếu tố định tính và
định lượng của một khoản vay. Định tính là các yếu tố liên quan đến rủi ro của
khoản vay, định lượng là ngày qúa hạn của khoản vay. Theo đây, tất cả các khoản
vay mà từ mức dưới tiêu chuẩn trở xuống thì được gọi là nợ xấu.
• Quan niệm của ngân hàng liên minh Châu Âu
Chưa có một khái niệm đầy đủ về “ Nợ xấu” trong hoạt động của các ngân
hàng thương mại, các Ngân hàng lớn trên thế giới thì xây dùng cho mình một tiêu
chí riêng để theo giõi và giám sát. Tuy nhiên, theo một số tiêu chí của Ngân hàng
trung ương Liên minh Châu Âu thì có thể xác định nợ xấu trong hoạt động của các
Ngân hàng thương mại như sau:
a.
Nợ xấu là những khoản nợ không thể thu hồi được như:
-
Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi
bồi thường từ người mắc nợ.
-
Người mắc nợ bỏ trèn hoặc bị mất tích, không có gia tài hoặc tài sản giữ lại
để thanh toán nợ.
-
Những khoản nợ mà người mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ, nhưng
phần còn lại không thể được đền bù, hoặc những khoản nợ trong đó tài sản được
chuyển để thanh toán nợ nhưng giá trị còn lại không đủ để trang trải tòan bộ nợ.
10
-
Những khoản nợ mà người mắc nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc
thanh lý tài sản hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ.
b.
Nợ có thể không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng
-
Những khoản nợ mà Ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc nợ
hoặc không thể tìm được con nợ.
-
Những khoản nợ mà khách nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu sắp xếp lại lịch
trả nợ nhưng không đền bù được trong thời gian thỏa thuận.
Những khoản nợ mà không có tài sản thế chấp, hoặc tài sản thế chấp không
đủ để trả nợ và hoàn trả khi đến hạn, hoặc tài sản thế chấp ở Ngân hàng không
được chấp thuận về mặt pháp lý và hoạt động kinh doanh của khách nợ bị thua lỗ
trong một vài năm, hoặc việc kinh doanh bị chấm dứt, hoặc đang trong qúa trình
thanh lý tài sản và điều đó có nghĩa là người mắc nợ không thể trả nợ Ngân hàng
đầy đủ.
Những khỏan nợ đến hạn thanh toán và hoàn cảnh cho thấy sự can thiệp của
tòa án phải được thực hiện đến cùng hoặc tòa án can thiệp buộc việc trả nợ phải
được thực hiện.
Những khỏan nợ mà tòa án tuyên bố khách nợ bị phá sản và Ngân hàng đã
yêu cầu trả nợ và cho rằng phần bồi hoàn sẽ Ýt hơn dư nợ.
•
Quan điểm định lượng của India và Philippines
Tiêu chuẩn
India
Philippines
Dưới tiêu chuẩn
Quá hạn 6 tháng
Quá hạn 3 tháng
Nghi ngờ
Qúa hạn 24 tháng
Qúa hạn 12 tháng
Mất
Quá hạn 24 tháng + có dấu Quá hạn 12 tháng + có dấu
hiệu rõ ràng mất vốn
hiệu mất vốn.
1.2.1.2Quan niệm của Việt Nam
Công cuộc cải cách kinh tế tại Việt Nam được thực hiện từ năm 1986 và đã
mang lại nhiều thành tựu kinh tế trên mọi mặt trong thập kỷ 90. Cùng với tiến trình
cải tổ, hệ thống ngân hàng cũng đã được đổi mới đáng kể. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn
là một nước nghèo và lạc hậu so với các nước trong khu vực trên nhiều phương
diện. Riêng hệ thống tài chính trong nước với các Ngân hàng chiếm đa số, còn
nhiều yếu kém và chưa đủ năng lực huy động các nguồn lực cần thiết cho nhu cầu
tăng trưởng kinh tế. Điều đáng lo ngại nhất hiện nay là các Ngân hàng thương mại
11
chưa thực sự lành mạnh, nợ xấu còn tồn đọng nhiều và có chiều hướng gia tăng từ
sau năm 1997. Hiện tại, Việt Nam đang thực hiện chương trình cơ cấu lại các Ngân
hàng thương mại. Trong đó, bên cạnh việc tăng vốn, cơ cấu lại nợ khó đòi, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam cũng đề ra yêu cầu ngăn chặn nợ xấu phát sinh trong
những năm tới đối với các Ngân hàng thương mại.
Về vấn đề nợ xấu, trong các sách giáo khoa tài chính nước ngoài, người ta đã
đưa ra một số định nghĩa về nợ quá hạn như: Nợ xấu, nợ quá hạn, nợ có vấn đề.
Trong đó, nợ xấu là các khoản nợ hầu như khó có khả năng được thanh toán đầy đủ
và phần lớn bắt buộc phải xử lý bằng bót toán xóa nợ.
Ở Việt Nam dường như không có định nghĩa thống nhất về nợ xấu. Điều đó
có nghĩa là mặc dù hoạt động ngân hàng đã được chuyển sang kinh doanh theo cơ
chế thị trường nhưng Việt Nam vẫn chưa có một văn bản pháp quy nào chính thức
thừa nhận khái niệm nợ xấu. Ngoài ra, điều đó cũng nói lên rằng, nợ quá hạn ở Việt
Nam đã tồn tại khá nhiều năm trong hệ thống Ngân hàng mà chưa có những giải
pháp xử lý thống nhất và bài bản.
Tuy nhiên, một số văn bản của Ngân hàng Nhà nước cũng có những quy
định gián tiếp đề cập đến nợ quá hạn. Theo Điều 13, Quy chế cho vay của tổ chức
tín dụng đối với khách hàng (ban hành theo Quyết định 1627/QĐ-NHNN ngày
31/12/2001), “khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ
đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi hoặc không được
gia hạn nợ gốc hoặc lãi, thì tổ chức tín dụng chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ
quá hạn”.
1.2.1.3 Quan điểm của tác giả
Như trên đã trình bày, quan điểm quốc tế khi phân loại tín dụng thì người ta
căn cứ vào 02 thuộc tính: Định tính và định lượng. Trong đó, định tính là căn cứ
vào các dấu hiệu phản ánh/ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, định
lượng thì là ngày quá hạn của khoản vay đó. Như vậy, khi một khỏan vay có một
trong các dấu hiệu sau được gọi là nợ xấu: Có dấu hiệu rõ dệt ảnh hưởng tới khả
năng trả nợ ngân hàng hoặc được cơ cấu lại, quá hạn từ 90 ngày trở lên.
Với quan điểm nợ xấu là những khoản nợ khó có thể thu hồi, hay thu hồi
không đầy đủ và phải mất quá nhiều thời gian, cộng với tình hình thực tế tại các
12
NHTM Việt Nam nói chung và NHNT nói riêng, trong khuôn khổ luận văn này,
chúng tôi cho rằng những khỏan nợ quá hạn thông thường, nợ khoanh, nợ cho
vay bắt buộc, nợ chờ xử lý, nợ tài sản xiết nợ và nợ ngân sách Nhà nước là nợ
xấu. Xin lưu ý rằng, khái niệm về nợ xấu được đưa ra ở đây không nhằm mục tiêu
bàn luận mang tính chất học thuật mà chỉ nhằm giới hạn một phạm vi phân tích và
tạo ra cơ sở đánh gía mức độ nợ xấu thực tế, từ đó để đưa ra các giải pháp nhằm
hạn chế nợ xấu trong tương lai.
Trong đó:
-
Nợ quá hạn thông thường : Theo thông lệ quốc tế, khi một khoản vay đến kỳ
hạn trả nợ gốc hoặc lãi mà không trả được lãi hoặc nợ gốc thì đều được xếp vào
danh mục khoản vay không hoạt động hay nợ quá hạn. Tuy nhiên, các nước vẫn
có quy định khác nhau khi xếp một khoản vay vào danh mục nợ quá hạn. Ví dụ
ở Thái Lan, nợ quá hạn là khoản vay đã quá hạn 3 tháng kể từ thời hạn phải
hoàn trả nợ gốc. Còn ở Việt Nam theo Điều 13, Quy chế cho vay của tổ chức tín
dụng đối với khách hàng “ Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách
hàng không trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và
không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia hạn nợ
gốc hoặc lãi, thì TCTD chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn”.
-
Nợ khoanh: Theo quy định của Việt Nam, nợ khoanh là các khoản nợ quá hạn
của các doanh nghiệp nhà nước được Chính phủ cho phép khoanh nhưng Chính
phủ chưa xử lý dứt điểm. Loại nợ này gây khó khăn lớn cho các ngân hàng do
không thu hồi được vốn và không được thanh toán lãi trong thời gian từ 3 đến 5
năm.
-
Nợ cho vay bắt buộc: Là những khoản cho vay bảo lãnh của ngân hàng đã quá
hạn thanh toán.
-
Nợ chờ xử lý: Bao gồm những khoản nợ quá hạn có tài sản bảo đảm hoặc có bảo
lãnh của bên thứ ba mà khách hàng vay không có khả năng trả nợ cho ngân
hàng. Ngân hàng được quyền sử dụng tài sản đã được thế chấp và cầm cố thay
cho nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Nhưng những tài sản này còn đang trong
thời gian chờ phán quyết của Tòa án hoặc con nợ chưa giao cho ngân hàng.
13
-
Nợ tài sản xiết nợ: Đó là những khoản nợ quá hạn của ngân hàng có tài sản bảo
đảm, khi khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng xiết nợ tài sản này thay
cho nghĩa vụ trả nợ của khách hàng.
-
Nợ ngân sách: Đó là các khoản nợ cho vay theo chỉ định của Chính phủ đã tồn
đọng lâu ngày mà chưa đối chiếu được với Bộ Tài chính.
1.2.2 Nguyên nhân gây ra nợ xấu.
1.2.2.1
Nguyên nhân khách quan
a. Rủi ro từ phía Khách hàng vay vốn
Đây là nguyên nhân trực tiếp thường gặp làm phát sinh nợ xấu. Khi khách
hàng gặp khó khăn trên thị trường đầu vào do giá cả nguyên vật liệu tăng đột biến,
khan hiếm nguyên vật liệu....làm tăng giá thành sản phẩm, giảm khả năng cạnh
tranh của sản phẩm trên thị trường, hoặc sự suy giảm nhu cầu trên thị trường đầu
ra..v..v .. khiến khách hàng lâm vào tình trạng thua lỗ, đình đốn gây ra tình trạng
mất khả năng thanh toán các khoản vay của ngân hàng. Ngoài ra, sự yếu kém trong
kinh doanh của khách hàng như: chiến lược kinh doanh không hợp lý, quản lý vốn
lỏng lẻo, trình độ cán bộ quản lý bất cập hay từ sự cố tình muốn chiếm đoạt vốn của
khách hàng... cũng dẫn đến nguy cơ không có khả năng trả nợ Ngân hàng. Đâu là
thực trạng thường gặp tại các nước đang phát triển khi nền kinh tế đang có những
bước chuyển biến sâu sắc, các lĩnh vực kinh doanh còn bỏ ngỏ, cơ hội nhiều và rủi
ro kinh doanh cũng rất lớn. Trong những trường hợp này, Ngân hàng thường phải
tiến hành xem xét, đánh giá để quyết định phương án xử lý phù hợp. Ngân hàng có
thể thực hiện xiết nợ hoặc đồng ý khoanh nợ, giãn nợ theo các giải pháp khắc phục
của khách hàng.
Rủi ro khách quan của khách hàng trong kinh doanh có rất nhiều nguồn gốc
khác nhau: cụ thể:
Thứ nhất: Những điều kiện thiên nhiên bất lợi
Đây là những nguyên nhân nằm trong nhóm nguyên nhân bất khả kháng
như: hạn hán, bão lụt, động đất, hỏa hoạn, mất mùa dịch bệnh... những rủi ro loại
này thường có đặc điểm là không thể dự đoán trước và diễn biến nhanh chóng trên
phạm vi rộng nên việc hạn chế là vô cùng khó khăn hoặc không thể tránh khỏi.
14